I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn 1 số kĩ năng đội hình đội ngũ ở lớp 1
- Học cách chào, báo cáo khi GV nhận lớp
2. Kĩ năng:
- Thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác nhanh, trật tự.
- Thực hiện chào ở mức độ đúng
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ học tập đúng đắn.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm: Sân trường
- Phương tiện: 1 còi
Ngày soạn: 18 / 8 / 2009 Ngày giảng: Thứ năm ngày 20 tháng 8 năm 2009 Tiết 1: Thể dục Tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm chào, báo cáo khi giáo viên nhân lớp. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn 1 số kĩ năng đội hình đội ngũ ở lớp 1 - Học cách chào, báo cáo khi GV nhận lớp 2. Kĩ năng: - Thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác nhanh, trật tự. - Thực hiện chào ở mức độ đúng 3. Thái độ - Học sinh có thái độ học tập đúng đắn. II. Chuẩn bị - Địa điểm: Sân trường - Phương tiện: 1 còi III. Nội dung và phương pháp 1. Giới thiệu bài - ổn định lớp: Hát - KT 2. Phát triển bài Nội dung Phương pháp A.HĐ1: Phần mở đầu - Tập hợp lớp, phổ biến ND yêu cầu giờ học ĐHTT: x x x x x x x x x x x x - Đứng tại chỗ vỗ tay hát B. HĐ2: Phần cơ bản - Ôn tập hàng dọc dóng hàng, điểm số, giậm chân tại chỗ, đứng lại ĐHTL: x x x x x x x x x x x x Chào báo cáo khi giáo viên nhận lớp và kết thúc giờ học - Cán sự điều khiển lớp tập cách chào báo cáo Chú ý: Từ giờ sau trước khi vào lớp tất cả HS có mặt ở sân để cán sự tập hợp kiểm tra sĩ số, đến giờ vào lớp báo cáo sĩ số và chào GV để nhận lớp Trò chơi: Diệt các con vật có hại - GV cùng HS nhắc lại tên 1 số con vật - Cách chơi cho chơi thử và chơi chính thức 3. Kết Luận - Đứng tại chỗ vỗ tay hát - Hệ thống bài - Nhận xét giao bài về nhà Tiết 2: Tập viết Chữ hoa A I. Mục đích yêu cầu: 1. KT: - Rèn kĩ năng viết chữ. - Biết viết chữ cái viết hoa A (theo cỡ vừa và nhỏ) 2. KN: - Biết viết ứng dụng câu anh em thuận hoà theo cỡ chữ viết đúng mẫu đều nét nối chữ đúng quy định 3. TĐ: - HS nắn nót, tỉ mỉ, cẩn thận II. Chuẩn bị - Mẫu chữ hoa A - Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ nhỏ trên dòng kẻ: Anh (dòng 1) Anh em thuận hoà (dòng 2) III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài - ổn định lớp: Hát - KT 2. Phát triển bài a. HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa * MT: - Rèn kĩ năng viết chữ. - Biết viết chữ cái viết hoa A (theo cỡ vừa và nhỏ) * CTH: - GV đưa chữ mẫu : - HS quan sát và trả lời - Chữ A có mấy li ? - Cao 5 li - Gồm mấy đường kẻ ngang ? - 6 đường kẻ ngang - Được viết bởi mấy nét ? - 3 nét - GV chỉ vào chữ mẫu, miêu tả - Nét 1 gần giống nét má ngược trái nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiêng về bên phải nét 2 là nét móc phải, nét 3 là nét lượn ngang Cách viết: - GV vừa viết vừa nhắc lại cách viết. - HS theo dõi Nét 1: ĐB ở đường kẻ ngang 3 viết nét móc ngược (trái) từ dưới lên, nghiêng bên phải lượn ở phía trên, DB ở ĐK6. Nét 2: Từ điểm DB ở nét 1 chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải. DB ở DK 2 Nét 3: Lia bút ở giữa thân chữ viết nét lượn ngang từ trái qua phải. *HD học sinh viết bảng con - HS viết trên bảng con - GV nhận xét - HD viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng - Cho HS đọc câu ứng dụng - 1HS đọc - Hiểu nghĩa câu ứng dụng - Đưa ra lời khuyên anh em trong nhà phải yêu thương nhau * Hướng dẫn HS quan sát nhận xét - Độ cao của các chữ cái - Những chữ nào có độ cao 2,5 li ? - Các chữ A (A hoa cỡ nhỏ và H.) - Chữ nào có độ cao 1,5 li ? - Chữ t - Những chữ nào có độ cao 1 li ? - n, m, o, a - Cách đặt dấu thanh ở giữa các chữ - Dấu nặng đặt dưới chữ â - Dấu huyền đặt trên a - Các chữ viết cách nhau một khoảng bằng chừng nào ? - Bằng khoảng cách viết chữ cái o - GV viết mẫu chữ Anh - HS quan sát * HD học sinh viết chữ Anh vào bảng con - HS viết chữ Anh 2 - 3 lần b. HĐ2: HD viết vào vở * MT: - Rèn kĩ năng viết chữ. - Biết viết chữ cái viết hoa A (theo cỡ vừa và nhỏ) * CTH: - GV HD. - HS viết vào vở tập viết theo yêu cầu của GV c. HĐ3: Chấm chữa bài - Chấm 5 - 7 nhận xét 3. Kết luận - Hoàn thành nốt bài tập viết Tiết 3: Toán Luyện tập A. Mục tiêu: 1. KT: Giúp HS củng cố về: Phép cộng không nhớ tính nhẩm và tính viết (đặt tính rồi tính); tên gọi thành phần kết quả của phép cộng - Giải toán có lời văn. 2. KN:- tính nhẩm và tính viết (đặt tính rồi tính); tên gọi thành phần kết quả của phép cộng - Giải toán có lời văn. 3. TĐ: - HS có ý thức học tập B. Chuẩn bị - GV đồ dùng dạy học toán - HS đồ dùng học toán C. Các hoạt đoọng dạy học: 1. Giới thiệu bài - ổn định tổ chức: hát - Kiểm tra bài cũ. - Cả lớp làm bảng con 2 HS lên bảng 53 30 - Nhận xét bài làm của HS 22 28 75 58 2.Phát triển bài. a. HĐ1: Bài 1: * MT: Phép cộng không nhớ tính nhẩm và tính viết (đặt tính rồi tính); tên gọi thành phần kết quả của phép cộng * CTH: - 1HS nêu yêu cầu của bài - Củng cố cách đặt tính và tính. - Cả lớp làm bảng con - Củng cố về tên gọi thành phần trong phép tính. - 2HS lên bảng làm 34 53 29 62 42 26 40 5 76 79 69 67 Trong phép cộng 34 gọi là gì ? - 34 là số hạng - 42 gọi là gì ? - 42 là số hạng - 76 gọi là gì ? - 76 là tổng Bài 2: - Bài yêu cầu gì? - Tính nhẩm - Nêu cách tính nhẩm ? - 5 chục cộng 1 chục bằng 6 chục, 6 chục cộng 2 chục bằng tám chục Vởy 50 +10 + 20 = 80 - Cả lớp tính nhẩm và nêu miệng - GV nhận xét chữa bài Bài 3: 1 HS nêu yêu cầu - Đặt tính rồi tính tổng - Cả lớp làm bảng con - 1 HS lên bảng làm 42 20 5 25 68 21 68 88 26 b. HĐ2: Bài 4 * MT: - Giải toán có lời văn. * CTH: - 1HS đọc đề bài Nêu tóm tắt đề toán Tóm tắt: Trai: 25 HS Gái: 32 HS Tất cả: .HS? Bài giải: Số học sinh đang ở thư viện là: 25 + 32 = 57 (học sinh) Đáp số: 57 học sinh Bài 5 * MT: Phép cộng không nhớ tính nhẩm và tính viết (đặt tính rồi tính) * CTH: Điền chữ số thích hợp vào ô trống - 1HS đọc yêu cầu - Trò chơi: Thi điền nhanh điền đúng 32 36 58 43 45 21 20 52 - Đại diện 3 em ở 3 tổ lên điền. Tổ nào điền nhanh đúng tổ đó thắng 77 57 78 95 3.Kết luận - Nhận xét tiết học - Về nhà xem lại bài Tiết 4: Tự nhiên xã hội Cơ quan vận động I. Mục tiêu 1. KT: - Sau bài học, học sinh có thể: Biết xương với cơ là hai cơ quan vận động của cơ thể - Hiểu được nhờ có hoạt động của xương và cơ mà có thể cử động được. 2. KN: - Năng vận động sẽ giúp xương và cơ phát triển tốt 3. TĐ: - Năng vận động sẽ giúp xương và cơ phát triển tốt II. Chuẩn bị - GV Tranh vẽ cơ quan vận động - HS III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài - ổn định tổ chức: hát - KT BC: Khởi động: - Cả lớp hát bài: Con công hay múa Hoạt động 1: Làm 1 số cử động * MT: Biết xương với cơ là hai cơ quan vận động của cơ thể - Hiểu được nhờ có hoạt động của xương và cơ mà có thể cử động được. * CTH: Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp -HS quan sát các 1,2,3,4 (SGK) Làm 1 số động tác như bạn nhỏ trong sách - Gọi 1 nhóm lên thể hiện các động tác: Giơ tay, quay cổ cúi gập người - HS thực hiện Bước 2: Cả lớp đứng tại chỗ cùng làm theo lời hô của lớp trưởng. - Cả lớp thực hiện. - Trong các động tác các em vừa hô bộ phận nào của quan vận động - HS nêu Hoạt động 2: Quan sát nhận biết cơ quan vận động - Cách tiến hành - Bước 1: GV hướng dẫn cho HS thực hành - HS thực hành: Tự nắm bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình - Dưới lớp da của cơ thể có gì ? - Có xương và bắp thịt (cơ) Bước 2: Cho HS thực hành cử động - HS thực hành VD: Cử động cánh tay, bàn tay, cổ.. - Nhờ sự phối hợp hoạt động của xương mà cơ thể cử động được Bước 3: Cho HS quan sát hình - HS quan sát hình 5, 6 (SGK) Chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể ? - Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể Hoạt động 3: Trò chơi: Vật tay Bước 1: HD cách chơi - Hai bạn ngồi đối diện nhau cùng tỳ khửu tay phải hoặc tay trái lên bàn, 2 cánh tay của 2 bạn đó đan chéo vào nhau. - Khi cô nói "Chuẩn bị" thì 2 cánh tay của từng đôi vật để sẵn lên mặt bàn - Khi GV hô bắt đầu thì cả hai bạn cùng dùng sức ở tay để cố gắng kéo cánh tay của đối phương. Bước 2: Cho HS xung phong chơi. - HS xung phong lên chơi mẫu Bước 3: GV tổ chức cho cả lớp cùng chơi theo nhóm 3 người. Trong đó có 2 bạn chơi 1 bạn làm trọng tài 3. Kết luận - Nhận xét tiết học Tiết 5. Tăng cường Tiếng Việt Đọc ôn bài: Tự thuật I. Mục đích yêu cầu. 1. KT: - Đọc đúng các từ có vần khó (quê, quán, quận trường) - Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới được giải nghĩa. - Nắm được những thông tin chính về bạn HS bài - Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật 2.KN:- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, giữa các dòng. - Biết đọc một đoạn văn tự thuật với giọng rõ ràng, rành mạch. 3. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc II. Đồ dùng học tập 1. GV: SGK 2. HS SGK III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài - ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài có công mài sắt có ngày nên kim. - Qua bài Có công mài sắt có ngày nên kim khuyên ta điều gì ? - Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn lại mới thành công. 2.Phát triển bài a. HĐ1. Luyện đọc. * MT: - Đọc đúng các từ có vần khó (quê, quán, quận trường) * CTH: - GV đọc mẫu - Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp, giải nghĩa từ. - Đọc từng câu - HS tiếp nối nhau đọc từng câu + GV uấn nắn tư thế đọc + Đọc đúng các từ khó. -> huyện, quận , trường -. Đọc từng đoạn trước lớp +GV treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc nghỉ hơi đúng chỗ. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. -. Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đọc bài theo nhóm + GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng. -. Thi đọc giữa các nhóm - Đại diện các nhóm thi đọc - Cả lớp nhận xét + GV nhận xét đánh giá 2. HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. * MT: Nắm được những thông tin chính về bạn HS bài - Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật * CTH: Câu 1: - Cả lớp đọc thầm câu 1 - Em biết gì về bạn Thanh Hà ? - 1HS đọc câu 1. - Bạn Thanh Hà sinh ngày 23 - 4 - 1996. - Cho HS nói lại những điều đã biết về bạn Thanh Hà ? - 3 - 4 HS nói Câu 2: - Nhờ đâu mà bạn biết rõ về bạn Thanh Hà ? - Nhờ bản tự thuật của bạn Thanh Hà Câu 3: - Hãy cho biết họ và tên em ? - 2HS khá giỏi làm mẫu - Nhiều HS tiếp nối nhau trả lời các câu hỏi về bản thân Câu 4: - 1 HS đọc câu hỏi - Hãy cho biết tên địa phương em đang ở - Nhiều HS nối tiếp nhau nêu tên địa phương của các em. 3. HĐ3. Luyện đọc lại . * MT: Biết đọc một đoạn văn tự thuật với giọng rõ ràng, rành mạch. * CTH - 1 số HS thi đọc lại toàn bài. 3. Kết luận - Cho HS ghi nhớ -Ai cũng cần viết bản tự thuật: HS viết cho nhà trường, người đi làm viết cho cơ quan xí nghiệp công ty. Ngày soạn: 16 / 8 / 2009 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 21 tháng 8 năm 2009 Tiết 1: Chính tả (nghe viết) Ngày hôm qua đâu rồi ? I. Mục đích, yêu cầu: 1.KT: - Rèn kĩ năng viết chính tả - Nghe viết một khổ thơ trong bài Ngày hôm qua đâu rồi? Qua bài chính tả hiểu cách trình bày bài thơ 5 chữ, chữ đầu các dòng thơ viết hoa, bắt đầu viết từ ô thứ 3 (tính từ lề) - Viết đúng những tiếng có âm vần dễ lẫn: l/n - Tiếp tục hạ bảng chữ cái - Điền đúng các chữ cái vào ô trống - Học thuộc lòng tên mười chữ cái tiếp theo. 2. KN: - Qua bài chính tả hiểu cách trình bày bài thơ 5 chữ, - Viết đúng những tiếng có âm vần dễ lẫn: l/n - Điền đúng các chữ cái vào ô trống 3. TĐ: - HS cẩn thận tỉ mỉ, nắn nót khi viết bài, ngồi đúng tư thế II.Chuẩn bị - 2, 3 tờ phiếu khổ to viết sẵn ND các bài 2,3 III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài - ổn định lớp: Hát - Kiểm tra bài cũ: - Đọc cho HS viết bảng con - HS viết bảng con Nên kim,nên người, lên núi - Đọc bảng thuộc lòng thứ tự 9 chữ cái đầu - HS đọc 2. phát triển bài a. HĐ1: Hướng dẫn HS nghe viết * MT: - Nghe viết một khổ thơ trong bài Ngày hôm qua đâu rồi? - Viết đúng những tiếng có âm vần dễ lẫn: l/n *CTH: - HD học sinh chuẩn bị - GV đọc 1 lần khổ thơ - HS nghe - 3, 4 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm. - Khổ thơ là lời của ai nói với ai - Lời của bố nói với con Bố nới với con điều gì? Con học hành chăm chỉ thì thời gian không mất đi Khổ thơ có mấy dòng ? - 4 dòng - Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào - Viết hoa Nên viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở? - Khoảng từ ô thứ 3 tính từ lề vở + Tập viết vào bảng con những chữ dễ viết sai. - HS viết bảng con lại, trong - Muốn viết đẹp các em làm như thế nào Ngồi ngay ngắn đúng tư thế - Muốn viết đúng các em phải làm gì ? - Chú ý nghe cô đọc * Đọc cho HS viết: - HS viết bài - Đọc cho HS soát lỗi - HS soát lỗi ghi ra lề vở - HS đổi vở soát lỗi b. Chấm chữa bài - Chấm 5 - 7 bài nhận xét c.HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập * MT: - Điền đúng các chữ cái vào ô trống *CTH: - Bài 2 a. - GV nêu yêu cầu - 1HS lên làm mẫu - 2HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào SGK a. Quyển lịch, chắc nịch, nàng tiên, làng xóm - Nhận xét chữa bài d. HĐ 3: Bài 3: * MT: - Học thuộc lòng tên mười chữ cái tiếp theo. *CTH: - Viết chữ cái còn thiếu trong bảng sau - 1HS đọc yêu cầu - Các em hãy đọc tên các chữ cái ở cột 3 - HS đọc và điền vào chỗ trống ở cột 2 tương ứng - 3 HS làm bài trên phiếu đã viết sẵn Tên 10 chữ cái theo thứ tự G, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ . Bài 4: Học thuộc lòng chữ cái vừa viết - GV xoá những chữ cái đã viết ở cột 2 - Vài HS nối tiếp nhau viết lại - Thi đọc thuộc lòng 10 tên chữ cái 4. Kết luận - Nhân xét tiết học - Về nhà học thuộc lòng 19 chữ cái đầu. Tiết 2: Tập làm văn Tự giới thiệu câu và bài I. Mục đích yêu cầu 1.KT: - Rèn kĩ năng nghe và nói: - Biết nghe và trả lời đúng 1 số câu hỏi về bản thân - Biết nghe và nói lại được những điều em biết về một bạn trong lớp 2.KN: - Rèn kỹ năng viết - Bước đầu biết kể một chuyện theo 4 tranh 3. TĐ: -Rèn ý thức bảo vệ của công II. Chuẩn bị - GV chuẩn bị đồ dùng, phiếu bài tập, SGK - HS SGK, vở III. Các hoạt đồng dạy học 1. Giới thiệu bài - ổn định tổ chức - KTBC 2. Phát triển bài a. HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập * MT: - Biết nghe và trả lời đúng 1 số câu hỏi về bản thân * CTH: Bài tập 1. 1 HS đọc yêu cầu - GV hỏi mẫu 1 câu - Tên em là gì? - HS giới thiệu tên mình - Yêu cầu lần lượt từng cặp HS thực hành hỏi đáp VD: Tên bạn là gì? Tên tôi là Nguyễn Hương Giang - Quê bạn ở đâu - Bạn học lớp nào ? trường nào - Tôi học lớp 2C trường TH Lê Văn Tám - Bạn thích mônhọc nào nhất - Tôi thích môn toán - Bạn thích làm những việc gì ? - Tôi thích quét nhà b. HĐ2: Bài 2: (miệng) * MT: - Biết nghe và nói lại được những điều em biết về một bạn trong lớp * CTH: - 1HS nêu yêu cầu Qua bài tập 1 nói lại những điều em biết về một bạn - Nhiều HS nói về bạn - Cả lớp nhận xét - GV nhận xét Bài 3: (miệng) - 1HS nêu yêu cầu - Kể lại ND mỗi bức tranh dưới đây bằng 1, 2 câu để tạo thành 1 câu chuyện HD học sinh kể lại ND mỗi bức tranh - HS kể liên kết câu 1,2 - Huệ cùng các bạn vào vườn hoa. Thấy một khóm hồng đang nở hoa rất đẹp Huệ thích lắm. - Nhìn tranh 3 kể tiếp câu 3 - Huệ giơ tay định ngắt bông hồng. Tuấn thấy thế vội ngăn lại. - Nhìn tranh kể câu 4 - Tuấn khuyên Huệ không ngắt hoa trong vườn. Hoa ở vườn phải để cho tất cả mọi người cùng ngắm - Nhìn 4 tranh kể lại toàn bộ câu chuyện - 3HS kể lại toàn bộ câu chuyện 3.Kết luận - Nhận xét tiết học - Về nhà xem lại bài tập 3 Tiết 3: Toán Đề xi mét I. Mục tiêu: 1. KT: - Giúp HS: Bước đầu nắm được tên gọi ký hiệu và độ lớn của đơn vị do đê xi mét (dm) - Nắm được quan hệ đo giữa đê xi mét và xăng ti mét (1dm = 10 cm) - Biết làm các phép tính cộng trừ với các số đo có đơn vị đê xi mét. - Bước đầu tập đo và ước lượng các độ dài theo đơn vị đê xi mét 2. KN: - HS nắm được quan hệ đo giữa đê xi mét và xăng ti mét (1dm = 10 cm) - HS thưc hành được các phép tính cộng trừ với các số đo có đơn vị đê xi mét. - HS thưc hành đo và ước lượng các độ dài theo đơn vị đê xi mét 3. TĐ: - HS yêu thích toán học II. Chuẩn bị - 1 băng giấy có chiều dài 10 cm - Thước thẳng 2 dm, 3 dm III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài - ổn định lớp: Hát - Kiểm tra bài cũ - Bảng con 43 20 25 25 68 23 68 88 48 2. Phát triển bài a. HĐ1: - Giới thiệu đơn vị đo độ dài đê xi mét * MT:- Giúp HS: Bước đầu nắm được tên gọi ký hiệu và độ lớn của đơn vị do đê xi mét (dm) - Nắm được quan hệ đo giữa đê xi mét và xăng ti mét (1dm = 10 cm) * CTH: - Đưa băng giấy dài 10 cm - 1 HS lên đo độ dài băng giấy - Băng giấy dài mấy cm ? - Dài 10 cm - 10 xăng ti mét còn gọi là gì ? 1 đê xi mét - 1 đề xi mét được viết tắt là ? 10 cm = 1 dm 1 dm = 10 cm - Vài HS nêu lại - Hướng dẫn HS nhận biết các đoạn thẳng có độ dài 1 dm, 2 dm, 3 dm trên thước thẳng. - HS quan sát nhận biết b. HĐ2: Thực hành * MT:- quan sát hình vẽ SGK, nêu kết quả * CTH: Bài 1: Miệng - 1HS đọc yêu cầu - HD học sinh quan sát so sánh độ dài hình vẽ SGK trả lời các câu hỏi. - HS quan sát hình vẽ SGK - Cả lớp làm vào SGK - Nhiều HS nêu miệng c. HĐ3: Bài 2: Tính (theo mẫu) * MT:- Biết làm các phép tính cộng trừ với các số đo có đơn vị đê xi mét. * CTH: - Đọc yêu cầu bài a. 1dm + 1 dm = 2 dm - Cả lớp làm vào vở Tương tự HS làm tiếp phần còn lại 8dm + 2 dm = 10 dm Lưu ý: Không được viết thiếu tên đơn vị ở kết quả tính d. HĐ4: Bài 3: * MT:- Bước đầu tập đo và ước lượng các độ dài theo đơn vị đê xi mét * CTH: - 1HS đọc yêu cầu - GV nhắc lại Yêu cầu đề bài - Không dùng thước đo hãy ước lượng độ dài của mỗi đoạn thẳng - ghi số thích hợp vào ô chấm - HS thực hành ước lượng rồi ghi số thích hợp vào chỗ chấm - Sau khi ước lượng có thể kiểm tra lại = đo độ dài 3. Kết luận - Nhận xét tiết học - Về nhà xem lại các bài tập đã học Tiết 4: Thủ công Gấp tên lửa (Tiết 1) I. Mục tiêu: 1. KT: - Học sinh biết cách gấp tên lửa. - Gấp được tên lửa 2. KN: - Gấp được tên lửa đúng quy trình kĩ thuật 3.TĐ: - Học sinh hứng thú và yêu thích gấp hình - Yêu thích sản phẩm của mình và người khác II. Chuẩn bị - Mẫu tên lửa gấp = giấy thủ công - Giấy thủ công và giấy nháp, bút màu III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài - ổn định lớp: Hát - Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2, Phát triển bài a.HĐ 1: * MT: Hướng dẫn quan sát nhận xét * CTH: - GV giới thiệu mẫu gấp tên lửa - HS quan sát - Tên lửa có hình dạng như thế nào? màu sắc? - HS nêu - Các phần của tên lửa? - Phần mũi nhọn - Thân to hơn mũi - GV mở dẫn mẫu gấp tên lưả. Sau đó gấp lần lượt lại từ bước 1 đến khi được tên lửa ban đầu ? - Nêu cách gấp tên lửa ? b. HĐ2: * MT: Hướng dẫn mẫu * CTH: Bước 1: Gấp tạo mũi và thân - GV đưa qui trình các bước gấp - HS quan sát - GV hướng dẫn trên qui trình các bước gấp Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng - Gọi HS lên thao tác lại các bước gấp ? - 1 , 2 HS thao tác các bước gấp - Cả lớp quan sát - Gấp tên lửa phải qua mấy bước ? - Qua 2 bước - Bước 1: Tạo mũi và thân - Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng * Học sinh thực hành gấp tên lửa = giấy nháp - HS thực hành trên giấy nháp 3.Kết luận Nhận xét tiết học Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau Tiết 5. Sinh hoạt lớ
Tài liệu đính kèm: