Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 - Học kỳ II

I.Mục tiêu:

 Giúp HS biết:

- Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.

- HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương.

II.Đồ dùng dạy học:

- Các hình trong bài 18, 19 SGK

- HS: SGK TNXH 1

III.Các hoạt động dạy học:

1.Khởi động: 1

2.KTBC: 5

- Tiết TNXH lần trước các em học bài gì? ( Cuộc sống xung quanh)

- GV treo tranh hỏi HS trả lời.

- Nhận xét.

3 Bài mới:23

a. Giới thiệu: 1

b. Các hoạt động:

 

doc 34 trang Người đăng honganh Lượt xem 2106Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 - Học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n các loại rau.
- Cách tiến hành:
Mỗi tổ cử một bạn lên chơi và bịt mắt đoán xem cây rau đó là rau gì. Ai đoán đúng là thắng cuộc.
Kết luận: 
Mang cây rau đến lớp để trước mặt bàn nói tên cây rau của mình.
Quan sát cây rau.
Mở SGK.
Quan sát tranh.
Đặt câu hỏi và trả lời nhóm 2 em.
Trả lời câu hỏi.
Chơi trò chơi.
4. Củng cố: 5’
Các em vừa học bài gì? ( Cây rau).
Aên rau có lợi gì? 
Các em thường xuyên ăn rau.
IV. Hoạt động nối tiếp: 1’
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị đem theo các loại hoa ở nhà em có.
- Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch: ...
	.
	.	.
Tuần 23
CÂY HOA
I/ Mục tiêu.
Giúp học sinh biết:
Kể tên 1 số cây hoa và nơi sông của chúng .
Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây hoa .
Nói được ích lợi của việc trồng hoa.
Học sinh có ý thức chăm sóc các cây hoa ở nhà, không be cây , hái hoa nơi công cộng 
II/ Đồ dùng dạy học.
Học sinh đem hoa đến lớp 
Tranh ảnh cây rau bài 23.
Khăn bịt mắt.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Khởi động: 1’
2/ Kiểm tra bài cũ. 5’
3/ Bài mới. 23’
 	a.Giới thiệu : 1’ cây hoa hồng được trồng trong vườn.
Cây hoa các em đem đến lớp tên là hoa gì? Nó sống ở đâu?
	b.Các hoạt động:
TLượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
13’
* Hoạt động 1: Quan sát cây hoa.
- Muc tiêu: HS biết nói tên các bộ phận của cây hoa, biết phân biệt loại hoa này với hoa khác.
- Cách tiến hành:
Chia lớp thành nhóm nhỏ.
Hãy chỉ đâu là rễ, thân, lá, hoa của cây hoa mà em mang đến lớp.
+ Các bông hoa thường có những đặc điểm gì mà ai cũng thích nhìn , thích ngắm?
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên các hình SGK.
- Cách tiến hành:
Theo dõi hoạt động của học sinh.
Yêu cầu 1 số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp.
Kể tên các lòai hoa có trong bài 23 SGK.
Kể tên các lòai hoa khác mà em biết?
Hoa được dùng để làm gì?
Kết luận: Các loại hoa có trong bài 23 là hoa dâm bụt, hoa mua, hoa loa kèn, hoa cúc.
Giới thiệu cây hoa mà học sinh đem đến lớp.
Cầm cây hoa chỉ vào các bộ phận của hoa giới thiệu cho cả lớp nghe.
Các nhóm so sánh các loại hoa có trong nhóm để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hương thơm.
Đại diện nhóm trình bày.
Mở SGK bài 23.
Quan sát tranh đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK (làm việc theo cặp).
2 , 3 cặp.
Thảo luận.
HS theo dõi.
4. Củng cố; 5’
Trò chơi “ Đố bạn hoa gì?”
Yêu cầu mỗi tổ cử 1 bạn lên chơi và cầm theo khăn bịt mắt.
Đưa cho mỗi em một bông hoa và yêu cầu các em đóan xem đó là hoa gì?
Đứng thành hàng ngang trước lớp.
Dùng tay sờ và dùng mũi để ngủi, đoán xem là hoa gì?
Đón đúng, nhanh là thắng.
IV. Hoạt động nối tiếp: 1’
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Cây gỗ.
- Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch: ...
	.
	.	.
Tuần 24
CÂY GỖ
I/ Mục tiêu.
Giúp học sinh biết:
Kể tên một số cây gỗ và nơi sống của chúng.
Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây gỗ.
Nói được ích lợi của việc trồng cây gỗ.
Học sinh có ý thức bảo vệ cây cối.
II/ Đồ dùng dạy học.
Tranh bài 24 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Khởi động: 1’
2/ Kiểm tra bài cũ. 5’
3/ Bài mới. 23’
Giới thiệu bài: 1’ Hôm nay học bài cây gỗ.
TLượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
13’
* Hoạt động 1: Quan sát cây gỗ.
- Mục tiêu: HS nhận ra cây nào là cây gỗ và phân biệt các bộ phận chính của cây cây gỗ.
- Cách tiến hành:
Tổ chức cho học sinh ra sân trường và chỉ xem cây nào là cây gỗ, tên là gì?
Dừng ở cây gỗ; hỏi:
Cây gỗ này tên gì?
Hãy chỉ thân , lá của cây. Em có nhín th6áy rễ cây không?
Thân cây có đặc điểm gì?
* Hoạt động 2: làm việc với SGK.
- Mục tiêu:HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa vào các hình ảnh trong SGK.
- Cách tiến hành:
Kiểm tra hoạt động của học sinh.
Kể tên 1 số cây gỗ thường gặp ở địa phương em?
Kể tên các đồ dùng được làm bằng gỗ?
Nêu lợi ích của cây gỗ?
Kết luận: 
Quan sát ở sân trường.
Cây phượng.
Học sinh trả lời.
Mở SGK trang 24.
Từng cặp quan sát tranh, đọc câuhỏi và trả lời trong SGK.
Học sinh trả lời.
Bổ sung.
4. Củng cố: 5’
Yêu cầu HS thi nói nhanh và nhiều tên cây gỗ thì cô ghi điểm thi đua. Khi tổng kết điểm được cả lớp hoan hô.
IV. Hoạt động nối tiếp: 1’
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài con cá.
- Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch: ...
	.
	.	.
Tuần 25
CON CÁ
I/ Mục tiêu.
 Giúp học sinh biết.
- Kể tên một số loại cá và nơi sống của chúng. Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của cá.
- Nêu được một số cách bắt cá. Aên cá giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt.
- Cẩn thận khi ăn cá để không bị hóc xương.
II.Đồ dùng dạy học.
Tranh bài 25 SGK.
Phiếu học tập.
Bút chì.
Lọ hoa.
III.Các họat động dạy học.
1/ Khởi động: 1’
2/ Kiểm tra bài cũ. 5’
3/ Bài mới. 23’
a. Giới thiệu: 1’ con cá chép, nó sống ở ao hồ, sông.
+ Các em mang đến lọai cágì?
+ Nó sống ở đâu?
các hoạt động:
TLượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
6’
10’
7’
* Hoạt động 1: Quan sát con cá mang đến lớp.
- Mục tiêu: HS nhận biết các bộ phận của con cá, mô tả con cá bơi thở như thế nào.
- Cách tiến hành:
- Chia nhóm và thảo luận .
+ Chỉ vá nói tên tên các bộ phận bên ngòai của con cá?
* Họat động 2: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi ở các hình SGK, biết một số cách bắt cá, biết ăn cá có lợi cho sức khỏe.
- Cách tiến hành:
- Kiểm tra hoạt động của học sinh .
- Cho học sinh xem ảnh chụp người đàn ông đang bắt cá trang 53 SGK và nói với bạn người đó đang sử dụng cái gì để bắt cá?
+ Người ta dùng cái gì khi đi câu cá?
+ Nói về 1 số cách bắt cá.
+ kể tên các lọai cá mà em biết.
+ Em thích ăn lọai cá nào?
+ Tại sao chúng ta lại ăn cá?
Kết luận:
+ Có nhiều cách bắt cá: bằng lưới, kéo vó, dùng cần câu để câu.
+ Cá có nhiều chất đạm, rất tốt cho sức khỏe. Aên cá giúp xương phát triển, chóng lớn.
* Họat động 3: Phiếu bài tập.
- Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu biểu tượng về con cá.
- Cách tiến hành:
- Phát phiếu bài tập cho học sinh .
- Hướng dẫn đọc yêu cầu trong phiếu bài tập.
- Theo dõi hướng dẫn.
- Cho học sinh trình bày tranh.
Nói tên con cá mà các em đem đến lớp.
Mở SGK trang 52 bài 25.
Quan sát tranh theo cặp, đọc và trả lời câu hỏi SGK. 
Thảo luận.
- Làm việc cá nhân.
Đọc phiếu bài tập.
- 1,2 em nói về việc lầm để hiểu rõ nhiệm vụ của mình.
- Làm việc cá nhân với phiếu bài tập.
- Giơ tranh vẽ của mình và giải thích về những gì các em đã vẽ.
4. Củng cố: 5’
Yêu cầu HS tự vẽ con cá mà em thích.
HS vẽ xong trình bày sản phẩm. Lớp hoan hô.
IV. Hoạt động nối tiếp: 1’
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài con gà.
- Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch: ...
	.
	.	.
Tuần 26
CON GÀ
I/ Mục tiêu.
Giúp học sinh biết:
Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con gà, phân biệt gà trống, gá mái, gà con.
Nêu ích lợi của việc nuôi gà.
Thịt gà và trứng là những thức ăn bổ dưỡng.
Học sinh có ý thức chăm sóc gà.
II/ Đồ dùng dạy học.
Các hình trong bài 26 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Khởi động: 1’
2/ Kiểm tra bài cũ: 5’
3/ Bài mới: 23’
a. Giới thiệu: 1’
Nhà em nào nuôi gà?
Nhà em nuôi lọai gà nào?
Nhà em cho gà ăn những gì?
Nuôi gà để làm gì?
HS trả lời.
Hôm nay học bài CON GÀ. HS đọc tựa bài nối tiếp.
b.Các hoạt động:
TLượng
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
15’
8’
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Biết các bộ phận bên ngoài của con gà.
- Cách tiến hành:
Cho học sinh làm việc theo cặp.
Kiểm tra và giúp đỡ hoạt động của học sinh.
Thảo luận cả lớp và trả lời câu hỏi.
Mô tả con gà trong hình thứ nhất ở GSK trang 54, trang 55 SGK. 
Gà trống, gá mái, gà con giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?
Mỏ gà dùng để làm gì?
Gà di chuyển như thế nào? Nó có bay được không?
Nuôi gà để làm gì?
Ai thích ăn thịt gà? Trứng gà? Aên thịch gà, trứng gà có lợi gì?
Kết luận:
 kêu.
* Hoạt động 2: ích lợi của việc nuôi gà.
- Mục tiêu: HS biết thịt và trứng gà rất bổ.
- Cách tiến hành:
Người ta nuôi gà để làm gì?
Em thích ăn trứng gà và thịt gà không?
Aên trứng gà và thịt gà có lợi gì?
 Thịt gà và trứng gà cung cấp nhiều chất đạm và tốt cho sức khỏe. Hiện nay dịch cúm gia cầm. Khi ăn thịt gà ta nên chế biến thật chín. Không nên ăn thịt gà bị bệnh.
Mở GSK quan sát tranh, đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi trong SGK.
Cá nhân trả lời.
- HS trả lời 
- HS tự do phát biểu 
HS trả lời
4. Củng cố: 5’
Cho học sinh chơi trò chơi đóng vai.
 Gà trống đánh thức người vào buổi sáng.
Gà cục tát và đẻ trứng.
Gà con kêu chíp chíp.
Từng nhóm 3 em chơi đóng vai.
Trình bày trước lớp.
Nhận xét.
Cả lớp hát bài: Đàn gà con.
IV. Hoạt động nối tiếp: 1’
-Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị bài:Con mèo.
- Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch: ...
	.
	.	.
Tự nhiên xã hội
 CON MÈO
Tiết 27
I/ Mục tiêu.
Giúp học sinh :
- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.
- Nói về 1 số đặc điểm của con mèo. Nêu ích lợi của việc nuôi mèo.
- Học sinh có ý thức chăm sóc mèo.
II/ Đồ dùng dạy học.
- GV: Tranh minh họa về mèo.
- HS: Sách TNXH, vở BT TNXH lớp 1.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Khởi động: 1’
2/ Kiểm tra bài cũ: 5’
3/ Bài mới: 23’
a. Giới thiệu: 1’
Nhà em nào có nuôi mèo?
Nói về con mèo nhà em?
b.Các hoạt động:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
15’
8’
* Hoạt động 1: Quan sát con mèo.
@ Mục tiêu: Biết nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.
@ Cách tiến hành:
- Mô tả màu lông của con mèo, khi vuốt ve bộ lông của mèo em cảm thấy thế nào?
- Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo?
- Con mèo di chuyển như thế nào?
- Giúp đỡ và kiểm tra các nhóm.
Kết luận:
- Toàn thân mèo được phủ 1 lớp lông mềm và mượt.
- Mèo có đầu, mình, đuôi và 4 chân, mắt mèo to và sáng, con ngươi nở dãn trogn bóng tối và thu nhỏ vào ban ngày. Mèo có mũi và tai thính giúp mèo đánh hơi và nghe được trong khoảng cách xa. Răng mèo sắc để xé thức ăn.
- Mèo đi bằng 4 chân, nhẹ nhàng, leo trèo giỏi.
* Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
@ Mục tiêu: Ích lợi của việc nuôi mèo.
@ Cách tiến hành:
- Người ta nuôi mèo để làm gì?
- Nhắc lại 1 số đặc điểm giúp mèo săn mồi?
- Tìm những hình ảnh trong bài, hình nào mô tả con mèo đang săn mồi? Hình nào thấy kết quả của mèo săn mồi?
- Tại sao không nên trêu chọc làm mèo tức giận?
- Em cho mèo ăn gì và chăm sóc nó như thế nào?
Kết luận: Người ta nuôi mèo để bắt chuột và làm cảnh.
- Không nên trêu chọc làm mèo tức giận vì nó sẻ cào cắn gây chảy máu rất nguy hiểm. Người bị mèo cắn phải đi tiêm phòng dại.
- Cho học sinh chơi trò chơi: “Mèo đuổi chuột”.
Vài học sinh nói.
Quan sát và trả lời câu hỏi theo nhóm.
- HS chú ý lắng nghe 
Thảo luận cả lớp.
- HS nhắc lại 
- HS trả lời 
- HS chú ý lắng nghe
- HS thám gia trò chơi 
4. củng cố: 5’
Chơi trò chơi:
- Tổ chức cho HS thi đua bắt chước giống tiếng kêu và 1 số hoạt động của mèo.
- HS chơi. Nhận xét hoan hô.
5. Hoạt động nối tiếp: 1’
- Nhận xét tiết học.
- Xem trước bài: Con muỗi.
	- Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch: ...
	.
	.	.
Tuần 28
CON MUỖI
I/ Mục tiêu.
Giúp học sinh biết:
- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận ngòai của con muỗi.
- Nơi sống, một số tác hại của muỗi. Nêu 1 số cách diệt muỗi.
- Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện biện pháp phòng tránh muỗi.
II/ Đồ dùng dạy học.
- GV: Các hình trong bài 28 SGK.
- HS: Mỗi học sinh tìm ảnh 1 con muỗi vào tập mang đến lớp.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Khởi động: 1’
2/ Kiểm tra bài cũ: 5’
3/ Bài mới: 23’
a. Giới thiệu: 1’
- Hôm nay ta học bài CON MUỖI.
b.Các hoạt động:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
15’
8’
* Hoạt động 1: Quan sát con muỗi.
- Mục tiêu: Nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
- Cách tiến hành:
+ Chia nhóm 
Con muỗi to hay nhỏ?
+ Khi đập muỗi em thấy cơ thể muỗi cứng hay mềm?
 + Hãy chỉ vào đầu, chân, cánh, của con muỗi?
 + Quan sát kỹ đầu con muỗi và chỉ vòi của con muỗi?
+ Muỗi dùng vòi để làm gì?
+ Con muỗi di chuyển như thế nào?
Gọi vài cặp học sinh lên hỏi và trả lới.
 Kết luận: Muỗi là 1 loài sâu bọ nhỏ bé hơn ruồi. Muỗi có đầu, mình , chân, cánh. Muỗi bay bằng cánh, đậu bằng chân. Nó dùng vòi hút máu người và động vật để sống.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Biết cách diệt muỗi, phòng tránh muỗi đốt.
- Cách tiến hành:
Chia lớp thành 6 nhóm.
 Nhóm 1 , 2: Muỗi thường sống ở đâu?
Vào lúc nào em thường hay nghe tiếng muỗi vo ve hay bị muỗi đốt nhất?
 Nhóm 3 ,4: Bị muỗi đốt có hại gì?
Kể tên 1 số bệnh do muỗi truyền mà em biết?
 Nhóm 5,6:
Trong SGK trang 59 đã vẽ cách diệt muỗi nào? Em còn biết cách nào khác?
Em cần làm gì để không bị muỗi đốt.
 Kết luận: Muốn không bị muỗi đốt ta phải mắc màn khi ngủ. Có nhiều cách diệt muỗi như dùng thuốc trừ muỗi, dùng hương diệt muỗi, giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng và có ánh sáng chiếu vào. Khơi thông cống rãnh, đậy kín bể, chum đựng nước không cho muỗi đẻ trứng. 
Thực hiện theo lời giáo viên.
Chia nhóm 2 em.
Từng học sinh quan sát con muỗi thật trả lời câu hỏi.
6 cặp lên thực hiện.
Các nhóm thảo luận theo nội dung bên.
- Quan sát và trả lời câu hỏi 
- HS chú ý lắng nghe
Đại diện nhóm lên trình bày.
Cả lớp bổ sung.
4. Củng cố: 5’
Muốn không bị muỗi đốt ta phải làm gì?
5. Hoạt động nối tiếp: 1’
- Về nhà thực hiện diệt muỗi.
- Chuẩn bị bài: Nhận biết cây cối và con vật.
- Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch: ...
.
Tuần 29
NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CON VẬT
Tuần 30
TRỜI NẮNG – TRỜI MƯA
Ngày soạn:	Ngày dạy:
I/ Mục tiêu.
Giúp học sinh biết:
Những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa.
Có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời nắng, trời mưa.
II/ Đồ dùng dạy học.
Tranh phóng to SGK.
Tranh sưu tầm về cảnh trời nắng, trời mưa.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Khởi động: 1’
2/ Kiểm tra bài cũ: 5’
3/ Bài mới: 23’
a.Giới thiệu bài: 1’
b.Các hoạt động:
Tlượng
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
15’
8’
* Hoạt động 1: Làm việc với những tranh ảnh về trời mưa, trời nắng.
- Mục tiêu: Nhận biết các dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa.
- Cách tiến hành:
Biết mô tả bầu trời và những đám mây.
Chia lớp 3 nhóm.
Kết luận:
 Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng. Mặt trời sáng chói, nắng vàng chiếu rọi mọi cảnh vật, đường phố khô ráo.
 Khi trời mưa, có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên thường không nhìn thấy mặt trời, nước mưa làm ướt đường phố, cỏ cây mọi vật đều ở ngòai trời
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu: Học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời mưa, trời nắng.
- Cách tiến hành:
 Tại sao khi đi dưới trời nắng, các bạn phải nhớ đội nón, mũ?
 Để không bị ướt, khi đi dưới trời mưa, bạn phải nhớ làm gì?
 Gọi vài em phát biểu.
Kết luận:
 Đi dưới trời nắng phải đội mũ, nón để khhông bị ốm (nhức đầu, sổ mũi)
 Đi dưới trời mưa, phải nhớ mặc áo mưa, đội nón hoặc che ô (dù) để không bị ướt.
- Cho học sinh chơi trò chơi: Trời mưa, trời nắng.
Phân loại tranh ảnh mà các em mang đến lớp.
1 em trong nhóm nêu lên 1 dấu hiệu của trời nắng, nói và chỉ vào tranh.
1 em trong nhóm nêu dấu hiệu trời mưa, nói và chỉ vào tranh.
Vài học sinh nhắc lại.
Đại diện nhóm lên trình bày.
Mở SGK bài 30.
Thảo luận.
Trả lời câu hỏi.
- HS tự do phát biểu 
- HS chú ý lắng nghe
4. Củng cố: 5’
Chơi trò chơi: “Trời nắng, trời mưa”.Tấm bìa có vẽ hoặc viết tên các đồ dùng như áo mưa, mũ, nón. HS chơi. Nhận xét hoan hô.
IV. Hoạt động nối tiếp: 1’
Nhận xét tiết học.
Nhớ đi ra trời nắng hoặc mưa thì phải đội mũ nón.
Chuẩn bị: Thực hành: Quan sát bầu trời.
- Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch: ...
	.
	.	.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 31
THỰC HÀNH: QUAN SÁT BẦU TRỜI
I/ Mục tiêu.
Học sinh biết:
Sự thay đổi của đám mây trên bầu trời là 1 trong những dấu hiệu cho thấy sự thay đổi của thời tiết.
Sử dụng vốn từ của mình để mô tả bầu trời và những đám mây trong thực tế hằng ngày và biểu đạt nó bằng hình vẽ đơn giản.
Học sinh có ý thức cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, phat huy trí tưởng tượng.
II/ Đồ dùng dạy học.
Giấy vẽ, bút màu.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Khởi động: 1’
2/ Kiểm tra bài cũ: 5’
3/ Bài mới: 23’
Giới thiệu: 1’
Các hoạt động:
TLượng
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
15’
8’
* Hoạt động 1: Quan sát bầu trời.
- Mục tiêu: Biết sự thay đổi của những đám mây trên bầu trời là 1 số dấu hiệu cho biết sự thay đổi của thời tiết.
- Cách tiến hành:
Nhìn lên bầu trời, em có trông thấy mặt trời và những khỏang trời xanh không?
Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây?
Những đám mây có màu gì? Chúng đứng yên hay chuyển động?
Quan sát cảnh vật xung quanh.
Sân trường, cây cối, mọi vật lúc này khô ráo hay ẩm ướt?
Em có trông thấy ánh nắng vàng hay những giọt mưa rơi không?
Những đám mây trên bầu trời cho chúng ta biết được điều gì?
Kết luận: Quan sát những đám mây trên bầu trời ta biết được trời đang nắng, đang dâm mát hay trời sắp mưa.
* Hoạt động 2: Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh.
- Mục tiêu: HS vẽ được bầu trời và cảnh vật xung quanh.
- Cách tiến hành:
Chọn 1 số bức cho cả lớp xem.
Nhận xét, biểu dương.
Ra sân quan sát.
Vào lớp thảo luận.
Lấy giấy vở, bút màu ra vẽ.
Vẽ xong giới thiệu bức tranh của mình.
4. Củng cố: 5’
Chơi trò chơi: Nắng, mưa. HS chơi.
Nhận xét.
IV .Hoạt động nối tiếp: 1’
Nhận xét tiết học.
Về nhà tập quan sát bầu trời.
Chuẩn bị bài: Gió.
- Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch: ...
	.
	.	.
Tuần 32
GIÓ
I/ Mục tiêu.
Giúp học sinh biết.
Nhận xét trời có gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió vào người.
II/ Đồ dùng dạy học.
Tranh phóng to bài 32.
Mỗi học sinh làm sẵn 1 cái chong chóng.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Khởi động: 1’
2/ Kiểm tra bài cũ: 5’
3/ Bài mới: 23’
a.Giới thiệu: 1’ Hôm nay học bài GI Ó.
b. Các hoạt động:
Tlượng
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
15’
8’
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Nhận xét trời có gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
- Cách tiến hành:
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Nêu những gì bạn nhận thấy khi gió thổi vào người?
 Hôm nay nếu trời nóng các em cảm thấy thế nào? Nếu trời rét các em cảm thấy thế nào?
 Nói với nhau về cảm giác của cậu bé trong hình vẽ.
 Kết luận: Khi trời lặng gió, cây cối đứng yên. Gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động. Gió mạnh hơn làm cho cành lá nghiêng ngã
* Họat động 2: Quan sát ngòai trời.
- Mục têu: Mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người.
- Cách tiến hành: 
Nêu nhiệm vụ khi quan sát.
 Nhìn xem lá cây, ngọn cỏ ngoài sân trường có lay động hay không? Từ đó em rút ra kết luận gì?
 Chia thành nhiều nhóm nhỏ.
Gọi 1 em báo cáo.
 Kết luận:
 Nhờ quan sát câu cối, mọi vật xugn quanh và chính cảm nhận của mỗi người mà ta biết được là khi đó trời lặng gió hay có gió.
 Khi trời lặng gió cây cối đứng im.
 Gió nhẹ làm lá cây, gnọn cỏ lay động.
 Gió mạnh hơn làm cho cành lá đung đưa
 Khi gió thổi vào người, ta cảm thấy mát.
 Cho học sinh chơi trò chơi chóng chóng theo nhóm.
Mở SGK.
Làm việc theo cặp.
Dùng quạt hoặc quyển vở quạt vào mình để đưa ra nhận xét.
Quan sát hình ở SGK và nhận xét.
Từng cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp.
Bổ sung.
Quan sát ngòai trời.
Thảo luận theo nhóm.
Đại diện báo cáo kết quả của nhóm đã thả

Tài liệu đính kèm:

  • docTN XN.doc