Giáo án Tự nhiên xã hội khối 1 - Tiết 1 đến tiết 35

I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :

 -Biết sự lớn lên của cơ thể được thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.

 -Biết so sánh sự lớn lên của bản thân và các bạn cùng lớp.

 -Hiểu được sự lớn lên của mọi người là không koàn toàn giống nhau: Có người cao hơn, người thấp hơn, người béo hơn, người gầy hơn đó là điều bình thường.

II.Đồ dùng dạy học:

-Hình minh hoạ SGK

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc 49 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 984Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội khối 1 - Tiết 1 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các hoạt động và học tập vui chơi ở lớp học.
	-Các hoạt động được tổ chức trong lớp, ngoài sân.
	-Có ý thức tích cực tham gia các hoạt động, hợp tác, chia sẽ và giúp đỡ các bạn trong lớp.
II.Đồ dùng dạy học:
-Các hình bài 16 phóng to.
-Bút, giấy, màu vẽ.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định :
2.KTBC : Hỏi tên bài cũ :
Trong lớp học có những gì?
GV nhận xét cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Cho học sinh khởi động bằng trò chơi: “Đọc, viết”.
Cho học sinh điểm số từ em 1 đến hết lớp.
GV nêu cách chơi: Cô hô đọc, những em số lẽ mang sách lên giống như đọc bài. Cô hô viết, những em số chẵn lấy tập ra viết như viết bài.
GV giới thiệu: Đọc, viết là một trong nhiều hoạt động ở lớp. Vậy ở lớp còn những hoạt động gì nữa ghi tựa bài.
Hoạt động 1 :
Làm việc với SGK:
MĐ: Biết được các hoạt động ở lớp.
Các bước tiến hành
Bước 1:
GV cho học sinh quan sát tranh bài 16 SGK và trả lời các câu hỏi sau:
Trong từng tranh, GV làm gì? Học sinh làm gì?
Hoạt động nào được tổ chức trong lớp? Hoạt động nào được tổ chức ngoài sân?
Cho học sinh làm việc theo nhóm 8 em quan sát nói cho nhau nội dung trên.
Bước 2: 
Thu kết qủa thảo luận của học sinh.
GV treo tất cả các tranh ở bài 16 gọi học sinh lên nêu câu trả lời của nhóm mình kết hợp thao tác chỉ vào tranh. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV kết luận: Ở lớp có nhiều hoạt động khác nhau, có hoạt động được tổ chức trong lớp, có hoạt động được tổ chức ngoài trời.
Hoạt động 2:
Thảo luận theo cặp học sinh 
MĐ: Học sinh giới thiệu được các hoạt động ở lớp học của mình.
Các bước tiến hành:
Bước 1: 
GV yêu cầu học sinh giới thiệu về các hoạt động của lớp mình và nói cho bạn biết trong các hoạt động đó em thích hoạt động nào nhất? Tại sao?
Bước 2: 
GV cho các em lên trình bày ý kiến của mình trước lớp. Các em khác nhận xét.
Kết luận: Trong bất kì hoạt động học tập và vui chơi nào các em cũng phải biết hợp tác, giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ, để chơi vui hơn.
4.Củng cố : 
Hỏi tên bài:
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới.
Học sinh nêu tên bài.
Một vài học sinh trả lời câu hỏi.
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của GV.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm 8 em. Nêu nội dung theo yêu cầu của GV.
Học sinh nêu lại nội dung đã thảo luận trước lớp kết hợp thao tác chỉ vào tranh..
Nhóm khác nhận xét.
HS nhắc lại.
Học sinh làm việc theo nhóm hai em để nói cho bạn biết trong các hoạt động đó em thích hoạt động nào nhất? Tại sao?
Học sinh trình bày ý kiến trước lớp.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh nêu tên bài.
T.17
Môn : TNXH
BÀI : GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH ĐẸP
I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
 	-Tác hại của việc không giữ gìn lớp học sạch đẹp.
-Nêu được tác dụng của việc giữ lớp học sạch đẹp.
	-Nhận biết thế nào là lớp học sạch đep, có ý thức giữ lớp sạch đẹp.
	-Làm được một số công việc để giữ lớp sạch đẹp: lau bàn ghế trang trí lớp.
II.Đồ dùng dạy học:
-Các hình bài 17 phóng to.
-Chổi lau nhà, chổi quét nhà, xô có nước sạch, giẻ lau.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.KTBC : Hỏi tên bài cũ :
Con thường tham gia hoạt động nào của lớp? Vì sao con thích tham gia những hoạt động đó?
GV nhận xét cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài và ghi tựa.
Hoạt động 1: Quan sát lớp học:
MĐ: Học sinh biết thế nào là lớp sạch, lớp bẩn.
Cách tiến hành:
GV nêu câu hỏi:
Ở lớp chúng ta làm gì để giữ sạch lớp học?
Các em nhận xét xem hôm nay lớp ta có sạch hay không?
Hoạt động 2:
Làm việc với SGK
MĐ: Học sinh biết giữ lớp học sạch đẹp.
Các bước tiến hành:
Bước 1: 
GV giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.
Chia học sinh theo nhóm 4 học sinh.
Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Trong bức tranh trên các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
Trong bức tranh dưới các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
Bước 2: 
GV cho các em lên trình bày ý kiến của mình trước lớp. Các em khác nhận xét.
Kết luận: Để lớp học sạch đẹp, các con luôn có ý thức giữ lớp sạch, đẹp và làm những công việc để lớp mình sạch đẹp.
Hoạt động 3: Thực hành giữ lớp học sạch đẹp.
MĐ: Học sinh biết cách sử dụng một số đồ dùng để làm vệ sinh lớp học.
GV làm mẫu các động tác: quét dọn, lau chùi
Gọi học sinh lên làm các học sinh khác nhận xét.
GV kết luận: Ngoài ra để giữ sạch đẹp lớp học các con cần lau chùi bàn học của mình thật sạch, xếp bàn ghế ngay ngắn.
4.Củng cố:
Hỏi tên bài:
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới.
Học sinh nêu tên bài.
Một vài học sinh trả lời câu hỏi.
Học sinh nhắc tựa.
Lau chùi bàn, xếp bàn ghế ngay ngắn.
Lớp ta hôm nay sạch.
Làm vệ sinh lớp học. Sử dụng chổi, giẻ lau
Trang trí lớp học.
Học sinh nêu nội dung trước lớp kết hợp thao tác chỉ vào tranh..
Nhóm khác nhận xét.
HS nhắc lại.
Học sinh làm việc theo nhóm 4 em mõi em làm mỗi công việc. Nhóm này làm xong nhóm khác làm. Học sinh khác nhận xét
Học sinh nêu tên bài.
Học sinh nêu nội dung bài học.
Môn : TNXH
KIỂM TRA HỌC KỲ I
(Đề thi, giáo viên coi thi do nhà trường phân công).
________________________________________________________
T.18
Môn : TNXH
BÀI : CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
 	-Nói được một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương và hiểu mọi người phải làm việc, góp phần phục vụ cho người khác.
	-Biết được những hoạt động chính ở nông thôn.
	-Có ý thức gắn bó yêu thương quê hương.
II.Đồ dùng dạy học:
-Các hình bài 18 phóng to.
-Tranh vẽ về cảnh nông thôn.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định :
2.KTBC : Hỏi tên bài cũ :
Vì sao phải giữ lớp học sạch sẽ?
Em đã làm gì để giữ lớp học sạch đẹp?
GV nhận xét cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Cho học sinh quan sát bức tranh cách đồng lúa phóng to. 
Hỏi: Bức tranh cho biết cuộc sống ở đâu?
Giáo viên khái quát và giới thiệu thành tựa bài và ghi bảng.
Hoạt động 1 :
Cho học sinh quan sát khu vực quanh trường.
MĐ: Học sinh tập quan sát thực tế các hoạt động đang diễn ra xunh quanh mình.
Các bước tiến hành
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh:
GV cho học sinh quan sát và nhận xéy về: Quang cảnh trên đường (người qua lại, xe cộ), nhà ở các cơ quan xí nghiệp cây cối, người dân địa phương sống bằng nghề gì?
Bước 2: Thực hiện hoạt động:
Giáo viên nhắc nhở đặt câu hỏi gợi ý để khuyến khích các em nói trong khi quan sát.
Bước 3: Kiểm tra kết quả hoạt động.
Gọi học sinh kể về những gì mình quan sát được.
Hoạt động 2:
Làm việc với SGK: 
MĐ: Học sinh nhận ra đây là bức tranh vẽ về hoạt động ở nông thôn. Kể được một số hoạt động ở nông thôn.
Các bước tiến hành:
Bước 1: 
GV giao nhiệm vụ và hoạt động:
Con nhìn thấy những gì trong tranh?
Đây là bức tranh vễ cuộc sống ở đâu? Vì sao con biết?
Bước 2: Kiểm tra hoạt động:
Gọi học sinh nêu nội dung theo yêu cầu các câu hỏi trên.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm:
MĐ: Học sinh biết yêu quý, gắn bó quê hương mình.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Chia nhóm theo 4 học sinh và thảo luận theo nội dung sau:
Các con đang sống ở đâu? Hãy nói về cảnh vật nơi con sống?
Bước 2: Kiểm tra hoạt động:
Mời học sinh đại diện nói cho các bạn và cô cùng nghe.
Giáo viên nhận xét về hoạt động của học sinh.
4.Củng cố : 
Hỏi tên bài:
Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới.
Học sinh nêu tên bài.
Một vài học sinh trả lời câu hỏi.
Học sinh khác nhận xét bạn trả lời.
Học sinh quan sát và nêu:
Ở nông thôn.
Học sinh lắng nghe nội dung thảo luận.
Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm 8 em. Nêu nội dung theo yêu cầu của GV
Học sinh xung phong kể về những gì mình quan sát được.
Học sinh khác nhận xét bạn kể.
Học sinh lắng nghe nội dung yêu cầu.
Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành câu hỏi của GV
Nhóm khác nhận xét.
HS thảo luận và nói cho nhau nghe về nơi sống của mình và gia đình. .
Học sinh nói trước lớp cho cô và các bạn cùng nghe.
Học sinh nêu tên bài.
Học sinh nhắc nội dung bài học.
T. 19
Môn : TNXH
BÀI : CUỘC SỐNG XUNG QUANH (T.T)
I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
 	-Nói được một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương và hiểu mọi người phải làm việc, góp phần phục vụ cho người khác.
	-Biết được những hoạt động chính ở nông thôn.
	-Có ý thức gắn bó yêu thương quê hương.
II.Đồ dùng dạy học:
-Các hình bài 18 phóng to.
-Tranh vẽ về cảnh nông thôn.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định :
2.KTBC : Hỏi tên bài cũ :
Vì sao phải giữ lớp học sạch sẽ?
Em đã làm gì để giữ lớp học sạch đẹp?
GV nhận xét cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Cho học sinh quan sát bức tranh cách đồng lúa phóng to. 
Hỏi: Bức tranh cho biết cuộc sống ở đâu?
Giáo viên khái quát và giới thiệu thành tựa bài và ghi bảng.
Hoạt động 1 :
Cho học sinh quan sát khu vực quanh trường.
MĐ: Học sinh tập quan sát thực tế các hoạt động đang diễn ra xunh quanh mình.
Các bước tiến hành
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh:
GV cho học sinh quan sát và nhận xéy về: Quang cảnh trên đường (người qua lại, xe cộ), nhà ở các cơ quan xí nghiệp cây cối, người dân địa phương sống bằng nghề gì?
Bước 2: Thực hiện hoạt động:
Giáo viên nhắc nhở đặt câu hỏi gợi ý để khuyến khích các em nói trong khi quan sát.
Bước 3: Kiểm tra kết quả hoạt động.
Gọi học sinh kể về những gì mình quan sát được.
Hoạt động 2:
Làm việc với SGK: 
MĐ: Học sinh nhận ra đây là bức tranh vẽ về hoạt động ở nông thôn. Kể được một số hoạt động ở nông thôn.
Các bước tiến hành:
Bước 1: 
GV giao nhiệm vụ và hoạt động:
Con nhìn thấy những gì trong tranh?
Đây là bức tranh vễ cuộc sống ở đâu? Vì sao con biết?
Bước 2: Kiểm tra hoạt động:
Gọi học sinh nêu nội dung theo yêu cầu các câu hỏi trên.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm:
MĐ: Học sinh biết yêu quý, gắn bó quê hương mình.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Chia nhóm theo 4 học sinh và thảo luận theo nội dung sau:
Các con đang sống ở đâu? Hãy nói về cảnh vật nơi con sống?
Bước 2: Kiểm tra hoạt động:
Mời học sinh đại diện nói cho các bạn và cô cùng nghe.
Giáo viên nhận xét về hoạt động của học sinh.
4.Củng cố : 
Hỏi tên bài:
Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới.
Học sinh nêu tên bài.
Một vài học sinh trả lời câu hỏi.
Học sinh khác nhận xét bạn trả lời.
Học sinh quan sát và nêu:
Ở nông thôn.
Học sinh lắng nghe nội dung thảo luận.
Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm 8 em. Nêu nội dung theo yêu cầu của GV
Học sinh xung phong kể về những gì mình quan sát được.
Học sinh khác nhận xét bạn kể.
Học sinh lắng nghe nội dung yêu cầu.
Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành câu hỏi của GV
Nhóm khác nhận xét.
HS thảo luận và nói cho nhau nghe về nơi sống của mình và gia đình. .
Học sinh nói trước lớp cho cô và các bạn cùng nghe.
Học sinh nêu tên bài.
Học sinh nhắc nội dung bài học.
T.20
Môn : TNXH
BÀI : AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC
I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
 	-Tránh được một số tình huống nguy hiểm có thể xãy ra trên đường đi học.
	-Quy định đi bộ trên đường, khi đi bộ ở thành phố thì đi trên vĩa hè, sang đường khi có đèn tín hiệu xanh và đi trên phần đường có vạch quy định. Ở những nơi không có vĩa hè thì đi sát lề đường bên phải.
	-Biết đi bộ trên vĩa hè hoặc đi sát lề đường bên phải của mình.
	-Có ý thức chấp hành quy định về trật tự ATGT.
II.Đồ dùng dạy học:
-Các hình bài 20 phóng to.
-Các tấm bìa tròn màu đỏ, màu xanh và các tấm hình vẽ các phương tiện giao thông. Kịch bản trò chơi.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định :
2.Bài mới:
Giáo viên nêu: Hãy kể một tai nạn giao thông mà con đã chứng kiến?
Theo con vì sao tai nạn xãy ra?
Để tránh được tai nạn có thể xãy ra. Hôm nay lớp ta tìm hiểu về một số quy định để đi đường.
Giáo viên giới thiệu tựa bài và ghi bảng.
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm:
Mục đích: Biết được một số tình huống nguy hiểm có thể xãy ra trên đường đi học.
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ.
Giáo viên chia nhóm, cứ 2 nhóm 1 tình huống với yêu cầu:
Điều gì có thể xãy ra?
Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào?
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động
Gọi đại diện các nhóm trình bày.
Giáo viên nêu thêm: 
Để cho tai nạn không xãy ra chúng ta phải chú ý điều gì khi đi đường?
Ghi bảng ý kiến của học sinh.
Hoạt động 2:
Làm việc với SGK: 
MĐ: Học sinh nhận biết được quy định về đường bộ
Các bước tiến hành:
Bước 1: 
GV giao nhiệm vụ và thực hiện:
Cho học sinh quan sát tranh trang 43 và trả lời các câu hỏi sau:
Bức tranh 1 và 2 có gì khác nhau?
Bức tranh 1 người đi bộ đi ở vị trí nào trên đường?
Bức tranh 2 người đi bộ đi ở vị trí nào trên đường?
Đi như vậy bảo đảm an toàn chưa?
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động:
Gọi học sinh nêu nội dung theo yêu cầu các câu hỏi trên.
Giáo viên nêu thêm: 
Khi đi bộ chúng ta cần chú ý điều gì?
Hoạt động 3: Trò chơi : “Đi đúng quy định”.
MĐ: Học sinh biết thực hiện các quy định về trật tự ATGT
Các bước tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn chơi:
Đèn đỏ, tất cả mọi người và phương tiện giao thông phải dừng đúng vạch.
Đèn xanh, mọi người và xe cộ được phép đi lại.
Đèn đỏ, thì 1 học sinh cầm biển đỏ đưa lên, đèn xanh thì đưa biển xanh lên.
Ai vi phạm luật giao thông thì phải nhắc lại quy định đi bộ trên đường.
Bước 2: Thực hiện trò chơi:
Giáo viên theo dõi học sinh chơi và sửa sai giúp học sinh chơi tốt hơn.
Giáo viên nhận xét về hoạt động của học sinh.
4.Củng cố : 
Hỏi tên bài:
Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới.
Thực hiện đúng luật đi bộ trên đường.
Học sinh kể về các tai nạn mà các em đã chứng kiến.
Học sinh nhắc lại tựa bài học.
Học sinh lắng nghe nội dung thảo luận.
Học sinh thảo luận theo nhóm 8 em. Nêu những tình huống xãy ra và lời khuyên của mình.
Học sinh các nhóm trình bày và bổ sung cho nhau các ý kiến hay.
Không được chạy lao ra đường, bám theo ngoài ô tô
Học sinh khác nhắc lại.
Học sinh lắng nghe nội dung yêu cầu.
Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành câu hỏi của giáo viên.
Học sinh nói trước lớp cho cô và các bạn cùng nghe.
Học sinh khác nhận xét và bổ sung.
Cần đi sát mép đường bên phải của mình còn trên đường có vỉa hè thì đi trên vỉa hè.
Vài học sinh nhắc lại.
Học sinh chí ý lắng nghe quy cách chơi và chơi thử một vài lần.
Học sinh thực hiện trò chơi.
Học sinh nêu tên bài.
Học sinh nhắc nội dung bài học.
T.23
Môn : TNXH 
BÀI : CÂY HOA
I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
 	-Nêu tên được một số cây hoa và nơi sống của chúng.
	-Biết quan sát phân biệt nói tên được các bộ phận chính của cây hoa.
 	-Biết ích lợi của cây hoa.
	-Có ý thức chăm sóc cây hoa ở nhà, không bẻ cành,hái hoa ở nơi công cộng.
II.Đồ dùng dạy học:
-Đem các loại cây hoa đến lớp. Hình cây hoa phóng to theo bài 23.
-Chuẩn bị phiếu kiểm tra.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định :
2.KTBC: Hỏi tên bài.
Vì sao chúng ta nên ăn nhiều rau?
Khi ăn rau cần chú ý điều gì?
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Giáo viên giới thiệu cây hoa và tựa bài, ghi bảng.
Hoạt động 1 : Quan sát cây hoa:
Mục đích: Biết được các bộ phận của cây hoa phân biệt được các loại hoa khác nhau.
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cây hoa (bông hoa) đã mang đến lớp và trả lời các câu hỏi:
Chỉ rõ bộ phận lá, thân, rể của cây hoa?
Vì sao ai cũng thích ngắm hoa?
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động:
Gọi một vài học sinh chỉ và nêu tên các bộ phận của cây hoa mà mang đến lớp, 
Giáo viên kết luận: 
Có rất nhiều loại rau khác nhau. Mỗi loại hoa có màu sắc, hình dáng và hương thơm khác nhau. Có nhiều loại hoa có màu sắc đẹp, có loại hoa có sắc lại không có hương thơm, có hoa có màu sắc lại có cả hương thơm.
Các loại hoa đều có rể, thân, lá và hoa.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK: 
MĐ: Học sinh biết đặt câu hỏi và trả lời theo các hình trong SGK. Biết lợi ích lợi của việc trồng hoa.
Các bước tiến hành:
Bước 1: 
GV giao nhiệm vụ và thực hiện:
Chia nhóm 4 học sinh ngồi 2 bàn trên và dưới.
Cho học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi sau trong SGK.
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động:
Gọi học sinh nêu nội dung đã thảo luận trên.
Các ảnh và tranh ở trang 48,49 trong SGK có các loại hoa nào?
Em còn biết có những loại hoa nào nữa không?
Hoa được dùng để làm gì?
Hoạt động 3: Trò chơi với phiếu kiểm tra.
MĐ: Học sinh được củng cố những hiểu biết về cây hoa mà các em đã học.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
Chia lớp thành 2 đội, giáo viên dán 2 phiếu kiểm tra lên bảng. Trong thời gian 3 phút đội nào được nhiều câu đúng nhất đội đó sẽ thắng cuộc (mỗi học sinh chỉ được quyền ghi một dấu).
CÂU HỎI TRONG PHIẾU
Hãy đánh dấu “Đ” hoặc “S” vào ô trống nếu thấy câu trả lời là đúng hay sai:
Cây hoa là loại thực vật.
Cây hoa khác cây su hào.
Cây hoa có rể, thân, lá, hoa.
Lá của cây hoa hồng có gai.
Thân cây hoa hồng có gai.
Cây hoa để trang trí, làm cảnh, làm nước hoa.
Cây hoa đồng tiền có thân cứng.
4.Củng cố : 
Hỏi tên bài:
Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
Hãy cho biết ích lợi của cây hoa?
Giáo dục bảo vệ chăm sóc hoa.
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới.
Thực hiện: Thường xuyên chăm sóc và bảo vệ hoa.
Học sinh trả lời các câu hỏi trên.
Học sinh mang cây hoa bỏ lên bàn để giáo viên kiểm tra.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh chỉ vào cây hoa đã mang đến lớp và nêu các bộ phận của cây hoa.
Vì hoa thơm và đẹp.
Học sinh xung phong trình bày trước lớp cho cả lớp xem và nghe.
Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
Học sinh kể thêm một vài cây hoa khác mà các em biết.
Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành câu hỏi theo sách.
Học sinh nói trước lớp cho cô và các bạn cùng nghe.
Học sinh khác nhận xét và bổ sung.
Hai đội thi nhau tiếp sức hoàn thành các câu hỏi của đội mình
Học sinh khác cổ vũ cho đội mình chiến thắng.
Học sinh nêu tên bài và trả lời câu hỏi củng cố trên
Hoa dùng làm cảnh, trang trí, làm mước hoa 
T.24
Môn : TNXH 
BÀI : CÂY GỖ
I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
 	-Nêu tên được một số cây gỗ và nơi sống của chúng.
	-Biết quan sát phân biệt nói đúng tên các bộ phận chính của cây gỗ.
 	-Biết ích lợi của việc trồng cây gỗ.
	-Có ý thức bảo vệ cây cối không bẻ cành, hái lá.
II.Đồ dùng dạy học:
-Hình ảnh các cây gỗ phóng to theo bài 24.
-Phần thưởng cho trò chơi.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định :
2.KTBC: Hỏi tên bài.
Hãy nêu ích lợi của câu hoa?
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Giáo viên giới thiệu một số vật dụng trong lớp làm bằng gỗ như: bàn học sinh ngồi, bàn giáo viên  và tựa bài, ghi bảng.
Hoạt động 1 : Quan sát cây gỗ:
Mục đích: Phân biệt được cây gỗ với các cây khác, biết được các bộ phận chính của cây gỗ
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cây điệp, tràm  ở sân trường để phân biệt được cây go

Tài liệu đính kèm:

  • docTu nhien xa hoi(2).doc