Kế hoạch bài dạy lớp 1 - Tuần 13, 14 năm 2010

 A. Mục tiêu:

 - HS đọc được các vần có kết thúc bằng n, các từ ngữ,câu ứng dụng từ bài 44 đến bài 51.

 - Viết được các vần, các từ ngữ từ bài 44 đến bài 51.

- Nghe hiều và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện : chia phần .

 B. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng ôn bài 51a, 51b

 - Tranh tăng cường Tiếng Việt: con vượn – thôn bản

 - Tranh minh hoạ truyện kể: chia phần

 C. Các hoạt động dạy học

 1. Ổn định tổ chức

 - Văn nghệ đầu giờ

 2. Kiểm tra bài cũ

 

doc 66 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy lớp 1 - Tuần 13, 14 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. ổn định tổ chức: 1 phút
 -Văn nghệ 
 2. Kiểm tra bài cũ: 2 phút
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới
Thời gian
 Nội dung bài
Phương pháp
 6- > 8 
 Phút
6 -> 8 phút
5 -> 8 phút
6 -> 8 phút
* Hoạt động 1: Ký hiệu và gấp giấy.
*. Kí hiệu giữa hình
 Đường dấu giữa là đường có nét gạch gang và chấm H1
- GV cho HS kẻ ký hiệu trên đường kẻ ngang và kẻ dọc trên vở thủ công.
 GV hướng dẫn để các em biết được công hiệu của quy ước đó.
 * Hoạt động 2 :
* Kí hiệu đường dấu gấp .
- Đường dấu gấp là đường có nét đứt GV vẽ lên bảng và cho HS quan sát.
- GV cho HS vẽ đường dấu gấp.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
 * Hoạt động 3 :
* Kí hiệu đường dấu gấp vào
 GV kẻ lên bảng và hướng dẫn HS trên dường dấu gấp vào có mũi tên ký hiệu hướng gấp vào.
Kí hiệâu đường giấy gấp
 * Hoạt động 4: 
 * Kí hiệu hướng gấp ngược.
-Kí hiệu hướng gấp ngược ra phía sau là mũi tên cong.
-HS vẽ thao tác gấp ngược ra phía sau.
-GV bao quát giúp đỡ HS.
Quan sát -
Thực hành
Quan sát
Thực hành
Quan sát
Thực hành
Quan sát
Thực hành
4. Nhận xét dặn dò: 3 phút
 - GV nhận xét tiết học.
 + Thái độ học tập và sự chuẩn bị của HS.
 + Mức độ hiểu biết về các ký hiệu.
 + Đánh giá kết quả học tập của HS.
 - GV dặn HS chuẩn bị giấy trắng, giấy màu cho tiết học sau: gấp các đường thẳng cách đều.
Môn : Tự nhiên xã hội
 Công việc ở nhà
TCT: 13
A. Mục tiêu: 
 - Kể được một số công việc thường làm ở nhà của mọi người trong gia đình .
 * Biết được nếu mọi người trong gia đình cùng tham gia công việc ở nhà sẽ tạo được không khí vui vẻ, đầm ấm.
B. Đồ dùng dạy học:
C. Hoạt động dạy – học:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
- GV nêu câu hỏi và gọi HS trả lời
+ Tuần trước các em học bài gì?	
+ Em hãy giới thiệu về nhà ở của gia đình em?
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
-GV giới thiệu bài và ghi bảng: Công việc ở nhà.
b. Giảng bài mới 
 * Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Mục tiêu: Kể tên 1 số công việc ở nhà của những người trong gia đình. Nêu rõ nội dung từng hình
Cách tiến hành: 
- GV cho HS mở SGK quan sát tranh thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi sau:
+ Trong tranh mọi người đang làm gì?
- GV theo dõi các nhóm thực hiện 
- GV gọi đại diện 1 số nhóm trình bày trước lớp và nêu tác dụng của từng công việc.
- GV mời đại diện nhóm nhận xét bổ sung.
 * GV kết luận:
 Những việc làm ở SGK làm cho gia đình nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ vừa thể hiện mối quan tâm của những người trong gia đình với nhau.
 *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: Biết kể được tên của 1 số công việc ở nhà của những người trong gia đình mình và kể những việc em thường làm để giúp bố mẹ.
 * Cách tiến hành
- GV nêu 1 số câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận theo nhóm
- Em hãy kể cho nhau nghe về công việc của mọi người trong gia đình?
- Bước 2:GV gọi đại diện nhóm lên kể
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- Hằng ngày em làm gì để giúp đỡ gia đình?
- Khi phụ giúp cha, mẹ làm công việc nhà em thấy cha, mẹ em thế nào ? 
 * Kết luận: 
Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc nhà, tuỳ theo sức của mình.
*Hoạt động 3: Quan sát tranh
Mục tiêu: HS hiểu điều gì sẽ xảy ra khi trong nhà không có ai quan tâm dọn dẹp
* Cách tiến hành
Bước 1: GV cho HS mở SGK quan sát hình 29 thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi gợi ý: Hãy tìm ra những điểm giống nhau, khác nhau của 2 hình ở trang 29
- Nói xem em thích căn phòng nào? Tại sao?
- Để có được nhà cửa gọn gàng, sách sẽ em phải làm gì giúp cha, mẹ ?
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
* Kết luận: 
 Nếu mỗi người trong nhà đều quan tâm đến việc dọn dẹp nhà cửa thì nhà ở sẽ gọn gàng ngăn nắp
 - Để có được nhà ở gọn gàng, ngoài giờ học mỗi HS nên giúp đỡ bố mẹ những công việc tuỳ theo sức mình.
* Giúp đỡ cha mẹ làm 1 số công việc ở nhà đã góp phần làm cho môi trường của chúng ta thế nào?
- GV giáo dục HS ý thức giúp đỡ cha mẹ làm 1 số công việc ở nhà cũng là góp phần bảo vệ môi trường.
- Nhà ở.
- Nhà em ở vùng nông thôn, nhà làm bằng cây gỗ địa phương,
- 3 HS nhắc lại tên bài.
- HS làm việc theo nhóm đôi
- HS mở SGK quan sát nội dung SGK
- HS mở SGK quan sát tranh thảo luận nhóm đôi, sau đó đại diện nhóm trình bày trước lớp:
+ Tranh 1: Bạn nhỏ đang lau bàn ghế
+ Tranh 2: Bé đang học bài, mẹ dạy bé học bài.
+Tranh 3: Bé lau chùi xếp lại đồ chơi.
+Tranh 4: Mẹ và bé dang xếp quần, áo
- Thảo luận nhóm đôi
- HS đại diện các nhóm kể
- VD: Mẹ nấu cơm, giặt đồ, chị rữa chén,.
- Quét nhà, rữa chén,
- Em thấy cha, mẹ rất vui.
- HS làm việc theo cặp
- Em thích căn phòng ở hình 2 vì nó gọn gàng và sạch sẽ.
- Em cần phải giúp bố mẹ thường xuyên quét dọn, lau chùi nhà cửa.
+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Làm cho môi trường của chúng ta trở nên sạch đẹp hơn.
- HS nghe và thực hiện theo.
4.Cũng cố, dặn dò
 - Muốn cho nhà cửa gọn gàng sạch sẽ em phải làm gì?
 + Em cần phải giúp cha mẹ thường xuyên quét dọn, lau chùi nhà cửa.
 - Về nhà các con thực hiện tốt nội dung vừa học .
 - Xem trước bài: An toàn khi ở nhà.
 - GV nhận xét tiết học
Môn : Toán
Bài: Phép cộng trong phạm vi 8
TCT: 52
BT2, cột 2
 A. Mục tiêu
 - Thuộc bảng cộng ; biết làm tính cộng trong phạm vi 8 
 - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
 B. Chuẩn bị
 - GV : Bộ đồ dùng toán 1
 - 8 hình tròn, 8 hình vuông, 8 hình tam giác
C. Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và ghi bảng: Phép cộng trong phạm vi 8
b.Thành lập bảng cộng trong phạm vi 8
Bước 1 :Lập công thức 7 + 1 và 1 + 7
- GV gắn lên bảng mô hình 7 hình tam giác sau đó thêm 1 hình tam giác và cho HS nêu bài toán.
- Vậy có 7 thêm 1 được mấy?
- Hãy nêu phép tính cho bài toán này ?
- GV cho HS nhận xét và ghi bảng 7 + 1 = 8 và cho HS nối tiếp đọc.
- GV chỉ vào hình tam giác và hỏi: Có 1 hình tam giác, thêm 7 hình tam giác. hỏi có tất cả bao nhiêu hình tam giác ?
- Vậy 1 + 7 bằng mấy ?
- GV nhận xét và ghi bảng: 1 + 7 = 8 và cho HS đọc lại cả 2 công thức.
- GV chỉ và hỏi em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính trên?
- GV nhận xét và rút ra 1 + 7 = 7 + 1
* Bước 2: GV hướng dẫn lập các công thức còn lại theo quy trình tương tự.
6 + 2 = 8 2 + 6 = 8
5 + 3 = 8 3 = 5 = 8
4 + 4 = 8 4 + 4 = 8
- GV lần lượt gắn các mô hình vuông lên bảng cho HS nêu đề toán để hình thành các phép tính còn lại.
* Bước 3: Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bảng cộng trong phạm vi 8.
- GV che lần lượt các số sau đó cho HS đọc thuộc lòng bảng cộng trong phạm vi 8.
- GV nhận xét tuyên dương.
c. Luyện tập
Bài 1
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài
- GV nhắc HS khi đặt tính phải thẳng cột
- GV gọi HS lên bảng thực hiện phép tính 
- GV cùng HS nhận xét, sửa chữa
Bài 2. Tính:
- GV bài này yêu cầu tính nhẩm
- GV gọi HS làm bài trên bảng lớp
- GV bao quát giúp đỡ HS yếu.
- GV cùng HS nhận xét, sửa chữa.
Bài 3:
- Đối với dạng toán này em làm thế nào?
- GV gọi HS lên bảng làm bài.
- GV bao quát giúp đỡ hs yếu.
- GV cùng HS Nhận xét, sửa chữa.
Bài 4 .Viết phép tính thích hợp:
- GV cho HS xem tranh và nêu bài toán, rồi viết phép tính thích hợp.
- GV gọi HS lên bảng viết phép tính thích hợp.
- GV bao quát giúp đỡ HS yếu.
- GV cùng HS nhận xét, sửa chữa.
- 2 HS lên bảng làm bài tập
- Cả lớp làm vào bảng con
 7 – 1 = 6 7 – 5 = 2
 7 – 4 = 3 7 – 3 = 4
- HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài
- HS quan sát và nêu:
- Có 7 hình tam giác, thêm 1 hình nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình tam giác?
 7 thêm 1 được 8
- HS nêu : 7 + 1 = 8
- HS nối tiếp đọc bảy cộng một bằng 8 theo nhóm, cá nhân.
- Có 1 thêm 7 bằng 8
 1 + 7 = 8
- HS nối tiếp đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Kết quả đều bằng nhau ( 8 )
+ Có 6 hình vuông, thêm 2 hình vuông nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu hình vuông?
6 + 2 = 8
+ Có 2 hình vuông, thêm 6 hình vuông. Hỏi tất cả có bao nhiêu hình vuông?
2 + 6 = 8
+ Có 5 hình vuông, thêm 3 hình vuông. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông?
5 + 3 = 8
+ Có 3 hình vuông, thêm 5 hình vuông. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông?
3 + 5 = 8
+ Có 4 hình vuông, thêm 4 hình nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông?
4 + 4 = 8
7 + 1 = 8	6 + 2 = 8
1 + 7 = 8	2 + 6 = 8
5 + 3 = 8	4 + 4 = 8
 3 + 5 = 8
Bài 1 :Tính:
- 3 HS lên bảng làm bài
- Cả lớp làm vào bảng con .
+
+
+
+
+
+
 5 1 5 4 2 3
 3 7 2 4 6 4
 8 8 7 8 8 7
- 3 HS làm bài trên bảng lớp
- Cả lớp làm vào vở.
1 + 7 = 8	 4 + 4 = 8 8 + 0 = 8
7 + 1 = 8	 3 + 5 = 8 5 + 3 = 8
7 – 3 = 4	 6 – 3 = 3 0 + 2 = 2
Tính:
- Tính từ phải sang trái.
- 2 em lên bảng làm bài
- Cả lớp làm vào bảng con
1 + 2 + 5 = 8	 2 + 3 + 3 = 8
 Dòng 2 dành cho HS khá giỏi
3 + 2 + 2 = 7	 2 + 2 + 4 = 8
- 1 em lên bảng viết phép tính thích hợp, cả lớp làm vào vở.
 a.Có 6 con cua, thêm 2 con nữa. Hỏi có tất cả mấy con cua ?
6
+
2
=
8
 Phần b dành cho HS khá giỏi
 b. Có 4 con ốc, thêm 4 con nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu con ốc?
4
+
4
=
8
4. Củng cố dặn dò
 - GV cho HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 8.
 - GV dặn HS về nhà học thuộc lòng bảng cộng trong phạm vi 8 và chuẩn bị bài sau: 
 Phép trừ trong phạm vi 8.
 - GV nhận xét tiết học.
Môn : Tập viết.
Bài : 
 con ong, cây thông, vầng trăng, 
 cây sung, củ gừng...
TCT: 12.
A. Yêu cầu.
 -Viết đúng các chữ: con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung , củ gừng ,Kiểu chữ viết thường , cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập 1
 - Học sinh khá giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1 tập 1.
 B. Chuẩn bị
 - GV : các dòng kẻ trên bảng.
 - Nội dung bài viết trên bảng lớp
C. Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức	
 Văn nghệ đầu giờ
2. Kiểm tra bài cũ	
 - GV đọc cho 4 nhóm viết mỗi nhóm viết 1 từ:
 - GV nhận xét – cho điểm
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài . 
 - GV giới thiệu và ghi bảng.
 - Con ong – cây thông – vầng trăng 
- cây sung – củ gừng – củ riềng
- GV giải thích từ.
 - Củ gừng . giơ củ gừng và nói .Gừng dùng làm mứt , làm thuốc nam..
b. Quan sát mẫu
 GV cung cấp mẫu chữ
+ Những con chữ nào có độ cao bằng nhau
- Các em hãy nêu các con chữ có độ cao 1 đơn vị.
- Các con chữ có độ cao hơn 2 ô li
- Các con chữ có độ cao 1 li rưỡi
- Các con chữ có độ cao 5 ô li
+ Các con chữ được viết trong một tiếng thì phải viết như thế nào?
+ Khoảng cách từ chữ nọ sang chữ kia là bao nhiêu?
* GV thao tác mẫu
+ Từ: con ong
 - GV viết mẫu vừa viết vừa nêu quy trình viết . Viết c lia bút viết o sao cho nét cong của o chạm vào nét móc của c, lia bút sang n Cách ra khoảng viết được chữ o viết ong . Viết o rê bút sao cho nét kết thúc của o nối liền sang n , rê bút viết g sao cho nét cong của g chạm vào điểm dừng bút của n.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét
+ cây thông
+ vầng trăng
+ cây sung
+ củ gừng
+ củ riềng
- GV nhắc nhở các em về tư thế ngồi viết hợp vệ sinh.
- GV cho HS viết bài vào vở.
- GV quan sát giúp đỡ HS viết chưa đúng chưa đẹp.
 * Đánh giá
- GV thu một số bài chấm và nhận xét
- Nền nhà – nhà in – cá biển- yên ngựa 
- HS đọc đồng thanh 
- HS quan sát chữ mẫu
- HS các con chữ có độ cao 1 đơn vị, ứng với 2 ô li.
 c , o , n , ă , â , u , ư , v
- HS: Các con chữ có độ cao hơn 2 ô li.
 s , r
- HS: Chữ t
- Chữ h , g , y
- Viết liền mạch (có nét nối)
- Khoảng cách từ chữ nọ sang chữ kia là 1 con chữ cái o viết thường.
HS quan sát và viết bảng con.
con ong
cây thông
vầng trăng
cây thông
cây sung
củ gừng
củ riềng
- HS nhắc tư thế ngồi viết.
- Ngồi viết lưng phải thẳng, không tì ngực vào bàn
- HS viết bài vào vở.
 4.Củng cố dặn dò	
 - GV dựa vào bài đã chấm nhận xét chữ viết của HS: cho HS đọc lại bài viết.
 - Dặn các em về nhà viết lại bài 
- GV nhận xét giờ học 
Tuần 14
Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
Môn : Học vần
Bài 55: 
eng iêng
TCT : 119 - 120
 A. Mục tiêu
 - Đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng; Từ và các câu ứng dụng.
 - Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng.
 - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Ao, hồ, giếng.
* Giáo dục các em biết giữ sạch nguồn nước.
B. Đồ dùng dạy học
 - Bộ chữ dạy vần của GV và HS
 - Tranh vẽ cái xẻng, trống, chiêng
C. Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức	
	Văn nghệ đầu giờ
 2. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc cho 4 tổ mỗi tổ viết 1 từ. 
- GV gọi 1 - 2 em đọc câu ứng dụng
- GV nhận xét, sửa chữa và cho điểm
Tổ 1: cây sung	Tổ 2: trung thu 
 Tổ 3: củ gừng	 
 Không sơn mà đỏ
Không gõ mà kêu
 Không khều mà rụng
 3. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu bài ghi bảng
 2. Dạy vần
eng
a. Nhận diện vần
- GV chỉ vần eng và nói: eng được tạo bởi 2 âm e đứng trước, ng đứng sau.
- GV cho hs So sánh eng với ong.
- GV nhận xét sữa chữa.
- GV yêu cầu HS ghép vần eng.
- GV nhận xét chỉnh sửa
b. Đánh vần.
- Vần eng có âm gì ghép với âm gì?
- GV yêu cầu HS phát âm.
- GV chỉnh sữa phát âm cho HS.
- Hãy đánh vần, vần eng.
- GV nhận xét tuyên dương.
* Dạy tiếng khóa.
- Tiếng xẻng có âm gì ghép với vần gì?
- GV yêu cầu HS đọc trơn
- GV nhận xét
- Vậy tiếng xẻng đánh vần như thế nào?
- GV chỉnh sữa nếu sai.
- GV đính tranh và hỏi:
- Tranh vẽ gì ?
- GV nhận xét ghi bảng và cho HS đọc trơn.
- GV nhận xét chỉnh sửa
- GV chỉ bài trên bảng HS đọc xuôi, ngược lại vần mới học.
- GV nhận xét tuyên dương.
iêng
Quy trình tương tự.
 * Nhận diện vần.
- GV chỉ vần iêng và nói: iêng được tạo bởi 2 âm iê đứng trước, ng đứng sau.
- GV yêu cầu HS So sánh iêng với eng.
- GV nhận xét chỉnh sửa 
* Đánh vần.
- GV yêu cầu HS đọc vần tiếng từ trên bảng.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
- GV chỉ bài trên bảng cho HS đọc tổng hợp.
 c. Luyện viết.
 eng – cái xẻng, iêng – trống, chiêng
 GV viết mẫu và hướng dẫn HS cách viết: Đặt bút trên đường kẻ ngang dưới 1 chút viết e nét kết thúc của e là nét bắt đầu của n lia bút sao cho chạm vào nét cong của g.Nét kết thúc của g trên đường kẻ dưới 1 chút.
 GV viết mẫu và nêu cách viết: Đặt bút trên đường kẻ ngang dưới 1 chút viết l lia bút sang ươi.Nét kết thúc của i trên đường kẻ dưới 1 chút,dấu ngã đặt trên ơ. Cách ra khoảng con chữ cái o viết x lia bút sang eng, dấu hỏi đặt trên e.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét chỉnh sửa.
- Tương tự GV hướng dẫn iêng, tiếng chiêng.
d. Đọc từ ứng dụng.
- GV đính từ ứng dụng và đọc mẫu
- GV nhận xét và giải nghĩa từ:
+ Cái kẻng: Dụng cụ khi gõ vào phát ra tiếng kêu dùng để báo hiệu.
- GV chỉ bài vừa học trên bảng HS đọc toàn bài.
- GV nhận xét tuyên dương.
- HS nhắc lại tên bài: eng – iêng
- HS so sánh
+ Giống nhau: đều kết thúc bằng ng
+ Khác nhau: eng mở đầu bằng e.
- HS ghép vần eng.
- Có âm e ghép với âm ngờ.
- HS phát âm cá nhân : eng
- HS đánh vần nối tiếp - cả lớp
e – ng – eng - eng.
- Có âm x ghép với vần eng dấu hỏi đặt trên e
- HS đọc cá nhân 5 -> 6 em : xẻng
- HS đánh vần cá nhân nối tiếp, nhóm, cả lớp
x – eng – xeng – hỏi – xẻng - xẻng.
- Tranh vẽ cái xẻng
- HS đọc cá nhân - cả lớp.
 lưỡi xẻng
 eng - xẻng - lưỡi xẻng
- HS đọc cá nhân - cả lớp.
HS: so sánh
+ Giống nhau: đều kết thúc bằng ng
+ Khác nhau: iêng mở đầu bằng iê.
- HS phận tích – đánh vần – đọc trơn 
 cá nhân – nhóm – cả lớp.
i – ê – ng – iêng
chờ – iêng – chiêng
trống chiêng
- HS đọc đồng thanh
- HS quan sát chữ mẫu và viết vào bảng con
- HS đọc đồng thanh 
 cái kẻng	 củ riềng
 xà beng bay liệng
- HS tìm tiếng có chứa vần mới học.
Và đọc lại kết hợp phân tích 
- 2 HS đọc và phân tích
- HS đọc cá nhân 3 -> 5 em
 Tiết 2
3. Luyện tập
 a. Luyện đọc
- GV yêu cầu HS luyện đọc lại các vần mới học ở tiết 1.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS
* Đọc câu ứng dụng
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ứng dụng:
+ Tranh vẽ gì?
- GV nhận xét và đọc mẫu câu ứng dụng.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
b. Luyện viết.
- GV nhắc nhở HS trình bày sạch đẹp, viết đúng mẫu chữ.
- GV quan sát lớp giúp đỡ em yếu kém.
c. Luyện nói.
- GV yêu cầu HS đọc tên bài luyện nói.
- GV nêu một số câu hỏi gợi ý cho HS quan sát tranh trả lời :
+ Trong tranh vẽ những gì?
+ Chỉ vào tranh và nói đâu là giếng ?
+ Ao thường để làm gì ?
+ Giếng để làm gì ?
- GV và HS nhận xét sửa chữa – bổ xung. 
+ Để giữ vệ sinh cho nguồn nước em cần phải làm gì? 
- HS lần lượt đọc cá nhân – nhóm – cả lớp.
 e – ng – eng
xờ – eng – xeng – hỏi – xẻng
lưỡi xẻng
 iê– ng – iêng
chờ – iêng – chiêng
trống chiêng
cái kẻng	củ riềng
xà beng	bay liệng
- HS quan sát tranh và trả lời
+ Tranh vẽ ba bạn đang rủ 1 bạn đang học bài đi chơi đá bóng.
- HS đọc cá nhận – nhóm – cả lớp.
Dù ai nói ngả nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
 HS viết vào vở tập viết
- HS đọc cá nhân
 Ao – hồ – giếng
- HS quan sát tranh trả lời
- Cảnh giếng, mọi người múc nước, cảnh ao, mọi người đang cho cá ăn.
- HS lên chỉ vào tranh và nêu.
- Ao thường dùng để nuôi cá, giặt giũ
- Giếng để lấy nước ăn uống và sinh hoạt.
* Em không nên vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ, kênh rạch vì như vậy sẽ bị ô nhiễm nguồn nước 
 4. Củng cố – dặn dò	
 - GV củng cố lại bài: HS đọc lại toàn bài trên bảng lớp
 - Dặn các em về nhà đọc lại bài - xem trước bài : uông – ương.
 - GV nhận xét giờ học 
Môn : Toán
Bài : 
Phép trừ trong phạm vi 8
TCT : 53
GT: Bài tập 3, cột 2
A. Mục tiêu
 - Thuộc bảng trừ; biết làm tính trừ trong phạm vi 8
 - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ
B. Đồ dùng dạy học
 - GV : Bộ đồ dùng toán
 - 8 chấm tròn – 8 ngôi sao	
C. Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS lên bảng làm bài tập
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu bài ghi bảng: Phép trừ trong phạm vi 8.
b. Giảng bài mới
* Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8.
+ Bước 1: Giới thiệu công thức 8 – 1 = 7 và 8 -7= 1
- GV gắn lên bảng 8 chấm tròn sau đó lấy bớt ra 1 chấm tròn và cho HS nêu bài toán.
- GV gọi HS nhận xét và bổ sung.
- Vậy 8 bớt 1 còn mấy?
- Em hãy nêu phép tính cho bài toán này.
- GV cho hs nhận xét sau đó ghi bảng: 
 8 – 1 = 7
- GV gắn lên bảng 8 chấm tròn sau đó lấy bớt ra 7 chấm tròn và cho HS nêu bài toán.
- GV gọi HS nhận xét và bổ sung.
- Vậy 8 bớt 7 còn mấy?
- Em hãy nêu phép tính cho bài toán này.
- GV cho HS nhận xét sau đó ghi bảng:
 8 – 7 = 1 và gọi HS đọc.
- GV cho HS nhân xét sau đó ghi bảng và cho HS đọc lại 2 công thức trên.
+ Bước 2: GV hướng dẫn HS lập công thức còn lại quy trình tương tự như trên bằng các tình huống khác nhau.
- GV cho HS nhận xét sau đó GV chốt lại.
+ Bước 3: Hướng dẫn HS học thuộc lòng bảng trừ 8
- GV che dần các số trong bảng trừ và tổ chức cho HS học thuộc lòng bảng trừ.
- GV nhận xét tuyên dương.
c. Luyện tập
Bài 1
- Khi thực hiện phép tính ta cần chú ý gì?
- GV gọi lên bảng làm bài 
- GV bao quát giúp đỡ HS yếu
- GV cùng HS nhận xét sữa chữa.
Bài 2
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài 
- GV gọi HS lên bảng làm bài
- GV bao quát giúp đỡ HS yếu.
- GV cùng HS nhận xét sữa chữa.
Bài 3:
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Khi thực hiện dạng toán dãy tính ta cần thực hiện thế nào?
- GV gọi HS lên bảng làm bài
- GV bao quát giúp đỡ HS yếu.
- GV cùng HS nhận xét sữa chữa.
Bài 4 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài toán
- GV cho HS quan sát tranh tranh và nêu bài toán
- GV yêu cầu HS nêu bài toán
- GV gọi HS lên bảng ghi phép tính thích hợp
- GV và HS nhận xét và sửa chữa.
- 3 HS làm bài trên bảng lớp
- Cả lớp làm vào bảng con
 7 + 1 = 8 6 + 2 = 8 
 5 + 3 = 8
- HS nhắc lại tên bài.
- HS quan sát và nêu:
 + Có 8 chấm tròn, bớt đi 1 chấm tròn. Hỏi còn lại mấy chấm tròn?
- 8 bớt 1 còn 7.
 8 – 1 = 7
-HS đọc cá nhân - cả lớp.
Có 8 chấm tròn, bớt đi 7 chấm tròn. Hỏi còn lại mấy chấm tròn?
 8 bớt 7 còn 1
 8 – 7 = 1
- HS đọc cá nhân - cả lớp.
- HS đọc cá nhân - cả lớp.
 + Có 8 ngôi sao, bớt đi 2 ngôi sao. Hỏi còn lại bao nhieu ngôi sao?
8 – 2 = 6
 + Có 8 ngôi sao, bớt đi 6 ngôi sao. Hỏi còn lại bao nhiêu ngôi sao?
8 – 6 = 2
 + Có 8 ngôi sao, bớt đi 3 ngôi sao. Hỏi còn lại bao nhiêu ngôi sao?
8 – 3 = 5
 + Có 8 ngôi sao, bớt đi 5 ngôi sao. Hỏi còn lại bao nhiêu ngôi sao?
8 – 5 = 3
 + Có 8 ngôi sao, bớt đi 4 ngôi sao. Hỏi còn lại bao nhiêu ngôi sao?
8 – 4 = 4
- HS đọc nối tiếp cá nhân, cả lớp.
8 – 1 = 7	8 – 2 = 6
8 – 7 = 1	8 – 6 = 2
8 – 3 = 5	8 – 5 = 3
 8 – 4 = 4
Tính
- Viết các số thẳng cột với nhau
-
-
-
-
-
-
-
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con.
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
 8 8 8 8 8 8 8 1 2 3 4 5 6 
 7 6 5 4 3 2 
Tính:
- 2 HS lên bảng làm bài 
- Cả lớp làm vào vở và nêu kết quả.
1 + 7 = 8	2 + 6 = 8 4 + 4 = 8
8 – 1 = 7	8 – 2 = 6 8 – 4 = 4
8 – 7 = 1	8 – 6 = 2 8 – 8 = 0
Tính
- Ta cần thực hiện từ trái sang phải.
- 1 HS lên bảng làm bài
- Cả lớp làm vào vở.
 8 – 4 = 4	
 8 – 1 – 3 = 4
 8 – 2 – 2 = 4
Cột 2 – 3 dành cho HS khá giỏi
 - 2 HS làm bài trên bảng lớp
 8 – 5 = 3 8 – 8 = 0
8 – 2 – 3 = 3 8 – 0 = 8
8 – 1 – 4 = 3 8 + 0 = 8
 Viết phép tính thích hợp
a. Có 8 quả lê, bớt đi 4 quả. Hỏi còn lại mấy quả?
8
-
4
=
4
Phần còn lại dành cho HS khá giỏi
 5 – 2 = 3
 8 – 3 = 5
 8 – 6 = 2
4. Củng cố dặn dò
 - GV gọi HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 8 - GV dặn HS về học thuộc lòng bảng trừ trong phạm vi 8 và xem trước bài : Luyện tập.
 - GV nhận xét tiết học.
Môn : Đạo đức
 TCT : 14
 Bài : Đi học đều và đúng giờ
 A. Mục tiêu
 - Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
 - Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.
 - Biết được nhiệm vụ của HS là đi học đều và đúng giờ.
 - Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ.
 * Biết nhắc nhở bạn bè đi học đều và đúng giờ.	
B. Tài liệu và phương tiện
 - Tranh đạo đức bài tập 1, bài tập 4
C. Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
- GV nêu câu hỏi và gọi 3 HS trả lời:
 + Khi chào cờ em cần đứng với tư thế như thế nào?
 + Em hãy làm động tác khi chào cờ?
- GV nhận xét và đánh giá.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và ghi bảng: Đi học đều và đúng giờ.
b. Giảng bài mới
 * Hoạt động1: 
- Quan sát tranh bài tập 1
- GV giới thiệu tranh bài tập 1: Thỏ và Rùa là hai bạn học cùng lớp. Thỏ thì nhanh nhẹn còn Rùa vốn tính chậm chạp. Chúng ta hãy đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra với hai

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 1 TUAN 1314 CKTKN.doc