Kế hoạch bài học khối 1 tuần 5

I. MỤC TIÊU

- Biết 6 thêm 1 được 7, viết số 7; đọc, đếm được từ 1 đến 7; so sánh các số trong phạm vi 7, biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.

* Ghi chú : Bài tập cần làm : Bài 1; bài 2; bài 3

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 -Bộ thực hành Toán. Bộ biểu diễn toán1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 1. Kiểm tra bài cũ.

 + 5 HS đọc số 6. 3 HS lên bảng so sánh: 5 6; 6 5; 6 6.

 2. Dạy học bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu số7

*Bước 1: Lập số 7

 +HS lấy 7 que tính, 7 hình tròn, 7 hình tam giác và đếm số lượng.

- GV nêu: Các nhóm đồ vật trên đều có số lượng là 7, người ta dùng chữ số 7 để ghi số lượng

- GV đọc, HS đọc theo: bảy

*Bước 2: Giới thiệu chữ só 7 in viết

-GV gắn lên bảng chữ số 7 in

 +HS nhận diện

 +HS lấy số 7 trong bộ đồ dùng. GV nhận xét.

-GV viết mẫu giới thiệu cách viết. HS viết vào bảng con

- GV nhận xét.

*Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.

-GV dùng trực quan: Yêu cầu HS đếm số ô vuông

 +HS đếm theo thứ tự từ 1 đến 7 vào vở.

 +HS nêu vị trí của số 7 trong dãy số từ 1đến7: 7 đứng sau 6; 7 lớn hơn: 1, 2, 3, 4, 5, 6.

 

doc 15 trang Người đăng hong87 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học khối 1 tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
48
5
5
Bài 20 : k – kh
Tiết 2
Bài 5
Vệ sinh thân thể
Sáu
27/ 09/2013
Học vần
Học vần
Toán
Thủ công
SHTT
49
50
20
5
5
Bài 21 : Ôn tập
Tiết 2
Số 0
Xé dán hình tròn
Thứ hai ngày 23 tháng 09 năm 2013
Toán
SỐ 7
I. MỤC TIÊU
- Biết 6 thêm 1 được 7, viết số 7; đọc, đếm được từ 1 đến 7; so sánh các số trong phạm vi 7, biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.
* Ghi chú : Bài tập cần làm : Bài 1; bài 2; bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Bộ thực hành Toán. Bộ biểu diễn toán1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ.
 + 5 HS đọc số 6. 3 HS lên bảng so sánh: 56; 65; 66.
 2. Dạy học bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu số7
*Bước 1: Lập số 7
 +HS lấy 7 que tính, 7 hình tròn, 7 hình tam giác và đếm số lượng.
- GV nêu: Các nhóm đồ vật trên đều có số lượng là 7, người ta dùng chữ số 7 để ghi số lượng
- GV đọc, HS đọc theo: bảy 
*Bước 2: Giới thiệu chữ só 7 in viết
-GV gắn lên bảng chữ số 7 in
 +HS nhận diện
 +HS lấy số 7 trong bộ đồ dùng. GV nhận xét.
-GV viết mẫu giới thiệu cách viết. HS viết vào bảng con
- GV nhận xét.
*Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
-GV dùng trực quan: Yêu cầu HS đếm số ô vuông 
 +HS đếm theo thứ tự từ 1 đến 7 vào vở.
 +HS nêu vị trí của số 7 trong dãy số từ 1đến7: 7 đứng sau 6; 7 lớn hơn: 1, 2, 3, 4, 5, 6.
Hoạt động 2: Thực hành
- GV yêu cầu HS làm các bài tập ở vở BT Toán
Bài 1: HS viết số 7 vào vở BT Toán 
– GV theo dõi nhắc nhở HS viết đúng mẫu 
Bài 2: HS nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống
 +HS quan sát hình vẽ: viết số rồi nêu cấu tạo số: 7 gồm 6 và 1, gồm 1 và 6
GV chốt lại.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
HS làm bài xong đọc kết quả trước lớp. Một số em nêu vị trí của các số trong dãy số.
Học vần
BÀI 17: U – Ư
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Học sinh đọc, viết được u – ư, nụ - thư
- Đọc được từ câu ứng dụng:
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Thủ đô
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Vật thật: nụ hoa, thư
 - Bộ thực hành Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ:
- 5 HS đọc từ, câu ứng dụng bài 16
- Cả lớp viết từ: da thỏ
 2. Dạy học bài mới
TIẾT 1
Khởi động: Giới thiệu bài
- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK rồi hướng dẫn HS rút ra âm mới học
- GV kết luận và giới thiệu âm mới là u, ư
- GV đọc HS đọc theo
 Hoạt động1: Dạy chữ ghi âm
Âm: u
*Nhận diện:
- GV gắn chữ u lên bảng, HS nhận diện:
 + Chữ u in gồm một nét móc ngược và nét thẳng .
 + Học sinh tìm chữ u trong bộ thực hành.
- GV nhận xét, chỉnh sửa
* Phát âm, đánh vần tiếng:
 + HS phát âm: u
- GV nhận xét, chỉnh sửa
 + HS ghép thêm n đứng trước u và dấu nặng để được tiếng nụ 
 + Học sinh đánh vần, đọc trơn: nờ - u – nu- nặng- nụ/nụ (cá nhân, cả lớp)
. Âm: ư
 Quy trình dạy tương tự như âm u .
* So sánh;
- Giống nhau: Đều có nét móc ngược và nét thẳng 
- Khác nhau: ư có dấu phụ
Hoạt động2: Đọc ứng dụng.
-GV ghi bảng từ ứng dụng:
 +HS trung bình, yếu :đánh vần, đọc trơn
 +HS khá, giỏi: đọc trơn tiếng, từ. Hiểu được nghĩa của một vài từ ứng dụng. Chẳng hạn cá thu là một loài cá sống ở biển.
 +HS đọc đồng thanh toàn bài
Hoạt động3: Viết bảng con
- GV viết mẫu, hd cách viết: Chữ u, ư đều viết bằng một nét hất và2 nét móc ngược, đều cao một đơn vị chữ. 
Khác nhau: Chữ ư có thêm dấu phụ ở đầu nét móc ngược thứ 2 
 +HS lần lượt viết bảng con chữ đứng riêng và trong kết hợp.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
Tiết 2
* Luyện tập:
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Đọc bài tiết 1
 +HS đọc cá nhân, nhóm.
- GV nhận xét.
 +HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh.
- GV giới thiệu và ghi bảng câu ứng dụng: thứ tư, bé hà thi vẽ. 
 +HS đọc thầm tìm tiếng chứa âm mới (thứ, tư)
 +HS trung bình, yếu đánh vần, đọc trơn tiếng, từ, câu
 +HS đọc trơn từ, cả câu ứng dụng (cá nhân, nhóm, cả lớp).
 +HS đọc toàn bài trong SGK
Hoạt động 2: Luyện viết
 +HS tìm bài viết. GV hướng dẫn cách trình bày
 +HS khá , giỏi viết cả bài. HS yếu viết số dòng quy định.
GV chấm nhận xét một số bài.
Hoạt động 3: luyện nói
 +HS khá nêu chủ đề luyên nói: Thủ đô
 +HS quan sát tranh và thảo luận trong nhóm.
 +Một vài em nêu trước lớp.GV có thể bổ sung; Thủ đô là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của một nước. 
3.Củng cố dặn dò: 
- HS đọc lại toàn bài. Tìm tiếng từ chứa u – ư vừa học - Chuẩn bị bài sau bài 18.
Thứ ba ngày 24 tháng 09 năm 2013
Học vần
BÀI 18: X – CH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Học sinh đọc, được x, ch; xe, chó ; từ và câu ứng dụng
- Học sinh viết được x, ch; xe, chó 
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ cho các hoạt động trong bài
Bộ thực hành Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ:
- 5 HS đọc từ, câu ứng dụng bài 17
- Cả lớp viết từ: lá thư
 2. Dạy học bài mới
TIẾT 1
Khởi động: Giới thiệu bài
- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK rồi hướng dẫn HS rút ra âm mới học
- GV kết luận và giới thiệu âm mới là: x, ch
- GV đọc HS đọc theo
Hoạt động1: Dạy chữ ghi âm
 Âm: x
*Nhận diện:
- GV gắn chữ x lên bảng,
 +HS nhận diện: Chữ x in gồm hai nét xiên
 + Học sinh tìm chữ x trong bộ thực hành. Đọc (xờ)
- GV nhận xét, chỉnh sửa
* Đánh vần tiếng:
 + HS ghép thêm e đứng sau x để được tiếng xe
 + Học sinh đánh vần, đọc trơn: xờ - e–xe/xe (cá nhân, cả lớp)
 . Âm:ch 
Quy trình dạy tương tự như âm x .
 +HS đọc xuôi ngược âm , tiếng từ trên bảng một lượt.
Hoạt động2: Đọc ứng dụng.
- GV ghi bảng từ ứng dụng:
 +HS trung bình, yếu :đánh vần, đọc trơn
 +HS khá, giỏi: đọc trơn tiếng, từ. Hiểu được nghĩa của một vài từ ứng dụng. Chẳng hạn Thợ xẻ , chả cá
 +HS đọc đồng thanh toàn bài
Hoạt động3: Viết bảng con
- GV viết mẫu, hd cách viết: Chữ x viết bằng 2 nét cong ( trái, phải) cao một đơn vị chữ. 
 Chữ ch là sự kết hợp của hai con chữ: c, h
HS lần lượt viết bảng con chữ đứng riêng và trong kết hợp. Lưu ý nét nối giữa các con chữ.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
Tiết 2
* Luyện tập:
Hoạt động1: Luyện đọc 
 +HS ôn lại bài tiết 1
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ và dọc câu ứng dụng.
 +HS đọc bài trên bảng lớp và trong SGK nêu được nội dung câu ứng dụng: xe ô tô chở cá về thị xã
Hoạt động2: Luyện viết
 +HS tìm bài viết. GV hướng dẫn cách trình bày
 +HS khá , giỏi viết cả bài. HS yếu viết số dòng quy định.
- GV chấm nhận xét một số bài.
Hoạt động3: luyện nói
 +HS khá nêu chủ đề luyên nói: 
 +HS quan sát tranh và thảo luận trong nhóm.Theo gợi ý:
 +Em đã được biết loại xe nào? Các xe này dùng để làm gì? Xe nào chạy nhanh nhất
 +Một vài em nêu trước lớp. GV và cả lớp cùng bổ sung. 
3.Củng cố dặn dò: 
 +HS đọc lại toàn bài. Tìm tiếng từ chứa x, ch vừa học - Chuẩn bị bài sau bài 19.
Toán
SỐ 8
I. MỤC TIÊU
- Biết 7 thêm 1 được 8, viết số 8; đọc, đếm được từ 1 đến 8; so sánh các số trong phạm vi 8, biết vị trí số 8 trong dãy số từ 1 đến 8.
* Ghi chú : Bài tập cần làm : Bài 1; bài 2; bài 3; 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các nhóm đồ vật có số lượng là 8 (Hình vuông, hình tròn, que tính)
- Bộ thực hành Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS đọc số từ 1- 7, so sánh các số trong phạm vi 7
 2. Dạy học bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu số 8
*Lập số 8:
 GV đưa trực quan cho HS quan sát, yêu cầu HS dùng trực quan lấy 7 hình vuông, thêm 1 hình vuông. 
- GV hỏi có tất cả mấy hình vuông? 8 hình vuông.
 +HS nêu: 7 hình vuông thêm 1 hình vuông là 8 hình vuông
 +HS đọc đồng thanh bài toán trực quan
Tương tự với hình tròn và que tính.
-GV nêu: 8 hình vuông, 8 hình tròn, 8 que tính đều có số lượng là 8.
-Giới thiệu số 8 in, số 8 viết.
 +HS nhận diện và đọc: “tám”
 +HS lấy số 8 trong Bộ thực hành
 +HS ghép vào bảng cài
GV giới thiệu số 8 viết
 +HS viết vào bảng con.
*Nhận biết số 8 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
 +Số 8 đứng sau số nào? số7 đứng trước số nào?
 +HS khá giỏi trả lời: Số 8 lớn hơn những số nào? (8 lớn hơn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7).
 +HS yếu nêu lại.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS nêu yêu cầu: Viết số 8.
GV cho HS viết vào vở BT Toán
Theo dõi hướng dẫn lại quy trình nhắc nhở HS yếu
Bài 2: HS làm bài xong nêu trước lớp: 8 gồm7 và1; 8 gồm6 và2...
Bài 3: Học sinh làm bài vào vở bài tập. Làm xong đọc xuôi, ngược dãy số từ 1-8
GV theo dõi nhắc nhở HS làm bài. GV cho HS đối chiếu nhau kiểm tra bài làm.
* Củng cố, dặn dò:
 - Đọc số 8, nhận biết số 8, vị trí số 8 - Chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 25 tháng 09 năm 2013
Học vần
BÀI 19: S - R
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Học sinh đọc được s, r; sẻ, rễ,đọc được từ và câu ứng dụng 
- Viết được : s, r; sẻ, rễ.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: rổ, rá
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ cho các hoạt động trong bài
Bộ thực hành Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ:
- 5 HS đọc từ, câu ứng dụng bài 18
- Cả lớp viết từ: chó xù
 2. Dạy học bài mới
TIẾT 1
Khởi động: Giới thiệu bài
 - GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK rồi hướng dẫn HS rút ra âm mới học
 - GV giới thiệu âm mới là: s, r
 - GV đọc HS đọc theo
Hoạt động1: Dạy chữ ghi âm
Âm: s
*Nhận diện:
- GV gắn chữ s lên bảng, HS nhận diện:
- Chữ s in gồm hai cong, cong trái và cong phải
 + Học sinh tìm chữ s trong bộ thực hành.
 + GV nhận xét, chỉnh sửa
* Phát âm, đánh vần tiếng:
 +HS phát âm: sờ
- GV nhận xét, chỉnh sửa
 + HS ghép thêm e đứng sau s và dấu hỏi để được tiếng sẻ
 + Học sinh đánh vần, đọc trơn:sờ - e–se- hỏi- sẻ/sẻ (cá nhân, cả lớp)
. Âm: r
 Quy trình dạy tương tự như âm s .
 +HS đọc xuôi ngược âm , tiếng từ trên bảng một lượt.
Hoạt động2: Đọc ứng dụng.
- GV ghi bảng từ ứng dụng:
 +HS trung bình, yếu :đánh vần, đọc trơn
 +HS khá, giỏi: đọc trơn tiếng, từ. Hiểu được nghĩa của một vài từ ứng dụng. Chẳng hạn rổ, rá( qua trực quan) 
 +HS đọc đồng thanh toàn bài
Hoạt động3: Viết bảng con
GV viết mẫu, hd cách viết: 
 - Chữ s, viết bằng 2 nét, thẳng xiên cuối nét có vòng xoắn nhỏ và nét cong phải, cao một đơn vị chữ. 
 - Chữ r viết bằng 2 nét, thẳng xiên cuối nét có vòng xoắn nhỏ và nét móc hai đầu, cao một đơn vị chữ.
 +HS nhận xét sự giống và khác nhau ở hai chữ s, r. 
 +HS lần lượt viết bảng con chữ đứng riêng và trong kết hợp. Lưu ý nét nối giữa các con chữ.
GV nhận xét, chỉnh sửa.
Tiết 2
* Luyện tập:
Hoạt động1: Luyện đọc 
 +HS ôn lại bài tiết 1
GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ và dọc câu ứng dụng.
 +HS đọc bài trên bảng lớp và trong SGK nêu được nội dung câu ứng dụng: bé tô cho rõ chữ và số.
Hoạt động2: Luyện viết
 +HS tìm bài viết. GV hướng dẫn cách trình bày
 +HS khá , giỏi viết cả bài. HS yếu viết số dòng quy định.
GV chấm nhận xét một số bài.
Hoạt động3: luyện nói
 +HS khá nêu chủ đề luyên nói: rổ, rá
 +HS quan sát tranh và thảo luận trong nhóm.Theo gợi ý:
 +Em đã thấy hai đồ vật này chưa? Chúng có điểm gì giống và khác nhau? Chúng dùng để làm gì?. 
3.Củng cố dặn dò: 
 + HS đọc lại toàn bài. Tìm tiếng từ chứa s, r vừa học
 +Chuẩn bị bài sau bài 20.
Toán
SỐ 9
I. MỤC TIÊU
- Biết 8 thêm 1 được 9, viết số 9; đọc, đếm được từ 1 đến 9; so sánh các số trong phạm vi 9, biết vị trí số 9 trong dãy số từ 1 đến 9.
* Ghi chú : Bài tập cần làm : Bài 1; bài 2; bài 3; bài 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sử dụng bộ đồ dùng thực hành Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS đọc số 8, cả lớp viết số 8 vào bảng con.
- 2 HS đếm xuôi, đếm ngược từ 1 đến 8, 8 về 1.
 2. Dạy học bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu số 9
*Lập số 9
- GV đưa trực quan yêu cầu HS quan sát với số hình vuông, hình tròn, que tính bằng cách đếm thêm: 8 thêm 1
 +HS cùng thực hành trên bộ đồ dùng
- GV hướng dẫn HS nhận xét: Có 9 hình vuông, 9 que tính có số lượng là 9.
- GV nêu: Người ta dùng chữ số 9 để biết được số hình vuông, hình tròn đều là 9
-Giới thiệu chữ số 9 in, chữ số 9 viết:
 + HS tìm chữ số 9 in trong bộ thực hành, đọc “chín”
- Hướng dẫn viết số 9. GV viết mẫu hướng dẫn quy trình viết
 +HS viết bảng con (GV nhận xét)
*Thứ tự số 9:
 +HS lấy 9 que tính: đếm từ 1 đến 9
H: Số 9 đứng liền sau là số nào? ( Số 8)
H: Liền trước số 9 là số nào? (Số 8)
 + HS đếm xuôi, ngược thứ tự từ 1 đến 9; 9 đến 1.
Hoạt động 2: luyện tập thực hành
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài viết số 9
 + HS viết vào vở BT (GV theo dõi nhắc nhở)
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài: “Điền số”
 + HS làm xong nêu kết quả trước lớp: 9 gồm 8và1, 9 gồm7 và2...
Bài 3: Điền dấu =
-HD HS dựa vào ví trí của các số trong dãy số từ1đến9 để thực hiện bài tập
 + HS làm bài rồi đổi chéo để chữa bài.
Bài 4: -HD HS dựa vào ví trí của các số trong dãy số từ1đến9 để thực hiện bài tập
 + HS làm bài rồi chữa bài (nối tiếp nhau lên chữa bài)
3. Củng cố, dặn dò: HS đọc lại số 9, đếm xuôi, ngược từ 1 đến 9 và từ 9 đến 1.
Đạo đức 
GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
I. MỤC TIÊU
Học sinh biết:
 - Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.
- Nêu được lợi ích của việc Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập, 
- Thực hiện giữ sách vở và đồ dùng học tập của bản thân.
- HS KG biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Tranh minh hoạ bài đạo đức.
 -Vở BT Đạo đức bài 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Nhận biết các đồ dùng học tập
 -Tô màu các đồ dùng học tập có trong hình (Vở BT Đạo đức – BT1)
 + HS thực hành tô màu (cá nhân)
 + HS nêu tên các đồ dùng học tập có trong hình.
GV kết luận: SGV
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
 +HS tự kể tên và giới thiệu theo gợi ý:
 -Tên đồ dùng là gì?
 -Đồ dùng đó để làm 
 -Cách giữ gìn đồ dùng học tập đó như thế nào?
 +HS thảo luận và kể cho nhau nghe từng đôi một.
- GV yêu cầu một số em trình bày trước lớp
- GV nhận xét đánh giá.
Kết luận: Đi học là một quyền lợi của trẻ em. Giữ gìn đồ dùng học tập chính là giúp các em thực hiện tốt quyền đi học được học tập của mình.
Hoạt động 3:Làm bài tập3
 +HS nêu yêu cầu bài tập 3
 + HS làm bài và trả lời: Tranh 1, 2, 6 đúng
 Tranh 3, 4, 5 sai.
 +HS khá giỏi có thể nêu vì sao đúng vì sao sai
Kết luận: SGK
Hoạt động nối tiếp: Về nhà sửa sang lại sách vở, đồ dùng.
Thứ năm ngày 26 tháng 09 năm 2013
Học vần
BÀI 20: K - KH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Học sinh đọc được k, kh; kẻ, khế . từ câu ứng dụng:
- Học sinh viết được k, kh; kẻ, khế
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: ù ù, vo vo, rù rù, ro ro , tu tu...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ cho các hoạt động trong bài
Bộ thực hành Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1.Kiểm tra bài cũ:
- 4 HS đọc từ, câu ứng dụng bài 19
- Cả lớp viết từ: chữ số
 2. Dạy học bài mới
TIẾT 1
Khởi động: Giới thiệu bài
- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK rồi hướng dẫn HS rút ra âm mới học
- GV giới thiệu âm mới là: k, kh
- GV đọc HS đọc theo
Hoạt động1: Dạy chữ ghi âm
Âm: k
*Nhận diện:
- GV gắn chữ k lên bảng,
 +HS nhận diện: Chữ k in gồm một nét thẳng và hai nét xiên ngắn
 + Học sinh tìm chữ k trong bộ thực hành.
- GV nhận xét, chỉnh sửa
* Phát âm, đánh vần tiếng:
 + HS phát âm: ca
- GV nhận xét, chỉnh sửa
 + HS ghép thêm e đứng sau k và dấu hỏi để được tiếng kẻ
 + Học sinh đánh vần, đọc trơn:ca- e- ke- hỏi- kẻ/ kẻ (cá nhân, cả lớp)
Âm: kh
 Quy trình dạy tương tự như âm k
*So sánh: 
- Giống nhau: đều viết bằng con chữ k
- Khác nhau: kh có con chữ h đứng sau k .
 +HS đọc xuôi ngược âm , tiếng từ trên bảng một lượt.
Hoạt động2: Đọc ứng dụng.
- GV ghi bảng từ ứng dụng:
 +HS trung bình, yếu :đánh vần, đọc trơn
 +HS khá, giỏi: đọc trơn tiếng, từ. 
Hiểu được nghĩa của một vài từ ứng dụng. Chẳng hạn Cá kho ( cá làm sạch ướp gia vị đổ ngập nước đun nhỏ lửa cho đến khi cạn)
 +HS đọc đồng thanh toàn bài
Hoạt động3: Viết bảng con
- GV viết mẫu, hd cách viết: Chữ k , viết bằng 2 nét, nét khuyết trên và nét móc hai đầu có xắn ở giữa i, cao 2,5 đơn vị chữ.Chữ kh là sự kết hợp hai con chữ k, h
 +HS nhận xét sự giống và khác nhau ở hai chữ k, kh
 +HS lần lượt viết bảng con k, kh; kẻ, khế. Lưu ý nét nối giữa các con chữ.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
Tiết 2
* Luyện tập:
Hoạt động1: Luyện đọc 
 +HS ôn lại bài tiết 1
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ và dọc câu ứng dụng.
 +HS đọc bài trên bảng lớp và trong SGK nêu được nội dung câu ứng dụng: Chị kha đang kẻ vở cho bé hà và bé lê.
Hoạt động2: Luyện viết
 +HS tìm bài viết. GV hướng dẫn cách trình bày
 +HS khá , giỏi viết cả bài. HS yếu viết số dòng quy định.
- GV chấm nhận xét một số bài.
Hoạt động3: Luyện nói
 +HS khá nêu chủ đề luyên nói: ù ù, vo vo, vù, vù, ro ro, tu tu.
 +HS quan sát tranh và thảo luận trong nhóm.Theo gợi ý:
 Nêu tên các con vật có trong hình và tiếng kêu của chúng
3. Củng cố dặn dò: 
 +HS đọc lại toàn bài. Tìm tiếng từ chứa k, kh vừa học
- Chuẩn bị bài sau bài 21
Tự nhiên và xã hội
VỆ SINH THÂN THỂ
I. MỤC TIÊU
- Nêu được các việc nên và không nên làm để giữ gìn thân thể biết cáhc rửa mặt, rửa chân tay sạch sẽ.
- HS khá giỏi : Biết cách đề phòng các bệnh về da.
-HS có ý thức tự chăm sóc và bảo vệ thân thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình vẽ bài 5 - Vở BTTNXH, xà phòng, kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: Khám tay
Yêu cầu HS đưa ra 2 bàn tay – Các tổ đổi chéo nhau để khám
Hoạt động 1: Tự liên hệ về những việc làm để giữ vệ sinh cá nhân.
 +Học sinh nhớ và kể lại mình đã làm gì để giữ sạch sẽ thân thể (tắm, giặt, thay quần áo, gội đầu, cắt móng tay..)
 Em có thích thú khi làm những việc đó không? Tại sao?
 + Nhiều HS cung nêu trước lớp
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
Yêu cầu HS nhận ra việc nên làm và không nên làm để giữ da sạch
 +HS quan sát tranh SGK và nói rõ việc làm nào đúng, sai theo cặp. GV giúp đỡ nhóm yếu sau đó trình bày trước lớp.
GV cùng HS nhận xét kết luận.
Hoạt động 3: Nhận ra các việc nên làm hợp vệ sinh như tắm, rửa tay, chân và lúc nào?
Yêu cầu HS cả lớp thảo luận rồi nêu lên
 +HS nêu các bước chuẩn bị trước khi đi tắm.
H: Em nên rửa tay, rửa chân khi nào?
 +HS nêu
GV kết luận lại và nhắc nhở HS phải có ý thức trong việc giữ vệ
Thứ sáu ngày 27 tháng 09 năm 2013
Học vần
 ÔN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Học sinh đọc một cách chắc chắn âm và chữ ghi âm vừa học trong tuần u, ư, x, ch, s, r, k, kh.
- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện Thỏ và Sư tử.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng ôn tập bài 21a, 21b
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Bài cũ:
 HS đọc viết kẻ, khế
2. Bài ôn:
*Khởi động: GV giới thiệu tranh khung đầu bài, Giúp HS hệ thống các âm đã học trong tuần. 
Hoạt động1: Ôn chữ và âm
GV giới thiệu bảng ôn và gắn lên bảng
GV chỉ chữ HS đọc âm( cá nhân).
 +HS vừa chỉ vừa đọc trên bảng lớp (cá nhân)
Hoạt động2: Ghép chữ thành tiếng
+2,3 HS khá nêu cách ghép
+HS trung bình, yếu: đánh vần rồi đọc trơn tiếng
 +HS khá đọc trơn.
Hoạt động3: Đọc từ ứng dụng
 +HS yếu, TB đánh vần rồi đọc trơn tiếng, từ
 +HS khá đọc trơn từ, nêu cách hiểu từ : xe chỉ, củ sả, kẻ ô
Hoạt động4: Viết bảng con
- GV đọc cho HS lần lượt viết vào bảng con: xe chỉ, củ sả
- GV nhận xét, chỉnh sửa
Tiết 2
Hoạt động1: Luyện đọc
 +HS đọc lại bài ở tiết1 theo nhóm, cả lớp.
 + HS quan sát tranh minh hoạ, GV giới thiệu câu ứng dụng: Xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú
 +HS TB, yếu nhẩm đánh vần tiếng, từ - đọc trơn.
 +HS khá đọc trơn cả câu.
