Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Tuần 3 đến 6 - Năm học 2015-2016 - Thạch Del

VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN

I. Mục tiêu

- Chỉ đúng vị trí các bộ phận trong cơ quan tuần hoàn trên hình vẽ hoặc mô hình.

- Hs khá giỏi : Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn : vận chuyển máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể.

II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Kỹ năng nhận thức.

- Kỹ năng ra quyết định.

III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :

- Trình báy ý kiến cá nhân.

- Thảo luận nhóm.

IV. Đồ dùng dạy học :

- Gv : Các hình trong sgk, tranh minh hoạ các bộ phận của cơ quan hô hấp. Đồng hồ bấm giờ, phiếu học tập.

- Hs : sgk.

III. Các hoạt động dạy và học :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Ổn định :

B. Kiểm tra :

- Gọi hs trả lời các câu hỏi :

+ Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì ?

+ Người bị mắc bệnh lao phổi thường có các biểu hiện nào ?

+ Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào ?

+ Bệnh lao phổi gây ra tác hại gì đối với sức khỏe của bản thân người bệnh và những người xung quanh ?

- Gv nhận xét tuyên dương

C. Bài mới :

1.Khám phá :

* Giới thiệu bài : Máu là thành phần quan trọng trong cơ thể chúng ta. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài : “Máu và cơ quan tuần hoàn”.

- Gv ghi tên bài lên bảng.

2. Kết nối :

* Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp.

+ Mục tiêu : Trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ. Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.

- Yêu cầu hs quan sát hình vẽ sgk và trả lời câu hỏi sau

+ Khi bị đứt tay hoặc trầy da chúng ta có thể nhìn thấy những gì ở vết thương? ( Khi bị đức tay hoặc trầy da chúng ta có thể nhìn thấy máu hoặc một ít nước màu vàng chảy ra từ vết thương )

+ Khi mới chảy ra khỏi cơ thể máu có dạng lỏng (như nước) hay đông đặc? (Khi mới chảy ra khỏi cơ thể máu có dạng lỏng , để lâu máu đặc , khô đông cứng lại)

+ Các em cho biết máu được chia thành mấy phần đó là những phần nào? (Máu được chia thành 2 phần là huyết tương và huyết cầu)

+ Nêu hình dạng huyết cầu đó? (Huyết cầu đó có dạng tròn như cái đĩa)

+ Theo em máu có những đâu trên cơ thể người ? Dựa vào đâu em biết điều đó? (Máu ở khắp cơ quan trong cơ thể người , trừ sợi tóc, móng tay vì có bị thương ở đâu ta cũng thấy có máu chảy ra)

- Gv giới thiệu : Huyết cầu có nhiều loại huyết cầu đỏ và huyết cầu trắng. Huyết cầu đỏ còn được gọi là hồng cầu có nhiệm vụ mang khí oxi nuôi cơ thể và mang khí các bô níc từ các cơ quan về phổi để thải ra ngoài. Huyết cầu trắng còn được gọi là bạch cầu ,có nhiệm vụ tiêu diệt các vi trùng lạ xâm nhập vào cơ thể , giúp cơ thể phòng bệnh.

3. Thực hành :

* Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm

+ Mục tiêu : Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.

- Yêu cầu hs quan sát hình vẽ sgk và thảo luận

+ Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?

+ Chỉ trên hình vẽ đâu là tim, đâu là các mạch máu.

+ Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực. Chỉ vị trí của tim trên lồng ngực của mình.

+ Mạch máu đi đến những đâu trong cơ thể người ?

- Hết thời gian gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.

* Gv nhận xét kết luận : Cơ quan tuần hoàn gồm tim và các mạch máu , các mạch máu có thể đi đến tất cả mọi nơi trong cơ thể. Vì thế nó có nhiệm vụ mang khí ôxi và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và chuyên chở các chất thải khí các bô níc và thải ra ngoài

* Hoạt động 3 : Chơi trò chơi tiếp sức.

+ Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu được mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể.

+ Cách tiến hành :

- Gv hướng dẫn hs chơi : Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 6 học sinh. Hai đội đứng thành hàng dọc, cách đều bảng. Khi Giáo viên hô “bắt đầu”, người đứng trên cùng của mỗi đội cầm phấn lên bảng viết tên một bộ phận của cơ thể có các mạch máu đi tới. Khi viết xong, bạn đó đưa phấn cho bạn kế tiếp. Đội nào viết được nhiều tên các bộ phận của cơ thể thì đội đó thắng.

- Yêu cầu hs thực hiện trò chơi

- Gv nhận xét tuyên dương

- Gọi vài hs đọc những điều bạn cần biết

D. Vận dụng :

+ Cơ quan tuần hoàn gồm các bộ phận nào ?

+ Cơ quan tuần hoàn có nhiệm vụ gì trong cơ thể ?

- Gv nhận xét tuyên dương – giáo dục hs

- Dặn hs về nhà thực hiện tốt những điều đã học và chuẩn bị bài sau.

- Gv nhận xét tiết học Hát vui

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs theo dõi

Hs lắng nghe

Hs nhắc tựa bài

Thực hiện yêu cầu

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs lắng nghe

Hoạt động nhóm

Đại diện hs trình bày

Hs nhận xét

Hs theo dõi

Thực hiện yêu cầu

Hs nhận xét

3 hs đọc

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs lắng nghe

 

doc 19 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 805Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Tuần 3 đến 6 - Năm học 2015-2016 - Thạch Del", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thành mấy phần đó là những phần nào? (Máu được chia thành 2 phần là huyết tương và huyết cầu)
+ Nêu hình dạng huyết cầu đó? (Huyết cầu đó có dạng tròn như cái đĩa)
+ Theo em máu có những đâu trên cơ thể người ? Dựa vào đâu em biết điều đó? (Máu ở khắp cơ quan trong cơ thể người , trừ sợi tóc, móng tay vì có bị thương ở đâu ta cũng thấy có máu chảy ra)
- Gv giới thiệu : Huyết cầu có nhiều loại huyết cầu đỏ và huyết cầu trắng. Huyết cầu đỏ còn được gọi là hồng cầu có nhiệm vụ mang khí oxi nuôi cơ thể và mang khí các bô níc từ các cơ quan về phổi để thải ra ngoài. Huyết cầu trắng còn được gọi là bạch cầu ,có nhiệm vụ tiêu diệt các vi trùng lạ xâm nhập vào cơ thể , giúp cơ thể phòng bệnh.
3. Thực hành :
* Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm
+ Mục tiêu : Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
- Yêu cầu hs quan sát hình vẽ sgk và thảo luận
+ Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?
+ Chỉ trên hình vẽ đâu là tim, đâu là các mạch máu.
+ Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực. Chỉ vị trí của tim trên lồng ngực của mình.
+ Mạch máu đi đến những đâu trong cơ thể người ?
- Hết thời gian gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
* Gv nhận xét kết luận : Cơ quan tuần hoàn gồm tim và các mạch máu , các mạch máu có thể đi đến tất cả mọi nơi trong cơ thể. Vì thế nó có nhiệm vụ mang khí ôxi và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và chuyên chở các chất thải khí các bô níc và thải ra ngoài 
* Hoạt động 3 : Chơi trò chơi tiếp sức. 
+ Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu được mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể.
+ Cách tiến hành :
- Gv hướng dẫn hs chơi : Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 6 học sinh. Hai đội đứng thành hàng dọc, cách đều bảng. Khi Giáo viên hô “bắt đầu”, người đứng trên cùng của mỗi đội cầm phấn lên bảng viết tên một bộ phận của cơ thể có các mạch máu đi tới. Khi viết xong, bạn đó đưa phấn cho bạn kế tiếp. Đội nào viết được nhiều tên các bộ phận của cơ thể thì đội đó thắng.
- Yêu cầu hs thực hiện trò chơi
- Gv nhận xét tuyên dương
- Gọi vài hs đọc những điều bạn cần biết
D. Vận dụng :
+ Cơ quan tuần hoàn gồm các bộ phận nào ?
+ Cơ quan tuần hoàn có nhiệm vụ gì trong cơ thể ?
- Gv nhận xét tuyên dương – giáo dục hs
- Dặn hs về nhà thực hiện tốt những điều đã học và chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi 
Hs lắng nghe
Hs nhắc tựa bài
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hoạt động nhóm
Đại diện hs trình bày
Hs nhận xét
Hs theo dõi
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
3 hs đọc
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm ..............................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 16 tháng 09 năm 2018
Môn : Tự Nhiên Xã Hội
Tuần 4 tiết 7 
HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN
I. Mục tiêu :
- Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể, nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết. 
- Hs khá giỏi : Chỉ được đường đi cửa máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. 
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Kỹ năng nhận thức.
- Kỹ năng ra quyết định.
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Trình báy ý kiến cá nhân.
- Thảo luận nhóm.
IV. Đồø dùng dạy học :
- Giáo viên : các hình trong SGK.
- Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
- Gọi vài hs trả lời câu hỏi : 
+ Máu được chia thành mấy phần gọi tên từng phần? 
+ Huyết cầu đỏ có hình dạng và nhiệm vụ như thế nào? 
+ Cơ quan tuần hoàn có nhiệm vụ gì?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
C. Bài mới :
1.Khám phá :
* Giới thiệu tựa bài : Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em hiểu về hoạt động cơ quan tuần hoàn.
- Gv ghi tên bài lên bảng.
2. Kết nối :
* Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm. 
+ Mục tiêu : Biết nhịp đập của tim
- Yêu cầu hs quan sát hình 1 và 2
+ Các bạn hs trong hình đang làm gì?( Các bạn hs đếm nhịp hay còn gọi bắt mạch cho nhau)
-Yêu cầu hs thực hành đếm nhịp tim trong nhóm
- Hết thời gian gọi hs báo cáo kết quả
* Gv nhận xét chốt lại : Chúng ta có thể nghe và đếm được nhịp đập của tim. Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập , máu không lưu thông được trong các mạch máu thì cơ thể sẽ chết.
3. Thực hành :
* Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp.
+ Mục tiêu : Nắm được hướng đi của vòng tuần.
- Gv treo tranh minh họa sơ đồ vòng tuần hoàn lớn ,nhỏ
- Yêu cầu hs quan sát hình minh họa
+ Các em quan sát hình minh họa sơ đồ tuần hoàn máu và cho biết có mấy vòng tuần hoàn ? (Có 2 vòng tuần hoàn)
- Gọi hs lên bảng chỉ hình và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn trên sơ đồ?
+ Trong các vòng tuần hoàn máu động mạch và tỉnh mạch làm nhiệm vụ gì? (Động mạch làm nhiệm vụ đưa máu từ tim đi khắp các cơ quan cùa cơ thể. Tĩnh mạch đưa máu ở các cơ quan của cơ thể về tim. Mao mạch nối động mạch với tĩnh mạch.)
*Gv nhận xét kết luận : Tim luôn co bóp để đẩy máu vào hai vòng tuần hoàn. 
+ Vòng tuần hoàn lớn đưa máu chứa nhiều ô-xi và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, đồng thơi nhận khí các-bô-níc và chất thải của các cơ quan rồi trở về tim.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ đưa máu từ tim đến phổi lấy khí ô xi và thải khí các-bô-níc rồi trở về tim.
- Gọi vài hs đọc nội dung cần biết
D. Vận dụng :
+ Vòng tuần hoàn lớn có nhiệm vụ gì?
+ Vòng tuần hoàn nhỏ có nhiệm vụ gì?
- Gv nhận xét tuyên dương – giáo dục hs
- Dặn hs về nhà thực hiện tốt những điều đã học và chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs theo dõi 
Hs nhắc lại tựa bài
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs báo cáo kết quả
Hs lắng nghe
Hs quan sát hình vẽ
Hs trả lời-nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
3 hs đọc
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm ..............................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 18 tháng 09 năm 2015
Môn : Tự Nhiên Xã Hội
Tuần 4 tiết 8 
VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. Mục tiêu :
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- Hs khá giỏi : Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức.
- Có ý thức làm theo những việc nên làm vừa sức với bản thân để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Kