I/ Mục tiêu:
- Giúp HS nghe - viết đúng bài chính tả: Ai là thủy tổ loài người?
- HS tìm được các tên riêng trong truyện dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
- Rèn luyện tư thế ngồi ngay ngắn, viết đúng, đẹp.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Họ và tên giáo sinh: Nguyễn Thị Ngọc Ánh Ngày dạy: Môn: TV – Chính tả Lớp dạy: 5E Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Tên bài dạy: Ai là thủy tổ loài người? Tiết dạy: Chương: Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thị Xuân Thu I/ Mục tiêu: - Giúp HS nghe - viết đúng bài chính tả: Ai là thủy tổ loài người? - HS tìm được các tên riêng trong truyện dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài. - Rèn luyện tư thế ngồi ngay ngắn, viết đúng, đẹp. II/ Đồ dùng dạy học -HS: sách giáo khoa - GV: bảng phụ III/ Các hoạt động dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Những kiến thức cần ghi trên bảng I. Ổn định II. Kiểm tra bài cũ - GV: tiết trước chúng ta học chính tả bài gì? - Yêu cầu HS nhắc lại tên các nhân vật lịch sử đã học ở bài trước. - GV nhận xét và cho HS viết từ sai trong bài chính tả Núi non hùng vĩ: xong, buốt óc, Phan-xi-păng vào bảng con. 2 HS lên bảng viết. - GV nhận xét chữ viết của HS và nhận xét 2 HS trên bảng. III. Bài mới *Hoạt động 1: giới thiệu ghi tựa -GV: Các em đã được đọc, được nghe kể rất nhiều về nguồn gốc của loài người rồi đúng không nào? Vậy em nào cho cô biết, loài người chúng ta sinh ra từ đâu? - À, cô thấy có nhiều câu trả lời khác nhau, bạn thì cho là do Đức Chúa Trời, bạn thì nói là do thần Nữ Oa, bạn thì nói là được hình thành từ loài vượn cổ. Vậy thì để biết xem câu trả lời của bạn nào là đúng thì bài chính tả Ai là thủy tổ loài người? hôm nay sẽ cho chúng ta biết điều đó. - GV cho HS nhắc lại tên bài. GV ghi tên bài lên bảng. *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe – viết a) GV đọc to bài 1 lần (to, rõ ràng) b) Tìm hiểu nội dung đoạn văn - GV hỏi: Bài này nói về điều gì? - HS và GV nhận xét. c) Hướng dẫn HS viết từ khó có trong bài. - Cho HS đọc thầm bài, và tìm các từ khó có trong bài. (tìm từ nào thì phân tích chính tả từ đó). HS nêu GV ghi bảng. - GV: em có nhận xét gì về cách viết các từ này? -GV chỉ cho HS cách viết số La Mã trong từ: thế kỷ XIX - GV Gọi HS nhận xét và treo bảng phụ có ghi sẵn quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý lên bảng. - Gọi 2 HS đọc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý: - GV cho HS viết bảng con và đọc các từ: A-đam, thần Nữ Oa, Bra-hma, thế kỷ XIX, Sác-lơ Đác-uyn. d) Viết chính tả - GV nhắc nhở HS tư thế ngồi khi viết chính tả, và yêu cầu cả lớp đóng sách lại. - GV đọc cho HS viết theo đúng quy trình: đọc chậm vừa phải, đọc hết câu → đọc từng cụm từ ( lặp lại 2,3 lần)→đọc lại cả câu. - GV đọc bài cho HS dò lại. e) Soát lỗi và chấm bài. - GV yêu cầu 2 bạn ngồi gần nhau trao đổi tập cho nhau để kiểm tra soát lỗi. - GV nhận xét 1 vài tập HS. - Thống kê số lỗi: + Em nào sai 1 lỗi, 2 lỗi, 3 lỗi, trên 3 lỗi. + Em nào không sai chữ nào? - Khen những HS viết đúng - GV ghi những từ HS viết sai lên bảng và phân tích lại chính tả từ đó. - GV cho HS viết lại. *Họat động 3: Luyện tập - Gọi 1 HS đọc đề bài tập 2 SGK. - Cho 1 HS đọc phần chú giải trong SGK. - GV giải thích thêm: Cửu Phủ là tên một loại tiền ở Trung Quốc thời xưa. - GV cho HS đọc thầm bài và dùng bút chì gạch chân các tên riêng có trong bài. - Gọi HS trình bày cá nhân. - Gọi HS nhận xét. - GV đính bảng phụ có ghi sẵn các tên riêng có trong mẩu chuyện lên bảng. - GV hỏi: Những tên riêng đó được viết như thế nào? Vì sao lại viết như vậy? - GV nhận xét. - Cho HS đọc thầm bài trong vòng 2 phút và trả lời câu hỏi: em có suy nghĩ gì về tính cách của anh chàng mê đồ cổ? - GV giáo dục cho HS: Con người ta sống cần phải biết kiên định, đừng vì đam mê một thứ vật chất nào đó, mà trở nên mù quáng, trở thành công cụ cho người khác lợi dụng. *Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò. - Gọi HS nhắc lại tên bài học hôm nay. - GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên ngươi, tên địa lý. - GV nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà học thuộc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý. - Chuẩn bị: Nghe-viết: Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động. - HS: tiết trước chúng ta học chính tả bài nghe viết: núi non hùng vĩ - HS: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo, Quang Trung (Nguyễn Huệ), Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh), Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành). - 2 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con các từ: xong, buốt óc, Phan-xi-păng. -HS trả lời: +Do Đức Chúa Trời sáng tạo ra muôn loài. +Do thần Nữ Oa dùng đất thó nặn thành người. +Con người được hình thành từ loài vượn cổ. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại tên bài: Nghe - viết: Ai là thủy tổ loài người? - HS đọc to bài - HS trả lời: nói về truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới và thủy tổ của loài người và cách giải thích khoa học về điều này. - HS nhận xét. - HS đọc thầm bài, và tìm từ: truyền thuyết, Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Nữ Oa, Bra-hma, thế kỉ XIX, Sác-lơ Đác-uyn, +Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành chữ đó, những từ có nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối. - 2 HS đọc lại quy tắc trên bảng. - HS viết bảng từ và đọc lại từ vừa viết. - HS lắng nghe GV đọc và viết. - HS dò lại bài vừa viết. - HS thực hiện - HS trả lời bằng cách giơ tay. - HS lắng nghe - HS viết lại theo yêu cầu của GV. - 1 HS đọc đề. - HS đọc phần chú giải trong SGK. - HS lắng nghe. - HS đọc thầm và gạch chân các tên riêng có trong mẩu chuyện. - Các tên riêng có trong mẩu chuyện là: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Cửu Phủ, Khương Thái Công. - HS nhận xét. - HS: Những tên riêng đó được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng bởi vì là tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo phiên âm Hán Việt. - HS đọc thầm và trả lời: anh chàng mê đồ cổ là một kẻ gàn dở, mù quáng, nghe nói một vật là đồ cổ thì anh ta hấp tấp mua liền, không cần biết đó là thật hay giả. Bán hết nhà cửa vì tật mê chơi đồ cổ đến nỗi trắng tay phải đi ăn xin mà anh ngốc vẫn không xin ăn cơm, xin gạo mà chỉ xin tiền Cửu Phủ từ thời Khương Thái Công. - Hôm nay chúng ta học chính tả nghe-viết: Ai là thủy tổ loài người? - HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý. - HS lắng nghe. Chính tả Nghe – viết: Ai là thủy tổ loài người? Luyện viết: truyền thuyết, Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Nữ Oa, Bra-hma, thế kỉ XIX, Sác-lơ Đác-uyn, 1. Khi viết tên người, tên địa lý nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối. 2. Có một số tên người, tên địa lý nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Đó là những tên riêng phiên âm theo âm Hán Việt. Các tên riêng có trong mẩu chuyện Dân chơi đồ cổ: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Cửu Phủ, Khương Thái Công. IV/ Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: