Giáo Án Tự Nhiên Xã Hội Lớp 1 - Bài 14 : An Toàn Khi Ở Nhà

I) Mục tiêu:

1) Kiến thức:

- Giúp học sinh biết kể tên 1 số vật sắc nhọn trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu

- Xác định 1 số vật trong nhà có thể gây nóng bỏng và chảy máu

- Số điện thoại để báo cứu hoả 114

2) Kỹ năng:

- Biết cách sử dụng các đồ vật sắc nhọn, vật gây nóng, bỏng và cháy

3) Thái độ:

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận

II) Chuẩn bị:

1) Giáo viên:

- Tranh vẽ ở sách giáo khoa

2) Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở bài tập

III) Hoạt động dạy và học:

 

doc 7 trang Người đăng honganh Lượt xem 8049Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo Án Tự Nhiên Xã Hội Lớp 1 - Bài 14 : An Toàn Khi Ở Nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội
Bài 14 : AN TOÀN KHI Ở NHÀ
Mục tiêu:
Kiến thức:
Giúp học sinh biết kể tên 1 số vật sắc nhọn trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu 
Xác định 1 số vật trong nhà có thể gây nóng bỏng và chảy máu
Số điện thoại để báo cứu hoả 114
Kỹ năng:
Biết cách sử dụng các đồ vật sắc nhọn, vật gây nóng, bỏng và cháy
Thái độ:
Giáo dục học sinh tính cẩn thận
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ ở sách giáo khoa
Học sinh: 
Sách giáo khoa, vở bài tập
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Oån định:
Bài cũ : Công việc ở nhà
Nêu những công việc trong gia đình 
Kể tên 1 số công việc của 1 số người trong gia đình
Em làm những việc gì để giúp đỡ những người trong gia đình
Nhận xét 
Bài mới:
Hoạt động1: Quan sát 
Mục tiêu: Biết cách phòng tránh đứt tay
Phương pháp: Thảo luận , quan sát 
Hình thức học: Lớp, Nhóm
ĐDDH : sách giáo khoa 
Bườc 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh 
Cho học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa trang 30
Nêu tranh vẽ gì 
Đoán xem điều gì sẽ xảy ra với các bạn ở mỗi hình 
Bườc 2:
Học sinh trình bày
à Kết luận: Khi dùng dao hoặc những đồ dùng dể vở và sắc, nhọn cần phải cẩn thận để tránh bị đứt tay
Hoạt động 2: Đóng vai
Mục tiêu: Học sinh biết tránh chơi gần lửa và chất gây cháy
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại
Hình thức học: Lớp, nhóm
Bước 1:
Chi nhóm 4 em. Quan sát hình sách giáo khoa trang 31 và đóng vai thể hiện lời nói, hành động phù hợp với tình huống xảy ra trong hình
Bước 2: Cho các em lên trình bày
Em có suy nghĩ gì khi thể hiện vai diễn của mình
Nếu là em , em có cách ứng sử khác không 
Em có biết số điện thoại cứu hỏa ở địa phương mình không 
à Kết luận: 
Không được để đèn dầu hoặc các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những vật bắt lửa
Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy
Khi sử dụng đồ điện phải cẩn thận
Củng cố : 
Giáo viên cho học sinh làm vở bài tập 
Giáo viên nhận xét 
Dăn dò: 
Thực hiện như những điều đã học
Hát
Học sinh nêu 
Học sinh quan sát và thảo luận theo cặp
Đại diện các nhóm lên trình bày
Học sinh phân vai
Mỗi nhóm trình bày 1 cảnh
Số 114
Học sinh làm vở bài tập và sửa bài ở bảng lớp
Đạo Đức
Bài 16 : TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Để giữ trật tự trong trường học, các em cần thực hiện tốt nội quy nhà trường, qui định của lớp mà không được gây ồn ào, chen lấn, xô đẩy
Kỹ năng:
Học sinh thực hiện tốt việc giữ trật tự, không gây ồn ào, chen lấn, đánh lộn  trong trường 
Thái độ:
Học sinh tích cực, tự giác, giữ trật tự trong trường
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Cờ thi đua 
Học sinh: 
Vở bài tập đạo đức
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Oån định:
Bài cũ: Trật tự trong trường (Tiết 1)
Để giữ trật tự trong nhà trường cô giáo quy định những điều gì ?
Việc giữ trật tự giúp em điều gì ?
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu : Hôm nay chúng ta học tiếp bài trật tự trong trường học
Hoạt động 1: Thông báo kết quả thi đua
Mục tiêu: Học sinh nêu được việc làm để giữ trật tự tuần qua
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại
Hình thức học: Lớp, nhóm
Cách tiến hành 
Giáo viên cho các tổ báo cáo nhận xét trong tuần qua
Nhận xét, nêu kết quả thi đua cho các tổ cắm cờ
Hoạt động 2: Làm bài tập
Mục tiêu: Nêu được nội dung tranh
Phương pháp: Thảo luận 
Hình thức học: Nhóm
ĐDDH : Vở bài tập
Cách tiến hành
Bước 1: quan sát bài 3
Các bạn đang làm gì trong lớp ?
Các bạn có trật tự không ?
Trật tự như thế nào ?
Bước 2: quan sát bài 4
à Kết luận: Trong lớp khi cô giáo nêu câu hỏi, các bạn học sinh đã chăm chú nghe và nhiều bạn giơ tay phát biểu. Không có bạn nào làm việc riêng, nói chuyện riêng  các bạn cần noi theo các bạn đó
Hoạt động 3: Thảo luận lớp
Mục tiêu: Nhìn tranh nhận xét việc nên và không nên làm
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận 
Hình thức học: nhóm, đội
Cách tiến hành
Cô giáo đang làm gì với học sinh ?
2 bạn nam ngồi phía sau đang làm gì ?
Việc làm đó có trật tự không? vì sao ?
Việc làm này gây tác hại gì cho cô giáo, cho việc học tập của lớp
à Kết luận: 2 bạn này thật đáng chê trách, các em cần tránh những việc như vậy
Củng cố :
Hướng dẫn học sinh đọc thuộc ghi nhớ bài:
Trò ngoan vào lớp nhẹ nhàng
Trật tự nghe giảng em còn ngoan hơn
Dặn dò : 
Thực hiện tốt điều đã được học và nhắc bạn cùng thực hiện
Chuẩn bị bài: lễ phép, vân glời thầy giáo, cô giáo
Hát
Xếp hàng ra vào lớp đi nhẹ, nói khẽ
Học tập rèn luyện thành người trò giỏi
Học sinh tự giác nhận lỗi
Đỏ : tuyên dương
Vàng : nhắc nhở
Chăm chú nghe cô giảng bài
Ngồi học ngay ngắn
Có 2 bạn không nghe giảng bài 
Từng cặp thảo luận quan sát bài tập 5
Giành nhau quyển truyện
Mất trật tự vì gây nhốn nháo
Cản trở công việc của cô giáo, việc học tập của cả lớp
Học sinh đọc thuộc
Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tự nhiên xã hội
Bài 16 : HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
Mục tiêu:
Kiến thức:
Giúp học sinh biết các hoạt động học tập vui chơi của lớp học
Kỹ năng:
Biết được các hoạt động tổ chức trong lớp học, có hoạt động tổ chức ngoài sân
Thái độ:
Có ý thức tham gia tích cực vào các hoạt động ở lớp, hợp tác và chia sẻ với các bạn trong lớp 
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ ở sách giáo khoa
Học sinh: 
Sách giáo khoa, vở bài tập, bút, giấy, màu vẽ
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Oån định:
Bài cũ : Lớp học
Trong lớp học có những gì ? 
Nhận xét 
Bài mới: Chơi trò “ Đọc – Viết”
Giới thiệu: Hôm nay chúng ta học bài: Hoạt động ở lớp
Hoạt động1: Làm việc với sách giáo khoa 
Mục tiêu: Học sinh biết được các hoạt động học tập và vui chơi ở lớp, mỗi hoạt động được tổ chức khác nhau
Phương pháp: Thảo luận , quan sát 
Hình thức học: Nhóm 2 em
ĐDDH : sách giáo khoa 
Bườc 1: Quan sát tranh 
Trong từng tranh giáo viên làm gì ? học sinh làm gì ?
Hoạt động nào được tổ chức trong lớp, ngoài sân?
Bườc 2: Học sinh lên trình bày
Kể tên các hoạt động ở lớp ?
à Kết luận: Ở lớp học có nhiều hoạt động khác nhau, có hoạt động được tổ chức trong lớp, có hoạt động được tổ chức ngoài trời
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp học sinh 
Mục tiêu: Học sinh giới thiệu được các hoạt động ở lớp của mình
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại
Hình thức học: Lớp, nhóm
Bước 1: Thảo luận 
Giới thiệu cho bạn về các hoạt động của lớp mình và nói cho bạn biết trong các hoạt động đó em thích hoạt động nào nhất? Vì sao?
Bước 2: Học sinh lên trình bày
Trong tất cả các hoạt động, có hoạt động nào em chỉ làm 1 mình mà không hợp tác với các bạn và cô giáo không
à Kết luận: Trong bất kì hoạt động học tập và vui chơi nào các em cũng phải biết hợp tác, giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ, để vui chơi hơn
Củng cố : 
Mục tiêu: Các em thể hiện được 1 hoạt động mà em thích nhất
Phương pháp: Thực hành
Hình thức học: cá nhân 
Vẽ một hoạt động của lớp mà em thích nhất
Chọn một số tranh đẹp biểu dương trước lớp
Dăn dò: 
Thực hiện tốt bài học, biết tham gia tích cực vào các hoạt động chung của lớp
Chuẩn bị trước bài: Giữ gìn lớp học sạch
Hát
Học sinh xung phong trả lời
Lớp nhận xét 
2 em ngồi cùng bàn thảo luận
Học sinh cử đại diện lên trình bày, lớp theo dõi bổ sung theo 3 ý yêu cầu
Học sinh là việc theo cặp, nói cho nhau nghe (vd: vẽ, học toán, tiếng việt, tập thể dục, chơi trò chơi, hát )
Một số cá nhân 
Không có hoạt động nào mà có thể làm một mình được 
Học sinh vẽ vào vở bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH,DD.doc