Giáo án Tự nhiên xã hội - Tiết 2: Ôn bài: Chăm sóc và bảo vệ răng

Tiết 2. Tự nhiên xã hội: Ôn bài: Chăm sóc và bảo vệ răng

I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố thêm về:

- Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ răng

- Cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng.

- Có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hàng ngày và chăm sóc răng đúng cách.

II. Đồ dùng:

- Tranh vẽ SGK, hàm răng giả, bàn chải,.

III. Hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:

? Con đã làm gì để giữ sạch thân thể, quần áo hàng ngày?

? Nêu những việc làm hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ răng?

- HS trả lời.

- GV nhận xét, chốt kq.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài

2. Ôn luyện:

a. HS tự nhớ lại và nói về những việc mình đã làm để giữ vệ sinh thân thể?

? Việc làm của bạn đó đúng hay sai? Vì sao?

* Liên hệ trong lớp học: - Những bạn nào giữ vệ sinh tốt?

 - Những bạn giữ vệ sinh chưa tốt?

 

doc 3 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội - Tiết 2: Ôn bài: Chăm sóc và bảo vệ răng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2. Tự nhiên xã hội: Ôn bài: Chăm sóc và bảo vệ răng
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố thêm về: 
- Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ răng
- Cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng.
- Có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hàng ngày và chăm sóc răng đúng cách.
II. Đồ dùng:
- Tranh vẽ SGK, hàm răng giả, bàn chải,...
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Con đã làm gì để giữ sạch thân thể, quần áo hàng ngày?
? Nêu những việc làm hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ răng?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt kq.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Ôn luyện:
a. HS tự nhớ lại và nói về những việc mình đã làm để giữ vệ sinh thân thể? 
? Việc làm của bạn đó đúng hay sai? Vì sao?
* Liên hệ trong lớp học: - Những bạn nào giữ vệ sinh tốt?
 - Những bạn giữ vệ sinh chưa tốt? 
GV kết luận lại: Những việc nên làm: Tắm, gội bằng nước sạch và xà phòng, thay quần áo, cắt móng tay, móng chân,...
b. Cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng.
? Chỉ và nhắc lại những việc làm của các bạn trong từng hình, việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao?
? Nên đánh răng và súc miệng vào lúc nào là tốt nhất?
? Tại sao không nên ăn nhiều bánh kẹo và đồ ngọt?
? Phải làm gì khi răng bị đau và răng bị lung lay?
- HS chỉ và nói về việc làm của các bạn trong từng hình và cho biết việc làm nào đúng, việc làm nào sai, giải thích tại sao em cho là đúng, là sai.
- Nên đánh răng và súc miệng vào buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
- Không nên ăn nhiều bánh kẹo và đồ ngọt vì sẽ bị đau răng.
- ...
- GV nhận xét, chốt kq. 
C. Nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn thực hiện tốt những điều đã học. 
Tiết 2. Tự nhiên xã hội: Ôn bài: Ăn uống hằng ngày
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết được cần phải ăn uống đầy đủ hằng ngày để mau lớn, khoẻ mạnh.
- Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước.
- Biết tại sao không nên ăn đồ ngọt trước bữa cơm.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Không ăn quá no, không ăn bánh kẹo không đúng 
- Phát triển kĩ năng tư duy phê phán
III. Các PP/ KT dạy học tích cực có thể sử dụng
	- Thảo luận nhóm, hỏi đáp trước lớp, động não, tự nói với bản thân
IV. Phương tiện dạy - học: Các hình trong bài 8 ở SGK 
V. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Trước khi đánh răng, rửa mặt các con phải làm gì?
- HS nêu.
- GV nhận xét, chốt ý đúng. 
B. Dạy học bài mới:
1. Khám phá
* Khởi động: Trò chơi: “Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang”
- Gv hd cách chơi, luật chơi (làm theo cô nói, không làm theo cô làm).
HS chơi.
Lưu ý: - Những người chơi phải có nhiệm vụ làm đúng các động tác.
 - Nếu ai sai thì bị thua và bị phạt trước lớp: hát 1 bài.
- GV giới thiệu bài.
2. Kết nối
HĐ1: Kể tên những thức ăn, đồ uống hằng ngày.
Mục tiêu: Nhận biết và kể tên những thức ăn, đồ uống chúng ta thường ăn và uống hằng ngày.
Cách tiến hành:
? Hãy kể tên những thức ăn, đồ uống mà các em thường dùng hằng ngày? 
- GV ghi bảng
- GV cho HS quan sát các hình ở trang 8 SGK. HS chỉ và nói tên từng loại thức ăn trong mỗi hình.
? Các em thích ăn loại thức ăn nào trong số đó.
? Loại thức ăn nào các em chưa ăn hoặc không được ăn.
Kết luận: GV khích lệ HS nên ăn nhiều loại thức ăn sẽ có lợi cho sức khoẻ.
- HS kể tên 1 vài thức ăn. 
- HS nhắc lại.
- HS chỉ và nói tên từng loại thức ăn trong mỗi hình.
- ...
- ...
HĐ2: Lợi ích của ăn uống hằng ngày.
Mục tiêu: HS giải thích được tại sao các em phải ăn, uống hàng ngày. Phát triển kĩ năng tư duy phê phán
Cách tiến hành:
Cho HS quan sát từng nhóm hình ở trang 19 SGK và TLCH:
? ở các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể.
? ở các hình nào cho biết các bạn học tập tốt.
? ở các hình nào thể hiện các bạn có sức khoẻ tốt.
? Tại sao chúng ta phải ăn, uống hằng ngày.
- HS quan sát từng nhóm hình ở trang 19 SGK và TLCH:
- Hình 1 cho biết sự lớn lên của cơ thể.
- Hình 2 cho biết các bạn học tập tốt.
- Hình 3 thể hiện các bạn có sức khoẻ tốt.
- HS tự trả lời.
Kết luận: Chúng ta cần ăn, uống hằng ngày để có sức khoẻ tốt, để cơ thể mau lớn và hoàn thiện tốt.
3. Thực hành:
HĐ3. Liên hệ thực tế
Mục tiêu: Biết được hằng ngày phải ăn, uống như thế nào để có sức khoẻ tốt.
GD kĩ năng làm chủ bản thân: Không ăn quá no, không ăn bánh kẹo không đúng lúc 
Cách tiến hành: Cả lớp thảo luận theo gợi ý:
? Khi nào chúng ta cần phải ăn, uống.
? Hằng ngày em ăn uống mấy bữa? Vào những lúc nào ?
? Tại sao chúng ta không nên ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính.
Kết luận: Chúng ta cần ăn khi đói, uống khi khát. Hằng ngày ăn ít nhất là 3 bữa: sáng, trưa, tối. Không nên ăn đồ ngọt...
4. Vận dụng
- Về nhà kể cho bố mẹ nghe những điều em học ở bài này
- Nhận xét chung giờ học
___________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTu nhien va xa hoi.doc