 +HS đọc toàn bài trên bảng lớp và trong SGK.
Hoạt động2: Luyện viết
 +HS yếu viết 1/2 số chữ trong vở, HS khá, giỏi viết cả bài.
GV chấm nhận xét về cách viết ,trình bày, tốc độ ...
Hoạt động3: Kể chuyện 
 +HS khá đọc tên truyện:Thỏ và sư tử
GV kể 1,2 lượt có kết hợp tranh minh hoạ.
 +HS khá, giỏi kể được1,2 đoạn truyện theo tranh.
Hoạt động nối tiếp: Tìm tiếng, từ có chứa âm vừa ôn tập.
 Xem trước bài 22
Toán
SỐ 0
I. MỤC TIÊU
- Viết được số số 0, viết số 0; đọc và đếm từ 0 đến 9; biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9, nhận biết vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.
* Ghi chú : Bài tập cần làm : Bài 1; bài 2( dòng 2 ) ; bài 3( dòng3 ); bài 4( cột1,2) . HS KG hoàn thành tất cả các bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bộ thực hành Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ:
 +HS đọc, viết số 9. Đếm thứ tự từ 1 đến 9; 9 về 1.
 2. Dạy học bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu số 0.
Bước 1: Hình thành số 0 (Thông qua trực quan)
Bước 2: Giới thiệu chữ số 0 in, viết
- GV : Để biểu diễn không có con cá nào trong lọ, không que tính nàongười ta dùng số 0 để ghi. Số 0 được viết bằng chữ số 0.
 +HS lấy số 0 trong bộ đồ dùng. Đọc số: “Không”
- GV hướng dẫn cách viết chữ số 0
 +HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét..
Bước 3: Nhận xét vị trí của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.
 + HS quan sát hình vẽ SGK. Đếm số chấm tròn trong từng ô vuông từ 0 đến 9 (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV nhận xét cách đếm của HS
H: Trong các số vừa đọc, số nào lớn nhất? (Số 9). Số nào bé nhất? (Số 0).
- GV chốt lại: Số 0 đứng vị trí đầu tiên của dãy số.Số 0 bé nhất.
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành.
Bài 1: Viết số ( dòng 2 )
Yêu cầu HS viết vào vở BT số 0 cho đúng mẫu. 
Bài 2: HS khá nêu yêu cầu ( dòng 3 )
- GV hướng dẫn cho HS chỉ thực hiện phần bài tập ở dòng2. HS làm xong nêu kết quả.
Bài 3: Viết số thích hợp
 + HS làm xong. Yêu cầu HS khá, giỏi giải thích, chẳng hạn:liền trước số9 là8 điền 8 vào ô trống...HS trung bình, yếu đọc kết quả bài làm của mình. 
Bài4: ( Cột 1,2) điền dấu , =
 +HS tự làm bài và đổi bài nhận xét
- GV nhân xét chung kết quả làm bài của HS.
3. Củng cố dặn dò: 
 +HS đọc số 0, đếm số từ 0 đến 9; từ 9 về 0.
Thủ công
XÉ, DÁN HÌNH TRÒN
I. MỤC TIÊU
- Biết cách xé dán hình tròn
- Xé dán được hình tương đối tròn , đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán có thể tương đối phẳng . 
- HS K- G : xé được hình tròn khác nhau về kích thước. Có thể tráng trí được hình tròn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Hình mẫu, giấy màu, keo dán, vở thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động1: Quan sát và nhận xét
 HS quan sát hình mẫu. Nhận diện hình, đường xé, cách trang trí...
Hoạt động2: Hướng dẫn mẫu
 Bước1: Vẽ và xé hình tròn
- Lật mặt sau tờ giấy. Dùng thước kẻ một hình vuông tuỳ ý (4 cạnh phải bằng nhau).
- Khi xé dùng ngón tay cái và trỏ của cả hai bàn tay miết nhẹ trên đường kẻ.Xé được hình vuông xé tiếp 4 góc để tạo hình tròn.
Bước2: Dán hình
 Xếp hình cho cân đối trước khi dán keo.
Hoạt động3: Thực hành
- HS thực hành cá nhân . làm xong trưng bày trong tổ .Ch

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5LOP1.doc