Kế hoạch bài dạy khối 1 - Tuần 19 - Trường Tiểu Học Vĩnh Thái

I. MỤC TIÊU:

 HS cần phải:

- Biết cách nấu cơm.

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Một số dụng cụ, vật liệu cần thiết: gạo tẻ, nồi nấu cơm thường và nồi cơm điện, bếp dầu hoặc bếp ga du lịch, dụng cụ đong gạo, rá, chậu, đũa để nấu cơm, xô chứa nước sạch.

- Một số loại phiếu học tập.

Phiếu học tập (tham khảo)

1. Kể tên các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng

 2. Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng .và cách thực hiện:

 3. Trình bày cách nấu cơm bằng .

 4. Theo em, muốn nấu cơm bằng .đạt yêu cầu (chín đều, dẻo), cần chú ý nhất khâu nào ?

 5. Nêu ưu, nhược điểm của cách nấu cơm bằng .

 6. Nếu được lựa chọn một trong hai cách nấu cơm, em sẽ chọn cách nấu cơm nào khi giúp

doc 20 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy khối 1 - Tuần 19 - Trường Tiểu Học Vĩnh Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:19
Ngày dạy:16/01/07
BÀI 9: 	 	 NẤU CƠM
	 (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
	HS cần phải:
- Biết cách nấu cơm.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Một số dụng cụ, vật liệu cần thiết: gạo tẻ, nồi nấu cơm thường và nồi cơm điện, bếp dầu hoặc bếp ga du lịch, dụng cụ đong gạo, rá, chậu, đũa để nấu cơm, xô chứa nước sạch.
- Một số loại phiếu học tập.
Phiếu học tập (tham khảo)
1. Kể tên các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng
2. Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng .và cách thực hiện:
3. Trình bày cách nấu cơm bằng ..
4. Theo em, muốn nấu cơm bằng .đạt yêu cầu (chín đều, dẻo), cần chú ý nhất khâu nào ?
5. Nêu ưu, nhược điểm của cách nấu cơm bằng .
6. Nếu được lựa chọn một trong hai cách nấu cơm, em sẽ chọn cách nấu cơm nào khi giúp đỡ gia đình ? Vì sao ? (dùng vào tiết 2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
II. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách nấu cơm ở gia đình
- GV đặt câu hỏi để HS nêu các cách nấu cơm ở gia đình. 
- GV tóm tắt các ý trả lời của HS: Có hai cách nấu cơm chủ yếu là cách nấu cơm bằng soong hoặc nồi trên bếp (bếp củi, bếp ga, bếp dầu, bếp điện hoặc bếp than) và nấu cơm bằng nồi cơm điện. Hiện nay, nhiều gia đình ở thành phố, thị xã, khu công nghiệp thường nấu cơm bằng nồi cơm điện; nhiều gia đình ở nông thôn thường nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp.
- GV nêu vấn đề: Nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp đun và nấu cơm bằng nồi cơm điện như thế nào để cơm chín đều, dẻo ? Hai cách nấu cơm này có những nhược điểm gì và có những điểm nào giống, khác nhau ?
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp (gọi tắt là nấu cơm bằng bếp đun)
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về cách nấu cơm bằng bếp đun theo nội dung phiếu BT.
- Quan sát, giúp đỡ các nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu BT.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Gọi 1 – 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun. Quan sát uốn nắn.
- Nhận xét và hướng dẫn HS nấu cơm bằng bếp đun.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm.
HS lắng nghe.
HS nêu. 
HS quan sát.
Lắng nghe.
Lắng nghe.
HS tiến hành thảo luận nhóm.
Trình bày kết quả thảo luận.
HS thực hiện.
HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun.
TUẦN:20
Ngày dạy:
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
c. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện
- Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1.
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 4 (SGK).
- Yêu cầu HS so sánh những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện với nấu cơm bằng bếp đun.
- Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện và so sánh với cách nấu cơm bằng bếp đun.
- Nhắc lại cách nấu cơm bằng nồi cơm điện. d. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nêu đáp án của BT.
- Nhận xét, đánh giá.
HS nhắc lại.
HS đọc và quan sát tranh.
HS nêu: giống nhau là cùng phải chuẩn bị gạo, nước sạch, rá và chậu để vo gạo; khác nhau về dụng cụ nấu và nguồn cung cấp nhiệt khi nấu cơm.
HS trình bày.
Lắng nghe để thực hiện.
HS trả lời các câu hỏi đánh giá.
Đối chiếu kết quả làm bài với đáp án để tự đánh giá. 
Báo cáo kết quả tự đánh giá.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Nhắc nhở HS đọc trước bài “Luộc rau” và tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị và cách luộc rau ở gia đình.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
.
TUẦN: 21
TIẾT 21: 	 	 LUỘC RAU
	 (1 tiết)
Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU:
	HS cần phải:
- Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình nấu ăn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số loại rau xanh, củ, quả như: rau muống, hoặc bắp cải, đậu quả,còn tươi, non; nước sạch; nồi soong cỡ vừa, đĩa; bếp dầu hoặc bếp ga du lịch; hai cái rổ, chậu rửa, đũa nấu.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
II. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau
- Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu những công việc cần thực hiện khi luộc rau. 
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1 SGK và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu tên các nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau.
- Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nhắc lại cách sơ chế rau đã học ở bài 8.
- Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác sơ chế rau
- GV nhận xét và uốn nắn. 
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách luộc rau
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 3 SGK nhớ lại cách luộc rau ở gia đình để nêu cách luộc rau.
- Nhận xét và hướng dẫn HS cách luộc rau, lưu ý HS một số điểm quan trọng.
c. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV sử dụng câu hỏi ở cuối bài SGK để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nêu đáp án của bài tập.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
HS lắng nghe.
HS nêu. 
HS quan sát và nêu tên.
Nhắc lại.
HS quan sát hình 2 và đọc nội dung mục 1b SGK để nêu cách sơ chế rau trước khi luộc.
HS lên thực hiện.
HS đọc, quan sát và nêu.
Lắng nghe.
HS trả lời.
Lắng nghe.
Đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá.
HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Nhắc nhở HS đọc trước bài “Rán đậu phụ” và tìm hiểu cách rán đậu phụ ở gia đình.
5. Rút kinh nghiệm tiết dạy
TUẦN: 22
TIẾT 22: 	 	 RÁN ĐẬU PHỤ
	 (1 tiết)
Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU:
	HS cần phải:
- Biết cách chuẩn bị và các bước rán đậu phụ.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình nấu ăn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị: 3 – 4 bìa đậu phụ, dầu hoặc mỡ rán, chảo rán, đĩa, bếp dầu hoặc bếp ga du lịch; đũa nấu.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài: nêu tác dụng của việc sử dụng đậu phụ làm thức ăn và một số cách chế biến món ăn từ đậu phụ. 
- Nêu mục đích bài học.
II. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách chuẩn bị rán đậu phụ
- GV nêu câu hỏi để HS nhớ lại và nêu cách chuẩn bị rán đậu phụ ở gia đình. 
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1 SGK kết hợp với quan sát thực tế nấu ăn ở gia đình để kể tên những nguyên liệu, dụng cụ cần chuẩn bị để rán đậu phụ.
- Nhận xét và nhắc lại những nguyên liệu, dụng cụ cần chuẩn bị để rán đậu phụ.
- Hướng dẫn HS quan sát hình 2 và đọc nội dung mục 1b SGK để nêu cách sơ chế đậu phụ.
- GV nhận xét và tóm tắt cách sơ chế đậu phụ theo nội dung SGK. Lưu ý HS một số điểm cần thiết khi chọn đậu phụ.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách rán đậu phụ và trình bày
- Gợi ý cho HS nhớ lại cách rán đậu mà em đã quan sát được ở gia đình để nêu cách rán đậu.
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 3 SGK, đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu cách rán đậu.
- Nhận xét và hướng dẫn HS cách rán đậu theo SGK, lưu ý HS một số điểm quan trọng.
- Hướng dẫn HS về nhà thực hành “rán đậu phụ” để giúp đỡ gia đình.
c. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV sử dụng câu hỏi ở cuối bài SGK để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nêu đáp án của bài tập.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
HS lắng nghe.
HS nêu. 
HS quan sát và nêu tên.
Lắng nghe.
HS quan sát hình 2 và đọc nội dung mục 1b SGK để nêu cách sơ chế đậu phụ.
Lắng nghe.
HS nêu theo trí nhớ.
HS đọc, quan sát và trả lời câu hỏi.
Lắng nghe.
HS trả lời.
Lắng nghe.
Đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá.
HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Nhắc nhở HS đọc trước bài “Bày, dọn bữa ăn trong gia đình” và tìm hiểu cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
5. Rút kinh nghiệm tiết dạy
TUẦN: 23
TIẾT 23: 	 BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH
	 (1 tiết)
Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU:
	HS cần phải:
- Biết cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh và một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ăn ở các gia đình thành phố và nông thôn.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
II. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1, đọc nội dung mục 1a SGK và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Tóm tắt ý trả lời của HS và giải thích, minh hoạ mục đích, tác dụng của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Gợi ý để HS nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình.
- Nhận xét và tóm tắt một số cách bày bàn ăn phổ biến ở nông thôn, thành phố kết hợp giới thiệu tranh ảnh một số cách bày món ăn, dụng cụ ăn uống cho HS quan sát.
- Nêu yêu cầu của của việc bày dọn trước bữa ăn: dụng cụ ăn uống và dụng cụ bày món ăn phải khô ráo, vệ sinh; các món ăn được sắp xếp hợp lí, thuận tiện cho mọi người ăn uống.
- Tóm tắt nội dung hoạt động 1.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn
- Đặt các câu hỏi yêu cầu HS nêu mục đích, cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình. 
- Nhận xét và tóm tắt những ý HS vừa trình bày.
- Hướng dẫn HS cách thu dọn sau bữa ăn theo nội dung SGK.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình bày, dọn thức ăn. Bổ sung cho HS: khi cất thức ăn vào tủ lạnh, thức ăn phải được nay kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy.
c. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV sử dụng câu hỏi ở cuối bài SGK để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nêu đáp án của bài tập.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
HS lắng nghe.
HS quan sát, đọc và trả lời câu hỏi.
Lắng nghe.
HS nêu.
Quan sát và lắng nghe.
Lắng nghe.
Lắng nghe.
HS liên hệ thực tế để so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em với cách thu dọn sau bữa ăn nêu trong sách.
Lắng nghe.
Lắng nghe.
HS trả lời câu hỏi.
Đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá.
HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Nhắc nhở HS đọc trước bài “Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống” và tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu ăn ở gia đình.
5. Rút kinh nghiệm tiết dạy
TUẦN: 24
TIẾT 24: 	 RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG
	 (1 tiết)
Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU:
	HS cần phải:
- Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số bát đũa và dụng cụ , nước rửa bát.
- Tranh, ảnh minh hoạ theo nội dung SGK.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
II. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
- Đặt câu hỏi để HS nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng.
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 SGK và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát đũa sau bữa ăn.
- Nhận xét và tóm tắt nội dung của hoạt động 1: Bát, đũa, thìa, đĩa sau khi được sử dụng để ăn uống nhất thiết phải được cọ rửa sạch sẽ, không để lưu cữu qua bữa sau hoặc qua đêm. Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống không những làm cho các dụng cụ đó sạch sẽ, khô ráo, ngăn chặn được vi trùng gây bệnh mà còn có tác dụng bảo quản, giữ cho các dụng cụ không bị hoen rỉ.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống
- Đặt các câu hỏi yêu cầu HS mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình. 
- Hướng dẫn HS quan sát hình, đọc nội dung mục 2 SGK đặt câu hỏi để yêu cầu HS so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày trong SGK.
- Nhận xét và hướng dẫn HS các bước rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống theo nội dung SGK; lưu ý HS một số điểm quan trọng.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình rửa bát.
c. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV sử dụng câu hỏi ở cuối bài SGK để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nêu đáp án của bài tập.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
HS lắng nghe.
HS nêu.
HS đọc và trả lời câu hỏi.
Lắng nghe.
HS mô tả.
Quan sát, đọc và trả lời.
Lắng nghe.
Lắng nghe về nhà thực hiện.
HS trả lời câu hỏi.
Đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá.
HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Nhắc nhở HS xem lại các bài trong chương và chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để giờ sau học bài “Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn”.
5. Rút kinh nghiệm tiết dạy
CHƯƠNG III
LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT 
TUẦN: 25, 26, 27
LẮP XE CHỞ HÀNG
	(3 tiết)
Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU:
	HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe chở hàng.
- Lắp được xe chở hàng đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu xe chở hàng đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 25
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
- Nêu tác dụng của xe chở hàng trong thực tế
II. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát mẫu xe chở hàng đã lắp sẵn.
- Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi: Để lắp được xe chở hàng, theo em cần mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
* Hướng dẫn chọn các chi tiết:
- GV cùng HS chọn đúng đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
* Lắp từng bộ phận:
- Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin (H.2-SGK):
+ GV tiến hành lắp từng phần, sau đó nối 2 phần vào nhau. Gọi HS lên lắp.
+ GV nhận xét, uốn nắn cho hoàn chỉnh bước lắp.
- Lắp mui xe và thành bên xe (H.4 – SGK):
+ Yêu cầu HS quan sát hình 4 SGK, GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu các bước lắp ca bin. 
+ Gọi 1 HS lên lắp.
+ GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh các bước lắp.
- Lắp thành sau xe và trục bánh xe (H.5, 6 - SGK):
+ Gọi HS lên lắp 2 bộ phận.
+ GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện các bước lắp.
* Lắp ráp xe chở hàng (H1. SGK): 
- GV lắp ráp xe chở hàng theo các bước trong SGK, thao tác chậm để HS quan sát và biết được các bước lắp.
- Kiểm tra sự vận động của xe.
* Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp: 
- Hướng dẫn HS: 
+ Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, sau đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
+ Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí quy định.
HS lắng nghe.
HS quan sát.
HS quan sát và trả lời câu hỏi.
HS chọn chi tiết.
HS thực hiện.
HS quan sát vàlên thực hiện.
HS khác nhận xét, bổ sung.
HS nêu.
HS thực hiện.
HS khác quan sát và nhận xét.
Lắng nghe.
HS thực hiện thao tác.
Toàn lớp quan sát, nhận xét.
HS quan sát.
Lắng nghe để thực hiện.
TIẾT 26, 27
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
c. Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe chở hàng
* Chọn chi tiết: 
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
* Lắp từng bộ phận: 
- GV nhắc nhở HS một số điều cần lưu ý.
- Yêu cầu HS thực hành lắp từng bộ phận.
* Lắp ráp xe chở hàng (H1. SGK):
- Yêu cầu HS thực hành lắp ráp xe chở hàng, lưu ý HS một số điểm quan trọng.
- Quan sát, uốn nắn.
d. Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Nhắc lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III SGK.
- Gọi HS đánh giá sản phẩm của bạn.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
- Nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp.
Lắng nghe.
HS thực hành lắp từng bộ phận.
HS lắp ráp theo các bước trong SGK.
HS thực hiện.
2 – 3 HS đánh giá sản phẩm của bạn theo yêu cầu đã nêu.
Lắng nghe.
HS thực hiện.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ráp xe chở hàng..
- Nhắc nhở HS chuẩn bị cho bài sau.
5. Rút kinh nghiệm tiết dạy
TUẦN: 28, 29, 30
LẮP XE CẦN CẨU
	(3 tiết)
Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU:
HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
- Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu cần cẩu đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 28, 29
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
- Nêu tác dụng của xe cần cẩu trong thực tế
II. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
- Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi: Để lắp được xe cần cẩu, theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
* Hướng dẫn chọn các chi tiết:
- GV cùng HS chọn đúng đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
* Lắp từng bộ phận:
- Lắp giá đỡ cẩu (H.2-SGK):
+ GV nêu câu hỏi: Để lắp giá đỡ cẩu các em phải chọn những chi tiết nào ?
+ Yêu cầu HS quan sát H2 – SGK, gọi HS trả lời và lên bảng chọn các chi tiết.
+ GV lắp 4 thanh thẳng 7 lỗ vào tấm nhỏ.
+ Hướng dẫn lắp các thanh thẳng 5 lỗ vào các thanh thẳng 7 lỗ.
+ Gọi 1 HS lên lắp các thanh chữ U dài vào các thanh thẳng 7 lỗ.
+ GV dùng vít dài lắp vào thanh chữ U ngắn, sau đó lắp tiếp vào bánh đai và tấm nhỏ.
- Lắp cần cẩu (H.3 – SGK):
+ Gọi 1 HS lên lắp hình 3a.
+ GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh các bước lắp.
+ Gọi 1 HS khác lên lắp hình 3b.
+ Hướng dẫn HS lắp hình 3c.
- Lắp các bộ phận khác (H.4 - SGK):
+ Yêu cầu HS quan sát hình 4 để trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Gọi 2 HS lên trả lời câu hỏi và lắp hình 4a, 4b, 4c.
+ GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh các bước lắp.
* Lắp ráp xe cần cẩu (H1. SGK): 
- GV lắp ráp xe cần cẩu theo các bước trong SGK, thao tác chậm để HS quan sát và biết được các bước lắp. GV lưu ý một số điểm quan trọng.
- Kiểm tra hoạt động của cần cẩu..
* Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp: 
- Hướng dẫn HS: 
+ Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, sau đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
+ Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí quy định.
HS lắng nghe.
HS quan sát.
HS quan sát và trả lời câu hỏi.
HS chọn chi tiết.
HS thực hiện.
HS quan sát vàlên thực hiện.
HS quan sát.
HS quan sát.
HS thực hiện.
HS quan sát.
HS thực hiện thao tác.
Toàn lớp quan sát, nhận xét.
HS thực hiện thao tác.
HS quan sát.
HS thực hiện.
Toàn lớp quan sát, nhận xét.
Lắng nghe để thực hiện.
Lắng nghe để thực hiện.
TIẾT 30
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
c. Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe cần cẩu
* Chọn chi tiết: 
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
* Lắp từng bộ phận: 
- GV nhắc nhở HS một số điều cần lưu ý.
- Yêu cầu HS thực hành lắp từng bộ phận.
- GV quan sát , uốn nắn kịp thời những HS hoặc nhóm lắp còn lúng túng.
* Lắp ráp xe cần cẩu (H1. SGK):
- Yêu cầu HS thực hành lắp ráp xe cần cẩu, lưu ý HS một số điểm quan trọng. Nhắc HS lưu ý đến độ chặt của các mối ghép và độ nghiêng của cần cẩu.
- Quan sát, uốn nắn.
d. Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Nhắc lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III SGK.
- Gọi HS đánh giá sản phẩm của bạn.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
- Nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp.
Lắng nghe.
HS thực hành lắp từng bộ phận.
HS lắp ráp theo các bước trong SGK.
HS thực hiện.
2 – 3 HS đánh giá sản phẩm của bạn theo yêu cầu đã nêu.
Lắng nghe.
HS thực hiện.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép xe cần cẩu.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị cho bài sau.
5. Rút kinh nghiệm tiết dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docnguyen tran bich ngoc.doc