Giáo án Tự nhiên xã hội 1

I - Mục tiêu : Giúp h/s:

+ Nhận ra ba phần chính của chính cơ thể : đầu mình, chân tay và 1 số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.

+ Phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể

II-Đồ dùng: Các tranh SGK.

 

doc 70 trang Người đăng honganh Lượt xem 1517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng, sạch sẽ mọi người cần làm gì ?
*Gv nhận xét tiết học
+ Hs hát
+ 3 Hs nhắc lại đầu bài. 
+ Hs quan sát tranh và hỏi đáp theo cặp.
+ 3- 6 cặp Hs lên thực hiện hỏi - đáp theo tranh.
+ Hs trao đổi, thảo luận.
+ 3- 4 Hs đại diện các nhóm lên trình bày. 
+ cảm thấy vui vẻ ...
+ Hs quan sát tranh và hỏi đáp theo cặp.
+ 3- 6 cặp Hs lên thực hiện hỏi - đáp theo tranh.
+ 3- 4 Hs
+ 2- 3 Hs
+ Hs lắng nghe
Môn tự nhiên xã hội
Tiết : 14
 An toàn khi ở nhà
I - Mục tiêu : Giúp h/s biết:
+ Kể đươc một số vật trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu , gây bỏng hay cháy.
+ Nêu được cách xử lý đơn giản khi bị bỏng, đứt tay.
+ Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra.
II- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 
- Kĩ năng ra quyết định : Nên hay không nên làm gì để phòng tránh đứt tay, chân bỏng, điện giật
- Kĩ năng tự bảo vệ: ứng phó với các tình huống khi ở nhà.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
III-Đồ dùng: 
+Tranh trong bài phóng to, sưu tầm các tranh phục vụ cho trò chơi :Chọn đúng”
IV- Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy (GV)
Hoạt động học (HS).
1, ổn định.
2-Bài cũ: “ Công việc ở nhà ”
+Gv hỏi: Kể tên một số công việc thường làm của mỗi người trong nhà ?
+ Kể tên các việc con thường làm để giúp đỡ gia đình ?
+Gv nhận xét. 
* Hát.
+ 2- 3 Hs trả lời.
+ 2-3 Hs trả lời. 
3- Bài mới:
a - Giới thiệu bài: “An toàn khi ở nhà “
*GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
b- Nội dung: 
* Hoạt dộng 1: Quan sát tranh để Hs biết cách phòng tránh đứt tay.
- Hoạt động dạy học theo cặp
+ Gv yêu cầu hs quan sát tranh tr 30 SGK để trả lời câu hỏi: Chỉ và nói xem các bạn đang làm gì ? 
+ Em hãy đoán xem điều gì sẽ xảy ra với các bạn trong mỗi hình ?
+ Khi dùng dao hoặc đồ dùng sắc nhọn em cần chú ý điều gì ?
+Gv quan sát các nhóm làm việc và hướng dẫn nếu Hs có lúng túng.
- Hoạt động dạy học cả lớp: 
+ Gv gọi Hs lên bảng chỉ tranh và trả lời câu hỏi.
+ Gv kết luận: Phải cẩn thận khi dùng dao hoặc các đồ dùng sắc nhọn.
Hoạt động dạy học 2: Đóng vai để Hs biết nên tránh chơi gần lửa và những chất gây cháy.
- Hoạt động dạy học nhóm 4 (hoặc tổ)
+ Gv treo tranh trang 31 và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Quan sát các hình và đóng vai thể hiện lời nói, hành động phù hợp với từng tình huống xảy ra trong từng hình.
+Các nhóm thảo luận, dự kiến các trường hợp có thể xảy ra; xung phong nhập vai diễn. 
+Gv quan sát các nhóm làm việc và hướng dẫn nếu hs có lúng túng.
+Gv gọi các nhóm lên đóng vai từng hình trong bài. 
+Các em có nhận xét gì về cách ứng xử của từng vai diễn ?
+ Nếu là em,em có cách ứng xử khác không ?
+Trường hợp nếu có lửa cháy các đồ vật trong nhà, em sẽ phải làm gì ?
+ Em có biết số điện thoại cứu hoả không? Số bao nhiêu ?
+ Gv kết luận:
- Không nên để đèn dầu và các đồ vật dễ cháy trong màn .
- nên tránh xa những nơi dễ gây cháy , bỏng .
- Khi sử dụng đồ điện phải cẩn thận.
- Không cho trẻ em chơi gần chỗ dễ cháy và gần điện
+ Thảo luận:- nêu cách phòng tránh đứt tay chân,
 bỏng, điện giật
*Đóng vai tình huống:
- Nếu không may bị đứt tay, bạn sẽ làm gì?
- Bạn đi học về nhìn thấy em bé đang chơi diêm , bạn sẽ làm gì?
- Tình cờ nhìn thấy dây điện bị hở , bạn sẽ làm gì?
4- Củng cố- Dặn dò.
*Trò chơi: “Chọn đúng”
+ Gv chọn 3 đội (4người). Mỗi đội gv đưa 8 tranh: nến, phích nước, dao, dây thép gai, quạt điện, bàn là, hộp kẹo, diêm. Gv giao nhiệm vụ chọn tranh vẽ: 
+ Đội 1: Những vật có thể gây cháy, bỏng.
+Đội 2: Những vật có thể gây chảy máu.
+ Đội 3: Những vật có thể gây điện giật
+ Đội nào tìm nhanh và đúng theo yêu cầu là đội thắng.
Gv nhận xét , đánh giá giờ học 
+ 3 Hs nhắc lại đầu bài. 
+ Hs làm theo yêu cầu của Gv.
+ Các bạn trong tranh đang dùng dao cắt, gọt hoa quả
+ Các bạn dùng dao có thể bị đứt tay, chảy máu.
+ 3- 5 Hs đại diện các nhóm lên trả lời theo câu hỏi thảo luận.
+ hs làm theo yêu cầu của Gv.
+ 2- 3 nhóm Hs lên thể hiện vai diễn.
+2- 3Hs
+ 2- 4 hs.
+ Em sẽ gọi cho mọi người cùng đến giúp; 
+ Số điện thoại cứu hoả là :114
+ Hs lắng nghe
+ Hs tham gia chơi
Môn tự nhiên xã hội
Tiết : 15
 Lớp học
I - Mục tiêu : Giúp h/s biết:
 + Kể được các thành viên của lớp học và các đồ dùng trong lớp học; nói được tên lớp, tên cô giáo chủ nhiệm và một số bạn cùng lớp.
 + Nêu được một số điểm giống và khác nhau của các lớp học trong hình vẽ SGK
 + Nói được tên lớp, thầy cô và một số bạn cùng lớp yêu quí lớp học của mình. 
II-Đồ dùng: 
 + Các tranh trong bài phóng to; các tấm bìa ghi tên đồ dùng trong lớp học
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy học (GV)
Hoạt động học (HS).
1, ổn định.
2-Bài cũ:“ An toàn khi ở nhà”
+Gv hỏi:kể tên một số vật nhọn, dễ gây đứt tay, chảy máu ? 
+Con đã làm gì để phòng cháy bỏng ?
+Gv nhận xét. 
* Hát.
+ 1- 3 Hs trả lời.
+ 2-3 Hs trả lời. 
3- Bài mới:
a - Giới thiệu bài: “ Lớp học “
+ Hs hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kết “
*GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
b- Nội dung: 
* Hoạt dộng 1: Quan sát tranh để Hs biết các thành viên của lớp học và đồ dùng có trong lớp học.
- Hs thảo luận nhóm 2 .
+ GV y/c hs quan sát tranh tr 32,33 SGK và 1 bạn hỏi , 1 bạn trả lời dựa vào những câu hỏi gợi ý: 
+ Trong lớp học có những ai ? Có những đồ vật gì ?
+ Lớp học của bạn giống với lớp học nào trong hình đó ?
+ Bạn thích lớp học nào ? Tại sao ?
+ Gv hỏi: Kể tên cô giáo và các bạn trong lớp mình ?
+ Trong lớp, em thường chơi với ai ?
+ Trong lớp em có những đồ dùng nào ? Nêu tác dụng của chúng?
+Gv kết luận:Lớp học nào cũng có thầy , cô giáo và hs. Trong lớp có bàn ghế cho Gv, HS ,bảng , tủ ...Việc trang bị các thiết bị dạy học tùy thuộc vào điều kiện của từng trường.
Hoạt động dạy học 2: Thảo luận nhóm để Hs giới thiệu về lớp học của mình.
- Hoạt động dạy học nhóm 2 (hoặc nhóm 4 )
+ Gv yêu cầu Hs quan sát lớp mình và kể về lờp học của mình cho bạn ngồi cạnh.gv yêu cầu hs phải kể được tên cô giáo chủ nhiệm, tên các bạn trong lớp và các đồ dùng có trong lớp mình.
+ Gv theo dõi các nhóm làm việc và hướng dẫn nếu nhóm nào
 còn lúng túng. 
+ Gv nhận xét, bổ sung nếu cần.
+ Gv kết luận:Các con cần nhớ tên trường,lớp,tên cô giáo 
*Hoạt động dạy học 3: Trò chơi:”Ai nhanh, ai 
đúng ‘để Hs nhận dạng và phân loại đồ dùng trong lớp.
+Gv chia thành 3 đội (mỗi đội 4 người). Gv phát cho mỗi đội 1 bộ bìa ghi tên các đồ dùng có trong lớp học và không có trong lớp học. Gv yêu cầu các đội gắn tên: 
+ Đội 1: Đồ dùng bằng gỗ.
+ Đội 2: Đồ dùng treo tường. 
+ Đội 3: Đồ dùng có trong lớp học.
+ Các bạn trong mỗi đội lần lượt lên gắn tên các đồ dùng theo yêu cầu của đội mình lên bảng. Đội nào gắn nhanh và đúng là đội thắng cuộc.
+ Gv nhận xét trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
4- Củng cố - Dặn dò
+ Gv hỏi:Hãy nói tên cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong lớp em?
+ Trong lớp có những đồ dùng gì ?
+ Hs hát
+ 3 Hs nhắc lại đầu bài. 
+ Hs quan sát tranh và hỏi đáp theo cặp.
+Trong lớp học có: cô giáo và các bạn học; có đồ dùng: bảng, bàn ghế, ,..
+3- 4hs trả lời .
+4- 5 hs nêu
+ 5- 6 hs nêu
+ Hs trao đổi, thảo luận.
+ 3- 4 Hs đại diện lên trình bày. 
+ hs tham gia chơi.
3- 4 Hs
+ 2- 3 Hs
Môn tự nhiên xã hội
Tiết : 16
 Hoạt động ở lớp
I - Mục tiêu : Giúp h/s biết:
 + Kể được một số hoạt động học tập ở lớp học.
 + Nêu được một số hoạt động học tập khác ngoài hình vẽ SGK như : học vi tính, học đàn...
II-Đồ dùng: Tranh trong bài phóng to
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy học (GV)
Hoạt động học (HS).
1, ổn định.
2-Bài cũ: “ Lớp học ”
+Gv hỏi: Hãy nói cô giáo chủ nhiệm và tên các bạn trong lớp học của mình ?
+ Trong lớp có những đồ dùng gì ?
+Gv nhận xét. 
* Hát.
+ 2- 3 Hs trả lời.
+ 2-3 Hs trả lời. 
3- Bài mới:
a - Giới thiệu bài: “Hoạt động dạy học ở lớp“
*GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
b- Nội dung: 
* Hoạt dộng 1: Quan sát tranh để Hs biết các Hoạt động dạy học ở lớp và các mối quan hệ giữa Gv và hs, Hs và Hs trong từng Hoạt động dạy học học tập.
