Giáo án Tự nhiên xã hội khối 1 - Tuần 1 đến tuần 8

I. Mục tiêu

- Kể tên các bộ phận: đầu, mình, tay, chân.

- Biết một số cử động đầu, mình, tay, chân.

- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động và giữ gìn vệ sinh thân thể.

II. Chuẩn bị

- Các hình trong SGK, các phương pháp

 

doc 16 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội khối 1 - Tuần 1 đến tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01
Ngày dạy: 25/08/2010
CƠ THỂ CHÚNG TA
I. Mục tiêu
- Kể tên các bộ phận: đầu, mình, tay, chân.
- Biết một số cử động đầu, mình, tay, chân.
- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động và giữ gìn vệ sinh thân thể.
II. Chuẩn bị
- Các hình trong SGK, các phương pháp giảng dạy.
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
* Hoạt động 1: Ổn định
- Cho HS quan sát tranh và gọi đúng tên các bộ phận của cơ thể.
1. Hoạt động theo cặp
- HS hoạt động theo sự chỉ dẫn của GV, GV giúp đỡ HS hoàn thành HĐ này
2. Hoạt động cả lớp
- GV cho HS xung phong nói tên các bộ phận ngoài của cơ thể.
- GV sử dụng hình vẽ phóng to.
* Hoạt động 2: Quan sát tranh
- Làm việc theo nhóm nhỏ
- GV chỉ dẫn quan sát ở hình 5: 
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+ Cơ thể của chúng ta gồm mấy phần?
- Câu hỏi
+ Trò chơi giúp em điều gì?
- Khi giới thiệu cơ thể của chúng ta gồm ba phần: đầu, mình, tay chân.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày: điền các hoạt động của đầu, mình, tay chân.
- Chúng ta nên hoạt động vì hoạt động giúp ta nhanh nhẹn, khỏe mạnh.
* Hoạt động 3: Tập thể dục
- GV hướng dẫn cả lớp hát
“Cúi mãi mõi lưng,
Viết mãi mõi tay,
Thể dục thế này
Là hết mệt mõi”
- GV làm lần đầu 4 động tác và hướng dẫn động tác.
* Hoạt động 4: Củng cố
- Cần tập thể dục hàng ngày để cơ thể phát triển tốt.
- Về nhà cần tập thể dục và tập hát
- Hoạt động theo nhóm.
- HĐ cả lớp
- Các nhóm thảo luận, lớp bổ sung.
- Lớp nhận xét, tự mình đánh giá
- Lớp tự hát.
- Cả lớp về tập múa hát.
- Vài HS gọi tên các bộ phận ngoài của cơ thể
Tuần: 2
Ngày dạy: 01/09/2010
CHÚNG TA ĐANG LỚN
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh biết: sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao, cân nặng, sự hiểu biết so sánh sự lớn lên của các bản thân và các bạn trong lớp.
- Ý thức được sức lớn của mỗi người, có người cao hơn, có người thấp hơn, béo hơn, không hoàn toàn giống nhau. Có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh thân thể.
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng học tập, SGK, các phương pháp giảng dạy,...
III. Hoạt động dạy học:
GV
HS
* Khởi động: trò chơi khéo tay
- GV chỉ cách chơi và yêu cầu 4 HS là một nhóm. Mỗi lần chơi là một cặp, những người thắng đấu với nhau.
- Kết luận: cùng độ tuổi, có em khỏe hơn, có em yếu hơn, cao hơn và thấp hơn.
* Hoạt động 1: Quan sát tranh ở SGK
- GV hướng dẫn hình ở trang 6
+ Ở hình 1 nói lên điều gì?
+ Hai bạn đang làm gì?
- GV kết luận: trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên từng ngày về cân nặng và chiều cao. Hoạt động của các em mỗi năm cao hơn và nặng hơn, học cũng được nhiều thứ hơn.
* Hoạt động 2: Thực hành
- GV yêu cầu HS so sánh sự lớn lên của mỗi người để thấy điểm khác nhau.
+ Đo chiều cao, vòng tay, vòng đầu, vòng ngực.
+ Quan sát béo gầy.
* Hoạt động 3: Vẽ các bạn trong nhóm
- Vẽ 4 bạn trong nhóm theo yêu cầu, trưng bày ảnh thích nhất.
* Hoạt động 4: Củng cố
- GV ý thức giáo dục cho HS
- HS tiến hành chơi theo từng cặp.
- Hoạt động nhóm, HS từng tranh trả lời.
- HS hoạt động theo từng cặp.
- HS nhận xét đánh giá.
- Hoạt động theo nhóm HS.
Tuần 3
Ngày dạy: 08-09-2010
NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết nhận xét và mô tả một số đồ vật xung quanh được mắt mũi, tai và các bộ phận giúp ta nhận biết được các vật xung quanh.
- Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó của cơ thể.
II. Chuẩn bị
Các hình SGK, hoa, bóng,....
III. Hoạt động dạy học
GV
HS
Hoạt động 1: Khởi động - Chơi các trò chơi
- GV nêu cách chơi, hướng dẫn cách chơi gợi mở vào vấn đề: Mắt dùng để nhận biết các vật xung quanh, tai mũi nhận biết các vật khác nhau, chúng ta cần tìm về điều đó.
Hoạt động 2: Quan sát vật - tranh
- GV hướng dẫn HS quan sát về hình dáng, màu sắc, trơn, nhẵn, sần sùi,..
- Gv nhận xét đánh giá (có thể mô tả không mô tả).
Hoạt động 3: Thảo luận
- GV gợi mở đặt câu hỏi để thảo luận chức năng của tai, mắt, miệng, mũi, lưỡi, chân tay.
- Câu gợi mở về trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
Hoạt động 4: 
- Gv kết luận:Nhờ có mắt, tai lưỡi miệng, da mà ta nhận biết được các vật xung quanh. Vì vậy cần phải bảo vệ nếu các cơ quan bị hỏng thì chúng ta không nhận biết được các vật xung quanh. Vì vậy phải bảo vệ và giữ gìn.
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Xem bài tiếp theo để giờ sau học tốt hơn.
- HS tiến hành chơi theo từng cặp.
- HS hoạt động nhóm, từng em trả lời.
- HS chỉ vào vật, tranh. Cho bổ sung nhận xét.
- Chia các nhóm ra làm 4
- Hs theo dõi
TUẦN 4:
Ngày dạy : 15 - 09- 2010
BẢO VỆ MẮT VÀ TAI 
I. Mục tiêu:
- Biết các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
- Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ mắt và tai sạch sẽ.
- Có ý thức thực hiện tốt
II. Chuẩn bị
SGK, PPGD, đồ dùng trực quan,...
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: Ổn định - Hát
- Gọi Hs nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
Hoạt động 1: Quan sát
-GV hướng dẫn HS quan sát từng hình ở SGK tập đặt và tập trả lời câu hỏi cho từng hình .ví dụ:
+ Khi có ánh sáng chói chiếu vào mắt, bạn trong hình vẽ đã lấy tay che mắt,việc làm đó là đúng hay sai? chúng ta có nên học tập bạn đó không?
 - Việc gì nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt?
- GV Kết luận: Chúng ta không nên để ánh sáng chiếu vào mắt.
 Hoạt động 2: Quan sát tranh
- GV hướng dẫn HS quan sát hình SGK.
- GV hướng dẫn HS quan sát theo yêu cầu.
- Yêu cầu từng cặp hỏi và trả lời.
- GV tóm tắt mục tiêu bài.
 Hoạt động 3 : Đóng vai
- Mục tiêu ứng xử để bảo vệ mắt và tai.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm và hướng dẫn xử lí tình huống.
- GV kết luận vấn đề.
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
- GV theo dõi phần trình bày của HS. Bổ sung củng cố thêm kiến thức.
- Giáo dục: ý thức tự giác chăm sóc bảo vệ mắt, tai
 - Cả lớp hát. 
- HS hỏi và trả lời theo hướng dẫn của GV
- HS theo dõi
- Hoạt động theo từng cặp
 - Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét.
 -HS trả lời.
- HS tự nhận xét - đánh giá
TUẦN 5:
Ngày dạy : 22 - 09 - 2010
GIỮ VỆ SINH THÂN THỂ
I. Mục tiêu:
- Biết các việc nên làm và không nên làm để cơ thể luôn sạch sẽ, khoẻ mạnh.
- Biết việc nên làm và không nên làm để da luôn sạch sẽ
- Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ cơ thể luôn sạch sẽ.
II. Chuẩn bị
- SGK, đồ dùng học tập, các PPGD,...
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Khởi động: 
- Gv nêu yêu cầu từng cặp HS ( 2HS) xem và nhận xét bàn tay và hát “Khám tay”.
 Hoạt động 1 : 
- Suy nghĩ cá nhân và làm việc theo cặp, theo mục tiêu tự liên hệ về những việc mỗi HS đã làm để vệ sinh cá nhân.
- GV nhận xét - bổ sung.
Hoạt động 2: Quan sát tranh
- Gv hướng dẫn HS quan sát các hình ở SGK và nêu rõ việc nào làm đúng, sai,...
- GV kết luận.
- Việc nào nên làm và không nên làm?
Hoạt động 3: Thảo luận
- Yêu cầu HS thảo luận vấn đề trình tự việc làm trong vệ sinh hàng ngày.
- Gv ghi bảng và yêu cầu HS ghi cụ thể.
+ Rữa tay như thế nào ? (trước bữa ăn và sau khi đi tiểu).
- GV nhận xét - bổ sung.
Hoạt động 4: Củng cố
- Gv nêu kết luận toàn bài và giáo dục các em có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày.
- Dặn dò: xem bài học tiếp theo giờ sau học.
- Cả lớp vừa hát vừ khám tay ai sạch.
- Hoạt động cá nhân và suy nghĩ.
- Lớp nhận xét - bổ sung
- Hoạt động theo nhóm
- Lớp bổ sung.
- HS trình bày mục tiêu.
- Lớp nhận xét.
- HS Chọn câu trả lời đúng.
- Lớp nhận xét.
- HS theo dõi.
TUẦN 6
Ngày dạy : 29 - 09 - 2010
CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG
I. Mục tiêu:
- HS hiểu cách giữ vệ sinh răng miệng đề phòng sâu răng và có hàm răng trắng đẹp
- Chăm sóc răng đúng cách
- Tự giác súc miệng hàng ngày
II. Chuẩn bị:
SGK, đồ dùng dạy học, các ppgd,..
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động và thảo luận
- Gv hướng dẫn HS quay mặt vào nhau, quan sát hàm răng.
- Giúp HS nhận biết hàm răng đều và khỏe đẹp, răng sún sâu.
- Gv nhận xét - kết luận.
- Gv cho lớp xem mô hình hàm răng
Hoạt động 2: Quan sát
- Hướng dẫn Hs quan sát tranh với nội dung và những việc làm và những việc không nên làm.
+ Nên làm gì để bảo vệ hàm răng.
- Gv nhận xét - bổ sung.
Hoạt động 3: Củng cố
- GV nêu câu hỏi củng cố
+ Nên đánh răng, sút miệng vào lúc nào cho hợp lí?
+ Tại sao không nên ăn nhiều bánh ngọt và kẹo?
+ Phải làm gì khi bị đau răng?
- GV tóm tắt lại ý chính và nhắc nhỡ HS những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ răng của mình.
- Dặn dò: xem bài học tiếp theo.
- Hoạt động tập thể.
- Từng cặp HS quan sát - nhận xét.
- Hoạt động nhóm từng cặp HS hỏi và trả lời.
- HS tự nhận xét.
- Hoạt động cá nhân từ 6 - 8 em.
- HS theo dõi
TUẦN 7
Ngày dạy : 06 - 10 - 2010
THỰC HÀNH ĐÁNH RĂNG-RỬA MẶT
I. Mục tiêu:
- HS hiểu và rửa mặt, đánh răng đúng cách
- Chăm sóc răng đúng cách
- Ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân
II. Chuẩn bị:
- SGK, đồ dùng dạy học, các PPGD,...
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: Trò chơ “Cô bảo”
- GV hướng dẫn HS cách chơi và điều khiển
Hoạt động 1: Thực hành đánh răng
 - GV đặt câu hỏi: Ai có thể chỉ vào mô hình hàm răng và nói cho cô biết:
 + Mặt trong của răng, mặt ngoài của răng
 + Mặt nhai của răng
 + Hằng ngày em quen chai răng như thế nào?
 - GV làm mẫu cho HS thấy: 
* Bước 1: Chuẩn bị
 + Chuẩn bị cốc và nước sạch
 + Lấy kem đánh răng vào bàn chải
 + Chải theo hướng từ trên xuống, từ dưới lên.
 + Chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai.
 + Súc miệng kĩ rồi nhổ ra vài lần.
 + Rửa sạch và cất bàn chải vào đúng nơi quy định
* Bước 2: Qui trình đánh răng
- Gv làm mẫu và hướng dẫn từng nhóm
Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt 
GV hướng dẫn:
 - Chuẩn bị khăn sạch, nước sạch.
 - Rửa tay sạch bằng xà phòng dưới vòi nước. Dùng hai bàn tay sạch hứng vòi nước sạch để rửa
 - Dùng khăn mặt sạch để lau.
 - Vò khăn và vắt khô, dùng khăn lau vành tai và cổ.
 - Cuối cùng giặt khăn mặt bằng xà bông và phơi
 - GV quan sát - nhận xét - bổ sung
Hoạt động3: Củng cố - dặn dò
- Nhắc nhỡ HS thực hiện đánh răng , rữa mặt đúng cách hàng ngày.
- Giáo dục ý thức giữ vệ sinh răng miệng.
- Về xem lại bài học để giờ sau học tốt hơn
- HS quan sát
- HS lên chỉ.
- HS chải răng thử
- Lớp theo dõi nhận xét.
- HS lần lượt thực hành.
- HS nêu và thực hành 
- Lớp theo dõi và nhận xét
- HS thực hành
HS trả lời
TUẦN 8
Ngày dạy : 13 - 10 -2010
ĂN UỐNG HÀNG NGÀY
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu: Kể tên những thức ăn cần trong ngày để mau lớn và khoẻ
- Nói được cần phải ăn uống như thế nào để có được sức khoẻ tốt.
- Có ý thức tự giác trong việc ăn uống của cá nhân ăn đủ no, uống đủ nước.
II. CHUẨN BỊ:
 - SGK, đồ dùng dạy học, các PPGD,..
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động
- Trò chơi “Con thỏ”
- Gv nêu cách chơi
* Động nào:
- Hướng dẫn HS nhận biết và kể tên đồ ăn, uống hằng ngày mà ta thường dùng.
- GV chỉ bảng dữu liệu cho Hs nêu. Yêu cầu Hs chỉ và kể tên từng loại thức ăn nhiều loại có lợi cho sức khỏe.
Hoạt động 2: Quan sát và trả lời “Sự lớn lên của cơ thể”
- Hình nào cho biết các bạn học tốt mà có sức khỏe tốt.
Hoạt động 3: Thực hành
- Giúp HS biết được hàng ngày phải ăn uống như thế nào để có sức khỏe tốt.
- Gv nêu câu hỏi gợi ý.
- Gv kết luận: Chúng ta phải ăn khi đói và uống khi khát.
Hoạt động 4: Củng cố
- Giúp HS biết được hàng ngày phải ăn uống.
- Gv tóm tắt nội dung bài và liên hệ giáo dục ý thức tự giác việc ăn uống.
- HS thực hành chơi - Lớp nhận xét - bổ sung.
- HS quan sát và trả lời.
- Lớp bổ sung.
HS hoạt động theo nhóm.
- Đại diệm nhóm trả lời và tự nhận xét.
- HS theo dõi

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH(1).doc