Hướng dẫn giải Toán có lời văn

Đặt vấn đề :

Điều 2- Luật phổ cập giáo dục tiểu học có nêu : Bậc tiểu học được coi là Bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” . Điều đó cho thấy rằng, những gì được hình thành ở bậc Tiểu học sẽ theo suốt cuộc đời mỗi con người và rất khó thay đổi, khó hình thành lại. Vì thế những gì trẻ em không đạt được ở bậc học này khó có thể bù đắp được ở bậc học sau.

Với vị trí và tầm quan trọng của bậc Tiểu học như vậy nên việc dạy học, giáo dục ở bậc học này có ý nghĩa đặc biệt, trong đó phải kể đến vai trò của người giáo viên với việc giảng dạy các môn học.

Trong tất cả các môn học ở bậc Tiểu học, Toán học là môn đặc biệt có vị trí quan trọng không thể thiếu đối với các em. Đặc biệt trong đời sống và khoa học kĩ thuật hiện đại. Nó góp phần đào tạo học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo đáp ứng được mọi nhu cầu phát triển của khoa học công nghệ trong xã hội thời kì đổi mới.

Việc dạy học giải toán ở tiểu học. Nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành,với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giúp học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy luận và những phẩm chất của con người lao động mới.

Ngoài ra môn Toán lớp 1 còn mở đường cho trẻ đi vào thế giới kỳ diệu của toán học, rồi mai đây các em lớn lên trở thành anh hùng, nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực đời sống và sản xuất, nhưng không bao giờ các em quên được những ngày đầu tiên đến trường học đếm và tạp viết 1,2,3 học các phép tính cộng, trừ các em không thể quên được vì đó là kỉ niệm đẹp nhất của đời người và hơn thế nữa những con số, những phép tính đơn giản ấy rất cần thiết luôn đi cùng các em đến trọn cuộc đời.

 

doc 19 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1917Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn giải Toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến phần giải toán có lời văn ở lớp 1. Học sinh rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết sai đáp số. Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn mỗi lớp chỉ có khoảng 15% số học sinh biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số còn lại là rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết các em lại rất lúng túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại lại không biết để trả lời. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. Giáo viên phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến phần này. 
a/ Thực trạng ban đầu :
Lớp 1D năm học 2008 - 2009 có 32 học sinh và Lớp 1C năm học 2009 - 2010 có 34 học sinh .
-Trong đó đa số các học sinh gia đình các em đều làm nghề buôn bán nhỏ, nên sự quan tâm kèm cặp còn hạn chế. 
- Nhiều em hoàn cảnh gia đình khó khăn cha mẹ đi làm thuê mướn kiếm sống qua ngày hoặc một số em bố mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông bà nên việc học tập của các em thực sự chưa được quan tâm đúng mức, gần như khoán trắng cho giáo viên .
- Một số gia đình do cha mẹ không biết chữ do vậy không thể kèm cặp hay dạy dỗ cho con em mình được. Đây thực sự là những vấn đề nan giải và thách thức cho giáo viên đứng lớp.
b/ Nguyên nhân :
* Từ phía học sinh :
- Do học sinh mới bắt đầu làm quen với dạng toán này lần đầu, tư duy của các em còn mang tính trực quan là chủ yếu. Mặt khác ở giai đoạn này các em chưa đọc thông viết thạo, các em đọc còn đánh vần nên khi đọc xong bài toán rồi nhưng các em không hiểu bài toán nói gì, thậm chí có những em đọc đi đọc lại nhiều lần nhưng vẫn chưa hiểu bài toán . Vì vậy học sinh không làm đúng cũng là điều dễ hiểu . 
- Một số gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn phải lo mưu sinh nên không quan tâm đến việc học tập của các em dẫn đến việc bị lỗ hổng về kiến thức, giải toán có lời văn còn lơ mơ . Các em chưa biết điền phần bài toán cho biết vào tóm tắt của bài toán. Đặc biệt nhiều em chưa biết viết câu lời giải khi giải bài toán.
* Từ phía giáo viên :
- Giáo viên chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy những bài trước. Những bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, đối với những bài này hầu như học sinh đều làm được nên giáo viên tỏ ra chủ quan, ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm mà chỉ tập trung vào dạy kĩ năng đặt tính, tính toán của học sinh mà quên mất rằng đó là những bài toán làm bước đệm , bước khởi đầu của dạng toán có lời văn sau này. Đối với giáo viên dạy lớp 1 khi dạy dạng bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, cần cho học sinh quan sát tranh tập nêu bài toán và thường xuyên rèn cho học sinh thói quen nhìn hình vẽ nêu bài toán . Có thể tập cho những em học sinh giỏi tập nêu câu trả lời, cứ như vậy trong một khoảng thời gian chuẩn bị như thế thì lúc học đến phần bài toán có lời văn học sinh sẽ không ngỡ ngàng và các em sẽ dễ dàng tiếp thu, hiểu và giải đúng .
- Giáo viên chưa yêu cầu học sinh đọc kĩ bài toán, xem bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? 
Qua thực trạng và nguyên nhân trên, tôi đã đề ra một số biện pháp giải quyết cụ thể giúp cho học sinh nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn.
2/ Biện pháp giải quyết : 
Việc dạy học giải toán có lời văn là giúp học sinh tự tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện bài toán mà thiết lập các phép tính số học tương ứng, phù hợp. Để có thể làm được điều đó việc dạy giải toán có lời văn cần phải theo các trình tự từ thấp đến cao như sau :
a. Phần chuẩn bị của giáo viên :
 	-Trước hết tôi phải nghiên cứu kĩ bài dạy và tìm xem đồ dùng nào phù hợp với bài dạy như : nhóm đồ vật, mẫu hình, tranh vẽ.
 	-Riêng học sinh phải trang bị một bộ đồ dùng học toán theo yêu cầu của tôi để học sinh được rèn luyện các thao tác trên các nhóm đồ vật hoặc mẫu hình. Việc này rất quan trọng vì phần lớn các bài toán đều có chủ đề liên quan tới các đại lượng và mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán. Vì vậy việc rèn luyện kĩ năng thao tác qua việc học về phép đo đại lượng rất cần thiết cho việc giải toán.
 b. Hoạt động làm quen với việc giải toán có lời văn được thực hiện qua các bước sau:
 *Bước 1 :Tìm hiểu nội dung bài toán:
 	Việc tìm hiểu nội dung bài toán ( đề toán ) thường thông qua việc đọc đề toán ( Dù bài toán cho dưới dạng lời văn hoàn chỉnh, hoặc bằng dạng tóm tắt sơ đồ). Học sinh cần phải đọc kĩ , hiểu rõ bài toán cho biết cái gì , cho biết điều kiện gì ,bài toán hỏi gì ? Khi đọc bài toán học sinh phải hiểu thật kĩ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống toán học. được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường như : “bán đi”,”thêm vào”, “lấy ra” 	
 Nếu trong bài toán có thuật ngữ nào học sinh chưa hiểu rõ, tôi hướng dẫn học sinh hiểu từ đó và hiểu nội dung ý nghĩa của từ đó trong bài toán đang
 làm. Sau đó học sinh thuật lại vắn tắt bằng lời mà không cần đọc lại bài toán đó.
 	*Bước 2 : Tìm cách giải toán
 	 Hoạt động tìm cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các dữ liệu, điều kiện và câu hỏi của bài toán, nhằm xác định mối quan hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp.
	*Bước 3 :Thực hiện các bước giải bài toán và kiểm tra cách giải bài toán.
Trong chương trình toán lớp 1 giai đoạn đầu học sinh còn đang học chữ nên chưa biết hết tất cả các con chữ và vần nên vào tuần 21 học sinh chỉ học "Bài toán có lời văn" với yêu cầu bước đầu hình thành nhận biết về bài toán có lời văn và phải đến tuần 22, học sinh mới chính thức học cách giải "Giải toán có lời văn" song để giúp các em học tốt phần này thì ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành giảng dạy theo từng cấp độ nâng dần với mục đích cuối cùng là các em giải được toán có lời văn.
 Cấp độ 1: Ngay từ đầu học kỳ I các bài toán được giới thiệu ở mức độ nhìn hình vẽ - viết phép tính. Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp.
 Thông thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ô vuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ. Ban đầu để giúp học sinh dễ thực hiện sách giáo khoa ghi sẵn các số và kết quả :
Ví dụ: Bài Luyện tập (Sách Toán lớp 1 trang 45 - 46)
* Bài tập 5 : Viết phép tính thích hợp : 
 Câu a)
 1
 2
 =
 3
Bài này quá đơn giản vì chỉ yêu cầu học sinh viết dấu cộng vào ô trống để có phép tính : 
1
+
2
=
3
 Câu b) 
Đến câu này mức độ đã được nâng dần - học sinh phải viết cả phép tính và kết quả :
 1
 +
 1
 =
 2
* Sang bài : Phép cộng trong phạm vi 9 (Sách Toán lớp 1 trang 76 - 77)
Bài tập 4 : Viết phép tính thích hợp : phần yêu cầu đã được tăng dần lên, học sinh có thể nhìn từ một tranh vẽ diễn đạt theo 2 cách :
. Câu a) 
Cách 1: Có 8 hộp thêm 1 hộp , tất cả là 9 hộp. 
8
+
1
=
9
Cách 2: Có 1 hộp chất lên chỗ 8 hộp , tất cả là 9 hộp. 
1
+
8
=
9
Tương tự với câu b : Có 7 bạn và 2 bạn đang đi tới. Tất cả là 9 bạn. 
 Cách 1:	 
7
+
2
=
9
Cách 2:
 2
+
7
=
9
* Đến bài : Luyện tập (Sách Toán lớp 1 trang 85)
Bài 3 : Viết phép tính thích hợp
 Học sinh quan sát và cần hiểu được: 
 Lúc đầu trên cành có 10 quả. Sau đó rụng 2 quả . Còn lại trên cành 8 quả. 
10
-
2
=
8
 Lúc này, tôi thực hiện việc động viên các em diễn đạt , trình bày miệng ghi đúng phép tính .
 Tư duy toán học được hình thành trên cơ sở tư duy ngôn ngữ của học sinh.
 Khi dạy bài này cần hướng dẫn học sinh diễn đạt trình bày động viên các em viết được nhiều phép tính để tăng cường khả năng diễn đạt cho học sinh. 
 Cấp độ 2 : Đến cuối học kì I học sinh đã được làm quen với tóm tắt bằng lời:
 * Bài : Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi (Sách Toán lớp 1 trang 86 - 87)
Bài 3 : Viết phép tính thích hợp 
 Câu b) Có : 10 quả bóng 
 Cho : 3 quả bóng
 Còn :.... quả bóng? 
10
-
3
=
7
 Học sinh từng bước làm quen với lời thay cho hình vẽ, học sinh dần dần thoát ly khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề bài toán. Yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng lời, chọn phép tính thích hợp nhưng chưa cần viết lời giải.
 Tuy không yêu cầu cao, tránh tình trạng quá tải với học sinh, nhưng tôi động viên học sinh khá giỏi có thể làm nhiều cách , có nhiều cách diễn đạt từ một hình vẽ hay một tình huống sách giáo khoa. 
 Cấp độ 3: Giới thiệu bài toán có lời văn bằng cách cho học sinh tiếp cận với một đề bài toán chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ và yêu cầu hoàn thiện ( tiết 81- Giải toán có lời văn ). Tư duy học sinh từ hình ảnh phát triển thành ngôn ngữ, thành chữ viết. Giải toán có lời văn ban đầu được thực hiện bằng phép tính cộng là phù hợp với tư duy của học sinh.
 Cấu trúc một đề toán gồm 2 phần: phần cho biết và phần hỏi, phần cho biết gồm có 2 yếu tố. 
 Cấp độ 4: Để hình thành cách giải bài toán có lời văn, sách giáo khoa đã nêu một bài toán , phần tóm tắt đề toán và giải bài toán hoàn chỉnh để học sinh làm quen.( Giải toán có lời văn - trang 117)
 Tôi giúp cho học sinh nắm vững đề toán, bằng cách tóm tắt đề toán. Bởi vì biết tóm tắt đề toán là yêu cầu đầu tiên dể giải bài toán có lời văn.
 Bài giải gồm 3 phần : câu lời giải, phép tính và đáp số.
 Chú ý rằng tóm tắt không nằm trong lời giải của bài toán, nhưng phần tóm tắt cần được luyện kỹ để học sinh nắm được bài toán đầy đủ, chính xác. Câu lời giải trong bài giải không yêu cầu mọi học sinh phải theo mẫu như nhau, tạo diều kiện cho học sinh diễn đạt câu trả lời theo ý hiểu của mình. Quy ước viết đơn vị của phép tính trong bài giải học sinh cần nhớ để thực hiện khi trình bày bài giải. 
 Bài toán giải bằng phép tính trừ được giới thiệu khi học sinh đã thành thạo giải bài toán có lời văn bằng phép tính cộng. Riêng tôi chỉ hướng dẫn cách làm tương tự, thay thế phép tính cho phù hợp với bài toán.
 Tất cả các bài toán lớp 1, như ta đã biết chỉ giải toán về thêm, bớt với 1 phép tính cộng hoặc trừ, mọi học sinh bình thường đều có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng nếu được giáo viên hướng dẫn cụ thể.
Giáo viên dạy cho học sinh giải bài toán có lời văn cần thực hiện tốt các bước sau:
 - Đọc kĩ đề bài: Đề toán cho biết những gì ? Đề toán yêu cầu gì ?
 - Tóm tắt đề bài.
 - Tìm được cách giải bài toán.
 - Trình bày bài giải.
 - Kiểm tra lời giải và đáp số.
 Khi giải bài toán có lời giáo viên phải lưu ý cho học sinh hiểu rõ những điều đã cho, yêu cầu phải tìm, biết chuyển dịch ngôn ngữ thông thường thành ngôn ngữ toán học, đó là phép tính thích hợp.
 Ví dụ: Có một số quả cam, khi được cho thêm hoặc mua thêm nghĩa là thêm vào, phải làm tính cộng; nếu đem cho hay đem bán thì phải làm tính trừ,...
 Tôi cũng đã thử tập cho học sinh ra đề toán phù hợp với một phép tính đã cho, để các em tập tư duy ngược, tập phát triển ngôn ngữ, tập ứng dụng kiến thức vào các tình huống thực tiễn.
 Ví dụ: Với phép tính 3 + 2 = 5.Có thể có các bài toán sau:
- Bạn Hồng có 3 cây viết ,chị Lan cho Hồng 2 cây viết nữa.Hỏi bạn Hồng có mấy cây viết?
- Nhà Tâm có 3 con gà, mẹ Tâm mua thêm 2 con gà. Hỏi nhà Tâm có tất cả mấy con gà?
- Có 3 con vịt bơi dưới ao, có thêm 2 con vịt xuống ao. Hỏi có mấy con vịt dưới ao?
- Tổ Một có 3 bạn nam . Tổ Hai có 2 bạn nam . Hỏi cả hai tổ có mấy bạn ?
Có nhiều đề bài toán học sinh có thể nêu được từ một phép tính. Biết nêu đề bài toán từ một phép tính đã cho, học sinh sẽ hiểu vấn đề sâu sắc hơn, chắc chắn hơn, tư duy và ngôn ngữ của học sinh sẽ phát triển hơn.
	c . Các biện pháp thực nghiệm cụ thể :
Từ tiết 81 đến tiết 122, trong phạm vi 41 tiết dạy có giải toán có lời văn tôi đặc biệt chú ý vào một số tiết chính sau đây:
 Tiết 81 Bài toán có lời văn trang 115 - 116
 *Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán :
Bài toán : Có ...bạn, có thêm ... bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
 Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
 Điền vào chỗ chấm số 1 và số 3. 
 *Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán :
Bài toán : Có ...con thỏ, có thêm ... con thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ ?
Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
 Điền vào chỗ chấm số 5 và số 4. 
à Qua tìm hiểu bài toán giúp cho học sinh xác định được bài có lời văn gồm 2 phần:
Thông tin đã biết gồm 2 yếu tố.
Câu hỏi ( thông tin cần tìm )
Từ đó học sinh xác định được phần còn thiếu trong bài tập ở trang 116 :
 *Bài 3 : Viết tiếp câu hỏi để có bài toán :
Bài toán : Có 1 con gà mẹ và 7 con gà con. Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà?
Kết hợp giữa việc quan sát tranh và trả lời câu hỏi gợi ý của tôi , học sinh tự hoàn thành bài toán 4 trang 116:
 Có 4 con chim đậu trên cành , có thêm 2 con chim bay đến. Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim? 
Tiết 82 Giải toán có lời văn. 
-Tôi nêu bài toán . Học sinh đọc bài toán
- Đây là bài toán gì?	 Bài toán có lời văn.
-Bài toán cho biết là gì ? 	 Có 5 con gà , mua thêm 4 con gà
- Bài toán hỏi gì ? Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà ? 
Dựa vào tranh vẽ và tóm tắt mẫu, tôi đưa ra cách giải bài toán mẫu: 
 Bài giải
 Nhà An có tất cả là:
 5 + 4 = 9 ( con gà )
 Đáp số: 9 con gà
Bài 1 (trang117)
Tôi cho học sinh đọc bài toán- phân tích đề bài- điền vào tóm tắt và giải bài toán .
 Tóm tắt: Bài giải 
An có : 4 quả bóng Cả hai bạn có là : 
Bình có : 3 quả bóng 4 + 3 = 7 (quả bóng)
Cả hai bạn có :....quả bóng? Đáp số: 7 quả bóng 
Bài 2 trang 118Tôi cũng cho học sinh đọc bài toán- phân tích đề bài- điền vào tóm tắt và giải bài toán .
Tóm tắt: Bài giải 
Có : 6 bạn Có tất cả là : 
Thêm : 3 bạn 6 + 3 = 9( bạn )
Có tất cả :... bạn? Đáp số: 9 bạn
Qua 2 bài toán trên tôi rút ra cách viết câu lời giải như sau: Lấy dòng thứ 3 của phần tóm tắt + thêm chữ là: 
VD - Cả hai bạn có là:
 - Có tất cả là: 
Tương tự bài 3 trang118 câu lời giải sẽ là:
 - Có tất cả là:
 Tiết 84 Bài Luyện tập 
Bài 1 và bài 2 trang 121 cách hướng dẫn và làm bài tương tự bài 1,2,3 trang 117. Nhưng câu lời giải được tôi mở rộng hơn bằng cách thêm cụm từ chỉ vị trí vào trước cụm từ có tất cả là.