- Hoạt động dạy học theo cặp
+ Gv y/c hs quan sát tranh tr 34, 35 SGKvà để trả lời câu hỏi: Chỉ và nói xem cô giáo và các bạn đang làm gì ? 
+Gv quan sát các nhóm làm việc và hướng dẫn nếu Hs có lúng túng.
- Hoạt động dạy học cả lớp: 
+ Gv gọi Hs lên bảng chỉ tranh và trả lời câu hỏi.
+ Hs và Gv nhận xét, bổ sung nếu cần.
+ Gv hỏi: Hoạt động dạy học nào được tổ chức trong lớp ?Hoạt động dạy học nào được tổ chức ngoài sân?
+ Gv kết luận: ở lớp học có nhiều Hoạt động dạy học khác nhau, có Hoạt động dạy học tổ chức ở trong lớp, có Hoạt động dạy học tổ chức ở ngoài sân..
Hoạt động dạy học 2: Thảo luận nhóm để hs biết giới thiệu các Hoạt động dạy học ở lớp mình.
- Hoạt động dạy học nhóm 2 (hoặc nhóm 4)
+ Gv đưa ra câu hỏi gợi ý cho hs thảo luận: 
+ Kể tên những Hoạt động dạy học có ở lớp mà trong hình ở bài 16 không có ?
+ Trong các Hoạt động dạy học ở lớp em thích nhất Hoạt động dạy học nào ? Vì sao ?
+Gv quan sát các nhóm làm việc và hướng dẫn nếu hs có lúng túng.
+Gv gọi Hs lên giới thiệu về các Hoạt động dạy học trong lớp mình.
+ Hs và Gv nhận xét, bổ sung nếu cần. 
+Gv hỏi: Trong tất cả các Hoạt động dạy học thì có Hoạt động dạy học nào các con chỉ làm việc một mình mà không hợp tác với cô giáo và các bạn không ? 
+ Gv kết luận: Trong bất kì Hoạt động dạy học học tập, vui chơi nào các con cũng phải biết hợp tác , giúp đỡ, chia sẽ để hoàn thành tốt nhiệm vụ
4- Củng cố- Dặn dò.
*Gv hỏi: Hãy kể tên các Hoạt động dạy học học tập và vui chơi ở lớp học ?
+ Khi được tham gia Hoạt động dạy học đó con thấy thế nào ?
*Gv nhận xét tiết học.
+ Gv nhắc Hs: Các con cần tích cực tham gia các Hoạt động dạy học ở lớp học để giờ học tốt hơn. 
+ 3 Hs nhắc lại đầu bài. 
+ Hs quan sát 
+ Cô giáo đang hướng dẫn bạn trai viết bài, Các bạn đang học hát, vẽ
+ 3- 5 Hs đại diện trả lời câu hỏi 
+ Học vẽ, viết .. ở trong lớp. Tập thể dục, chơi trò chơi ở ngoài sân.
+ hs làm theo yêu cầu của Gv.
+ Học Tin, học Toán, quan sát các cây cối, tranh ảnh, mô hình 
+ Em thích nhất học Tin vì em có thể làm Toán, vẽ, tô màu trên máy tính.
+ 2- 3 Hs đại diện lên trình bày.
+ 2- 4 hs. Không có những Hoạt động dạy học nào có thể làm việc một mình được.
+ Hs lắng nghe
+ 3- 4 Hs.
+ 3- 4 HS.
+ Hs lắng nghe.
Môn TNXH
Tiết : 17
 Giữ gìn lớp học sạch, đẹp
I - Mục tiêu : Giúp h/s biết:
 + Nhận biết được thế nào là lớp học sạch, đẹp.
 + Biết giữ gìn lớp học sạch, đẹp 
 + Nêu được những việc em có thể nlàm được để giữ lớp học sạch, đẹp như: Lau bảng, quét lớp
+ Giáo dục BVMT cho HS
II- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện một số công việc để giữ lớp học sạch, đẹp.
- Kĩ năng ra quyết định : Nên hay không nên làm gì để giữ lớp học sạch, đẹp
- Phát triển kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện công việc.
III-Đồ dùng: Tranh trong bài phóng to, mộy số đồ dùng và dụng cụ: chổi, giẻ lau, khẩu trang,.
IV- Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy học (GV)
Hoạt động học (HS).
1, ổn định.
2-Bài cũ: “ Hoạt động dạy học ở lớp ”
+Gv hỏi: Kể tên các Hoạt động dạy học ở lớp ?
+ Con thường tham gia các Hoạt động dạy học nào ở lớp ? Vì sao con thích tham gia những Hoạt động dạy học đó ?
+Gv nhận xét. 
* Hát.
+ 2- 3 Hs trả lời.
+ 2-3 Hs trả lời. 
3- Bài mới:
a - Giới thiệu bài: “Giữ gìn lớp học sạch, đẹp“
*GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
b- Nội dung: 
* Hoạt dộng 1: Quan sát tranh để Hs biết giữ lớp học sach, đẹp
- Hoạt động dạy học theo cặp
+ Gv treo tranh trang 36 và yêu cầu hs quan sát để trả lời câu hỏi: Các bạn trong 2 bức tranh đang làm gì ? Sử dụng dụng cụ gì ?
- Hoạt động dạy học cả lớp: 
+ Gv gọi Hs lên bảng chỉ tranh và trả lời câu hỏi.
+ Hs và Gv nhận xét, bổ sung nếu cần.
+ Gv hỏi: Lớp học của em đã sạch,đẹp chưa ?
+ Bàn ghế trong lớp được kê như thế nào ?
+Sàn lớp học trông như thế nào ?
+ Em cần làm gì để giữ cho lớp học sạch, đẹp?
+ Em đã bao giờ vứt giấy vụn ra lớp học chưa ?
+ Gv kết luận: Để lớp học sạch, đẹp chúng ta luôn phải có ý thức giữ lớp sạch, đẹp và tham gia các công việc để giữ gìn lớp học sạch, đep .
Hoạt động dạy học 2: Thảo luận và thực hành theo nhóm để hs biết sử dụng một số dụng cụ làm vệ sinh lớp học.
- Hoạt động dạy học nhóm 4 (hoặc tổ)
+ Gv phát cho mỗi nhóm một hay hai dụng cụ và yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: 
+ Những dụng cụ này được dùng vào việc gì ?
+Cách sử dụng dụng cụ này như thế nào ?
+Gv gọi Hs lên trình bày và thực hành.
+ Hs và Gv nhận xét, bổ sung nếu cần. 
+ Gv kết luận: Phải biết cách sử dụng dụng cụ hợp lí để đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh thân thể.
4- Củng cố- Dặn dò.
*GDMT: Gv hỏi: Thế nào là lớp học sạch, đẹp ?
+ Giữ lớp học sạch đẹp có tác dụng gì ? 
+ Con đã làm gì để góp phần giữ cho lớp học sạch, đẹp ?
 GvKL: Lớp học sạch, đẹp giúp cho các con khoẻ mạnh và học tập tốt hơn. Vì vậy các con phải luôn có ý thức giữ cho lớp học sạch, đẹp
*Gv nhận xét tiết học. 
+ 3 Hs nhắc lại đầu bài. 
+ Hs làm theo yêu cầu của Gv.
+ Tranh1: Các bạn đang vệ sinh lớp học 
bằng các dụng cụ: chổi, giẻ lau, ..
Tranh 2: Các bạn đang trang trí lớp học bằng cách cắt các bông hoa,vẽ..
+ 3- 5 Hs đại diện trả lời câu hỏi 
+ 3-4 Hs.
+ Bàn ghế được kê ngay ngắn, 
+ Sàn lớp học không có rác.
+ Lau bàn ghế, quét lớp học, kê bàn ghế ngay ngắn.
+ hs làm theo yêu cầu của Gv.
+ Các dụng cụ này dùng để vệ sinh lớp học. 
+ Chổi dùng để quét lớp, giẻ lau dùng để lau bảng, bàn ghế.
+ 2- 5 Hs đại diện lên trình bày và thực hành.
+ 2- 4 hs. Không có những Hoạt động dạy học nào có thể làm việc một mình được.
+ 2- 3 Hs
2-3 Hs
+ 3 Hs
+ Hs lắng nghe
Môn TNXH
Tiết : 18
 Cuộc sống xung quanh
I - Mục tiêu : Giúp h/s biết:
 + Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS ở .
II- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 
- Kĩ năng tìm kiếm , xử lí thông tin : Quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân địa phương
- Kĩ năng tìm kiếm , xử lí thông tin : Phân tích , so sánh cuộc sống ở nông thôn và thành thị
- Phát triển kĩ năng sống hợp tác trong công việc.
III-Đồ dùng: 
 +Các tranh trong bài phóng to; các tấm bìa ghi tên đồ dùng trong lớp học
IV- Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy học (GV)
Hoạt động học (HS).
1, ổn định.
2-Bài cũ:“ An toàn khi ở nhà”
+Gv hỏi:kể tên một số vật nhọn, dễ gây đứt tay, chảy máu ? 
+Con đã làm gì để phòng cháy bỏng ?
+ Hs và Gv nhận xét. 
* Hát.
+ 1- 3 Hs trả lời.
+ 2-3 Hs trả lời. 
3- Bài mới:
a - Giới thiệu bài: “Cuộc sống xung quanh” 
+ Hs hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kết “
*GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
b- Nội dung: 
* Hoạt dộng 1: Quan sát tranh để Hs biết cuộc sống xung quanh mình 
- Hs thảo luận nhóm 2 .
+ GV y/c hs quan sát tranh tr 38 SGK ,1 bạn hỏi và1 bạn trả lời dựa vào những câu hỏi gợi ý: 
+ Cuộc sống xung quanh ta có những gì ? Đó là những sự vật gì ?
+ Trạm xá của xã bạn nằm ở đâu ? Nơi đây được dùng để làm gì ?
+ Cánh đồng là nơi để làm gì ? Ai làm việc ở đây ?
- Gv theo dõi các nhóm làm việc và hướng dẫn nếu Hs lúng túng.
+ Gv gọi Hs lên bảng trả lời câu hỏi.
+Hs và Gv nhận xét, bổ sung nếu cần.
+ Gv hỏi: Kể về cuộc sống hàng ngày của em cho cả lớp nghe ?
+ Gv kết luận: Cuộc sống xung quanh em có rất nhiều : cánh đồng , trạm xá , trường học - đây là những thứ để phục vụ cho c/s hàng ngày của chúng ta .
 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm để Hs giới thiệu về trường học của mình.
- Hoạt động dạy học nhóm 2 (hoặc nhóm 4 )
+ Gv yêu cầu Hs quan sát trường mình và kể về trường học của mình cho bạn ngồi cạnh nghe . Gv yêu cầu hs phải kể được tên thầy hiệu trưởng , cô hiệu phó , tên cô tổng phụ trách , tên các lớp 
+ Gv theo dõi các nhóm làm việc và hướng dẫn nếu nhóm nào còn lúng túng. 
+ Gv gọi Hs lên trả lời trước lớp.
+ Hs và Gv nhận xét, bổ sung nếu cần.
+ Gv kết luận:Các con cần nhớ tên trường,lớp,tên cô giáo chủ nhiệm.
4- Củng cố- Dặn dò.
+ Gv hỏi: Kể về cuộc sống xung quanh của em ?
*Gv nhận xét
+ Hs hát
+ 3 Hs nhắc lại đầu bài. 
+ Hs quan sát tranh và hỏi đáp theo cặp.
+ Cuộc sống xung quanh ta có: cánh đồng , trạm xá , trường học ...
+4- 5hs 
+3- 4hs
+ 3- 6 cặp Hs lên thực hiện hỏi - đáp theo tranh.
+5- 6 hs kể 
+Hs theo dõi .
+ Hs trao đổi, thảo luận.
+ 3- 4 Hs đại diện lên trình bày. 
+2hs nêu 
Môn tự nhiên xã hội
Tiết : 19
Cuộc sống xung quanh
I-Mục tiêu: Giúp h/s biết:
 + Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS ở .
+Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành thị
- Giáo dục BVMT cho HS
II- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 
- Kĩ năng tìm kiếm , xử lí thông tin : Quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân địa phương
- Kĩ năng tìm kiếm , xử lí thông tin : Phân tích , so sánh cuộc sống ở nông thôn và thành thị
- Phát triển kĩ năng sống hợp tác trong công việc.
III- Đồ dùng dạy học: - Các hình trong bài 18 và 19 sgk.
IV- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A- Kiểm tra:
+ Khi đi tham quan em đã quan sát được những gì xung quanh em?
+ Nhân dân địa phương em làm gì để sinh sống?
- GV chốt lại và cho điểm.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu:
 - GVgiới thiệu và ghi đầu bài lên bảng
2- Tổ chức các hoạt động ( tiếp tiết trước )
*- Hoạt động 3: Làm việc với sgk.
Mục tiêu: HS biết phân tích 2 bức tranh trong sgk để nhận ra bức tranh nào vẽ về cuộc sống ở nông thôn, bức tranh nào vẽ về cuộc sống ở thành phố.
- Bước 1: Thảo luận nhóm:
- Bước 2: Trình bày trước lớp:
+ Bức tranh ở trang 38, 39 vẽ gì? Vẽ về cuộc sống ở đâu? Vì sao em biết? ( Vẽ về cuộc sống ở nông thôn vì có đồng ruộng, ao hồ, trạm y tế xã,mọi ngời đang làm việc của nghề nông như : cày, gặt, tuốt lúa, tưới rau....).
+ Bức tranh ở trang 40 , 41 vẽ gì? Vẽ về cuộc sống ở đâu? Vì sao em biết? ( Vẽ về cuộc sống ở thành phố vì có: nhà cửa san sát, có đường phố, có các cửa hàng, cửa hiệu, có xe cộ tấp nập.....)
+ Em sống ở đâu? Hãy nói về cảnh vật nơi em đang sống?
 Nghỉ giải lao.
*- Hoạt động 4: ( Nếu còn thời gian)
 Vẽ tranh phong cảnh về cuộc sống quanh em
* Lưu ý: 
- Căn cứ vào thực tế địa phương, GV giúp HS nhận ra những nét nổi bật về địa phương của mình, giúp các em hình thành những biểu tượng ban đầu mà không yêu cầu các em ghi nhớ.
- Có thể sưu tầm tranh ảnh giới thiệu các nghề truyền thống của địa phương và cho HS hoạt động dưới dạng triển lãm, trưng bày.
C- Củng cố- Dặn dò:
+ Hãy kể 1 số những cảnh vật mà em đã được đến hoặc đã quan sát được.
- Tìm hiểu về các hoạt động, sinh hoạt xung quanh em.
*GDMT: Cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh ta rất phong phú và đẹp đẽ . Vì vậy chúng ta cần bảo vệ và yêu quý chúng.
+Vài em trả lời 
- Làm việc theo nhóm.
- Quan sát tranh bài 18 và 19 - HS đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi trong bài.
+HS liên hệ.
+Hs hát .
- HS vẽ tranh.
+3 – 4hs trả lời .
+HS tìm hiểu.
Môn tự nhiên xã hội
Tiết : 20 .
An toàn trên đường đi học.
I-Mục tiêu:- Giúp HS biết:
 - Xác định một số tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn đường đi học 
 - Phân tích được tình huống nguy hiểm xảy ra nếu không làm đúng quy định khi đi các loại phương tiện.
 - Biết đi bộ trên vỉa hè hoặc sát lề đường bên phải.
II- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 
- Kĩ năng tư duy phê phán: Những hành vi sai coa thể gây nguy hiểm trên đường đi học.
- Kĩ năng ra quyết định : Nên hay không nên làm gì để đảm bảo an toàn trên đường đi học .
- Kĩ năng tự bảo vệ:ứng phó với các tình huống trên đường đi học.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập
III- Đồ dùng dạy học: 
- Tranh vẽ bài 20 sgk. Tấm bìa tròn màu đỏ, xanh và tấm bìa vẽ ô tô, xe máy..... Một số những tình huống có thể xảy ra.
IV- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra :
+ Em ở đâu? Nơi em ở có những cảnh vật gì ?
+ Cha mẹ em làm gì để nuôi sống gia đình?
+GV nhận xét , cho điểm.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu: 
+ Các em đã bao giờ nhìn thấy tai nạn trên đườngchưa?
+ Theo em vì sao tai nạn xảy ra?
- “Tai nạn xảy ra vì họ không chấp hành những quy định về mặt trật tự an toàn giao thông. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một số quy định nhằm bảo đảm an toàn trên đường.” - GV nói và ghi đề bài lên bảng.
2- Tổ chức các hoạt động:
* Hoạt động 1: Thảo luận tình huống:
Mục tiêu: Biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học.
- Bước 1: Chia nhóm.
- Bước 2:Với 5 tình huống đầu HS trả lời theo các câu hỏi:
 + Điều gì có thể xảy ra?
 + Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó không?
 + Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào?
 - Tình huống 6: Em đang sang đường, bất chợt 1 xe máy lao tới, em sẽ làm gì?
 - Tình huống 7: Em định sang đường nhưng xe cộ qua lại rất đông?
- Bước 3: Trình bày trước lớp.
- GV chốt lại.
 Nghỉ giải lao
* Hoạt động 2: Quan sát tranh ( tr 43)
Mục tiêu: Biết quy định về đi bộ trên đường.
 - Bước 1: 
+ Đường ở tranh thứ nhất có gì khác với đường ở tranh thứ 2?
+ Người đi bộ ở tranh thứ nhất đi ở vị trí nào trên đường?
+ Người đi bộ ở tranh thứ 2 đi ở vị trí nào trên đường?
- Bước 2: Trình bày trước lớp.
- GV chốt lại: Khi đi bộ trên đụường không có vỉa hè cần đi sát mép đường bên tay phải của mình. Trên đường có vỉa hè thì phải đi trên vỉa hè .
* Hoạt động 3: Trò chơi: “ Đèn xanh, đèn đỏ”
- Bước 1: Phổ biến các quy tắc đèn hiệu:
 + Khi đèn đỏ sáng : tất cả các xe cộ và người đi lại đều phải dừng lại đúng vạch quy định.
 + Khi đèn xanh sáng: xe cộ và người được phép đi lại.
- Bước 2: 
 + Dùng phấn kẻ 1 ngã tư đường phố ở sân trường.
 + Một số HS cầm đèn hiệu ( xanh , đỏ )
 + Một số đóng vai người đi bộ.
 + Một số khác đóng vai xe máy, ô tô ( đeo trước ngực tấm bìa về xe máy, ô tô )
 - HS thực hiện đi lại trên đường theo đèn hiệu.
- Bước 3: Ai vi phạm luật sẽ bị phạt bằng cách nhắc lại quy tắc đèn hiệu hoặc quy định về đi bộ trên đường.
C- Củng cố :
GV : Khi đi bộ trên đường ta cần chú ý điều gì?
D- Dặn dò: 
+Gv nx , đánh giá giờ học .
+Hs trả lời .
+Hs theo dõi .
- HS quan sát các tình huống xảy ra trong tranh.
Mỗi tổ 2 nhóm,

Tài liệu đính kèm:

  • docBai Thu Bai THu.doc