I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau bài học, học sinh biết
1. Kiến thức: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua được quan sát
2. Kỹ năng: Nêu ích lợi của tôm và cua.
3. Thái độ: Thích thú tìm hiểu môi trường tự nhiên.
II.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên : Các hình trong SGK trang 98, 99
2. Học sinh : Sưu tầm tranh ảnh về việc nuôi đánh bắt và chế biến tôm, cua.
BÀI : TÔM CUA I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Sau bài học, học sinh biết 1. Kiến thức: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua được quan sát 2. Kỹ năng: Nêu ích lợi của tôm và cua. 3. Thái độ: Thích thú tìm hiểu môi trường tự nhiên. II.CHUẨN BỊ 1.Giáo viên : Các hình trong SGK trang 98, 99 2. Học sinh : Sưu tầm tranh ảnh về việc nuôi đánh bắt và chế biến tôm, cua. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1.Khởi động ( 1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút ) - Giáo viên nêu câu hỏi +Nêu đặc điểm của côn trùng. + Kể tên một số côn trùng có lợi đối với con người ? + Kể tên một số loại côn trùng có hại đối với con người và cách diệt trừ chúng ? + Nhận xét. 3. Bài mới. - Giới thiệu bài (2phút ) Trước khi vào bài ngày hôm nay cô có 2 câu đố các em em lắng nghe và đoán xem là con gì nha: +Câu đố thứ nhất Chân gần đầu Râu gần mắt Lưng còng co quắp Mà bơi rất tài. Là con gì? +Câu đố thứ hai Con gì tám cẳng hai càng, Một mai hai mắt bò bằng tám chân (Con gì 8 cẳng 2 càng, 1 mai 2 mắt bò bằng 8 chân) - Là con gì? +Hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu về 2 con vật này. Các em giở sách trang 98 bài 51: Tôm, cua. - Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài của tôm và cua. (5 phút ) -Mục tiêu: +Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua. +Tôm, cua sống ở đâu? -Tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm 4. + Giáo viên phát cho 4 học sinh một tranh có in hình 1(con tôm) và hình 4 (con cua ) trong sách giáo khoa. + Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm 4 quan sát các hình tôm, cua được giáo viên phát thảo luận theo các ý sau: + Chỉ và nói tên một số bộ phận bên ngoài của tôm ( râu, càng ,mắt, chân, đuôi, mình , đầu), cua (càng, mai, mắt, chân ) ? + Tôm và cua sống ở đâu? -Bước 2: Đại diện nhóm trình bày + Gọi 1 hoặc 2 nhóm lên chỉ và nói tên một số bộ phận bên ngoài của tôm và cua. + Sau khi trình bày xong giáo viên yêu cầu cả lớp bổ sung và rút ra các bộ phận chính của tôm và cua và nêu tôm,cua sống ở đâu. Kết luận: Tôm, cua gồm các bộ phận chính như đầu, mình, chân, càng. Tôm cua sống ở nước mặn và nước ngọt. - Hoạt động 2: Một số điểm giống nhau và khác nhau giữa tôm và cua. (7phút ) -Mục tiêu: Nêu những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa tôm và cua. Hỏi : + Nhận xét về kích thước của chúng? + Bên ngoài cơ thể của tôm cua có gì bảo vệ. + Bên trong chúng có xương sống không? +Đếm xem tôm cua có mấy chân, mấy càng, chân có gì đặc biệt? + Nêu những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa tôm và cua? -Kết luận:Tôm và cua đều không có xương sống. Cơ thể được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân, chân phân thành các đốt. -Hoạt động 3: Lợi ích của Tôm, cua ( 6 phút) + Nêu lợi ích củatôm và cua? + Nêu cách chế biến của tôm và cua? + Người ta đánh bắt tôm, cua ở đâu? -Kết luận: +Tôm và cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm. Nước ta có nhiều sông , hồ, biển là những môi trường thuận lợi để nuôi và đánh bắt tôm cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phổ biến và tôm trở thành một mặt hàng xuất khẩu ở nước ta. +Gíao dục học sinh không được vứt rác bừa bãi ra sông, biển, ao, hồ , gây ô nhiễm nguồn nước, tôm, cua sẽ chét. +Cần ăn bổ sung tôm, cua vào trong bữa ăn hằng ngày, vì tôm, cua có nhiều chất đạm và can –xi rất cần cho sự phát triển xương . -Hoạt động 4: Sưu tầm tranh ảnh, thông tin về các hoạt động nuôi, đánh bắt, chế biến tôm, cua. ( 8 phút ) +Cho học sinh thảo luận sau đó lên trưng bày tranh ,ảnh, thông tin về Tôm, cua mà học sinh sưu tầm được ở nhà. + Giáo viên cho xem một số tranh ảnh về hoạt động đánh bắt và nuôi trồng và chế biến Tôm, cua. 5. Củng cố, dặn dò. ( 2 phút ) +Cho học sinh nêu các bộ + Giáo viên nhận xét tiết học. + Dặn dò học sinh chuận bị bài sau “ Cá’’ - Cho học sinh hát một bài. + Côn trùng có đặc điểm là: côn trùng (sâu bọ ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn côn trùng đều có cánh. +Một số côn trùng có lợi đối với con người như: rươi, ong, dế.. +Một số loài côn trùng có hại đối với sức khỏe con người như: ruồi, muỗicách diệt trừ cần luôn luôn làm vệ sinh nhà ở, chuồng trại gia súc, gia cầm để các loại côn trùng này không có nơi sinh sống. Một số loại côn trùng phá hoại mùa màng như sâu đục thân, châu chấu có thể dùng thuốc trừ sâ hoặc sử dụng các loại thiên dịch ( dùng sinh vật để tiêu diệt sinh vật khác trong tự nhiên. + Học sinh lắng nghe. + Học sinh lắng nghe. +Câu đố thứ nhất là con tôm. +Câu đố thứ hai là con cua. +Học sinh quan sát. + Học sinh lắng nghe. + Học sinh thảo luận theo nhóm 4. + Học sinh chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cua ( càng, chân, mình ) + Nước ngọt, nước mặn. + Đại diện các nhóm trình bày. + Các nhóm khác bổ sung ý kiến. -Học sinh lắng nghe. + Tôm nhỏ hơn cua . + Một lớp vỏ cứng. + Không xương sống. + 8 chân, 2 cẳng, chân phân thành đốt. + Giống nhau : cơ thể được bao bọc bằng một lớp vỏ cứng. + Khác nhau: về hình dạng và kích thước. + Đều là thức ăn ngon, chứa nhiều chất đạm cần thiết cho cơ thể người. + Tôm ướp lạnh phơi khô, làm mắm nấu canh, chiên bột, cua để luộc, nấu canh, nấu cháo. +Ở biển, ở sông , ao hồ. -Học sinh lắng nghe. + Học sinh thảo luận, sau đó cử nhóm trưởng đại diện lên trình bày. + Học sinh quan sát . + Học sinh lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: