Giáo án Tự nhiên xã hội khối 1 - Bài 29: Nhận biết cây cối và con vật

A. MỤC TIÊU: Hs biết

- Kể tên và chỉ được một số loại cây và con vật.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh, ảnh về con vật và cây cối.

- Trò chơi “ Đố bạn con gì, cây gì?”.

C. LÊN LỚP:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ:

- Kể tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi? - 1 em: đầu, thân, cánh, chân.

- Muỗi là con vật có ích hay có hại? Vì sao?

 - Muỗi là con vật có hại vì nó hút máu người và là con vật trung gian truyền các bệnh truyền nhiềm nguy hiểm ( sốt rét, sốt xuất huyết, )

 - Hs khác nhận xét

 

doc 2 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 958Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội khối 1 - Bài 29: Nhận biết cây cối và con vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 29 – 03 – 2010
Ngày giảng : 30/ 03/ 2010 ( 1H)
31/ 03/ 2010 ( 1D) 
01/ 04/ 2010 ( 1E).
Tự nhiên – xã hội ( bài 29)
Nhận biết cây cối và con vật
A. mục tiêu: Hs biết
Kể tên và chỉ được một số loại cây và con vật.
B. đồ dùng dạy học:	
Tranh, ảnh về con vật và cây cối.
Trò chơi “ Đố bạn con gì, cây gì?”.
C. lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi? 
- 1 em: đầu, thân, cánh, chân.
- Muỗi là con vật có ích hay có hại? Vì sao?
- Muỗi là con vật có hại vì nó hút máu người và là con vật trung gian truyền các bệnh truyền nhiềm nguy hiểm ( sốt rét, sốt xuất huyết, )
- Hs khác nhận xét
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài
Chúng ta đã học về một số loài vật và cây cối quen thuộc có xung quanh cuộc sống của các em. Trong giờ học này, lớp ta cùng ôn về các con vật và cây cối qua bài 29: Nhận biết cây cối và con vật.
- Nhắc lại tên bài.
* HĐ 2: Quan sát mẫu vật và tranh ảnh
- Chia lớp thành 4 nhóm
- Hướng dẫn các nhóm hoạt động
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Thảo luận nhóm
- Dán tranh, ảnh về các con vật và cây cối đã sưu tầm được vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm lên chỉ và nói tên từng cây, con vật của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa các cây?
- Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa các con vật?
- Giống: đều có rễ, thân, lá, hoa
 Khác: về hình dạng, kích thước, 
- Giống: đều có đầu, mình, chân.
 Khác: về kích thước, hình dạng, nơi sống, 
→KL:
- Có nhiều loài cây như cây rau, cây hoa, cây gỗ, Các loại cây này khác nhau về hình dạng, kích thước, nhưng chúng đều có thân, rễ, lá, hoa.
- Có nhiều loài động vật khác nhau về hình dạng, kích thước, nơi sống, nhưng chúng đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển.
- Lắng nghe và nhắc lại.
* HĐ 3: Quan sát tranh 
- Yêu cầu hs quan sát tranh ( SGK tr.61)
- Quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi
+ Chỉ và nói tên các con vật có ích?
- Nêu: Cá, mèo, vịt, chó, gà
+ Chỉ và nói tên các con vật có hại?
→KL:
- Các con vật có ích là cá, mèo, chó, vịt, gà. Các con vật đó cung cấp thịt ( gà, cá, vịt), cung cấp trứng ( gà, vịt), để bắt chuột và làm cảnh ( mèo) hay để trông nhà ( chó). Chúng ta phải thương yêu, chăm sóc và bảo vệ các loài vật có ích.
- Các con vật có hại là: ruồi, muỗi, gián, chuột. Đây là các con vật gây các bệnh truyền nhiềm nguy hiểm cho con người. Chúng ta cần có biện pháp phòng tránh và tiêu diệt các con vật có hại.
- Nêu: ruồi, muỗi, gián, chuột
* HĐ 4: Trò chơi “ Đố bạn con gì, cây gì ?”
- Hướng dẫn hs cách chơi
- Chơi trò chơi bằng cách đặt câu hỏi
- Tuyên dương những em đoán giỏi.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài: Cần bảo vệ các cây cối và con vật có ích.
- Về nhà học thuộc bài. Xem trước bài 30: Trời nắng, trời mưa.
- Mỗi em đeo sau lưng tấm bìa có hình vẽ một cây hoặc một con vật và đặt câu hỏi (đúng hay sai). Cả lớp chỉ trả lời: đúng/sai.
Ví dụ:
+ Cây đó có thân gỗ phải không?
+ Con vật đó có hai chân phải không?
+ Đó là cây rau phải không?

Tài liệu đính kèm:

  • docTN XH Nhan biet cay coi va con vat pham mai.doc