Hình thành kĩ năng khi dạy phân môn tập viết lớp hai

- Tập viết rèn luyện một trong những kĩ năng quan trọng của việc học Tiếng Việt trong nhà trường: kĩ năng viết chữ.

 - Để làm chủ tiếng nói về mặt văn tự, người đọc phải rèn luyện cho mình năng lực đọc thông, viết thạo văn tự đó. Hai năng lực này có quan hệ mật thiết với nhau. Học sinh học Tiếng Việt cũng vậy, cũng phải đọc thông, viết thạo chữ quốc ngữ. Đây chính là điểm phân biệt giữa người được học Tiếng Việt và người không được học Tiếng Việt.

 - Học vần, tập đọc giúp cho việc rèn năng lực đọc thông, tập viết giúp cho việc rèn năng lực viết thạo.

 2./ Nhiệm vụ.

 a. Hướng dẫn để HS nắm được các quy định về chữ viết, nắm được kĩ thuật viết chữ.

 b. Rèn luyện để HS có kĩ năng chữ viết ngày càng được nâng cao.

 c. Góp phần rèn luyện cho HS nhiều phẩm chất: cẩn thận, tinh thần kỉ luật, óc thẩm mĩ Luyện tập viết chữ trong môn tập viết là luyện tập viết chữ theo yêu cầu kĩ thuật từ dễ đến khó cho nên đòi hỏi chữ viết phải thẳng hàng ngang, từng chữ cái phải đúng khuôn hình, kích thước, hình dáng, khoảng cách giữa các chữ cái phải đều và đúng, thế chữ phải ổn định.

 

doc 13 trang Người đăng phuquy Lượt xem 3209Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hình thành kĩ năng khi dạy phân môn tập viết lớp hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  Luyện tập viết chữ trong môn tập viết là luyện tập viết chữ theo yêu cầu kĩ thuật từ dễ đến khó cho nên đòi hỏi chữ viết phải thẳng hàng ngang, từng chữ cái phải đúng khuôn hình, kích thước, hình dáng, khoảng cách giữa các chữ cái phải đều và đúng, thế chữ phải ổn định.
II./ Quy định về dạy viết chữ cho HS lớp 2:
 - Tập viết đúng mẫu và đều nét các chữ thường theo cỡ nhỏ, tập viết chữ hoa cỡ thường và nhỏ (Chủ yếu về mức độ kiến thức và kĩ năng viết chữ).
 - Tiếp tục rèn luyện cho HS kĩ năng viết các chữ thường theo cỡ nhỏ đã học ở lớp 1 nhưng yêu cầu đã được nâng cao: đúng mẫu và đều nét.
 - Chính thức dạy HS tập viết chữ hoa cỡ vừa và nhỏ (Lớp 1, HS mới làm quen với hình thức tập tô). Vì vậy, GV phải giúp HS ó những hiểu biết nhất định về mẫu chữ hoa do Bộ mới ban hành nhằm tạo điều kiện cho các em rèn kĩ năng viết chư,õ cụ thể:
 + Nhớ được hình dáng các chữ viết hoa theo đúng quy định.
 + Nắm được kích cỡ của từng chữ cái viết hoa (thể hiện trong khung chữ, trong mối quan hệ với chữ cái viết thường. VD: trong cùng một cỡ chữ, các chữ cái viết hoa A, Ă, Â, B, C, có độ cao bằng các chữ cái viết thường b, h, l, k, y, g,  - là 2,5 đơn vị, riêng 2 chữ cái viết hoa Y, G được viết với chiều cao 4 đơn vị).
 + Nắm được thao tác viết từng nét chữ để tạo nên chữ cái viết hoa (đưa bút theo đúng quy trình viết).
 - Dạy HS biết nối (ghép) chữ cái viết hoa với chữ thường trong một chữ ghi tiếng để bảo đảm tính thẩm mĩ, phục vụ cho yêu cầu viết chính tả và trình bày bài.
III./ Quy trình cơ bản của một tiết Tập viết :
 A . Kiểm tra bài cũ:
 - GV yêu cầu HS:
 - Viết lại chữ cái viết hoa mới học.
 - Nhắc lại cụm từ đã viết ứng dụng và viết lại chữ ứng dụng có chữ cái viết hoa.
 - Sau mỗi lần viết, GV nhận xét, củng cố kiến thức, kĩ năng đã học ở bài cũ.
 B . Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 - GV nêu nội dung và yêu cầu của tiết học (Ghi bảng tên bài - chữ cái viết hoa).
 2. Hướng dẫn viết chữ cái hoa:
 a. Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ cái viết hoa.
 - Giới thiệu khung chữ và cấu tạo nét trên bìa chữ mẫu.
 - GV chỉ dẫn cách viết (quy trình viết chữ) trên bìa chữ mẫu.
 - GV viết mẫu chữ cái hoa (kết hợp nhắc lại một số điểm cần lưu ý về cách viết).
 b. Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
 - HS tập viết 2, 3 lượt. GV nhận xét, uốn nắn và có thể nhắc lại quy trình viết để HS viết đúng.
 - Trong thực tế khi dạy chữ cái hoa thứ hai có nhiều điểm giống chữ cái hoa thứ nhất thì cách tiến hành hướng dẫn có thể nhanh gọn hơn (dựa vào so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chữ cái hoa).
 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
 Giới thiệu cụm từ ứng dụng :
 - HS đọc cụm từ ứng dụng.
 - GV giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng.
 b. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
 - GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ viết ứng dụng trên bảng, nhận xét về những điểm cần lưu ý khi viết. VD: độ cao các chữ cái, quy trình viết liền mạch - nối chữ, khoảng cách giữa các chữ, cách đặt dấu thanh 
 - GV viết mẫu chữ ghi tiếng đầu trong cụm từ ứng dụng (có chữ cái viết hoa), lưu ý HS nối nét hoặc để khoảng cách hợp lí giữa chữ cái hoa và chữ cái thường trong chữ ghi tiếng.
 c. Hướng dẫn HS viết chữ ứng dụng trên bảng.
 - HS tập viết chữ ứng dụng (có chữ cái viết hoa) trên bảng con 2, 3 lượt. GV nhận xét, uốn nắn và có thể nhắc lại quy trình viết để HS viết đúng.
 * Lưu ý: nếu trong cụm từ ứng dụng có chữ viết thường cần lưu ý về nối nét, GV có thể gợi ý trên bảng và cho HS luyện tập thêm để viết đẹp cả cụm từ ứng dụng.
 4. Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết.
 - GV nêu nội dung và yêu cầu viết trong vở (số chữ, số dòng tập viết).
- Có thể chia làm 3 chặng để nhận xét, uốn nắn kịp thời sau mỗi chặng:
 + Viết chữ cái hoa cỡ vừa, cỡ nhỏ.
 + Viết chữ ứng dụng (có chữ cái hoa).
 + Viết cụm từ ứng dụng.
 - HS luyện viết theo yêu cầu trên: GV theo dõi, giúp đỡ các em yếu viết đúng quy trình, hình dáng và nội dung (kết hợp nhắc nhở tư thế ngồi viết, cầm bút, để vở).
 5. Chấm chữa bài:
 - GV chấm khoảng 5 - 7 bài, sau đó nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
 6. Củng cố - Dặn dò :
 - GV nhận xét chung về tiết học, khen những HS viết đẹp.
- Dặn HS luyện viết tiếp trong vở cho hoàn chỉnh bài.
IV./ Phương pháp dạy môn Tập viết:
 - Thực hiện quy trình dạy học nói trên, GV cần tập trung đổi mới phương pháp dạy học ở 2 hoạt động có tính chất định hình, biểu tượng về chữ viết, đó là: Hoạt động hướng dẫn viết chữ cái hoa và Hoạt động viết ứng dụng. Ở 2 hoạt động này, cần tạo mọi điều kiện cho HS tiếp nhận kiến thức (tự quan sát, nhận xét, ghi nhớ), chăm chỉ, tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm về kĩ thuật viết chữ theo hướng dẫn của GV. Cụ thể:
 + Khi hướng dẫn HS viết chữ cái hoa, GV không nên giảng giải, thuyết trình đơn điệu mà cần gợi ý HS quan sát chữ mẫu trên bảng, trong SGK để nhận biết, so sánh. VD: Tên gọi chữ cái viết hoa này là gì ? Chữ cái hoa được viết bằng những nét nào ? Muốn viềt đẹp cần đặc biệt chú ý ở nét nào ? (có thể cho HS chỉ vào chữ mẫu trên bảng, viết trên không). Việc viết mẫu của GV trên bảng có tác dụng trực quan rât cụ thể và sinh động, giúp HS hình dung rõ quy trình để làm theo cho đúng. Do vậy GV cần viết chậm, kết hợp hướng dẫn về kĩ thuật viết chữ. Sau đó cho HS thực hành luyện viết nhiều lần trên bảng lớp, bảng con để rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh.
 + Khi hướng dẫn HS viết ứng dụng, GV có thể gợi ý để cho HS tự nêu cách hiểu cụm từ ứng dụng trước khi chốt lại ý đúng. Hướng dẫn HS quan sát chữ mẫu để nhận xét về cách viết, ghi nhớ những điều cần thiết. Nếu có những trường hợp nối chữ khó, GV cũng cần hướng dẫn HS chủ động tìm ra cách viết hợp lí, hình thành kĩ năng viết chữ liền mạch.
v Một số phương pháp thường được sử dụng trong môn Tập viết:
 1. Phương pháp trực quan:
 - Trực quan bằng các thiết bị, đồ dùng dạy học:
 - Sử dụng bìa chữ mẫu .
 - Trực quan qua bảng lớp, bảng con;
 + GV viết mẫu dể minh hoạ, hướng dẫn HS nhận xét về hình dạng, quy trình viết một chữ cái hoa, quy trình viết chữ ghi tiếng ứng dụng, viết cụm từ ứng dụng.
 + GV biểu dương những chữ viết đúng, đẹp của HS lên bảng lớp, bảng con hoặc hướng dẫn HS sửa lại nét chữ viết chưa ngay trên bảng con, bảng lớp
- Trực quan bằng những sản phẩm vở sạch chữ đẹp của HS ở năm học trước hoặc GV làm thành một bộ sưu tập nhằm kích thích hứng thú rèn luyện chữ viết của HS.
 2. Phương pháp luyện tập:
 - Có vai trò quan trọng trong việc dạy học phân môn Tập viết lớp hai vì chữ viết của HS là sản phẩm của quá trình vận động, có sự phối hợp đồng bộ của nhiều bộ phận trong cơ thể (mắt nhìn, óc nghĩ và điều khiển cơ quan vận động, cơ và xương bàn tay hoạt động đồng thời có sự “lan tỏa” ảnh hưởng tới một số cơ quan khác đối với cơ thể HS ở lứa tuổi Tiểu học).
 - Trong giờ tập viết GV vận dụng phương pháp luyện tập đối với HS theo yêu cầu từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp cụ thể như sau:
 - Hướng dẫn HS luyện các thao tác chuẩn bị viết chữ (dùng que chỉ “đồ” trên chữ mẫu, viết bằng ngón tay vào khoảng không trước mặt, tập viết nét khó trong chữ cái hoa, nếu cần ).
 - Hướng dẫn HS viết trên bảng lớp, bảng con theo tiến trình dạy học:
 + Tập viết chữ cái hoa.
 + Tập viết chữ ghi tiếng ứng dụng (có chữ cái hoa).
 + Luyện nối chữ ở trường hợp khó (nếu cần).
 - Hướng dẫn HS thực hành luyện tập trong vở tập viết 2 (viết chữ cái hoa, chữ ghi tiếng ứng dụng theo cỡ vừa và cỡ nhỏ, viết cụm từ ứng dụng theo cỡ nhỏ).
 - Quá trình hướng dẫn HS luyện tập viết chữ, GV cần hết sức lưu ý rèn các thói quen cho HS: ngồi viết đúng tư thế, để vở đúng quy cách và biết xê dịch vở khi viết, cầm bút (viết) đúng quy định. Ngoài các giờ Tập viết, GV còn phải luôn nhắc nhở HS viết chữ và trình bày rõ ràng, sạch sẽ ở các môn (phân môn) khác nhằm nâng cao chất lượng chữ viết và hình thành ở HS những phẩm chất tốt.
V./ Hướng dẫn HS viết chữ trong giờ Tập viết:
1. Hướng dẫn HS viết chữ cái hoa:
 - Hoạt động hướng dẫn HS viết chữ cái hoa đã được nêu trong quy trình dạy học tiết Tập viết lớp 2. Dưới đây xin nêu cụ thể về các thao tác hướng dẫn, kèm ví dụ minh họa trong bài dạy viết chữ cái hoa B (tuần 3).
 Trước hết, để tiến hành tốt giờ dạy, GV cần chuẩn bị đồ dùng dạy học và bảng lớp như sau:
 - Mẫu chữ cái viết hoa (B) đặt trong khung chữ do GV tự làm (có thể dùng Bộ chữ dạy Tập viết do TT bản đồ và Tranh ảnh Giáo dục, NXB Giáo Dục ấn hành hoặc bìa chữ tự làm theo mẫu chữ viết trong trường tiểu học).
 - Bảng lớp (hoặc bảng phụ, giấy khổ to) viết sẵn chữ mẫu cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: bạn (dòng 1), bạn bè xum họp (dòng 2).
 Hoạt động hướng dẫn viết chữ cái hoa được tiến hành theo 2 bước:
Bước 1: Hướng HS quan sát và nhận xét chữ mẫu (B).
GV giới thiệu khung chữ và cấu tạo nét trên bìa chữ mẫu:
Ở bước này, đầu tiên, GV cho HS thảo luận nhóm để HS quan sát và nhận xét mẫu chữ cái hoa B.
Ví dụ: 
 + Chữ cái hoa B nằm trong khung chữ cao 2,5 đơn vị (6 đường kẻ ngang), rộng 2,5 đơn vị (6 đường kẻ dọc).
 + Chữ cái hoa B được viết bởi 2 nét: nét 1 móc ngược (trái), nét 2 là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trên và cong phải nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
 - GV (dùng que chỉ hoặc thước nhỏ) trực tiếp chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu.
 Ví dụ: Để viết chữ cái hoa B, ta viết:
 + Nét 1: điểmđặt bút từ đường kẻ (ĐK) ngang 6, viết nét móc ngược, điểm dừng bút trên ĐK ngang 2.
 + Nét 2: từ điểm dừng bút nét 1, lia bút lên ĐK ngang 5 viết tiếp nét cong có vòng xoắn nhỏ ở khoảng giữa thân chữ, điểm dừng bút cao hơn ĐK ngang 2 một chút.
 * Khi hướng dẫn, GV cần nhấn mạnh cho HS thấy rõ nét cong cần lượn đều và cân, nửa cong dưới vòng sang bên phải rộng hơn nửa cong trên.
 - GV viết chữ cái hoa (B) cỡ vừa (5 dòng kẻ li) trên bảng lớp, kết hợp nói vắn tắt về cách viết (hoặc so sánh cách viết chữ cái hoa đã học để thấy nét giống nhau, nét khác nhau).
- Khi viết, GV cần đứng hơi nghiêng để không che tầm quan sát của HS.
 Ví dụ: đặt bút trên dòng kẻ ngang 6, viết nét thứ nhất (móc ngược), lia bút trên dòng kẻ ngang 5 viết nét thứ 2 (cong trên và cong phải liền nhau, tạo vòng xoắn giữa thân chữ).
Bước 2: Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
 - HS tập viết chữ cái hoa (B) 2 - 3 lượt. Sau mỗi lần viết, GV nhận xét uốn nắn (có thể nhắc lại cách viết và kêu gọi HS viết đúng hình dạng chữ mẫu).
 - Kỹ năng viết chữ cái hoa ở HS được hình thành từng bước qua nhiều lần tập luyện trong những lần tập viết ban đầu, có thể HS còn lúng túng trong việc điều khiển nét bút. Điều quan trọng là GV giúp các em ghi nhớ được biểu tượng về chữ cái hoa, viết đúng hình dáng chữ mẫu (không sai quy trình và biến dạng nét chữ để dần tiến tới viết đẹp).
2. Hướng dẫn HS viết cụm từ ứng dụng:
 Việc tập viết cụm từ ứng dụng ở lớp 2 nhằm những mục đích:
 - Rèn kỹ năng viết chữ cái hoa trong chữ ghi tiếng (viết hoa).
 - Tiếp tục luyện viết các chữ thường đã học ở lớp 1, nâng cao kỹ thuật viết chữ (biết viết liền mạch – nối chữ, tăng dần tốc độ viết) phục vụ cho nhu cầu viết chính tả.
 - Kết hợp cung cấp cho HS vốn thành ngữ, tục ngữ theo yêu cầu của chương trình đề ra, do đó khi hướng dẫn HS lớp 2 viết cụm từ ứng dụng GV cần lưu ý một số điểm sau:
 - Giúp HS hiểu nghĩa của cụm từ ứng dụng: cho HS đọc cụm từ ứng dụng sẽ viết, giảng nghĩa (hoặc gợi ý HS trao đổi, nêu cách hiểu về cụm từ ứng dụng sau đó GV chốt lại).
Ví dụ: Em hiểu thế nào là bạn bè xum họp ? (bạn bè nhiều nơi quây quần họp mặt đông vui).
 - Gợi ý HS quan sát và nhận xét cách viết: về độ cao của các chữ cái, quy trình viết liền mạch nối chữ, nối liền nét các chữ cái trong cùng một tiếng, ghi dấu phụ, chỗ đánh dấu thanh, ước lượng khoảng cách giữa các chữ 
 - GV kết hợp nhắc nhở HS về cách để khoảng cách giữa các chữ cái trong chữ ghi tiếng, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng.
Ví dụ: Bạn bè xum họp (những chữ cái nào có độ cao 1 đơn vị ? Cao 2 đơn vị? Cao 2,5 đơn vị ? Chữ nào có chữ cái B hoa ? Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ?).
 - Viết mẫu chữ có chữ cái hoa trên dòng kẻ, tiếp theo chữ mẫu. Lưu ý HS về cách viết chữ có chữ cái hoa.
Ví dụ: Viết chữ bạn cần lưu ý để khoảng cách giữa B và a không gần quá hay xa quá), đặt dấu nặng dưới a.
 - Hướng dẫn HS viết chữ có chữ cái hoa vào bảng con (viết 1 - 2 lượt sau mỗi lần viết, GV nhận xét, uốn nắn thêm cách viết).
 * Chú ý: Nếu trong cụm từ ứng dụng có trường hợp nối chữ tương đối khó, GV có thể cho HS viết vào bảng con để luyện tâp thêm (Ví dụ: nối b và e trong chữ bè, nối h và o trong chữ họp).
VI./ Sử dụng bảng lớp và bảng con trong giờ Tập viết:
 1. Bảng lớp là công cụ trực quan rất quan trọng và cần thiết trong công việc dạy học và phân môn Tập viết lớp 2, GV dùng bảng lớp để minh họa, hướng dẫn về kĩ thuật viết chữ, trình bày bài, giúp HS nắm vững kiến thức và thực hành luyện tập đạt kết quả tốt.
GV cần sử dụng bảng lớp một cách khoa học, hợp lý và có hiệu quả. Cụ thể:
 - Ghi đầu bài, bố trí các dòng kẻ, chữ mẫu và trình bày nội dung vừa đủ, có tác dụng trong quá trình dạy học. Theo yêu cầu bài học phân môn Tập viết lớp 2, GV có thể chuẩn bị bảng lớp trước khi dạy như sau:
 - Dành vị trí bên trái bảng để gắn bìa mẫu chữ cái viết hoa trong khung chữ (có thể sử dụng Bộ chữ dạy Tập viết).
 - Dòøng kẻ 4 li để GV viết mẫu chữ cái hoa theo mẫu chữ cái nhỏ(khi hướng dẫn HS viết chữ cái hoa). 
 - Dòng kẻ 4 li viết sẵn chữ ghi tiếng có chữ cái hoa(cỡ nhỏ) trong cụm từ ứng dụng (GV sẽ viết tại trên lớp cho HS quan sát cách viết chữ ghi tiếng ứng dụng.
- Dòng kẻ 4 li viết sẵn cụm từ ứng dụng (cỡ nhỏ) để hướng dẫn HS nhận xét trước khi viết.
- Dành góc bảng bên phải để hướng dẫn HS cách nối chữ (trong cụm từ ứng dụng), nếu cần thiết.
 - Phần bảng dưới cùng (vừa tầm viết của HS), GV để dòng kẻ 4 li cho HS tham gia viết bảng theo yêu cầu của GV( kiểm tra bài cũ viết chữ cái hoa, viết chữ ghi tiếng ứng dụng có chữ cái hoa, thi viết bảng ).
 2. Bảng con là công cụ thực hành luyện tập một cách tích cực và có hiệu quả đối với từng HS, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động dạy học của GV. HS dùng bảng con để viết nhằm củng cố biểu tượng về chữ viết (hình dạng cấu tạo nét, quy trình viết) luyện thao tác viết và rút kinh nghệm tạm thời trong quá trình viết.Nhờ quan sát chữ viết của HS, GV nắm được những ưu khuyết điểm của HS để kịp thời uốn nắn hay biểu dương trong quá trình dạy học.
* GV cần lưu ý hướng dẫn HS sử dụng bảng con như sau:
 - Chuẩn bị bảng con có dòng kẻ tương tựa dòng kẻ li, hoặc biết cách viết trên dòng kẻ to ở bảng con đúng chiều cao quy định của từng chữ cái (1 đơn vị, 1.5 đơn vị, 2 đơn vị , 2.5 đơn vị).
- Ngồi viết đúng tư thế, biết cách cầm phấn và trình bày chữ viết trên bảng con đúng yêu cầu (viết chữ cái hoa, viết chữ ghi tiếng ứng dụng, luyện viết nối chữ).
- Có thói quen giơ bảng, hạ bảng, xóa bảng bảo đảm trật tự, vệ sinh.
VII./ Một số biện pháp sửa chữa, uốn nắn cho HS:
GV cần nhận xét rõ ràng và chỉ ra đuợc những nét chữ mà HS viết sai. GV viết khoảng một đến hai dòng và yêu cầu HS tập viết lại cho đúng.
GV cũng cần để HS tự nhận xét những chỗ viết sai của các em dựa trên mẫu chữ viết của GV. Để từ đó, các em dễ dàng điều chỉnh khi chính các em đã tự phát hiện những chỗ viết sai của mình.
Ví dụ: Đa số các em viết chữ đúng chữ hoa M, N.
	+ GV đưa mẫu chữ cho các em quan sát để các em nhận xét.
	+ GV giảng lại cấu tạo và quy trình viết.
	+ HS tập viết 3 – 4 lần trên bảng con à viết vào vở.
GV sửa sai cho HS ngay trên bảng con. GV đưa những bảng HS viết đúng, đẹp để các em viết chưa đúng rút kinh nghiệm.
GV sửa tay đôi với HS. Trong giờ tập viết, GV cần đi quan sát, nếu HS nào còn viết sai GV cần viết mẫu hoặc chỉ ra cho HS chỗ sai.
GV nên phân loại chữ viết theo nhóm đối tượng HS để việc rèn chữ dễ dàng hơn.
Ví dụ: + Nhóm 1: Còn viết sai nét khuyết: GV cho nhóm 1 luyện viết nét khuyết trong giờ rèn chữ.
	 + Nhóm 2: HS còn viết sai chữ hoa B: GV cho nhóm 2 luyện lại chữ hoa B trong giờ rèn chữ
	à Tuỳ từng nhóm đối tượng HS, GV cho HS luyện viết lại những chữ mà các em viết sai thì mới đạt hiệu quả cao.
GV luôn đặt kế hoạch rèn chữ hàng tuần và chữ nên rèn một nhóm chữ nhất định. Rèn đúng loại chữ này thì mới rèn qua loại chữ khác không nên ôm đồm quá nhiều.
Trong giờ tập viết, GV nên cho HS viết chữ chưa đẹp ngồi cạnh em viết chữ đẹp để các em bắt chước bạn, thi đua viết chữ giống bạn. Hình thức thi đua, khen thưởng cũng là niềm động viên, khuyến khích các em.
GV nên cho HS xem những bài viết đẹp của các bạn trong lớp, của các anh chị năm trước.
GV nên chấm điểm và ghi lời nhận xét chữ viết của HS thường xuyên để từ đó GV giúp các em nhận ra được những chỗ sai của bản thân để các em chỉnh sửa.
GV nên sửa trực tiếp cho HS bằng phấn đỏ khi gọi các em lên bảng viết.
GV nên giám sát HS trong quá trình viết để sửa sai kịp thời và lưu ý những lỗi HS hay mắc trước khi HS viết bài để giúp HS viết đúng.
Trong quá trình dạy học, GV luôn tạo cho HS thói quen viết có chất lượng không cho HS viết quá nhiều bài. Dẫn đến tình trạng các em viết ẩu, viết cho xong bài.
GV chấm điểm chữ viết hoặc xếp loại chữ theo từng bài viết, kể cả trong giờ rèn chữ và các giờ học khác. Đặc biệt, giáo viên nên quy định rõ mức độ nào HS phải đạt đến để dễ dàng biết được sự tiến bộ của HS.
VIII./ Một số điểm cần lưu ý cho HS khi học Tập viết ở lớp 2:
 Ngoài một số điểm về tư thế ngồi, cách cầm viết GV cần hướng dẫn cách để vở và xê dịch vở khi viết, cụ thể:
 - Khi viết chữ đứng HS phải để vở ngay ngắn trước mặt.
 - Khi viết chữ nghiêng HS cần để vở hơi nghiêng, sao cho mép vở phía dưới cùng tạo với mép bàn khoảng 15 độ. Khi HS viết, độ nghiêng của nét chữ cùng với mặt bàn sẽ tạo thành một góc vuông – vì mẫu chữ viết nghiêng theo mẫu chữ viết trong trường Tiểu học do BGD & ĐT ban hành có độ nghiêng 15 độ. Như vậy dù viết theo mẫu chữ đứng hay nghiêng, nét chữ luôn thẳng đứng trước mặt HS (chỉ khác nhau cách để vở).
 - Khi viết chữ về bên phải, quá xa lề vở, HS phải biết xê dịch vở sang trái đễ mắt nhìn thẳng nét chữ, tránh nhoài người về bên phải để viết tiếp.
VIII./ Phạm vi áp dụng và kết quả:
	- Qua những ý kiến được trình bày ở trên, với đề tài này, chúng ta sẽ áp dụng trên toàn bộ khối lớp Hai, Ba.
	- Kết quả đạt được trong từng giai đoạn:
	+ Giai đoạn 1: Từ đầu năm đến giữa kì I.
	Rèn viết đúng độ cao, độ rộng và viết đúng con chữ cái hoa.
Sĩ số
A
Tỉ lệ
B
Tỉ lệ
C
Tỉ lệ
30
15
50%
14
46.67%
1
3.33%
	+ Giai đoạn 2: Từ giữa kì I đến cuối kì I.
	Tiếp tục thực hiện các yêu cầu ở giai đoạn 1 và rèn thêm cách nối nét khi viết cụm từ ứng dụng. HS biết cách trình bày đoạn văn, khổ thơ.
Sĩ số
A
Tỉ lệ
B
Tỉ lệ
C
Tỉ lệ
30
20
66.67%
10
33.33%
/
/
Ở giai đoạn này, lớp tôi đã được công nhận Tập thể viết chữ đẹp cấp Trường và có HS đạt Giải Khuyến khích cấp Quận.
	+ Giai đoạn 3: Từ cuối kì I đến giữa kì II.
	Tiếp tục thực hiện các yêu cầu như ở 2 giai đoạn đầu. Rèn thêm cho HS về khoảng cách giữa các chữ; rèn nét thanh, nét đậm, rèn viết chữ nghiêng cho HS.
Sĩ số
A
Tỉ lệ
B
Tỉ lệ
C
Tỉ lệ
30
22
73.33%
8
26.67%
/
/
Ở giai đoạn này, lớp tôi đã được công nhận Tập thể viết chữ đẹp cấp Quận.
+ Giai đoạn 4: Từ giư

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu hoc.doc