Trình bày các việc cần làm khi soạn nội dung day học toán trên bản
trong đểdạy học với sựhỗtrợcủa máy chiếu qua đầu.
+có nên sửdụng máy chiếu đểdạy tất cảcác nội dung môn toán ởtiểu
học không? vì sao? Cho ví dụvềmột sốnội dung môn Toán có thểsửdụng
máy chiếu có hiệu quảvà một sốnội dung môn Toán có thểsửdụng máy
chiếu không hiệu quả?
+Trình bày các việc cần làm khi soạn nội dung day học toán đểdạy học
với sựhỗtrợcủa máy vi tính và phần mềm Powerpoint.
+ Nên sửdụng máy tính và phần mền Powerpoint đểdạy nội dung nào
trong môn toán ởtiểu học? vì sao? Cho ví dụvềmột sốnội dung môn Toán
có thểsửdụng máy vi tính và phần mềm Powerpoint có hiệu quả?
ân Ví dụ: Khi học sinh cần thực hành kỹ năng xem giờ chính xác tới phút, cần giúp học sinh thực hiện cá nhân việc ôn tập các trường hợp xem giờ: xem giờ đúng (Toán 1), xem giờ hơn (15 phút, 30 phút ở Toán 2); xem giờ chính xác tới 5 phút (trường hợp giờ hơn 5 phút, 10 phút, 15 phút, 20 phút, 25 phút, 30 phút). Từ đó yêu cầu mỗi cá nhân viết giờ thích hợp với các mặt đồng hồ tương ứng, và phát triển tiếp kỹ năng xem giờ chính xác tới phút. Mỗi cá nhân nào làm đúng, nhanh đều được tuyên dương. Có cá nhân nào làm nhầm cần gợi ý cách đếm thêm 5 phút quanh mặt đồng hồ. Tổ chức các hoạt động cá nhân đã tạo ra điều kiện biến đổi những cấu trúc tri thức hiện có của học sinh sang cấu trúc tri thức chính xác hơn tương tự với các đơn vị kiến thức khác. 2.1.7. Tổ chức hoạt động trò chơi trong dạy học HĐ1: Tìm hiểu vai trò, tác dụng của trò chơi học Toán Thông tin: Việc tổ chức hoạt động trò chơi trong dạy học toán ở Tiểu học được xuất phát từ luận điểm cơ bản sau: + Nếu trẻ không sợ việc chúng làm, chúng sẽ dùng hết khả năng của mình để làm việc tốt nhất trong chừng mực có thể. + Nếu trẻ thực sự quan tâm đến nội dung của chủ đề, chúng sẽ tự học + Nếu trẻ có thái độ tích cực hướng tới tài liệu học tập, chúng sẽ tự tìm đọc tài liệu. + Nếu trẻ có cơ hội trao đổi những điều chúng hiểu về tài liệu học tập với bạn bè cùng lứa tuổi thì chúng có dịp tốt để nhận thức về việc chúng đang làm. Nói tóm lại việc tổ chức trò chơi học tập môn toán được xuất phát từ luận điểm cơ bản là. + Những gì trẻ thích làm, nó sẽ tìm cách làm, và có đủ thì giờ để làm. + Những gì gây được sự tò mò, trẻ sẽ tìm cách khám phá. + Những gì trẻ không sợ nó sẽ tìm cách tiếp cận và bộc lộ hết khả năng một cách tự nhiên. Trò chơi học tập nói chung và trò chơi học toán nói riêng đảm bảo được những tiền đề nói trên vì thế có tác dụng tốt trong việc củng cố kiến thức rèn luyện kỹ năng và tạo cơ hội để học sinh ứng dụng vào giải quyết một vấn đề cụ thể thiết thực mà các em đang quan tâm. Nhiệm vụ: NV1: Xem một trích đoạn băng trò chơi học Toán trong tiết "số 6" Toán 1, ghi chép xem đó là trò chơi gì? Giáo viên và học sinh làm gì? Không khí lớp học ra sao? Học sinh đạt được kiến thức và kỹ năng gì về môn Toán qua trò chơi đó? NV2: Kể ra một số tiết dạy Toán, mô tả trò chơi đã dùng trong thực tế dạy học Toán mà anh (chị) đã được quan sát, hoặc thử nghiệm. Đánh giá. + Nêu vai trò tác dụng của trò chơi trong học Toán ở Tiểu học? + Tổ chức trò chơi học toán cho học sinh Tiểu học được xuất phát từ những luận điểm cơ bản nào? Điều đó có ý nghĩa gì với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học toán hiện nay. Thông tin phản hồi: Trò chơi họcToán đưa học sinh vào những tình huống vui vẻ khiến trẻ không thấy e sợ, thấy hứng thú và kích thích tính tò mò, vì vậy sẽ cuốn hút tâm lý của trẻ. Khi trẻ chơi sẽ là lúc bộc lộ rõ những khả năng hiểu biết kiến thức và ứng dụng kiến thức theo trình độ thực có của trẻ. Chẳng hạn trò chơi “Nhốt gà vào chuồng” trong tiết dạy học bài “số 6” của Toán 1, giáo viên đã tạo cơ hội để học sinh ôn lại cấu tạo của số 6 và các số đã học bằng việc đưa ra trò chơi yêu cầu học sinh nối các tập hợp những con gà với cái chuồng aos thể chứa đúng số lượng. Trò chơi đó một mặt củng cố biểu tượng số 6, củng cố về cấu tạo số 6, ngoài ra còn giúp học sinh sử dụng được kiến thức vào tình huống chơi? Trong quá trình dạy học Toán ở Tiểu học, nhiều giáo viên đã phát huy tốt tác dụng của việc tổ chức các trò chơi học Toán như , trò chơi “xì điện” Trong bài “Bản nhân 7” hay trò chơi xếp ghép, tạo hình bởi 4 đến 8 hình tam giác cho trước ở Toán 2, Toán 3 HĐ2: Tìm hiểu nguyên tắc tổ chức trò chơi học Toán và thiết kế trò chơi học toán. Thông tin: a. Xem lại băng trích đoạn bài "Số 6" phần trò chơi "Nhốt gà vào chuồng" Toán 1 b.Xem trích đoạn bài"Bảng nhân 7" (Toán 3) phần trò chơi "Xì điện" Trong khi xem cần ghi chép tên trò chơi được sử dụng trong đó, quan sát nhận xét thái độ của HS trong khi chơi. quan sát cách tổ chức, nhận xết đánh giá của GV khi kết thúc trò. (Đọc thêm 100 trò chơi dạy học Toán 1, Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên) Băng trích đoạn bài ”Số 6” được công ty thiết bị trường học bán trong các đợt tập huấn thay sách Toán1 Nhiệm vụ: NV1: Tổ chức trò chơi học Toán cần tuân thủ một số yêu cầu gì? Có phải mọi trò chơi đều là trò chơi học toán hay không? NV2: Thảo luận: Những tình huống có thể gặp trong khi tổ chức trò chơi học Toán cho học sinh Tiểu học. Đánh giá: - Thiết kế một vài trò chơi học Toán để sử dụng vào một số tiết học Toán cụ thể trong chương trình môn Toán của một trong các lớp 1; 2; 3; 4; 5. Phân tích những yêu cầu đối với một trò chơi học Toán đã được thể hiện trong phần thiết kế. - Mô tả vai trò của giáo viên, không khí lớp học, tác dụng của trò chơi trong việc hình thành kiến thức và rèn kĩ năng theo mục tiêu bài học. Thông tin phản hồi: Mỗi trò chơi cần phải thỏa mãn một số yêu cầu sau: Một là: Cần phải củng cố một nội dung Toán học trong chương trình Toán ở một lớp cụ thể. Hai là: Mỗi trò gây được hứng thú, trong tham gia hoạt động của học sinh. Ba là: Mỗi trò có một tên gọi ngộ nghĩnh, chứa đựng yếu tố may rủi, kích thích người tham gia, bộc lộ kiến thức và kỹ năng thực sự. Bốn là: Mỗi trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian học tập trong các giờ học Toán để học sinh vui mà học, học mà vui. * Các tình huống chơi có thể xảy ra là: + Học sinh không hiểu luật chơi, không hứng thú tham gia. + Học sinh tham gia quá sôi nổi, gây ồn,... giáo viên khó điều khiển. + Học sinh tham gia gay gắt dẫn tới cạnh tranh thiếu lành mạnh, cay cú, gian lận,... + Giáo viên không lường hết được những tình huống giải quyết vấn đề của học sinh. Ví dụ: Trò chơi học Toán 3. Xếp hình 8 mảnh tam giác. Mục đích: + Rèn khả năng quan sát, nhận dạng hình hình học. + Rèn trí tưởng tượng hình học, khả năng tái tạo hình học. Chuẩn bị: Cắt 8 mảnh bìa, 8 mảnh nhựa hình tam giác. Yêu cầu sắp xếp ghép tạo hình con vật gần gũi mà em quan sát được. 2.1.8. Tổ chức hoạt động ngoại khoá trong dạy học toán ở tiểu học HĐ 3: tìm hiểu ý nghĩa tác dụng, hình thức và nôị dung của hoạt động ngoại khoá trong dạy học Toán ở Tiểu học Thông tin: Hoạt động ngoại khoá có ý nghĩa quan trọng trong quá trình học tập của học sinh trong các nhà trường, đặc biệt là trong trường Tiểu học. Nó giúp học sinh xem xét nhìn nhận các kiến thức được trang bị trong sách vở với những thực tiễn đa dạng phong phú ở ngoài cuộc sống. Có nhiều hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa chẳng hạn như. + Thảo luận trao đổi giữa các học sinh + Phát động phong trào trong các lớp hoặc trong toàn trường. + Thông báo tin tức. + Khảo sát thực tế. Đối với mỗi hình thức cũng có nhiều nội dung ngoại khoá tương ứng chẳng hạn như: + Tìm hiểu tiểu sử của một số nhà Toán học có công lao xây dựng các tập hợp số hoặc các hình hình học + Tìm hiểu tính thực tế của các số liệu trong các bài Toán ở sách giáo khoa môn Toán ở Tiểu học. + Những báo cáo điển hình về học giỏi toán ở các khối lớp trong trường. + Phong trào tìm người giải toán giỏi Nhiệm vụ: NV1: Nêu những hoạt động ngoại khoá về môn toán trong nhà trường Tiểu học mà Anh (chị) đã biết. NV2: Thảo luận về ý nghĩa tác dụng của hoạt động ngoại khoá trong dạy học toán ở Tiểu học. Đánh giá: Anh (chị) hãy phân tích một hoạt động ngoại khoá trong dạy học toán ở Tiểu học để làm rõ tác dụng của họat động này xét từ các góc độ sau. + Củng cố kiến thức + Rèn luyện kỹ năng. + Phát triển nhận thức và giao tiếp xã hội đối với học sinh Tiểu học. 2. 2. Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề và dạy học kiến tạo trong dạy học toán ở tiểu học 2.2.1. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề Mục tiêu: - Kiến thức: Sinh viên nắm được tình huống có vấn đề, biết quy trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, các cách tạo ra tình huống có vấn đề - Kĩ năng: Có kĩ năng tổ chức tình huống có vấn đè và tổ chức dạy học giải quyết vấn đề khi dạy các mạch kiến thức ở tiểu học. - Thái độ: Có ý thức tổ chức dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề khi dạy học ở tiểu học. . Nội dung: 1. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 2. Tạo ra các tình huống có vấn đề như thế nào? 3. Dạy học giải quyết vấn đề trong các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học 4. Các mức độ tổ chức dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phối hợp các phương pháp dạy học với dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 2.2.1.1. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề HĐ: Tìm hiểu phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề Thông tin: Khi dạy về tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc, giáo viên có 2 cách dạy như sau: Cách 1: giáo viên đưa ra quy tắc tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc “khi tính giá trị biểu thức có chứa dấu ngoặc ( ), ta thực hiện các phép tính trong ngặc trước”. Giáo viên đưa ví dụ về biểu thức có dấu ngoặc (35 + 25)x3 và yêu cầu học sinh tính giá trị của biểu thức này. Cách 2: Giáo viên yêu cầu học sinh tính giá trị biểu thức 35 + 25 x 3 , học sinh nhận xét: phải tính phép nhân 25x3 trước rồi thực hiện phép cộng. 35 + 25 x 3 = 35 + 75 = 110. Giáo viên đưa ra tình huống mới: “hãy tìm cách viết thêm kí hiệu để thực hiện phép cộng 35 + 25 trước”. Học sinh buộc phải suy nghĩ, từng em nghĩ cách kí hiệu riêng của mình (các kí hiệu có thể rất khác nhau tuỳ từng em), chẳng hạn: 35 + 25 x 3 35 + 25 x 3 35 + 25 x 3 35 + 25 x 3 ...................... Sau đó các bạn cùng nhau trình bày và đi đến thống nhất cách kí hiệu: (35 + 25) x 3 Tới đây, giáo viên cho học sinh nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc. Nhiệm vụ: Hãy xem xét 2 ví dụ trên. Phân tích ưu điểm và nhược điểm từng phương pháp, trả lời các câu hỏi sau: a) Theo Anh/Chị, phương pháp nào tốt hơn b) Phương pháp nào đưa ra vấn đề để học sinh giải quyết? c) Theo anh chị, cần tổ chức việc dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề theo những bước nào là hợp lí? Đánh giá: 1. Trình bày quan niệm cuar bản thân về dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. 2. Nêu ý nghĩa của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học ở bậc tiểu học. 3. Nêu quy trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề? Thông tin phản hồi: Trong cách dạy thứ nhất, giáo viên giới thiệu kí hiệu dấu ngoặc, đưa luôn một quy tắc tính, sau đó học sinh tính giá trị biếu thức cụ thể. Cách này cho phép rút gọn thời gian dạy, giáo viên dành nhiều thời gian cho việc rèn kĩ Vấn đề là gì? Đôi khi người ta mặc nhiên công nhận vấn đề vì khái niệm vấn đề thường chỉ là tương đối. Trong dạy học ở tiểu học, ta có thể xem vấn đề là một câu hỏi mà học sinh cần trả lời, hoặc một nhiệm vụ mà học sinh phải thực hiện, nhưng học sinh không thể dễ dàng trả lời ngay câu hỏi hoặc thực hiện được ngay nhiệm vụ mà phải suy nghĩ,vượt khó khăn để huy động, tìm kiếm kiến thức, tìm kiếm phương pháp mới giải quyết được. Tình huống có vấn đề là gì? Trong dạy học, ta có thể coi tình huống có vấn đề là tình huống được đặt ra trong đó khi học sinh hoạt động tác động tương tác với các đối tượng trong môi trường học tập sẽ phát hiện ra vấn đề cần giải quyết. Riêng khái niệm tình huống là gì ta mặc nhiên hiểu theo cách hiểu thông thường. năng và thuộc quy tắc. Tuy nhiên, làm như vậy học sinh thụ động, các hoạt động mang tính máy móc và không phát triển tư duy học sinh. Trong cách thứ hai, học sinh phải suy nghĩ, tìm cách vận dụng kiến thức đã học tiết trước để tìm cách kí hiệu sáng tạo. Cách này tưởng như mất thời gian, nhưng có giá trị không đổi được: thày đã tổ chức tình huống cho học sinh hoạt động, hấp dẫn và học sinh mong muốn giải quyết nó (tìm cách sáng tạo ra kí hiệu), học sinh tích cực sử dụng kiến thức đã biết, phải thử nghiệm. Đồng thời học sinh nắm được ý nghĩa của dấu ngoặc và nắm luôn quy tắc: khi tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện các phép tính trong ngoặc trước. Cách thứ hai là cách dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là tổ chức tạo ra tình huống có chứa đựng vấn đề (toán học). Trong quá trình hoạt động, học sinh sẽ phát hiện ra vấn đề, có nguyện vọng giải quyết vấn đề và giải quyết được vấn đề đó bằng sự cố gắng trí lực, nhờ đó nâng cao một bước trình độ kiến thức, kĩ năng và tư duy. Chú ý: Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, thày đã tổ chức tình huống sư phạm, học sinh hoạt động, phát hiện ra vấn đề. Vấn đề mà học sinh thấy cần giải quyết, mong muốn giải quyết nó nhưng không thể giải quyết ngay được, để giải quyết được vấn đề, học sinh phải vượt khó khăn hàm chứa trong vấn đề đó bằng sự cố gắng trí lực. Với sự cố gắng của mình, học sinh sẽ giải quyết được vấn đề đặt ra. Khi giải quyết vấn đề, học sinh đạt được những tri thức và kĩ năng mới. Tính “có vấn đề” được phản ánh trong mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể cá nhân học sinh với tình huống phải giải quyết. Với học sinh này tình huống đặt ra có thể chứa đựng vấn đề, nhưng với học sinh khác thì nó quá dễ, “không có vấn gì”; Với học sinh này thì vấn đề là “lớn”, nhưng với học sinh khác thì vấn đề đó là “nhỏ”. Có loại bài tập, khi học sinh gặp nó lần đầu tiên thì sẽ thấy “có vấn đề”, nhưng sau đó việc giải các bài tập dạng này sẽ “không còn là vấn đề nữa”. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề là một mục tiêu giáo dục ở tiểu học: Mục tiêu dạy học là đào tạo học sinh trở thành người lao động sáng tạo. Người lao động luôn phải giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống: Các vấn đề luôn nảy sinh trong các lĩnh vực khác nhau : các vấn đề về kinh tế, về giao tiếp với đối tác, các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống riêng tư, các vấn đề trong kĩ thuật...Dạy học toán không chỉ là dạy tri thức và kĩ năng toán học, mà còn hình thành và phát triển ở học sinh phương pháp, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Trong quá trình dạy học, cần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề, vì vậy dạy học giải quyết vấn đề là một định hướng xuyên suốt quá trình dạy học toán từ tiểu học đến trung học phổ thông. Mức độ vận dụng ở Tiểu học: Do đặc điểm của học sinh tiểu học, các vấn đề được hướng tới là những vấn đề đơn giản (để giải quyết nó không cần tới một quá trình suy luận dài, phức tạp). Phần lớn các vấn đề được phát hiện và được giải quyết trên cơ sở dựa vào trực quan (thông qua quan sát các số, các hình ảnh thực, thông qua việc thử nghiệm với các trường hợp cụ thể để rút ra các kết luận khái quát). Chú ý: các bài tập có chứa vấn đề cần đa dạng, gồm các mức độ thích hợp với học sinh có trình độ khác nhau: giỏi, khá, trung bình, kém. Quá trình dạy học giải quyết vấn đề a) Lược đồ quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề: Phát hiện vấn đề - Tìm hiểu vấn đề - Xác định lược đồ giải quyết vấn đề - Tiến hành giải quyết vấn đề, đưa ra lời giải - Phân tích, khai thác lời giải. b) Trong quá trình dạy học hình thành một đơn vị kiến thức, kĩ năng nào đó, chúng ta quan tâm tới 3 giai đoạn : trước khi dạy, trong khi dạy và sau khi dạy. Trước khi dạy: Chuẩn bị các kiến thức gần gũi cần thiết cho học sinh. Chuẩn bị của giáo viên (xây dựng tình huống, xác định đối tượng học sinh và cách thức tổ chức dạy học). Chuẩn bị các phương tiện đồ dùng dạy học. Trong khi dạy: Tổ chức triển khai kế hoạch dạy học, xử lí các tình huống nảy sinh. Tổ chức triển khai tình huống có vấn đề. Tổ chức hoạt động của học sinh nhằm phát hiện vấn đề gợi động cơ giải quyết vấn đề cho học sinh. Tổ chức các hình thức học tập: cá nhân, nhóm, đồng loạt để giải quyết vấn đề. Hoạt động phân hoá của giáo viên trong tổ chức hoc sinh giải quyết vấn đề. Can thiệp thích hợp của giáo viên vào hoạt động của các đối tượng học sinh. Tổ chức thảo luận về giải pháp giải quyết vấn đề. Phân tích lời giải đưa ra tri thức mới. Sau khi dạy: Củng cố một số kĩ năng và kiến thức đã hình thành trong quá trình giải quyết vấn đề, chuẩn bị cho việc phát hiện và giải quyết vấn đề tiếp theo. 2.2.1.2. Tạo ra các tình huống có vấn đề như thế nào? HĐ: Tìm hiểu cách tạo ra các tình huống có vấn đề Thông tin: Các tình huống sư phạm để vận dụng dạy giải quyết vấn đề (chúng tôi dựa vào ý kiến của Nguyễn Bá Kim [1], đồng thời thêm một số tình huống phù hợp với bậc tiểu học). a) Xây dựng tình huống có vấn đề từ thực tiễn: đưa ra các tình huống xuất phát từ thực tiễn, tình huống này chứa đựng vấn đề toán học. Ví dụ: khi dạy xong phần phép chia có dư. Giáo viên cho học sinh giải bài toán sau: Cần chở 57 học sinh qua sông bằng thuyền, mỗi thuyền chở được 8 học sinh. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu thuyền chở học sinh qua sông cùng một lúc? Phân tích: - Những kiến thức mà học sinh đã có là gì? Học sinh đã có kĩ năng thực hiện phép chia có dư và kĩ năng giải dạng toán chia hết dạng sau: Cần chở 80 học sinh qua sông bằng thuyền, mỗi thuyền chở được 8 học sinh. Hỏi cần bao nhiêu thuyền chở tất cả học sinh qua sông cùng một lúc? - Học sinh sẽ có định hướng ban đầu như thế nào? Căn cứ vào tình huống bài toán chia hết tương tự, học sinh sẽ nghĩ ngay tới thực hiện phép chia 57 cho 8. Kết quả được thương là 7 và dư là 1 (dư 1 học sinh). Học sinh sẽ gặp vấn đề gì? Sau khi thực hiện phép chia, học sinh có nhận xét ban đầu là sẽ có 7 chiếc thuyền để chở học sinh – số học sinh phải chở là 56 em (8 nhân 7 bằn 56), học sinh suy nghĩ tiếp, 7 thuyền vẫn chưa chở hết, vì vậy 7 chưa là đáp số, vậy đáp số là bao nhiêu? (xuất hiện vấn đề) Học sinh sẽ phân tích xem cần thêm mấy thuyền? chỉ cần thêm thuyền để chở 1 học sinh nữa thôi, rõ ràng là chỉ cần thêm 1 thuyền nữa là đủ, vậy cần tất cả là 7+1=8 thuyền (không cần nhiều hơn). Như vậy, học sinh đã giải quyết vấn đề gắn với dạng toán “tìm thuyền” chở người qua sông. Sau này, những bài toán dạng đó không mang vấn đề nó, việc giải nó thuần tuý rèn luyện kĩ năng giải toán và rèn luyện các yếu tố khác thôi. b) Tạo tình huống có vấn đề từ các kiến thức học thường ngày bằng cách biến đổi hoặc “dấu đi” một yếu tố (yếu tố của phép tính, một số chữ số khuyết trong khi thực hiện thuật toán, một vài nét khuyết của hình vẽ,..), yêu cầu học sinh tìm lại yếu tố đó Sau khi hình thành các kiến thức toán học, nếu giáo viên chỉ đưa bài tập vận dụng trực tiếp kiến thức thì nó không chứa đựng vấn đề. Giáo viên có thể tạo ra tình huống có vấn đề bằng cách tạo bài tập phức tạp hơn, việc giải quyết bài tập sẽ gồm 2, 3 bước, trong đó có bước áp dụng trực tiếp kiến thức đơn giản vừa học. Ví dụ: khi học đến phép cộng các số trong phạm vi 5, các bài tập đơn thuần như: 1+ 3 = ?, 2+ 1=?... là những bài tập không có tính “vấn đề” vì nó chỉ nhằm mục đích củng cố các kết quả tính cộng trong phạm vi 5. Nhưng giáo viên có thể nghĩ ra các bài tập mang tính vấn đề (cho học sinh trung bình trở lên) như: 3 + .. = 5 2+ .. = 3 Các bài tập này khó hơn bài tập dạng trên, vì học sinh phải thử dần các phép tính như 3 + 1 = 4 (không được); 3 + 2= 5 (được; vậy kết quả điền vào chỗ chấm là 2). Cũng từ kiến thức cộng trong phạm vi 5, có thể ra các bài tập chứa đựng vấn đề khó hơn (dành cho học sinh khá giỏi). Hãy viết các phép cộng mà kết quả tính là 5 (hoặc + = 5) Học sinh sẽ phải vận dụng các kiến thức đã biết để dự đoán, thử nghiệm: Nếu là 1 + .. = 5 thì lúc này phải viết 1 + 4 = 5. Nếu là 2 + ..= 5 thì lúc này phải viết là 2 + 3= 5 Nếu là 3 + ..= 5 thì lúc này phải viết là 3+ 2= 5 Nếu là 4 + ..= 5 thì lúc này phải viết là 4+ 1= 5 Nếu là 5 + ..= 5 thì lúc này phải viết là 5+ 0= 5 c) Yêu cầu học sinh sử dụng phương pháp tương tự để phát hiện kiến thức mới Ví dụ: ở lớp 2, khi học sinh đã học xong bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5, các em đã biết được: thế nào là bảng chân và cách xây dựng bảng nhân (dựa vào phép cộng các số bằng nhau). Đến lớp 3, giáo viên có thể đặt vấn đề để các em tự lập bảng nhân 6: Đây là vấn đề mới cần giải quyết, học sinh sẽ dựa vào cách lập các bảng nhân trước đó để tự lập bảng nhân 6. - Xác định dạng của bảng nhân 6 học sinh đã biết bảng nhân 5: 5 x 1 = 5 5 x 2 = 10 5 x 3= 15 5 x 4 = 20 ................. ................. 5 x 10 = 50 Vì vậy sẽ tự xác định được dạng của bảng nhân 6 sẽ là: 6 x 1 = 6 x 2 = 6 x 3= 6 x 4 = ............... ............. 6 x 10 = Tìm các kết quả từng phép tính (bằng cách tính tổng các số hạng bằng 6). Học sinh sẽ tự tìm kết quả từng phép tính và điền các kết quả đó vào bảng. d) Lật ngược một khẳng định đã biết: Thông thường có một tính chất được phát biểu dưới dạng một câu đơn giản, nếu lật ngược lại thì được một câu chưa chắc đã đúng, chẳng hạn khi học sinh lớp 5 học tính chất “các số có tận cùng là 0 thì chia hết cho 5”. Giáo viên có thể có cho học sinh xét các câu phát biểu khác như sau: Câu sau đúng hay sai: “nếu không tận cùng 0 thì không chia hết cho 5”. Hoặc : có thể nói rằng “mọi số chia hết cho 5 thì có tận cùng là 0“ được không? Học sinh sẽ phải suy nghĩ và xét các trường hợp số cụ thể để kiểm nghiệm câu phát biểu mới đúng hay sai. e) Tổ chức tình huống có vấn đề yêu cầu hoạt động khái quát hoá: đưa ra các đối tượng toán học cụ thể, yêu cầu học sinh quan sát, phân tích và tìm cách khái quát hoá bằng cách nêu được những nét chung của các đối tượng đó, hoặc xác định mối quan hệ giữa các đối tượng cụ thể, từ đó rút ra quy luật chung về các mối quan hệ đó. Ví dụ 1:Viết tiếp thêm 3 số trong dãy số sau: 1,1,2,3,5, Học sinh sẽ quan sát dãy số, thử tìm mối quan hệ giữa các số trong dãy và nhận xét: đầu tiên có 2 số: 1, 1. Nếu lấy 1 cộng 1 được 2. Nếu lấy tiếp 1 cộng 2 được 3, lấy 2 cộng 3 được 5. Vậy số sau 5 sẽ là 3 cộng 5 bằng 8, số sau 8 là 5 cộng 8 bằng 13, số sau 13 là 8
Tài liệu đính kèm: