I. Mục đích, yêu cầu:
Khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm.
II. Đồ dùng dạy học:
Hình vẽ trong SGK
Giấy vẽ, bút màu
III. Các hoạt động dạy học
TNXH: MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO I. Mục đích, yêu cầu: Khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm. II. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ trong SGK Giấy vẽ, bút màu III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng. Mặt trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào? Trong không gian, có mấy phương chính đó là phương nào? 1 học sinh lên thực hành tìm các hướng Nhận xét . B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài Vào buổi tối, ban đêm, trên bầu trời không mây, ta nhìn thấy những gì? Hoạt động 1: Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao. Yêu cầu học sinh vẽ và tô màu bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao. Yêu cầu một số học sinh giới thiệu tranh vẽ của mình. Tại sao em lại vẽ Mặt Trăng như vậy? Theo các em Mặt Trăng có hình gì ? Vào những ngày nào trong tháng âm lịch chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn. Ánh sáng Mặt Trăng có gì khác so với ánh sáng Mặt Trời ? Kết luận: Mặt Trăng tròn, giống như một " quả bóng lớn" ở xa Trái Đất. Ánh sáng Mặt Trăng mát dịu, không nóng như ánh sáng Mặt Trời vì Mặt Trăng không tự phát ra được ánh sáng. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời xuống Trái Đất. Hoạt động 2: Thảo luận về các vì sao. Tại sao em lại vẽ các ngôi sao như vậy ? Theo các em những ngôi sao có hình gì ? Trong thực tế có phải các ngôi sao cũng có cánh như những chiếc đèn ông sao không ? NhữnNhững ngôi sao có toả sáng không ? Kết luận: Các vì sao là những " Quả bóng lửa" khổng lồ giống như Mặt Trời. Trong thực tế có nhiều ngôi sao còn lớn hơn Mặt Trời nhưng vì chúng ở rất xa, rất xa Trái Đất nên ta nhìn thấy chúng nhỏ bé trên bầu trời. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: Yêu cầu học sinh tìm những câu tục ngữ, ca dao liên quan đến trăng, sao. * Dặn: Học sinh sưu tầm các tranh, ảnh, bài viết nói về trăng, sao, Mặt Trời. 3 học sinh lên bảng. Thấy trăng và các vì sao. HS vẽ theo trí tưởng tượng của các em về Mặt Trăng. HS giới thiệu tranh. Mặt Trăng có hình tròn. Vào ngày giữa tháng âm lịch. Mát dịu. HS quan sát hình 1, hình 2 trong SGK và đọc câu ghi chú Ngôi sao có dạng như hình đốm lửa. HS tự trả lời theo ý của mình. HS quan sát hình 3, hình 4 đọc câu ghi nhớ. HS tìm và đọc các câu tục ngữ, ca dao liên quan đến trăng, sao Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa. Mồng một lưỡi lê Mồng hai lá lúa Mồng ba câu liêm Mồng bốn lưỡi liềm Mồng năm liềm giật Mồng sáu thật trăng.
Tài liệu đính kèm: