Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Tuần 5: Bài 6+7

TỰ NHIÊN – XÃ HỘI

HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

 1. Kiến thức: Hiểu tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.

 2. Kỹ năng: HS khá giỏi chỉ và nói đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

 3. Thái độ: Có ý thức trong giờ học.

II.CHUẨN BỊ:

- GV: Sơ đồ câm: Vòng tuần hoàn, tranh minh họa SGK.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG Nội dung Hoạt động giáo viên: Hoạt động học sinh:

 

docx 7 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Tuần 5: Bài 6+7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ hoặc mô hình.
2. Kỹ năng: HS khá giỏi nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn: vân chuyển máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Các hình trong SGK; tranh.
 - HS : SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động giáo viên:
Hoạt động học sinh:
5’
28’
3’
1’
1KT bài cũ:
2 Bài mới:
3Củng cố:
4Dặn dò:
 + Nêu nguyên nhân của bệnh lao phổi?
 + Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang người lành qua đường nào?
- Nhận xét đành giá.
- Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu bài học.
Giúp HS trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ:
- Tổ chức thảo luận nhóm.
 + Khi bị đứt tay hoặc trầy da, chúng ta có thể nhìn thấy những gì ở vết thương?
 + Khi máu mới chảy ra khỏi cơ thể, máu có dạng lỏng hay dạng đặc?
 + Quan sát hình 2 trang 14 và cho biết máu được chia thành mấy phần đó là phần nào?
 + Quan sát hình 3 trang 14 SGK và nêu hình dạng của huyết cầu đỏ.
 + Theo em, máu có ở những đâu trên cơ thể người? Dựa vào đâu em biết được điều đó?
- Nhận xét và cho biết về tác dụng của huyết cầu đỏ và huyết cầu trắng
- Gọi HS đọc phần nội dung bạn cần biết.
Giúp HS kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn:
- Tổ chức thảo luận nhóm.
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 4 trang 15 SGK và cho biết:
 + Cơ quan tuần hoàn gồm có những bộ phận nào?
 + Tim nằm ở vị trí nào trong lòng ngực?
 + Mạch máu đi đến những đâu trong cơ thể người?
- Kết luận: SGK
- Tổ chức trò chơi tiếp sức để hiểu được mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết học sau.
- HS 1:
- HS 2:
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 6 HS.
- Các nhóm nhận phiếu và tiến hành thảo luận theo nội dung câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc mục bạn cần biết trong SGK trước lớp.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm quan sát hình và trao đổi cùng nhau hoàn thành bài tập theo nội dung câu hỏi.
- Đại diện vài nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
 + Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và mạch máu.
 + Tim nằm ở lồng ngực phía bên trái.
 + Mạch máu đi đến khắp nơi trong cơ thể.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Tham gia trò chơi theo hướng dẫn GV.
- Lắng nghe.
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 1. Kiến thức: Hiểu tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
 2. Kỹ năng: HS khá giỏi chỉ và nói đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
 3. Thái độ: Có ý thức trong giờ học.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Sơ đồ câm: Vòng tuần hoàn, tranh minh họa SGK.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động giáo viên:
Hoạt động học sinh:
5’
15'
12'
4’
1'
1.KT bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động 1:
Thực hành giúp hs biết nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập:
Hoạt động 2:
Sơ đồ các vòng tuần hoàn: 
3.Củng cố:
4.Dặn dò:
 + Máu được chia thành mấy phần ? gọi tên từng phần.
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình và hỏi:
 + Các bạn trong hình đang làm gì?
- Tổ chức thảo luận nhóm.
- Giao việc: 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành nghe và đếm nhịp tim1 phút.
- yêu cầu HS đọc nội dung thực hành trang 16 SGK.
- Cho cả lớp thực hành.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thực hành của mình.
Sơ đồ các vòng tuần hoàn:
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa sơ đồ vòng tuần hoàn của máu và cho biết có mấy vòng tuần hoàn?
 + Hãy chỉ hình và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn.
- Gọi HS nêu lại cả hai vòng tuần hoàn.
 + Trong vòng tuần hoàn máu và động mạch làm nhiệm vụ gì?
- Gọi HS đọc nội dung bạn cần biết SGK.
Trò chơi ghép chữ vào hình:
- Tổ chức trò chơi theo nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm thi đua ghép chữ vào hình.
- Yêu cầu HS nhận xét và đánh giá xem nhóm nào thắng cuộc.
- Tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương.
 + Hãy nêu nhiệm vụ của vòng tuần hoàn 
- Về nhà xem lại bài 
- HS 1:
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát hình minh họa và tiếp nối trả lời trước lớp.
 + Các bạn đang nghe nhịp đập của nhau.
 + Hình 2: Các bạn đang đếm nhịp mạch 
- Thảo luận nhóm đôi.
- 2 HS ngồi cạnh nhau thực hiện theo yêu cầu GV.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc trước lớp.
- Các nhóm đặt tay lên ngực và tự đếm nhịp tim của mình trong thời gian 1 phút.
 + Để ngửa bàn tay trái lên bàn, đặt mấy đầu ngón tay lên cổ tay trái, đếm nhịp mạch.
- Đại diện vài nhóm báo cáo kết quả thực hành trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Quan sát hình minh họa theo hướg dẫn GV.
- 3 HS lần lượt lên bảng chỉ và gọi tên.
 + Có 2 vòng tuần hoàn.
- Tiếp nối nhau trình bày ý kiến trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau nhắc lại 2 vòng tuần hoàn.
 - 3 HS tiếp nối nhau đọc nội dung mục bạn cần biết trước lớp.
- Tham gia trò chơi theo nhóm 6 HS.
- Đại diện nhóm lên nhận phiếu và bộ đồ chơi sơ đồ tuần hoàn.
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm hoàn thành nhanh nhất, đúng nội dung nhất.
 + 4 HS tiếp nối nhau trả lời trước lớp.
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
1.Kiến thức: Hiểu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
2.Kỹ năng : Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức.
 Tìm kiếm và xử lí thông tin;Ra quyết định.
 Biết một số việc làm để bảo vệ cho sức khỏe, góp phần bảo vệ môi trường.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Phiếu học tập; tranh minh họa SGK.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động giáo viên:
Hoạt động học sinh:
5'
14'
15'
4'
1'
1.KT bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động 1:
Tìm hiểu hoạt động của tim:
Hoạt động 2:
Giúp HS nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn: 
3.Củng cố:
4.Dặn dò:
 + Trong hoạt động tuần hoàn, bộ phận nào luôn làm nhiệm vụ co bóp, đẩy máu đi khắp cơ thể?
 - Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu bài học.
- Tổ chức thảo luận nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận viết ra giấy những hiểu biết của nhóm về hoạt động của tim.
- Nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm.
- Tổ chức thảo luận nhóm.
- Giao việc: Yêu cầu các nhóm quan sát hình SGK và thảo luận các câu hỏi sau:
 + Các bạn trong tranh đang làm gì?
 + Theo em, các bạn làm như thế là nên hay không nên để bảo vệ tim mạch? Vì sao?
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm.
- Kết luận: 
 + Để bảo vệ tim mạch chúng ta cần sống vui vẻ, tránh xúc động mạnh hay quá tức giận.
 + Không mặc quần áo và đi giày dẹp quá chặt. Ăn uống đều độ, đủ chất, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “nếu thì”.
- Phổ biến luật chơi.
- VD: Dãy 1: Nếu ăn uống vô tổ chức.
 Dãy 2: Thì bạn sẽ dễ mắc bệnh tim mạch.
- Về nhà xem lại bài 
- HS 1:
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 6 HS.
- Các nhóm tiến hành thảo luận hoàn thành nội dung câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận nhóm 4 HS.
- Các nhóm quan sát tranh minh họa SGK và hoàn thành nội dung câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
 + Hình 2: Các bạn chơi ném bóng, đây là việc hoạt động nhẹ nhàng.
 + Hình 3: Các bạn đang chăm sóc cây (nên làm).
 + Hình 4: Bạn nhỏ đang vác một cây gỗ nặng, việc làm này quá sức với bạn, đây là việc không nên làm.
 + Hình 5: Hai bạn ăn uống đủ chất (việc nên làm).
 ( không nên làm).
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Tham gia trò chơi.
- Lớp nhận xét bạn trả lời hay nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docxtu_nhien_xa_hoi_tuan_5.docx