Hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học An Hòa Tây 2

PHẦN MỞ ĐẦU

 Công tác chủ nhiệm là một khâu quan trọng trong quá trình giáo dục tại các trường tiểu học. Để nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh, nhất là đối với học sinh tiểu học, trước hết cần quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp. Thực tế đã chứng minh lớp nào được giáo viên chủ nhiệm quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp thì học sinh ở lớp đó có nền nếp học tập tốt, chất lượng giảng dạy và giáo dục không ngừng được nâng lên.

 Thế nhưng, có lẻ do sức ép về đổi mới nội dung chương trình, về đổi mới phương pháp dạy học, về các chuẩn kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt ở từng khối lớp mà một số giáo viên chủ nhiệm đôi lúc xem nhẹ công tác chủ nhiệm lớp hoặc lúng túng ở một số tình huống sư phạm làm cho lớp học không có nền nếp, hiệu quả giáo dục thấp.

 Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp nên tôi đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học”. Trên cơ sở lý luận về công tác chủ nhiệm lớp, tiểu luận xây dựng những phương pháp khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp, tạo nên những thế hệ vừa “ Hồng” vừa “Chuyên”.

 Do thời gian và năng lực bản thân có hạn nên trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

 Nhiệm vụ của đề tài là tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học An Hòa Tây 2. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân về nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp trong thời gian tới.

 Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết những vấn đề như: Vận dụng các cơ sở lý luận về công tác chủ nhiệm lớp; Sử dụng một số phương pháp trong quá trình nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra, so sánh

 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là: “ Hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học An Hòa Tây 2.”

 

doc 18 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học An Hòa Tây 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chủ nhiệm. Nếu xem nhẹ công tác chủ nhiệm thì không những hiệu quả giáo dục thấp (giáo dục ở đây hiểu theo nghĩa hẹp) mà chất lượng dạy học sẽ đem lại kết quả không như mong đợi. Cũng như trồng cây mà không chăm sóc thì không thể thu được quả tốt.
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA TÂY 2:
1. Đặc điểm tình hình trường tiểu học An Hòa Tây 2:
Trường tiểu học An Hòa tây 2 được tách ra từ trường tiểu học An Hòa Tây vào tháng 9 năm 2000. Trường nằm trên địa bàn ấp An Phú 1 và An Quí, xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre; với tổng diện tích là 5656 m2; trường có 02 điểm trường (điểm trường chính và một điểm lẻ). Đời sống nhân dân trong vùng còn nhiều khó khăn, sống bằng nhiều ngành nghề như: làm ruộng, trồng rau màu, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, một bộ phận không có nghề nghiệp ổn định phải đi làm thuê, làm mướn hoặc mua bán nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Đầu năm học 2009-2010 trường có 14 lớp; với 378 học sinh, có 14/14 lớp được tổ chức học từ 7 đến 9 buổi/tuần, chưa tổ chức được việc giảng dạy môn Tiếng Anh và Tin học.
 1.1 . Về cơ sở vật chất: 
Cả hai điểm trường đều đã được xây dựng mới theo chương trình kiên cố hóa trường lớp; tổng số phòng là 14, các phòng học đều có trang bị tủ, học cụ để bảo quản đồ dùng dạy học; bàn ghế học sinh được trang bị mới, đúng quy cách, đảm bảo đủ chỗ ngồi cho học sinh. 
Trường chưa có các phòng chức năng và khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh, thư viện nhà trường đang được đầu tư xây dựng đạt chuẩn theo quy định ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-BGD-ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
1.2. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Tổng nhân sự của trường là 25, có 10 nữ; trong đó, cán bộ quản lý 02, nhân viên 04, giáo viên trực tiếp dạy lớp là 19, đạt tỉ lệ 1,35 giáo viên/lớp; có 03 giáo viên dạy chuyên các môn Thể dục và Mỹ Thuật; 02 giáo viên dạy buổi 2; chưa có giáo viên dạy chuyên môn Âm nhạc.
2. Những ưu điểm, hạn chế trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường tiểu học An Hòa Tây 2:
2.1. Ưu điểm: 
Đa số cán bộ, giáo viên của nhà trường đều nhiệt tình trong công tác, yêu nghề, mến trẻ, hết lòng vì học sinh thân yêu, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương sáng, tự học và sáng tạo”; 
Các giáo viên chủ nhiệm lớp, phần lớn đều quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp và xây dựng được nền nếp học tập cho học sinh khá tốt. Điều tra nắm vững về điều kiện, hoàn cảnh của từng em học sinh của lớp do mình chủ nhiệm, chủ động kết hợp với các lực lượng giáo dục và gia đình để giáo dục học sinh. Quan tâm giúp đỡ học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để các em hứng thú tham gia vào các hoạt động giáo dục của lớp, của trường.
2.2. Một số hạn chế trong công tác chủ nhiệm lớp: 
	Một số giáo viên của trường chưa quan tâm nhiều đến công tác chủ nhiệm lớp; mặt khác do sức ép của sự đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, về chuẩn kiến thức và kỹ năng cần đạt của các môn học, việc dạy lồng ghép các nội dung về giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường  mà thiếu quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp.
Một số giáo viên tuy có quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp nhưng chưa có giải pháp phù hợp, còn lúng túng trong xử lý một số tình huống sư phạm trong lớp; chưa chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục khác để giáo dục học sinh.
 Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA TÂY 2:
	1. Làm tốt công tác Điều tra cơ bản học sinh:
	Trong quá trình giáo dục học sinh ở tiểu học, ngoài những đặc điểm chung, còn có những đặc điểm cá biệt như: đặc điểm về tâm - sinh lý, về trình độ nhận thức, về vốn sống  Do đó, việc giáo dục học sinh, mỗi em có phản ứng không giống nhau đối với những tác động từ bên ngoài: có em thì thờ ơ, có em thì phản kháng, có em thì tiếp thu ở mức độ hời hợt, hình thức, có em thì cởi mở tự nhiên, có em thì kín đáo dè dặt  Chính những phản ứng không giống nhau này gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình giáo dục.
	Để khắc phục tình trạng trên giáo viên chủ nhiệm cần làm tốt công tác điều tra cơ bản học sinh để nắm vững những đặc điểm chung và những đặc điểm riêng của từng học sinh trong lớp về tâm - sinh lý, về nhân cách, về hoàn cảnh – điều kiện sống, về nguyện vọng, sở thích  để từ đó, nắm được những mặt mạnh và những mặt yếu cơ bản của các em mà phục vụ tốt cho quá trình giáo dục.
	2. Vận dụng hình thức cá biệt hóa trong quá trình giáo dục học sinh:
	Trong quá trình giáo dục, giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch thực hiện cho từng nhóm đối tượng học sinh. Khi tác động đến từng học sinh cần: 
	- Khéo léo tế nhị, không gây mặc cảm cho các em.
	- Gợi cho từng em có những tâm tư, suy nghĩ, nguyện vọng riêng để tìm cách giúp đỡ.
	- Kích thích ở mỗi em lòng tự trọng, tự tin vào khả năng tiến bộ của mình.
	- Động viên kịp thời những tiến bộ dù là rất nhỏ của các em; đối xử công bằng với mọi học sinh; luôn tỏ ra lạcquan, tin tưởng vào sự tiến bộ của từng em, nhất là đối với những em có khuyết điểm; không bao giờ tỏ ra thành kiến, không tin tưởng 
	3. Làm tốt công tác tổ chức lớp:
	Theo quy định của Điều lệ trường tiểu học, học sinh được tổ chức theo lớp học; lớp học có lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó; mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học sinh, mỗi tổ có tổ trưởng; lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng do tập thể học sinh bầu ra hoặc do giáo viên chủ nhiệm chỉ định. Việc bầu hoặc chỉ định các chức danh này (gọi chung là cán bộ lớp) được thực hiện hàng tháng hoặc hai, ba tháng trong năm học do giáo viên chủ nhiệm quyết định.
	Cán bộ lớp phải là những học sinh có đầy đủ uy tín đối với tập thể học sinh, có khả năng lãnh đạo và tổ chức các hoạt động của lớp, của tổ do giáo viên giao cho. Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm có thể tổ chức các em thành các nhóm tự học, gồm các em nhà ở gần nhau tạo điều kiện để các em giúp đỡ nhau; hoặc hình thức đôi bạn cùng tiến, phân công những em học giỏi, có phẩm chất tốt giúp đỡ những em học yếu, phẩm chất chưa tốt .
Trong quá trình giáo dục, tập thể học sinh vừa là môi trường giáo dục, vừa là phương tiện giáo dục. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng tập thể học sinh của lớp thành một tập thể có tổ chức chặt chẽ, với bộ máy tự quản riêng, thực hiện mục đích thống nhất, với những hoạt động chung. Tạo nên một tập thể: Có tính năng động, phấn khởi, hoạt bát, hăng hái, tích cực, sẵn sàng hoạt động. Có cảm giác tự hào về tập thể của mình, có không khí thân ái,đoàn kết giữa mọi thành viên, cảm giác được tập thể bảo vệ khi cá nhân bị đe dọa, có thói quen kiềm chế về mặt hành động, lời nói, cảm xúc
	4. Kết hợp với các lực lượng giáo dục:
	Giáo viên chủ nhiệm là chiếc cầu nối giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục. Quá trình giáo dục tiểu học là một quá trình khép kín, trong đó có sự liên kết thống nhất giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Nhờ vậy, chúng ta sẽ tạo ra được môi trường giáo dục thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục học sinh được liên tục, thường xuyên về mọi mặt mọi lúc, mọi nơi. Hơn nữa là tạo ra được một sức mạnh tổng hợp tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
Điều tất nhiên, là giáo dục trong nhà trường mang tính chủ đạo. Nó định hướng cho toàn bộ quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh tiểu học mà gia đình và xã hội cùng liên kết thực hiện. Ngoài ra giáo dục trong nhà trường còn góp phần điều chỉnh và thậm chí ngăn chặn những tác động tiêu cực của giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Để thống nhất giáo dục trong nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, Giáo viên sử dụng những hình thức như: cuộc họp, hôi nghị, hội thảo nhằm phổ biến, trao đổi ý kiến với phụ huynh học sinh, với các tổ chức và đoàn thể ở địa phương về các vấn đề: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, các chuẩn mực hành vi và cách thức liên kết giáo dục. Có như vậy, giáo dục trong nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội mới thống nhất được với nhau, tránh được tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong quá trình giáo dục học sinh.
3. Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp:
	Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp là một thiết kế bao gồm toàn bộ các hoạt động giáo dục cần phải thực hiện trong một năm học. Do đó khi xây dựng kế hoạch giáo viên chủ nhiệm cần chú ý một số vấn đề cơ bản như:
	- Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp phải phù hợp với nhiệm vụ năm học, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương tức là phải phù hợp với kế hoạch chung của nhà trường và của ngành giáo dục. Muốn vậy, trước khi xây dựng kế hoạch giáo viên phải nghiên cứu các văn bản chỉ đạo về nhiệm vụ năm học và kế hoạch chung của nhà trường.
	- Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp phải phù hợp với thực tế đối tượng học sinh trong lớp. Đây là yêu cầu cơ bản nhất vì nếu trước khi xây dựng kế hoạch mà giáo viên không làm công tác điều tra cơ bản thật tỉ mỉ, không nắm vững từng đối tượng học sinh trong lớp thì kế hoạch không thể chi tiết và cũng không thể đề ra các giải pháp khả thi được.
Chương 4
NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP:
	Nhờ vận dụng các giải pháp nêu trên mà trong năm học 2009-2010 lớp tôi chủ nhiệm đã đạt được một số kết quả như sau (kết quả cuối học kỳ II):
	* Về học lực:
Môn học
Xếp loại
Kết quả đạt được
So với chỉ tiêu kế hoạch
Toán
Giỏi
64,3 %
 Vượt 39,3 % so với chỉ tiêu
Khá
21,4 %
 Giảm 13,6 % so với chỉ tiêu
Trung bình
14,3 %
Giảm 24,7 % so với chỉ tiêu
Yếu
không
 Giảm 1 % so với chỉ tiêu
Tiếng Việt
Giỏi
53,6 %
Vượt 28,6 % so với chỉ tiêu
Khá
 35,6 %
Vượt 0, 6% so với chỉ tiêu
Trung bình
10,8%
Giảm 28, 2% so với chỉ tiêu
Yếu
không
 Giảm 1% so với chỉ tiêu
	* Về hạnh kiểm: 
	100% học sinh hòan thành đủ 5 nhiệm vụ của học sinh tiểu học
PHẦN KẾT LUẬN
	 Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:
	- Giáo viên chủ nhiệm cần làm tốt công tác điều tra cơ bản học sinh để không những nắm vững những đặc điểm chung mà còn phải nắm vững những đặc điểm riêng của từng học sinh trong lớp về tâm - sinh lý, nhân cách, hoàn cảnh – điều kiện sống, về nguyện vọng, sở thích  để từ đó, nắm được những mặt mạnh , mặt yếu cơ bản của các em nhằm phục vụ tốt cho quá trình giáo dục.
- Trong quá trình giáo dục, giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch tác động chung cũng như tác động riêng đối với từng học sinh. Khi tác động đến từng học sinh cần: Khéo léo tế nhị, không gây mặc cảm cho các em. Kích thích ở mỗi em lòng tự trọng, tự tin vào khả năng tiến bộ của mình. Động viên kịp thời những tiến bộ dù là rất nhỏ của các em; đối xử công bằng với mọi học sinh; luôn tỏ ra lạc quan,tin tưởng vào sự tiến bộ của từng em, nhất là đối với những em có khuyết điểm không bao giờ tỏ ra thành kiến, không tin tưởng 
	- Chủ động phối hợp với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh, với gia đình học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan để tạo sự thống nhất chung trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh.
	Trong những năm qua, nhờ vận dụng tốt các giải pháp nêu trên mà chất lượng giảng dạy và giáo dục của lớp tôi chủ nhiệm luôn thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Nếu được triển khai áp dụng trong toàn trường, tôi hy vọng đề tài này sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh của trường tiểu học An Hòa Tây 2.
 An Hòa Tây, ngày 20 tháng 05 năm 2010
 Người thực hiện
 Trần Thị Thanh Nguyên
PHẦN MỞ ĐẦU 
BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:
	Công tác chủ nhiệm là một khâu quan trọng trong quá trình giảng dạy và giáo dục tại các trường tiểu học. Năm học 2009 – 2010 để đạt hiệu quả cao về chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh, nhất là đối với học sinh tiểu học đòi hỏi mỗi giáo viên quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp nhất là học sinh tiểu học ở trường TH An Hòa Tây 2.
	Thế nhưng, có lẻ do sức ép về đổi mới nội dung chương trình, về đổi mới phương pháp dạy học, về các chuẩn kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt ở từng khối lớp  mà một số giáo viên chủ nhiệm đôi lúc xem nhẹ công tác chủ nhiệm lớp hoặc lúng túng ở một số tình huống sư phạm làm cho lớp học không có nền nếp, hiệu quả giáo dục thấp.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực tế đã chứng minh lớp nào được giáo viên chủ nhiệm quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp thì học sinh ở lớp đó có nền nếp học tập tốt, chất lượng giảng dạy và giáo dục không ngừng được nâng lên.
	Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp nên tôi đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học”. Trên cơ sở lý luận về công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên cần chọn lựa những phương pháp khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp, tạo nên những thế hệ vừa “ Hồng” vừa “Chuyên”.
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là: “ Hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học An Hòa Tây 2.” 
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Nhiệm vụ của đề tài là tìm hiểu, phân tích thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học An Hòa Tây 2. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân về nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp trong thời gian tới.
ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 	
Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết những vấn đề như: Vận dụng các cơ sở lý luận về công tác chủ nhiệm lớp; Sử dụng một số phương pháp trong quá trình nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra, so sánh
Do thời gian và năng lực bản thân có hạn nên trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
PHẦN NỘI DUNG
CƠ SỞ LÍ LUẬN
	Theo quy định của Điều lệ trường tiểu học thì mỗi lớp học có một giáo viên vừa là chủ nhiệm, vừa giảng dạy các môn học. Tùy điều kiện cụ thể của từng trường, có thể phân công giáo viên chuyên trách đối với một số môn đòi hỏi có năng khiếu như: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục.
	Như vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học là người trực tiếp chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; chủ động phối hợp với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh, với gia đình học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục.
	Để công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải có lòng nhiệt tâm, sự yêu nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu. Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm phải am hiểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của nhân dân tại địa phương nơi trường đóng. Đặc biệt là phải hiểu rõ điều kiện, hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm sinh lý của từng học sinh trong lớp; quan tâm giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để tất cả học sinh trong lớp có thể tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
	Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học có vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục, nên muốn nâng cao hiệu quả giảng dạy và giáo dục, người giáo viên không những phải dạy tốt mà còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm. Nếu xem nhẹ công tác chủ nhiệm thì không những hiệu quả giáo dục thấp (giáo dục ở đây hiểu theo nghĩa hẹp) mà chất lượng dạy học sẽ đem lại kết quả không như mong đợi. Cũng như trồng cây mà không chăm sóc thì không thể thu được quả tốt.
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA TÂY 2:
1. Đặc điểm tình hình trường tiểu học An Hòa Tây 2:
Trường tiểu học An Hòa tây 2 được tách ra từ trường tiểu học An Hòa Tây vào tháng 9 năm 2000. Trường nằm trên địa bàn ấp An Phú 1 và An Quí, xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre; với tổng diện tích là 5656 m2; trường có 02 điểm trường (điểm trường chính và một điểm lẻ). Đời sống nhân dân trong vùng còn nhiều khó khăn, sống bằng nhiều ngành nghề như: làm ruộng, trồng rau màu, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, một bộ phận không có nghề nghiệp ổn định phải đi làm thuê, làm mướn hoặc mua bán nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Đầu năm học 2009-2010 trường có 14 lớp; với 378 học sinh, có 14/14 lớp được tổ chức học từ 7 đến 9 buổi/tuần, chưa tổ chức được việc giảng dạy môn Tiếng Anh và Tin học.
 1.1 . Về cơ sở vật chất: 
Cả hai điểm trường đều đã được xây dựng mới theo chương trình kiên cố hóa trường lớp; tổng số phòng là 14, các phòng học đều có trang bị tủ, học cụ để bảo quản đồ dùng dạy học; bàn ghế học sinh được trang bị mới, đúng quy cách, đảm bảo đủ chỗ ngồi cho học sinh. 
Trường chưa có các phòng chức năng và khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh, thư viện nhà trường đang được đầu tư xây dựng đạt chuẩn theo quy định ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-BGD-ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
1.2. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Tổng nhân sự của trường là 25, có 10 nữ; trong đó, cán bộ quản lý 02, nhân viên 04, giáo viên trực tiếp dạy lớp là 19, đạt tỉ lệ 1,35 giáo viên/lớp; có 03 giáo viên dạy chuyên các môn Thể dục và Mỹ Thuật; 02 giáo viên dạy buổi 2; chưa có giáo viên dạy chuyên môn Âm nhạc.
2. Những ưu điểm, hạn chế trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường tiểu học An Hòa Tây 2:
2.1. Ưu điểm: 
Đa số cán bộ, giáo viên của nhà trường đều nhiệt tình trong công tác, yêu nghề, mến trẻ, hết lòng vì học sinh thân yêu, “mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương sáng, tự học và sáng tạo”; 
Các giáo viên chủ nhiệm lớp, phần lớn đều quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp và xây dựng được nền nếp học tập cho học sinh khá tốt. Điều tra nắm vững về điều kiện, hoàn cảnh của từng em học sinh của lớp do mình chủ nhiệm, chủ động kết hợp với các lực lượng giáo dục và gia đình để giáo dục học sinh. Quan tâm giúp đỡ học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để các em hứng thú tham gia vào các hoạt động giáo dục của lớp, của trường.
2.2. Một số hạn chế trong công tác chủ nhiệm lớp: 
	Một số giáo viên của trường chưa quan tâm nhiều đến công tác chủ nhiệm lớp; mặt khác do sức ép của sự đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, về chuẩn kiến thức và kỹ năng cần đạt của các môn học, việc dạy lồng ghép các nội dung về giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường  mà thiếu quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp.
Một số giáo viên tuy có quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp nhưng chưa có giải pháp phù hợp, còn lúng túng trong xử lý một số tình huống sư phạm trong lớp; chưa chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục khác để giáo dục học sinh.
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA TÂY2:
	1. Làm tốt công tác Điều tra cơ bản học sinh:
	Trong quá trình giáo dục học sinh ở tiểu học, ngoài những đặc điểm chung, còn có những đặc điểm cá biệt như: đặc điểm về tâm - sinh lý, về trình độ nhận thức, về vốn sống  Do đó, việc giáo dục học sinh, mỗi em có phản ứng không giống nhau đối với những tác động từ bên ngoài: có em thì thờ ơ, có em thì phản kháng, có em thì tiếp thu ở mức độ hời hợt, hình thức, có em thì cởi mở tự nhiên, có em thì kín đáo dè dặt  Chính những phản ứng không giống nhau này gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình giáo dục.
	Để khắc phục tình trạng trên giáo viên chủ nhiệm cần làm tốt công tác điều tra cơ bản học sinh để nắm vững những đặc điểm chung và những đặc điểm riêng của từng học sinh trong lớp về tâm - sinh lý, về nhân cách, về hoàn cảnh – điều kiện sống, về nguyện vọng, sở thích  để từ đó, nắm được những mặt mạnh và những mặt yếu cơ bản của các em mà phục vụ tốt cho quá trình giáo dục.
	2. Vận dụng hình thức cá biệt hóa trong quá trình giáo dục học sinh:
	Trong quá trình giáo dục, giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch thực hiện cho từng nhóm đối tượng học sinh. Khi tác động đến từng học sinh cần: 
	- Khéo léo tế nhị, không gây mặc cảm cho các em.
	- Gợi cho từng em có những tâm tư, suy nghĩ, nguyện vọng riêng để tìm cách giúp đỡ.
	- Kích thích ở mỗi em lòng tự trọng, tự tin vào khả năng tiến bộ của mình.
	- Động viên kịp thời những tiến bộ dù là rất nhỏ của các em; đối xử công bằng với mọi học sinh; luôn tỏ ra lạcquan, tin tưởng vào sự tiến bộ của từng em, nhất là đối với những em có khuyết điểm; không bao giờ tỏ ra thành kiến, không tin tưởng 
	3. Làm tốt công tác tổ chức lớp:
	Theo quy định của Điều lệ trường tiểu học, học sinh được tổ chức theo lớp học; lớp học có lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó; mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học sinh, mỗi tổ có tổ trưởng; lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng do tập thể học sinh bầu ra hoặc do giáo viên chủ nhiệm chỉ định. Việc bầu hoặc chỉ định các chức danh này (gọi chung là cán bộ lớp) được thực hiện hàng tháng hoặc hai, ba tháng trong năm học do giáo viên chủ nhiệm quyết định.
	Cán bộ lớp phải là những học sinh có đầy đủ uy tín đối với tập thể học sinh, có khả năng lãnh đạo và tổ chức các hoạt động của lớp, của tổ do giáo viên giao cho. Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm có thể tổ chức các em thành các nhóm tự học, gồm các em nhà ở gần nhau tạo điều kiện để các em giúp đỡ nhau; hoặc hình thức đôi bạn cùng tiến, phân công những em học giỏi, có phẩm chất tốt giúp đỡ những em học yếu, phẩm chất chưa tốt .
Trong quá trình giáo dục, tập thể học sinh vừa là môi trường giáo dục, vừa là phương tiện giáo dục. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng tập thể học sinh của lớp thành một tập thể có tổ chức chặt chẽ, với bộ máy tự quản riêng, thực hiện mục đích thống nhất, với những hoạt động chung. Tạo nên một tập thể: Có tính năng động, phấn khởi, hoạt bát, hăng hái, tích cực, sẵn sàng hoạt động. Có cảm giác tự hào về tập thể của mình, có không khí thân ái,đoàn kết giữa mọi thành viên, cảm giác được tập thể bảo vệ khi cá nhân bị đe dọa, có thói quen kiềm chế về mặt hành động, lời nói, cảm xúc
	4. Kết hợp với các lực lượng giáo dục:
	Giáo viên chủ nhiệm là chiếc cầu nối giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục. Quá trình giáo dục tiểu học là một quá trình khép kín, trong đó có sự liên kết thống nhất giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Nhờ vậy, chúng ta sẽ tạo ra được môi trường giáo dục thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục học sinh được liên tục, thường xuyên về mọi mặt mọi

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNcong tac chu nhiem.doc