 Cụ thể là 
-Bài 1 trang 121 Trong vườn có tất cả là: 
-Bài 2 tr ang 121 Trên tường có tất cả là:
 Tiết 85 Luyện tập 
 Bài 1 trang 122 Học sinh đọc đề toán - phân tích bài toán ( như trên )
 Điền số vào tóm tắt 
 Vài ba học sinh nêu câu lời giải khác nhau
 Tôi chốt lại một cách trả lời mẫu:
 - Số quả bóng của An có tất cả là:
Tương tự 
Bài 2 trang122
 - Số bạn của tổ em có là:
Bài 3 trang122
 - Số gà có tất cả là:
 Vậy qua 3 bài tập trên học sinh đã mở rộng được nhiều cách viêt câu lời giải khác nhau ,song tôi chốt lại cách viết lời giải như sau:
 Thêm chữ Số + đơn vị tính của bài toán trước cụm từ có tất cả là như ở tiết 82 đã làm .
 Riêng với loại bài mà đơn vị tính là đơn vị đo độ dài( cm) cần thêm chữ dài vào trước chữ là
 Ví dụ : 
 Tóm tắt Bài giải :
 Đoạn thẳng AB : 5cm Cả hai đoạn thẳng dài là:
 Đoạn thẳng BC : 3cm 5 + 3 = 8 ( cm)
 Cả hai đoạn thẳng : ... cm? Đáp số : 8 cm
 Tiết 86 Tiết 104
 	 Hầu hết đều có bài toán có lời văn vận dụng kiến thức toán được cung cấp theo phân phối chương trình . Tuy nhiên, việc phân tích đề- tóm tắt- giải bài toán phải luôn luôn được củng cố duy trì và nâng dần mức độ. Song cơ bản vẫn là các mẫu lời giải cho các bài toán thêm là:
 - Có tất cả là:
 - Số ( đơn vị tính ) + có tất cả là: 
 - Vị trí ( trong, ngoài, trên, dưới, ...) + có tất cả là: 
 - ... đoạn thẳng....+ dài là:
Tiết 105: Giải toán có lời văn (tiếp theo)
 Bài toán: Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà?
Học sinh đọc phân tích bài toán :
 +Bài toán cho biết là gì? Có 9 con gà. Bán 3 con gà. 
 +Bài toán hỏi gì ? Còn lại mấy con gà?
Tôi hướng dẫn học sinh đọc tóm tắt- bài giải mẫu . Sau đó tôi giúp học sinh nhận thấy câu lời giải ở loại toán bớt này cũng như cách viết của loại toán thêm đã nêu ở trên chỉ khác ở chỗ cụm từ có tất cả được thay thế bằng cụm từ còn lại mà thôi.Cụ thể là : 
 Bài giải 
 Số gà còn lại là:
 9 – 3 = 6( con gà) 
 Đáp số: 6 con gà.
Bài 1 trang148
Tóm tắt Bài giải 
Có : 8 con chim Số con chim còn lại là:
Bay đi : 2 con chim 8 - 2 = 6( con chim) 
Còn lại :... con chim? Đáp số : 6 con chim.
Bài 2 trang 149 
Tóm tắt Bài giải 
 Có : 8 quả bóng Số quả bóng còn lại là : 
Đã thả : 3 quả bóng 8 - 3 = 5( quả bóng)
Còn lại :....quả bóng? 	 Đáp số: 5 quả bóng
 Bài 3 trang 149
Tóm tắt Bài giải 
 Đàn vịt có : 8 con Trên bờ có là:
ở dưới ao : 5 con 8 – 5 =3 ( con vịt ) 
Trên bờ : ... con? Đáp số: 3 con vịt .
 Tiết 106 Luyện tập 
Bài 1 trang 150
Tóm tắt Bài giải 
Có : 15 búp bê Số búp bê còn lại là :
Đã bán : 2 búp bê 15 - 2 = 13 ( búp bê ) 
Còn lại : .... búp bê ? Đáp số: 13 búp bê 
Bài 2 trang 150
Tóm tắt Bài giải 
Có : 12 máy bay Số máy bay còn lại là 
Bay đi : 2 máy bay 12 - 2 = 10 ( máy bay) 
Còn lại : .... máy bay ? Đáp số: 10 máy bay 
 Tiết 107 Luyện tập Bài 1 trang 151
Tóm tắt Bài giải 
Có : 14 cái thuyền Số cái thuyền còn lại là :
Cho bạn : 4 cái thuyền 14 - 4 = 10 ( cái thuyền) 
Còn lại : .... cái thuyền ? Đáp số: 10 cái thuyền 
Bài 2 trang 151
Tóm tắt Bài giải 
Có tất cả : 9 bạn Số bạn nam tổ em có là :
Trong đó : 5 bạn nữ 9 + 5 =14 ( bạn) 
 Bạn nam :  bạn ? Đáp số: 14 bạn
 ­Nhưng bài 4 trang 150 và bài 4 trang151 thì lời giải dựa vào dòng thứ 3 của phần tóm tắt bài toán:
Số hình tam giác không tô màu là : Số hình tròn không tô màu là:
 8 - 4 = 4( hình ) 15 - 4 = 11( hình ) 
 Đáp số: 4 hình Đáp số: 11 hình 
 ­ Bài 3 trang 151 Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng 
 ? cm 2cm
 13 cm
 Bài giải
 Sợi dây còn lại dài là:
 13 – 2 = 11( cm)
 Đáp số : 11cm 
Tiết 108 Luyện tập chung
 Đây là phần tổng hợp chốt kiến thức của cả 2 dạng toán đơn thêm và bớt ở lớp 1
Bài 1 trang 152
a) Bài toán : Trong bến có .....ô tô, có thêm....ô tô vào bến. Hỏi......................................?
 Học sinh quan sát tranh và hoàn thiện bài toán thêm rồi giải bài toán với câu lời giải có cụm từ có tất cả 
b) Bài toán : Lúc đầu trên cành có 6 con chim, có ....con bay đi. Hỏi ......................? 
Học sinh quan sát tranh rồi hoàn thiện bài toán bớt và giải bài toán với câu lời giải có cụm từ còn lại.
 Lúc này học sinh đã quá quen với giải bài toán có lời văn nên hướng dẫn cho học sinh chọn cách viết câu lời giải gần với câu hỏi nhất đó là:
Đọc kĩ câu hỏi.
Bỏ chữ Hỏi đầu câu hỏi.
Thay chữ bao nhiêu bằng chữ số. 
Thêm vào cuối câu chữ là và dấu hai chấm 
Cụ thể Bài 1 trang 152
a)Câu hỏi là: Hỏi có tất cả bao nhiêu ô tô?
 Câu lời giải là: Có tất cả số ô tô là : 
b)Câu hỏi là: Hỏi trên cành còn lại bao nhiêu con chim?
 Câu lời giải là: Trên cành còn lại số con chim là :
Hoặc : Số con chim trên cành còn lại là :
Ví dụ khác:
Câu hỏi là: Hỏi hai lớp trồng được tất cả bao nhiêu cây ?
 	 Câu lời giải là: Hai lớp trồng được tất cả số cây là :
	Hoặc : Số cây hai lớp trồng được tất cả là :
Câu hỏi là: Hỏi con sên bò được tất cả bao nhiêu xăng-ti-mét?
Câu lời giải là: Con sên bò được tất cả số xăng-ti-mét là.
Hoặc : Số xăng-ti-met con sên bò được là :
Câu hỏi là: Hỏi Lan còn phải đọc bao nhiêu trang nữa thì hết quyển sách?
 Câu lời giải là: Lan còn phải đọc số trang nữa là.
Hoặc Số trang Lan còn phải đọc nữa là: 
 Trên đây là 2 mẫu toán đơn điển hình của phần giải toán có lời văn ở lớp 1.Tôi đã đưa ra phương pháp dạy từ dễ đến khó để học sinh có thể giải toán mà không gặp khó khăn ở bước viết câu lời giải. Tối thiểu học sinh có lực học trung bình yếu cũng có thể chọn cho mình một cách viết đơn giản nhất bằng cụm từ: Có tất cả là: Hoặc : Còn lại là : Còn học sinh khá giỏi các em có thể chọn cho mình được nhiều câu lời giải khác nhau nâng dần độ khó thì lời giải càng hay và sát với câu hỏi hơn.
3 . Kết quả thực hiện :
Năm học
Các lần khảo sát
Lớp
Sĩ số
Số học sinh làm đúng cả 3 bước 
2008-2009
Giữa HKII
1D
32
18
56,3%
Cuối kì II
1D
32
29
90,6%
2009-2010
Giữa HKII
1C
34
21
61,8%
Cuối kì II
1C
34
33
97,1%
Như vậy với bảng kết quả trên cho thấy phương pháp dạy đi từ dễ đến khó mà tôi nêu đã giúp học sinh có thể giải toán một cách có hiệu quả. Tất cả học sinh yếu của lớp tôi đã tiếp thu được kiến thức về giải toán có lời văn và các em có thể tự tin trong việc học và vận dụng giải toán có lời văn sau này .Nên có thể nói rằng phạm vi tác dụng của sáng kiến này có thể áp dụng được cho các trường khác trong thị xã .
4 / Nguyên nhân thành công :
- Gia đình học sinh có sự liên hệ thường xuyên và mật thiết với giáo viên nên đã tiếp sức thêm cho giáo viên bằng cách rèn luyện cho các em ở nhà.
- Giáo viên đã có sự đầu tư, chuẩn bị tốt từ lúc đầu nên học sinh nhanh chóng tiếp thu được những nội dung mà giáo viên đã truyền đạt.
- Giáo viên được tham gia tập huấn, dự giờ thường xuyên , từ đó giúp giáo viên nắm được các mục tiêu chính trong phần dạy giải toán có lời văn cho học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm đã nhận được những chỉ đạo đúng đắn ,kịp thời về chuyên môn của Ban giám hiệu trường, của tổ chuyên môn và của những giáo viên dạy lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong dạy học.
- Đồ dùng dạy học được trang bị khá đầy đủ, tranh ảnh đẹp kích thích học sinh ham học, ham tìm hiểu.
- Học sinh có sự phấn đấu , nỗ lực trong học tập nhờ vào sự động viên, khuyến khích kịp thời của bạn bè, anh chị, của cha mẹ học sinh , của ông bà và quan trọng nhất là của giáo viên chủ nhiệm.
- Hội phụ huynh học sinh đã có nhiều hỗ trợ về tinh thần lẫn vật chất đối với các em học sinh yếu, giúp các em an tâm đến trường.
5 / Tồn tại cần khắc phục :
- Đối với học sinh : 
 + Một số em lười biếng thích đi chơi không lo học hành.
 + Nhiều em do chưa qua mẫu giáo nên khả năng giao tiếp còn hạn chế : các em còn nhút nhát, ít phát biểu, chưa tự tin trong việc học tập.
 + Học sinh về nhà ít thời gian nghiên cứu thêm nên phần lớn chỉ phụ thuộc vào bài tập được giao trên lớp.
- Đối với cha mẹ học sinh :
 + Cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đối với việc học của học sinh.
 + Tránh tuyệt đối việc giao khoán tất cả mọi vấn đề cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm.
	 + Cần phải tìm hiểu thêm về tâm tư tình cảm của con mình để giúp trẻ vượt qua những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.	
	 + Tránh đặt ra nhiều áp lực học tập quá cao cho trẻ dễ làm trẻ bị hụt hẩng sinh ra tự ti, mặc cảm với mọi người.
 + Cần hợp tác với giáo viên chủ nhiệm trên tinh thần xây dựng và

Tài liệu đính kèm:

  • docVe giai toan co loi van.doc