Kế hoạch bài dạy khối 1 - Tuần 4 - Trường tiểu học Ngô Văn Tô

I/ Mục tiêu:

- HS đọc, viết được n, m. Đọc được các tiếng, từ ngữ và câu ứng dụng.

 Nhận ra chữ n, m trong các tiếng của một văn bản bất kì.

 Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bố mẹ, ba má

- Rèn hs thực hiện thành thạo các thao tác nge, nói, đọc, viết.

- Tập cho học sinh có thói quen trật tự, tập trung xây dựng bài, nghe, nói, đọc, viết cẩn thận, chính xác.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Vỡ tập viết mẫu-bộ ghép chữ tiếng việt, cái nơ, trái me.

III/ Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động 1: Kiến thức cũ

- Vừa qua các em học vần gì?

- Gv gọi hs đọc bài, kèm hs yếu đọc

- GV nhận xét, ghi điểm

- Gv đọc hai lần: i, a, bi, cá, bi ve, ba lô

- GV nhận xét

 

doc 42 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy khối 1 - Tuần 4 - Trường tiểu học Ngô Văn Tô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động 1: Kiến thức cũ
Vừa rồi các em học vần bài gì?
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Luyện tập
Luyện đọc
GV gọi hs đọc lại bài ôn, kèm hs yếu đọc
Đọc câu ứng dụng
Tranh vẽ gì? (gia đình cò, bố mẹ đang tìm mồi) – gv gọi hs đọc câu ứng (cò bố mò cá, cò mé tha cá về tổ) cá nhân, đồng thanh
Hoạt động 2.2: Luyện viết
GV viết mẫu, hs xem viết vào vỡ 
Hoạt động 2.3: Kể chuyện: cò đi là dò
Câu chuyện: cò đi lò dò lấy từ câu chuyện “ Anh nông dân và con cò”
Gv kể lại câu chuyện một cách diễn cảm
Tranh 1: Anh nông dân đem cò về chạy chữa và nuôi nấng
Tranh 2: Cò con trong nhà
Nó lò dò đi khắp nhà rồi bắt ruồi, quét dọn nhà cửa
Tranh 3: Cò con bỗng thấy đàn cò bay lượn vui vẽ. Nó nhớ lại những ngày tháng còn đang vui sống cùng bố mẹ và anh chị em.
Tranh 4: Mỗi khi có dịp là cò lại cũng cả đàn kéo tới thăm anh nông dân và cánh đồng của mình.
- Ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm chân thành đáng quý giữa cò và anh nông dân
Hoạt động 3: Kết thúc
Vừa rồi các em học vần bài gì?
Gv gọi hs đọc bài, phân tích tiếng
GV nhận xét
Đọc, viết lại âm, tiếng, từ vừa ôn
Xem trước bài 17 (u, ư).
Tuần 5
Thứ . . . . . . . . . . . . . , ngày . . . . . . tháng . . . . . . năm . . . . . .
Bài: 17	Môn: Học vần
U, Ư
I/ Mục tiêu:
HS đọc, viết được u, ư, nụ, thư. Đọc được các tiếng, từ và câu ứng dụng
Nhận ra chữ u, ư trong các tiếng của một văn bản bất kì.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ để: Thủ đô
Rèn học sinh thực hiện thành thạo các thao tác nghe, nói, đọc, viết.
Tập cho hs có thói quen trật tự, tập trung, xây dựng bài, nghe, nói, đọc, viết.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ tiếng việt, vỡ tập viết mẫu, bộ chữ tập viết, tranh sách giáo khoa (SGK), vật thật.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Vừa qua các em học vần bài gì?
GV gọi hs đọc bài, kèm hs yếu đọc.
GV nhận xét ghi điểm
GV đọc: n, th, mẹ, đi, thợ nề
GV nhận xét
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Trên tay cô cầm cái gì?
Tiếng nụ có âm và thanh gì em đã học rồi?
GV giới thiệu u in, u viết
GV phát âm âm u hai lần, miệng mở hẹp như I nhưng tròn môi, hs phát âm vài em, đồng thanh
Các em tìm âm u đọc cá nhân cả lớp, đồng thanh.
Có âm u muốn có tiếng nụ ta thêm âm gì?
Các em tìm ghép tiếng nụ đọc đánh vần cá nhân cả lớp, đồng thanh.
Các em đọc trơn tiếng nụ cá nhân cả lớp, đồng thanh, gv ghi tiếng nụ trên bảng
Các em tìm ghép tiếng mới có âm u.
* Đây là ư in, ư viêt
GV phát âm mẫu hai lần âm ư (miệng mỡ hẹp như phát âm i, u nhưng thân lưỡi hơi nâng lên) hs phát âm vài em, đồng thanh
Các em tìm âm ư đọc cá nhân cả lớp, đồng thanh
So sánh âm u với âm ư
+ Giống nhau: Cùng có âm u
+ Khác nhau: ư có thêm dấu râu
Thực hiện tương tự như trên.
* Nghĩ giải lao
Muốn viết chữ u ta viết như thế nào? (nét xiên phải và hai nét móc ngược).
GV vừa nêu vừa viết mẫu chữ u, hs viết, đọc
Các em viết lại chữ u, đọc vài em
Các em tìm viết tiếng mới có chữ u: Lũ, hủ, củ, dù, đủ, tú, thu . . . 
Muốn viết chữ ư ta viết như thế nào? (viết như u bỏ thêm dấu râu).
GV vừa nêu vừa viết mẫu chữ ư, hs viết, đọc
Các em viết lại chữ ư, đọc vài em.
Các em tìm viết tiếng mới có chữ ư: dư, cử, tư, thứ, nữ, lư, . . .
GV giới thiệu từ: cô thu, đu đủ, dì nữ, lữ thứ.
GV gọi hs đọc từ tìm tiếng có âm vừa học. 
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, cả bài.
GV nhận xét ghi điểm
Chuẩn bị dụng cụ cho tiết sau. 
Tiết: 2
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Các em vừa học vần bài gì?
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Đọc bảng lớp:
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, câu.
Luyện tập
GV đọc: u, ư, nụ, thư, hs viết,đọc vài em
GV nhắc nhỡ hs cách để vỡ, cách cầm bút và tư thế ngồi viết
GV viết mẫu chữ u, viết chữ u lần hai xong, gv đến từng bàn xem và giúp đỡ. 
Tương tự: ư, nụ, thư.
GV kiểm tập hs ghi điểm
* Nghĩ giải lao
Đọc SGK.
GV đọc mẫu SGK
GV gọi hs đọc phân tích tiếng, kèm hs yếu đọc
Luyện nói:
GV giới thiệu tranh rút ra tên chủ đề: Thủ đô
+ Trong tranh cô giáo đưa hs thăm cảnh gì? (Chùa Một Cột)
+ Chùa Một Cột ở đâu? (Hà Nội)
+ Hà Nội còn được gọi là gì? (Thủ Đô)
+ Mỗi nước có mấy Thủ Đô? (1)
+ Em biết gì về Thủ Đô Hà Nội? (Tranh ảnh, phim, qua chuyện kể)
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
Trò chơi: ai nhìn, ai đúng.
Các em mỗi người tìm tiếng có âm u, ư viết vào bảng con. Ai tìm nhiều, đúng, nhanh người đó thắng.
Gv nhận xét
Đọc, viết lại bài vừa học
Xem trước bài 18.
Thứ . . . . . . . . . . . . . , ngày . . . . . . tháng . . . . . . năm . . . . . .
Bài: 18	Môn: Học vần
X, CH
I/ Mục tiêu:
HS đọc, viết được x, ch, xe, chó. Đọc được từ ngữ và câu ứng dụng
Nhận ra chữ x, ch trong các tiếng của một văn bản bất kì.
HS phát triển lời nói tự nhiên theo chủ để: Xe bò, xe lu, xe ôtô. 
Rèn học sinh thực hiện thành thạo các thao tác nghe, nói, đọc, viết.
Tập cho hs có thói quen trật tự, tập trung, xây dựng bài, nghe, nói, đọc, viết cẩn thận, chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ tiếng việt, vỡ tập viết mẫu, bộ chữ viết, tranh sách giáo khoa (SGK).
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Hôm qua các em học âm gì?
GV gọi hs đọc cả bài, kèm hs yếu đọc.
GV nhận xét ghi điểm
GV đọc hai lần: u, ư, đủ, thứ, cá thu
GV nhận xét
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tranh vẽ gì?
Tiếng xe có âm gì em đã học rồi? (e)
GV giới thiệu x in, x viết, phát âm hai lần (Đầu lưỡi tạo với môi răng một khi hẹp, hơi thoát ra xát nhẹ, không có tiếng thanh)
GV gọi hs phát âm vài em, đồng thanh
Các em tìm âm x đọc cá nhân cả lớp, đồng thanh.
Có âm x muốn có tiếng xe ta thêm âm âm gì? (e) đứng ở đâu? (sau âm x)
Các em tìm ghép tiếng xe đọc đánh vần cá nhân cả lớp, đồng thanh, gv đính tiếng xe.
Các em đọc trơn tiếng xe cá nhân cả lớp, đồng thanh, gv viết tiếng xe trên bảng
Các em tìm ghép âm x với các âm và thanh đã học để tạo thành tiếng mới.
* Đây là CH in, ch viêt
GV phát âm mẫu hai lần (lưỡi trước chạm lợi rồi bật nhẹ không có tiếng thanh) 
Thực hiện tương tự âm x
* Nghĩ giải lao
Muốn viết chữ x ta viết như thế nào? (một nét cong hở trái, một nét cong hở phải cao 2 ô li). GV cho hs xem chữ x viết.
GV vừa nêu vừa viết mẫu chữ x, hs viết, đọc vài em. Các em viết lại chữ x, đọc vài em.
Các em tìm viết tiếng mới có chữ x: xù, Xã, xô, xí,xờ, .. . 
Muốn viết chữ ch ta viết như thế nào? (c lia sang h).
GV vừa nêu vừa viết mẫu chữ ch, hs viết, đọc vài em.
Các em viết lại chữ ch, đọc vài em.
Các em tìm viết tiếng mới có chữ ch: chị, chả, cho, chở, chữ, chú, chè . . . 
GV giới thiệu từ: chị na, chú tư, về xứ, xa xa.
GV gọi hs đọc từ tìm tiếng có âm em vừa học. 
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
GV gọi hs đọc tiếng, từ, cả bài.
GV nhận xét ghi điểm.
Chuẩn bị dụng cụ học tiết sau. 
Tiết: 2
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Các em vừa học âm gì?
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Hoạt động 2.1:Đọc bảng lớp
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, câu, phân tích.
Hoạt động 2:luyện viết.
GV đọc: x, ch, xe, chó, hs viết,đọc vài em.
GV nhắc nhỡ hs cách để vỡ, cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
GV viết mẫu chữ x, viết lần hai xong, gv đến từng bàn xem và giúp đỡ hs viết vào vỡ.
Tương tự: ch, xe, chó.
GV kiểm tập hs ghi điểm.
* Nghĩ giải lao.
Hoạt động 2.3: Đọc SGk
GV đọc SGK.
GV gọi hs đọc, phân tích tiếng, kèm hs yếu đọc.
Hoạt động 2.4: Luyện nói:
GV giới thiệu tranh ra tên chủ đề: X bò, xe lu, xe ô tô.
+ Vì sao gọi là xe bò?(dùng bò để kéo)
+ Xe bò dùng để làm gì?(chở đồ vật, người)
+ Ở quê em có xe bò không?
+ Xe lu dùng để làm gì?(để cáng đường cho bằng phẳng)
+ Xe ô tô dùng để làm gì?(chở khách)
+ Ở quê em thường dùng loại xe nào?
+ Em thích đi loại xe nào? Vì sao?
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
Giáo viên gọi hs đọc bài, phân tích tiếng.
Giáo viên nhận xét.
Đọc, viết lại bài vừa học.
Xem trước bài 19.
Thứ . . . . . . . . . . . . . , ngày . . . . . . tháng . . . . . . năm . . . . . .
Bài: 19	Môn: Học vần
S R
I/ Mục tiêu:
HS đọc, viết được s, r, sẻ, rễ. Đọc được từ và câu ứng dụng
Nhận ra chữ s, r trong các tiếng của một văn bản bất kì.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ để: rổ, rá 
Rèn học sinh thực hiện thành thạo các thao tác nghe, nói, đọc, viết.
Tập cho hs có thói quen trật tự, tập trung, xây dựng bài, nghe, nói, đọc, viết cẩn thận, chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ tiếng việt, vỡ tập viết mẫu, tranh sách giáo khoa (SGK), bô chữ Tập viết
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Hôm qua các em học âm gì?
GV gọi hs đọc cả bài, kèm hs yếu đọc.
GV nhận xét ghi điểm.
GV đọc hai lần: x , ch , xe, chả , thợ xẻ , hs viết , gv gọi vài hs đọc
GV nhận xét.
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tranh vẽ con gì?( chim sẻ)
Tiếng sẻ có âm và thanh gì em đã học rồi?
GV giới thiệu S in s viết
Gv phát âm mẫu âm S(nêu cách phát âm hs phát âm vài em, đồng thanh)
Các em tìm âm s đọc cá nhân cả lớp, đồng thanh, gv đính âm s
Có âm s muốn có tiếng sẻ ta thêm âm gì? (e, dấu hỏi) đứng ở đâu ( sau s)
Các em tìm ghép tiếng sẻ đọc đánh vần cá nhân cả lớp, đồng thanh, gv đính tiếng sẻ
Các em đọc trơn tiếng sẻ cá nhân cả lớp, đồng thanh, gv viết tiếng sẻ.
Các em tìm ghép tiếng mới có âm s.
* Đây là R in, r viêt
GV phát âm mẫu âm r, hs phát âm vài em, đồng thanh.
Các em tìm âm r đọc cá nhân cả lớp, đồng thanh, gv đính âm r
So sánh âm s và âm r
+ Giống nhau: Đều có nét xiên và nét thắt
+ Khác nhau: Âm s xó kết thúc nét cong hở trái âm r nét móc ngược.
Thực hiện tương tự âm s
* Nghĩ giải lao
Muốn viết âm s ta viết như thế nào? (nét xiên phải, nét thắt và nét cong hở trái). 
GV vừa nêu vừa viết mẫu chữ s, hs viết, đọc vài em. 
Các em viết lại chữ x, đọc vài em.
Các em tìm viết tiếng mới có chữ s: sô, số, sợ, su, sử, sả, sẽ, si, . . . 
Muốn viết chữ r ta viết như thế nào? (nét xiên phải, nét thắt và nét móc ngược).
GV vừa nêu vừa viết mẫu chữ r, hs viết, đọc vài em.
Các em viết lại chữ r, đọc vài em.
Các em tìm viết tiếng mới có chữ r: rế, rì, rá, rổ, rò, rù, rè, . . 
GV giới thiệu từ: chữ số, su su, rổ rá, cá rô.
GV gọi hs đọc từ tìm tiếng có âm em vừa học. 
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, cả bài.
GV nhận xét ghi điểm.
Chuẩn bị dụng cụ học tiết sau. 
Tiết: 2
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Các em vừa học âm gì?
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Hoạt động 2.1:Đọc bảng lớp
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, câu, phân tích.
Hoạt động 2.2: luyện viết.
GV đọc: s, r, sẽ, rễ, hs viết,đọc vài em.
GV nhắc nhỡ hs tư thế ngồi viết, cách cầm bút và cách để vỡ. 
GV viết mẫu chữ s, viết chữ s lần hai xong, gv đến từng bàn xem và giúp. 
Tương tự: r, sẽ, rễ
GV kiểm tập ghi điểm.
* Nghĩ giải lao.
Hoạt động 2.3: Đọc SGk
GV đọc mẫu SGK.
GV gọi hs đọc, phân tích tiếng, kèm hs yếu đọc.
 Hoạt động 2.4: Luyện nói:
GV giới thiệu tranh rút ra tên chủ đề: rổ, rá.
Em hãy chỉ cái nào là rổ, cái nào là rá?
Rổ rá thường được làm bằng gì? (trúc, mũ)
Rổ thường dùng làm gì? (đựng rau, thịt, cá)
Rá thường dùng làm gì? (gút gạo nếp, tẻ)
Rổ và rá có gì khác nhau? (rổ đang thưa hơn rá)
Ngoài rổ, rá, ra em còn biết vật gì làm bằng mây tre? (thúng, mũng, sang, dừng, nia, ki, . . )
Quê em có ai đang rổ, rá không?
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
Giáo viên gọi hs đọc bài, kèm hs yếu đọc, phân tích.
Giáo viên nhận xét.
Đọc, viết lại bài âm s, r.
Xem trước bài 20.
Thứ . . . . . . . . . . . . . , ngày . . . . . . tháng . . . . . . năm . . . . . .
Bài: 20	Môn: Học vần
K KH
I/ Mục tiêu:
HS đọc, viết được k, kh, kẻ, khế. Đọc được các tiếng, từ và câu ứng dụng
Nhận ra được âm k, kh và các tiếng mới học trong sách báo.
HS phát triển lời nói tự nhiên theo chủ để: ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu.
Rèn học sinh thực hiện thành thạo các thao tác nghe, nói, đọc, viết.
Tập cho hs có thói quen trật tự, tập trung, xây dựng bài, nghe, nói, đọc, viết, cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ tiếng việt, tập trung xây dựng bài, vỡ tập viết mẫu, tranh sách giáo khoa (SGK), quả khế.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Hôm qua các em học âm gì?
GV gọi hs đọc cả bài, kèm hs yếu đọc.
GV nhận xét ghi điểm
GV đọc hai lần: s, r, số, rổ, chữ số.
GV nhận xét
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tranh bên trái vẽ gì? (Bé kẻ)
Tiếng kẻ có âm và thanh gì em đã học rồi?
GV phát âm mẫu âm k hai lần, hs phát âm vài em, đồng thanh
Các em tìm âm k đọc cá nhân cả lớp, đồng thanh.
Có âm k muốn có tiếng kẻ ta thêm âm và thanh gì? (âm e, dấu hỏi) đứng ở đâu? ( sau k)
Các em tìm ghép tiếng kẻ đọc đánh vần cá nhân cả lớp, đồng thanh. Gv đính tiếng kẻ
Các em đọc trơn tiếng kẻ cá nhân cả lớp, đồng thanh, gv ghi tiếng kẻ 
Các em tìm ghép tiếng mới có âm k (k: ê, e, i).
* Đây là kh in, kh viết
GV phát âm mẫu âm kh (góc lưỡi lui về phía vòm mềm tạo nên khe hẹp hơi thoát ra tiếng xát nhẹ không có tiếng thanh) 
Âm kh có mấy âm? (k và h)
Các em tìm ghép âm kh đọc cá nhân cả lớp, đồng thanh, Gv đính âm kh.
So sánh âm k với âm kh.
+ Giống nhau: Đều có âm k
+ Khác nhau: âm kh có thêm âm h
Thực hiện tương tự âm k.
* Nghĩ giải lao
Muốn viết chữ k ta viết như thế nào? (nét khuyết trên, nét thắt và nét móc ngược).
GV vừa nêu vừa viết mẫu chữ k, đọc vài em.
Các em sử dụng các âm và thanh đã học tạo thành tiếng mới có chữ k (nắm luật chính tả): kề, kể, kì, ké, . . 
Muốn viết chữ kh ta viết như thế nào? (k lia sang h).
GV vừa nêu vừa viết mẫu chữ kh, hs viết, đọc
GV xóa chữ kh, hs viết lại, đọc vài em.
Các em tìm viết tiếng mới có chữ kh: khẽ, khỉ, khá, khứ, khó, khô, khờ, . . .
GV giới thiệu từ: ki kỉ, kẽ cả, khề khà, khe khẻ.
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, cả bài.
GV nhận xét ghi điểm
Chuẩn bị dụng cụ học tập cho tiết sau. 
Tiết: 2
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Các em vừa học âm gì?
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Đọc bảng lớp:
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, câu, phân tích
Hoạt động 2.2: Luyện viết
Luyện tập
GV đọc: k, kh, kẻ, khế, hs viết,đọc vài em
GV nhắc nhỡ hs cách cầm bút, cách để vỡ và tư thế ngồi viết
GV vừa nêu vừa viết mẫu chữ k, viết chữ k lần hai xong, gv đến từng bàn xem và giúp đỡ. 
Tương tự: kh, kẻ, khế.
GV kiểm tập hs ghi điểm
* Nghĩ giải lao
Hoạt động 2.3: Đọc sách giáo khoa
GV đọc mẫu SGK
GV gọi hs đọc phân tích, kèm hs yếu đọc
Luyện nói:
GV giới thiệu tranh rút ra tên chủ đề: ù ù, vo vo, ro ro, tu tu.
Tranh vẽ cái gì? (cối xay, bão, đàn ong bay, đạp xe, còi tàu)
Các vật trong tranh có tiếng kêu như thế nào?
Các em có biết tiếng kêu của loài vật khác không? (con vịt kêu quạc quạc, con gà trống kêu ò ó o o , gà mái kêu tục tục, gà con kêu chiếp chiếp, . . )
Có tiếng kêu nào làm cho con người sợ? (tiếng sấm)
Tiếng kêu nào làm con người thích? (tiếng gió kêu)
Các em bắt chước tiếng kêu trong tranh.
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
Trò chơi: Các tổ thi đua tìm tiếng có âm k, kh.
Gv nhận xét
Xem trước bài 21.
Thứ . . . . . . . . . . . . . , ngày . . . . . . tháng . . . . . . năm . . . . . .
Bài: 21	Môn: Học vần
ÔN TẬP
I/ Mục tiêu:
HS đọc, viết phát âm thành thạo các âm, chữ vừa học trong tuần: u, ư, x, ch, s, r, k, kh. Đọc đúng và trôi chảy các từ và câu ứng dụng. Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện kể.
Rèn học sinh thực hiện thành thạo các thao tác 
Tập cho hs có thói quen trật tự, tập trung, xây dựng bài, nghe, nói, đọc, viết, cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng ôn, tranh SGK, vỡ tập viết mẫu.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Hôm qua các em học âm gì?
GV gọi hs đọc cả bài, kèm hs yếu đọc.
GV nhận xét ghi điểm
GV đọc hai lần: k, kh, kể, khá.
GV nhận xét
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Hoạt động 2.1: GV gọi hs đọc lai các âm đã học trong tuần
Gv ghi các âm đã học: u, ư, x, ch, s, r, k, kh
Các em quan sát và nhận xét bảng ôn còn thiếu âm nào đã học
Hoạt động 2.2: ôn tập các chữ và âm đã học
GV gọi hs đọc bảng ôn các âm đã học trong tuần qua
Hoạt động 2.3: ghép chữ thành tiếng
GV yêu cầu hs ghép các chữ ở cột dọc với các chữ ở dòng ngang để tạo thành tiếng.
Các em ghép: âm và các thanh đã học để tạo thành tiếng mới.
Hoạt động 2.4: Đọc từ ứng dụng
Gv gọi hs đọc từ: xe chỉ, củ sả, rổ khế, kẻ ô
GV giải thích từ: xe chỉ: xoắn các sợi nhỏ với nhau thành sợi lớn.
GV gọi hs nhận xét.
Hoạt động 2.5: Tập viết từ ứng dụng
GV đọc: xe chỉ, củ sả, hs viết, đọc vài em
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học vần bài gì?
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, phân tích. 
Tiết: 2
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
GV gọi hs nêu các âm vừa ôn?
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Luyện đọc:
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, câu, ứng dụng, gv kèm hs yếu đọc
Hoạt động 2.2: Luyện viết
GV nhắc nhỡ hs cầm bút, cách để vỡ và tư thế ngồi viết.
GV viết mẫu từ: xe chỉ, viết từ lần hai xong gv đến từng bàn xem và giúp đỡ
Tương tự: củ sả
Hoạt động 2.3: Kể chuyện: Thỏ và sư tử
GV kể lần 1 diễn cảm, kể lần hai theo tranh
GV gọi hs kể theo tranh
Tranh 1: Thỏ đến gặp sư tử thật muộn
Tranh 2: Cuộc đối đáp giữa thỏ và sư tử
Tranh 3: Thỏ dẫn sư tử đến một cái giếng, sư tử nhìn xuống đáy giếng thấy một con sư tử hung dữ đang chầm chầm nhìn mình
Tranh 4: Tức mình nó liền nhảy xuống định cho con sư tử kia một trận. Sư tử giãy giụn mãi rồi sặc nước mà chết.
+ Những kẻ giang ác kêu căng bao giờ cũng bị trừng phạt
Hoạt động 3: Kết thúc
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, câu
Gv nhận xét
Đọc viết lại bài vừa học.
Xem trước bài số 22.
Tuần 6
Thứ . . . . . . . . . . . . . , ngày . . . . . . tháng . . . . . . năm . . . . . .
Bài: 22	Môn: Học vần
P PH NH
I/ Mục tiêu:
HS đọc, viết được p, ph, nh, phố xá, nhà lá. Hs đọc được các từ và câu ứng dụng
Mở rộng lời nói tự nhiên theo chủ để: Chợ phố, thị xã.
HS tìm được những chữ đã học trong SGK, báo, văn bản bất kì.
Rèn học sinh thực hiện thành thạo các thao tác nghe, nói, đọc, viết.
Tập cho hs có thói quen trật tự, tập trung, xây dựng bài, nghe, nói, đọc, viết chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ tiếng việt, vỡ tập viết mẫu, tranh sách giáo khoa (SGK), quả nho, ly cà phê
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Vừa qua các em học vần bài gì?
GV gọi hs đọc cả bài, kèm hs yếu đọc.
GV nhận xét ghi điểm
GV đọc mẫu hai lần: x, k, ch, xe, kẻ, chỉ, kẻ ô, xe chỉ
GV nhận xét
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Trên tay cô cầm ly gì?(cà phê)
Tiếng phê có âm gì em đã học rồi? (e)
Âm ph có âm gì em đã học rồi? (h)
GV giới thiệu p in p viết
GV phát âm mẫu âm p (uống lưỡi hơi thoát mạnh, không có tiếng thanh) hs đọc vài em, đồng thanh
Các em tìm âm p đọc cá nhân cả lớp, đồng thanh, gv đính âm p
Hoạt động 2.2: Còn đây là ph in, ph viết
Âm ph được ghép bởi những âm nào? 
GV phát âm mẫu âm ph hai lần (môi trên và răng được tạo thành một khe hẹp, hơi thoát nhẹ, không có tiếng thanh), hs phát âm vài em, đồng thanh
Các em tìm âm ph đọc cá nhân cả lớp, đồng thanh, gv đính âm ph
So sánh âm p với âm ph
+ Giống nhau: Đều có âm p
+ Khác nhau: âm ph có thêm âm h
Có âm ph muốn có tiếng phê ta thêm âm gì? (ê)
Các em tìm ghép phê đọc đánh vần cá nhân cả lớp, đồng thanh, gv đính tiếng phê.
GV gọi hs đọc trơn tiếng phê cá nhân cả lớp, đồng thanh, gv viết tiếng phê.
Các em tìm ghép tiếng mới có âm ph
Hoạt động 2.3: Đây là nh in, nh viết
Âm nh được ghép bởi những âm nào? (n, h)
Gv phát âm mẫu nh hai lần (mặt lưỡi nâng lên chạm vòm, bật ra thoát hơi qua miệng và mũi) hs phát âm vài em, đồng thanh
Các em tìm ghép âm nh đọc cá nhân cả lớp, đồng thanh, gv đính âm nh
So sánh âm ph với âm nh
+ Giống nhau: Đều có âm h
+ Khác nhau: âm ph có p đứng trước, âm nh có n đứng trước
Thực hiện âm ph tương tự âm ph.
* Nghĩ giải lao
Muốn viết chữ p ta viết như thế nào? (nét xiên phải, nét sổ và nét móc hai đầu).
GV vừa nêu vừa viết mẫu chữ ph, hs viết, đọc vài em
GV xóa, các em viết lại chữ ph, đọc vài em
Các em tìm viết tiếng mới có chữ ph: phà, phố phở, phú, phế, phì . . .
Muốn viết chữ nh ta viết như thế nào? (ta viết chữ n lia sang chữ h liền bút không nhấc bút)
GV vừa nêu vừa viết mẫu chữ nh, hs viết, đọc vài em
GV xóa, các em viết lại chữ nh, đọc vài em
Các em tìm viết tiếng mới có âm nh: nhà, nhờ, nhỏ, nhì, nhớ, như . . .
GV giới thiệu từ: ph ache, phì phô, nha sĩ, nhớ nhà
GV gọi hs đọc, tìm tiếng có âm vừa học. 
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, cả bài.
GV nhận xét ghi điểm
Chuẩn bị dụng cụ cho tiết sau. 
Tiết: 2
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Các em vừa học vần bài gì?
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Đọc bảng lớp:
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, câu.
Hoạt động 2.2: Luyện tập
GV đọc: p, ph, nh, phố xá, nhà lá 
GV nhắc nhỡ hs cách để vỡ, cách cầm bút và tư thế ngồi viết
GV viết mẫu chữ p, viết chữ p lần hai xong, gv đến từng bàn xem và giúp đỡ. 
Tương tự: ph, nh, phố xá, nhà lá
GV kiểm tập hs ghi điểm
* Nghĩ giải lao
Đọc SGK.
Hoạt động 2.3: Đọc mẫu SGK
GV đọc mẫu SGK
GV gọi hs đọc, phân tích tiếng, kèm hs yếu đọc
Hoạt động 2.4: Luyện nói:
GV giới thiệu tranh rút ra tên chủ đề? (ở gần chợ)
Nhà em ở gần chợ không?
Nhà em ai đi chợ?
Chợ dùng để làm gì? (mua và bán những đồ cần thiết trong ga đình)
Thị xã ta đang ở có tên gì? (Tây Ninh)
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
Trò chơi: Thi đua tìm tiếng có âm ph, nh
Gv nhận xét
Đọc, viết lại bài vừa học
Xem trước bài 23.
Thứ . . . . . . . . . . . . . , ngày . . . . . . tháng . . . . . . năm . . . . . .
Bài: 23	Môn: Học vần
G GH
I/ Mục tiêu:
HS đọc, viết được g, gh, gà ri, ghế gổ. Hs đọc được các từ và câu ứng dụng
HS đọc được các từ và câu ứng dụng
Mở rộng lời nói tự nhiên theo chủ để: gà ri, gà gô
Rèn học sinh đọc, viết thành thạo kiến thức trên.
Tập cho hs có thói quen trật tự, tập trung, xây dựng bài, nghe, nói, đọc, viết chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ tiếng việt, tranh sách giáo khoa (SGK), vỡ tập viết mẫu, bộ chữ tập viết.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Hôm qua các em học âm gì?
GV gọi hs đọc cả bài, kèm hs yếu đọc.
GV nhận xét ghi điểm
GV đọc mẫu hai lần: p, ph, nh, phà, nhớ, nho khô
GV nhận xét
Vừa rồi các em học âm gì?
Gv gọi hs đọc âm, tiếng từ cả bài
GV nhận xét ghi điểm
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tranh vẽ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hoc van.doc