Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần dạy 7 năm 2011

TUẦN 7

Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011

Học vần

ÔN TẬP

I. MUC TIÊU

- HS đọc được: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr;các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 22 đến bài 27.

- Viết được: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr và các từ ngữ ứng dụng.

- Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Tre ngà.

* HS khá, giỏi kể lại được 2-3 đoạn truyện theo tranh truyện kể: Tre ngà

II. CHUẨN BỊ

 

doc 20 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần dạy 7 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3: 1 điểm
 Bài 4: 1 điểm Bài 5: 2điểm 
Dặn HS về nhà luyện viết các số từ 0 đến 10.
............................................................................
Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2011
Thể dục
đội hình đội ngũ- trò chơi
I. Mục tiêu 
- Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng dọc.
- Biết cách đứng nghiêm, đứng nghỉ.
- Nhận biết được hướng để xoay người theo đúng hướng đó. 
- Biết cách dồn hàng, dàn hàng.
- Biết cách chơi trò chơi “Đi qua đường lội”. 
* HS khá, giỏi khi tham gia trò chơi, HS đi đúng theo các vạch hoặc ô đã kẻ sẵn là được. 
II. Địa điểm phương tiện 
 Trên sân trường GV kẻ sân cho trò chơi ( như bài 6), 1 cái còi
III. Hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
1. Phần mở đầu 
- GV cho cả lớp ra sân tập hợp thành 3 hàng dọc.
- Phổ biến nội dung y/ c giờ học 
2. Phần cơ bản 
- Ôn tập hợp hàng dọc dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, dồn hàng, dàn hàng. 
 - Lần 1, GV làm mẫu chỉ huy sau đó giải tán lớp.
- Cho các tổ thực hiện trước lớp. Mỗi tổ thực hiện 2 lần.
- Cho HS ôn tổng hợp các động tác ĐHĐN
GV hô cho cả lớp thực hiện
* Trò chơi: “ Qua đường lội ”.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi
như tiết trước.
 3. Phần kết thúc
GV cùng cả lớp hệ thống bài đã học.
Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn bài.
 Hoạt động của HS
- Lớp trưởng tập hợp lớp thành 3 hàng
HS đi theo vòng tròn và hít thở sâu. Cả 
lớp hát 1 bài 
- Cả lớp thực hiện 3 lần.
- Lần 2, 3, lớp trưởng điều khiển cả lớp
 thực hiện.
- HS thực hiện theo tổ. Cả lớp theo dõi 
nhận xét.
- Cả lớp thực hiện theo sự điêù khiển 
của cô.
- HS chơi theo đội hình 3 hàng dọc.
- HS đi thường theo nhịp vừa đi vừa 
vỗ tay và hát bài: Tìm bạn thân
..................................................................................
Toán 
phép cộng trong phạm vi 3
I. Mục tiêu
- Thuộc bảng cộng trong phạm vi 3; biết làm tính cộng các số trong phạm vi 3.
II. Chuẩn bị
- Bộ đồ dùng toán 1.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
HĐ1. Giới thiệu bài
Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với dạng toán có phép tính cộng 
HĐ2. Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 3
Bước 1: Giới thiệu phép cộng 1 + 1 =2.
-Đính lên bảng lần lượt 1 côn gà, thêm 1 con gà, hỏi: “ Có 1 con gà, thêm 1 con gà nữa. Hỏi có tất cả mấy con gà?”
- 1 thêm 1 bằng mấy?
- Ta viết 1 thêm 1 bằng 2 bằng phép tính sau: 1 + 1 =2 (ghi bảng)
- Chỉ vào dấu “+” và nói ta đọc là dấu cộng
- 1 cộng 1 bằng mấy?
Bước 2: phép cộng 2+1=3
- Đính lên bảng và hỏi: có 2 ô tô, thêm 1 ô tô. Hỏi có tất cả có mấy ô tô?
- 2 thêm 1 bằng mấy?
-Ta viết 2 thêm 1 bằng3 bằng phép tính nào?
- Ghi bảng: 2 + 1 = 3
Bước 3: Giới thiệu phép cộng 1+ 2 = 3
( tiến hành tương tự như trên)
Bước 4: Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 3
 1 + 1 = 2; 2 + 1 = 3; 1 + 2 = 3.
- Hỏi: 1 cộng 1 bằng mấy?
+ 1 cộng 2 bằng mấy?
+ Mấy cộng 1 bằng 2?
+ Mấy cộng 2 bằng 3?
Bước 5: Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng
- Có 2 chấm tròn, thêm 1 chấm tròn. Hỏi tất cả có mấy chấm tròn?
- Có 1 chấm tròn, thêm 2 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn?
- gọi HS nêu 2 phép tính tương ứng
Hỏi: 
+Kết quả của 2 phép tính như thế nào?
+Vị trí của các số trong phép tính giống nhau hay khác nhau?
- KL: Vị trí các số trong 2 phép tính đó khác nhau nhưng kết quả của phép tính đều bằng 3. Vậy 2+1 cũng bằng 1+2.
- Nhắc lại bài toán
-Trả lời: có 1 con gà, thêm 1 con gà được 2 con gà. (nhiều em nêu)
- 1 thêm 1 bằng 2
- Nhiều HS đọc: một cộng một bằng hai
-Nhắc lại
- HS đọc: dấu cộng
1 cộng 1 bằng 2.
- Có 2 ô tô, thêm 1 ô tô. Tất cả có 3 ô tô.
- 2 thêm 1 bằng3
- phép cộng: 2 + 1 = 3
 - Đọc cá nhân, ĐT
- HS thao tác bằng que tính và cài vào bảng phép cộng: 1+ 2 = 3
+ 1 cộng 1 bằng 2
+1 cộng 2 bằng 3
+ 1 cộng 1 bằng 2
+ 1 cộng 2 bằng 3
- Tất cả có 3 chấm tròn
-Tất cả có 3 chấm tròn
 1 + 2 = 3 ; 2 + 1 = 3
-Bằng nhau và bằng 3
- Khác nhau
HĐ3. Luyện tập
Bài 1: Tính nhẩm
- hướng dẫn cách làm
Bài 2: Tính theo cột dọc
- Cho H đọc yêu cầu bài toán
- Nhắc HS viết các số thẳng cột với nhau
Bài 3: Nối phép tính với KQ của phép tính 
- Ghi bài vào bảng phụ (2 bảng)
- nhận xét
* Củng cố: gọi HS nhắc lại bảng cộng trong phạm vi 3. 
Nhận xét gìơ học
- HS làm bài vào SGK
3 H đọc kết quả, cả lớp nhận xét
- HS làm bài ở bảng con
H S làm bài vào SGK ,Bảo, Đạt)
lên bảng nối
- HS thi đọc thuộc lòng các phép cộng trong phạm vi 3
...................................................................................
Học vần
Ôn tập âm và chữ ghi âm
I. Mục tiêu
- HS nắm được các âm và chữ ghi âm đã học. Yêu cầu đọc và viết thành thạo.
- Nhớ và phân biệt đúng các âm có 2, 3 con chữ: th, ch, kh, qu, gio, gh, ng, ngh, ph,th, nh, tr.
* HS khá, giỏi đọc trơn được các tiếng, từ có chứa âm đã học, viết chữ tương đối đúng mẫu.
II. Hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
HĐ1. Kiểm tra 
- Gọi HS đọc bài ôn 27
- Đọc cho HS viết: nho, kha, ghế gỗ
HĐ2. Ôn các âm có 1 con chữ
- Các em đã đọc những âm nào có 1 con chữ?
- Ghi bảng các âm HS nêu lên bảng
- Trong những âm trên âm nào được gọi là nguyên âm?
- Âm nào được gọi là phụ âm?
- Khi ghép chữ nguyên âm thường đứng ở vị trí nào?
- Yêu cầu HS nêu lại cấu tạo một số chữ dễ lẫn với nhau như: b, d, p, q
- Chỉ bảng gọi HS đọc bài ( chủ yếu là HS yếu đọc)
HĐ3. Ôn các âm có 2 - 3 con chữ
- Hãy nêu các âm có 2 -3 con chữ?
- Ghi bảng: th, ch, kh, nh, ph, qu, gi, ng, ngh, gh, tr.
Trong các âm trên âm nào chỉ ghép được với e, ê, i?
- GV đọc một số từ: bó kê, củ nghệ, kẻ vở, ghi nhớ, giỏ cá, phố xá ,..
- Ghi thêm một số từ, câu ứng dụng trong các bài đã học lên bảng
Hoạt động củaHS
- 4 em đọc
- Cả lớp viết vào bảng con
a, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y
a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ơ, y được gọi là nguyên âm.
- Các âm còn lại được gọi là phụ âm
- Nguyên âm thường đứng sau phụ âm
- HS nêu: th, ch, kh, nh, ph, qu, gi, ng,
- Âm ngh, gh, k
- HS tìm các chữ ghi âm cài vào bảng cài.
- Cá nhân đọc, tổ đọc, cả lớp đọc
Tiết 2
HĐ1. Luyện đọc
- Luyện đọc lại các bài trong SGK ( chủ yếu là các bài có âm 2 con chữ)
- Gọi HS đọc bài trong SGK
HĐ2. Luyện viết
- Viết mẫu lại các âm có 2 - 3 con chữ: th, ch, kh, qu, gi, gh, ngh, ph, nh, tr
- Theo dõi viết mẫu cho em: Khánh, Tuấn, Nam, Nguyên, Sơn
- Thu vở chấm, nhận xét
HĐ3. Củng cố bài
- GV nêu các âm vừa ôn ví dụ : h, ng,..
- Nhận xét giờ học dặn HS về nhà học thuộc lòng các âm có 2 - 3 con chữ 
- HS đọc theo nhóm 2, 1 em khá đọc cùng với 1 em yếu.
- HS đọc nối tiếp
- HS viết vào vở Luyện viết mỗi chữ viết 1 dòng
- HS nêu tiếng hoặc từ có âm cô nêu: hè về,ngủ,...
...........................................................................
Thứ tư ngày 6 tháng 10 năm 2010
Học vần
chữ thường - chữ hoa 
I. Mục tiêu
- Bước đầu nhận diện được chữ in hoa.
- Đọc được câu ứng dụng và các chữ in hoa trong câu ứng dụng.
- Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề: Ba Vì
II. đồ dùng dạy học
- Bảng Chữ thường -Chữ hoa
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
HĐ1.Kiểm tra bài cũ 
- Đọc trên bảng con: qu, gi, tr, quà quê, giỏ cá, phố xá, ý nghĩ 
- Đọc cho HS viết: nghỉ hè, cá trê
HĐ2.Giới thiệu bài
- GV cho HS xem bảng chữ thường, chữ in hoa 
- GV treo lên bảng lớp bảng Chữ thường - Chữ hoa (phóng to trong SGK, trang 58) và cho HS đọc theo
- Đâu là chữ thường? đâu là chữ hoa?
HĐ3. Nhận diện chữ hoa
-GV nêu câu hỏi: 
+Chữ in hoa nào gần giống chữ in thường nhưng kích thước lớn hơn?
+Chữ in hoa nào không giống chữ in thường?
- GV chỉ chữ in hoa, HS dựa vào chữ in thường để nhận diện và đọc âm của chữ
- GV che phần chữ in thường, chỉ vào chữ in hoa
Hoạt động của HS
- HS nối tiếp đọc
- HS viết vào bảng con
- Quan sát
- 2 HS lên bảng chỉ
- HS thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến của nhóm mình 
- C, e, ê, k, l, ô, o, ơ p, s, t, u, ư , X, y
- a, ă, â, b, d, đ, g, h, m, n, q, r.
- HS theo dõi bảng Chữ thường –
 Chữ hoa
 Tiết 2 
HĐ1. Luyện đọc
* Luyện đọc các âm ở tiết 1
- Chỉ chữ trong bảng
- Viết thêm một số từ chỉ địa danh: Cẩm Quang, Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên, Hà Nội,..
* Đọc câu ứng dụng:
- Cho HS xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
- Ghi bảng: Bố mẹ cho chị Kha và bé đi nghỉ hè ở Sa Pa.
- GV giới thiệu qua về địa danh Sa Pa
- Tìm những chữ in hoa có trong câu ứng dụng
- Đọc mẫu và gọi HS đọc
* Giới thiệu cho HS biết: Tên người, tên địa danh, chữ đầu câu phải viết hoa
HĐ2. Luyện nói theo chủ đề: Ba Vì
-Tranh vẽ cảnh ở đâu?
- Khung cảnh ở đây có gì đẹp?
- ở Ba Vì người dân chủ yếu làm nghề gì?
- Núi Ba Vì đã xẩy ra sự tích gì?
- GV giới thiệu qua về địa danh Ba Vì
 - GV có thể gợi ý cho HS nói về: Sự tích Sơn Tinh, Thủy Tinh, về nơi nghỉ mát, về bò sữa
HĐ3.Củng cố - dặn dò
+ GV chỉ bảng (hoặc SGK)
+ Cho HS tìm chữ vừa học
Dặn dò: VN đọc lại bảng chữ thường - chữ hoa
- HS tiếp tục đọc các chữ ở bảng Chữ thường - Chữ hoa
- HS lên bảng gạch chân dưới chữ in hoa.
- HS quan sát tranh minh họa của câu ứng dụng nêu ND tranh
-Bố, Kha, Sa Pa
- Cá nhân đọc, tổ, cả lớp đọc
- HS nêu nội dung tranh
- HS yếu và TB trả lời được 1-3 câu, HS khá, giỏi nói được 4-5 câu
+HS theo dõi và đọc theo. 
+HS tìm chữ vừa học trong SGK, báo, hay bất kì văn bản nào, . 
.................................................................
Tqán
 Luyện tập 
I. Mục tiêu Giúp HS :
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 3.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp.
* HS khá, giỏi làm thêm BT 3 cột 2, cột 3, bài 4, bài 5 b.
II. Hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
HĐ1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nhắc lại các phép cộng trong phạm vi 3
- Tính : 1 + 1 1+2 2+1
HĐ2. Thực hành làm BT
Bài 1: Số? 
- HD HS quan sát tranh điền số vào ô trống trong hình vẽ
- Qua tranh vẽ, hãy lập các phép tính cộng
Bài 2: Tính:
- Khi tính theo cột dọc em cần lưu ý điều gì? 
* Nhắc HS viết kết quả thẳng cột
Bài 3: Số?
Bài 3 yêu cầu gì?
- Mời 3 em lên bảng làm 3 cột
- HS yếu và TB chỉ cần làm cột 1
Bài 4: Tính: 
- Hãy quan sát tranh và viết kết quả phép tính 
Bài 5: Viết phép tính thích hợp:
- Nêu yêu cầu bài 5 a.
- Có mấy quả bóng trắng? 
- Có mấy quả bóng xanh?
- Dựa vào tranh vẽ, nêu bài toán.
- Ta viết được phép tính tương ứng nào? 
- Hãy hoàn chỉnh phép tính dưới tranh 1
b. Hướng dẫn tương tự
Chấm bài, nhận xét giờ học
 Hoạt động của HS
-3 HS
- HS làm vào bảng con 
VD: Chuồng thứ nhất có 2 con thỏ. Chuồng thứ hai có 1 con thỏ. Hỏi cả hai chuồng có mấy con thỏ?
- HS lập phép tính vào vở : 2+1 = 3 
 2+1 = 3
- Viết số thẳng cột
- HS làm vào bảng con 
- Hs nêu y/ c và tự làm bài
1+ 1 =. ... 2 + 1 = ... 3 = ....+1
1+... = 2 ... + 1 = 3 3 = 1+...
..+ 1 = 2 2 +... = 3 1 + 2 = 2 
- Bài này HS khá, giỏi làm
1 + 1 = 2 1 + 2 = 3 2 + 1 =3
- Có 1 quả bóng trắng
- Có 2 quả bóng xanh
2HS giỏi nêu, cả lớp nghe 5 em khác nhắc lại 
Ta viết được phép cộng: 1 + 2 =3
- HS khá, giỏi nêu được bài toán và viết được phép ttính theo tranh:
 1 + 1 = 2 
.........................................................................
Thủ công
xé dán hình quả cam (T2)
I. Mục tiêu 
- Xé, dán được hình quả cam . Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể dùng bút màu để vẽ cuống và lá . 
* Với HS khéo tay: Xé dán được hình quả cam có cuống và lá. Đường xé ít bị răng cưa. Hình dán phẳng xé được hình quả cam có kích thước, hình dạng màu sắc khác.
II. đồ dùng dạy học
GV: Bài mẫu xé, dán hình quả cam.
HS : Giấy thủ công, keo dán, thước kẻ, bút chì
II. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV
HĐ1. Kiểm tra 
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
- Tiết trước ta đã học cách xé dán hình quả cam.
- Nêu các bước xé dán hình quả cam? 
- GV nhắc lại các bước xé dán hình quả cam 
HĐ2. Học sinh thực hành 
- Theo dõi hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng.
- Gợi ý cho HS khá, giỏi xé thêm quả cam có kích thước bé hoặc lớn hơn
HĐ3. Đánh giá sản phẩm
- GV nêu các tiêu chí đánh giá: Những sản phẩm xé bị răng cưa, hình dán chưa phẳng thì xếp loại A. Những sản phẩm đường xé ít răng cưa, hình dán tương đối phẳng xếp loại A+.
- Đánh giá sản phẩm của HS
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS vệ sinh lớp học sạch sẽ.
 Hoạt động của HS
- Tổ trưởng KT giấy màu, keo dán, bút chì của các bạn trong tổ và báo cáo với cô.
- 2 HS nêu:
Bước 1: Xé quả cam từ hình vuông có cạnh 8 ô, xé 4 góc chỉnh sửa cho giống hình quả cam.
Bước 2: Xé hình lá , lấy mảnh giấy màu xanh vẽ hình chữ nhật có cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 2 ô chỉnh sửa cho giống hình chiếc lá.
Bước 3: Xé cuống lá từ hình chữ nhật màu xanh có cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 1 ô xé một đầu to một đầu nhỏ
Bước 4: Dán hình
Bôi hồ - dán quả - cuống - lá.
- HS lấy giấy màu có kẻ ô xé hình quả cam 
- HS khá, giỏi có thể xé thêm được hình quả cam theo hình dạng kích thước khác. 
- HS đánh giá bài của nhau
.....................................................................
Thứ năm ngày 6 tháng 10 năm 2011
Toán 
phép cộng trong phạm vi 4
I. Mục tiêu
- Thuộc bảng cộng trong phạm vi 4; biết làm tính cộng các số trong phạm vi 4.
- HS làm được các bài tập 1,2
* HS khá, giỏi làm thêm BT 3.
II. Chuẩn bị
- Bộ đồ dùng toán 1.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
HĐ1. Kiểm tra
- Tính: 1 + 1 = 2 + 1 = 1 + 2 =
HĐ2. Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 4
Bước 1: Giới thiệu phép cộng 3 + 1 =4.
- Đính lên bảng lần lượt 3 con hỏi: “ Có mấy con gà?
 - Đính thêm 1 con gà nữa và hỏi: thêm mấy con gà?
- 3 con gà thêm 1 con gà có tất cả mấy con gà?
- 3 thêm 1 bằng mấy?
- Ta viết 3 thêm 1 bằng 4 bằng phép tính nào?
- Ghi bảng: 3 + 1 = 4 
Bước 2: Giới thiệu phép cộng 2 + 2 = 4 và 1 + 3 =4
 ( tiến hành tương tự như phép cộng 3 + 1 = 4)
Bước 3: Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 4
- Chỉ lần lượt từng phép cộng:
 4 + 1 = 4
 2 + 2 = 4
 1 + 3 = 4.
- Hỏi: 3 cộng 1 bằng mấy?
+ 2 cộng 2 bằng mấy?
+ Mấy cộng 1 bằng 4?
+ Mấy cộng 2 bằng 4?
Bước 4: Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ thứ tư trong SGK nêu bài toán và viết phép cộng tương ứng
- gọi HS nêu 2 phép tính tương ứng
Hỏi: Em có nhận xét gì về KQ, vị trí các số trong 2 phép cộng 3 + 1 = 4 và 1 cộng 3 bằng 4?
- Trong phép cộng nếu ta đổi vị trí các số thì kết quả thế nào?
HĐ3. Luyện tập
Bài 1: Tính nhẩm
- hướng dẫn cách làm
Bài 2: Tính theo cột dọc
- Hướng dẫn HS viết các số thẳng cột với nhau
* Củng cố cách đặt tính theo cột dọc
Bài 3: Điền dấu >, < , = 
Gọi HS nêu y/ c bài tập
- Chữa bài và củng cố cách điền dấu
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- Gọi 3 em đọc bài toán
* Củng cố: gọi HS đọc TL bảng cộng trong phạm vi 3. Nhận xét gìơ học
- làm vào bảng con
- Có 3 con gà
- thêm 1 con gà. 
- có 3 con gà, thêm 1 con gà có tất cả 4 con gà.
- 3 thêm 1 bằng 4 ( nhiều enm nhắc lại)
- Phép cộng 3 + 1 = 4
- Nhiều HS đọc: ba cộng một bằng bốn, tổ, cả lớp đồng thanh.
- HS thao tác bằng que tính và cài vào bảng phép cộng: 2+ 2 = 4, 1 + 3 = 4
- Cá nhân đọc, tổ đọc, cả lớp đồng thanh
- 3 cộng 1 bằng 4
 +2 cộng 2 bằng 4
- HS khá, giỏi nêu: Có 3 chấm tròn thêm 1 chấm tròn. Có tất cả mấy chấm tròn?
- 3 + 1 = 4; 1 + 3 = 4
- Kết quả bằng nhau và bằng 4, vị trí của số 3 và số 4 khác nhau.
- Bằng nhau
- HS làm bài vào SGK
- 3 HS đọc kết quả, mỗi em đọc 1 cột
- HS làm bài ở bảng con
2 3 1 1 1
2 1 2 3 1
4 4 3 4 2
- H S nêu và làm bài vào SGK , 
- 2 em lên bảng làm 2 cột
- Quan sát tranh và đọc bài toán sau đó viết phép tính vào vở: 3 + 1 = 4
-4 em đọc
.................................................................................
 Âm nhạc
tìm bạn thân
( GV chuyên trách dạy
...............................................................................
Hoc vần
ia
I. Mục tiêu 
- Đọc được: ia, lá tía tô; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ia, lá tía tô.
- Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề: Chia quà
* HS khá, giỏi đọc trơn được các từ, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết nói được 4- 5 câu về chủ đề: Chia quà
II. đồ dùng dạy học
 Bộ đồ dùng học Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
HĐ1. Kiểm tra bài cũ
-YC đọc câu ứng dụng: Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sa Pa.
 Hoạt động của HS
- Đọc và phân tích tiếng
 - HS đọc câu và tìm tiếng có chứa chữ in
- GV nhận xét
- Yêu cầu HS viết chữ: i, a, nhà lá 
HĐ2. Giới thiệu bài 
- Từ hôm nay trở đi ta sẽ chuyển sang học các vần. Vần đầu tiên ta học hôm nay là vần: ia
- Ghi bảng: ia
HĐ3. Dạy vần ia
- Cho HS đọc trơn mẫu vần ia
- Vần ia có mấy âm ghép lại? âm nào trước, âm nào sau?
- Tìm các chữ ghi âm cài vần ia?
 - Đánh vần mẫu: i - a - ia 
- Đọc trơn vần ia
- Muốn có tiếng tía, thêm vào âm gì, dấu gì?
- Hãy cài vào bảng chữ tía
- Đánh vần mẫu: tờ - ia - tia - sắc - tía
- Hãy nêu cấu tạo tiếng tía?
- Ghi bảng: tía
- Đọc trơn tiếng tía
- Cho HS xem lá tía tô và hỏi: Đây là lá gì? 
Giới thiệu: lá tía tô dùng để ăn sống hoặc làm thuốc chữa cảm sốt
- GV ghi bảng: lá tía tô
- Từ lá tía tô có mấy tiếng?
HĐ4: Dạy từ ứng dụng
- Ghi bảng:
 tờ bìa vỉa hè
 lá mía tỉa lá
- HD đọc 4 từ trên và giải thích các từ ứng dụng
HĐ4. Hướng dẫn viết 
Viết mẫu vần: ia - lá tía tô
- Vần ia có mấy con chữ? Con chữ nào viết trước con chữ nào viết sau?
- Yêu cầu HS viết vần: ia
- Từ “lá tía tô” có mấy chữ?
- HD viết từ: lá tía tô
* Củng cố: YC HS đọc lại bài
- Cả lớp đọc : ia.
- 3 HS đọc trơn : ia
- Vần ia có 2 âm ghép lại : âm i đứng trước âm a đứng sau
- Cài vần ia vào bảng cài
- HS đánh vần: i - a - ia (c/n, tổ, đt)
- Đọc trơn ia
- Thêm vào phía trước âm t và dấu sắc trên đầu chữ i.
- HS cài bảng: tía
- Cá nhân, tổ, cả lớp
- Tiếng tía có âm t đứng trước, vần ia đứng sau, dấu sắc trên âm i
- Đọc trơn tía (c/n, đ /t )
- lá tía tô
- Đọc trơn: lá tía tô (c/n, tổ, đ /t )
- Có 3 tiếng: tiếng lá, tía, tô
- Đọc cá nhân tìm và gạch chân dưới chữ có vần ia. đánh vần, đọc trơn tiếng có vần ia. - - HS đọc theo dãy bàn, tổ, đồng thanh
- Vần ia có 2 con chữ. Con chữ i viết trước con chữ a viết sau. 
- Viết vần ia vào bảng con
- Có 3 chữ
- HS viết : lá tía tô ( b/c)
- Cá nhân đọc, cả lớp đọc
Tiết 2
HĐ1. Luyện đọc
 - YC đọc các vần, từ ứng dụng ở tiết 1 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ câu ứng dụng
+ Tranh vẽ gì?
- Ghi bảng: Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá.
- Những chữ nào trong câu ứng dụng có chữ in hoa?
- Khi đọc câu có dấu phẩy chúng ta phải nghỉ hơi
- GV đọc mẫu câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- Chỉnh sửa phát âm cho HS
HĐ2. Luyện viết
- Bài viết có 2 dòng: ia -á tía tô
- Nhắc lại cách viết: nối nét giữa i và a, giữa t và ia, dấu sắc trên i.
- Chấm 1 số vở nhận xét
HĐ3. Luyện nói
- Treo tranh hỏi: tranh vẽ gì?
+ Ai đang chia quà cho các bạn nhỏ trong tranh?
+ Bà chia quà gì cho các cháu?
+ Các bạn nhỏ trong tranh vui hay buồn?
- Em thường được ai chia quà?
- Em thích quà gì nhất? Vì sao?
- Khi được nhận quà ta phải làm gì? vì sao?
HĐ4 .Củng cố, dặn dò
- Đọc SGK
- Thi tìm từ có chứa vần ia : 
Nhận xét giờ học. 
- Lần lượt đọc : ia, tía, lá tía tô, tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá.
- Tranh vẽ 1 bạn nhỏ đang nhổ cỏ, 1 chị đang tỉa lá.
- HS đọc (CN, ĐT)
- Chữ : B, H, K
- 6 em đọc, dãy bàn, tổ, đồng thanh
- Hs yếu, TB đánh vần, khuyến khích HS khá, giỏi đọc trơn câu ứng dụng
- HS viết vào vở TV 2 dòng : 1 dòng vần ia, 1 dòng từ : lá tía tô
- 1 em đọc tên bài luyện nói: chia quà
- HS trả lời: bà đang chia quà cho các bạn nhỏ
- Chuối, cam, hồng,..
- HS nêu
- H S đọc
- HS tìm và viết vào bảng con: bia, ria, hia, nghĩa,..
 ............................................................................
Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010
Tập viết
Cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô, phá cỗ 
I. Mục tiêu
- HS viết đúng các chữ: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô, phá cỗ kiểu chữ viết thường, cỡ
vừa theo vở Tập viết tập 1.
* HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết , tập 1.
II. Chuẩn bị
- GV: Kẻ hàng viết mẫu các từ: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô, phá cỗ
- HS: Vở Tập viết, bảng con, phấn viết 
III. Hoạt động dạy học
 Hoạt động của giáo viên
HĐ1. Hướng dẫn cách viết
- Gọi HS đọc bài viết: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô, phá cỗ 
- Viết mẫu từ:“ cử tạ” và HD: từ cử tạ có 2
 chữ “cử” viết trước, chữ “tạ” viết sau. Khoảng cách giữa chữ “cử” và chữ “tạ” cách nhau bằng 1 con chữ o.
- Cho lớp viết vào bảng con từ: cử tạ
- Tương tự như trên HD viết các từ còn lại
HĐ2: Học sinh viết bài
- Nhắc HS ngồi viết , cầm bút đúng tư thế.
- Theo dõi HD thêm cho em Đạt, Tiệp, Duy, Huỳnh, Đức
HĐ3: Chấm bài
Chấm 1/ 2 số vở của cả lớp
Nhận xét giờ học tuyên dương HS viết chữ đẹp, chữ có tiến bộ.
 Hoạt động của học sinh
- 4 em đọc, cả lớp đọc
- HS quan sát GV viết mẫu.
- HS quan sát nhắc lại cách viết từ: “ cử tạ”
- HS viết vào bảng con: “cử tạ”
- HS viết lần lượt vào bảng con: thợ xẻ, chữ số, cá rô, phá cỗ 
- HS viết vào vở TV in mỗi từ viết 1 dòng
- HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy 
định trong vở Tập viết.
..............................................................................
Tập viết
nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê
I. Mục tiêu
- HS viết đúng các chữ: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê, lá mía kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết tập 1.
* HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết , tập 1.
II. Chuẩn bị
- GV: Kẻ hàng viết mẫu các chữ : nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê, lá mía
 - HS: Vở Tập viết, phấn, bảng con 
III. Hoạt dộng dạy học
 Hoạt động của giáo viên
HĐ1: Giới thiệu bài
- Chỉ lên bảng gọi HS đọc bài tập viết.
- ở tiết tập này ta tiếp tục viết các chữ: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê, lá mía
HĐ2: Hướng dẫn cách viết
 - Viết mẫu từ:“nho khô” và HD: từ “nho khô”có 2 chữ “nho” viết trước, chữ “khô” viết sau. Chữ nho có nh nối với o, chữ khô cõ kh nối với ô. Khoảng cách giữa chữ “nho” và chữ “khô” cách nhau bằng 1 con chữ o.
- Cho lớp viết vào bảng con từ: cử tạ. Nhắc HS viết sát lề trái của bảng con để viết đủ từ.
- Tương tự như trên HD viết các từ còn lại
* Cần lưu ý HS viết đúng khoảng cách giữa các chữ trong một từ 
HĐ3: Học sinh viết bài
Nhắc HS ngồi viết , cầm bút đúng tư thế.
Theo dõi HD thêm cho em: Đạt, Tiệp, Duy, Huỳnh, Đức
HĐ4: Chấm bài
Chấm số vở còn lại ở tiết trước
 Hoạt động của học

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7 lop 1 ckuan.doc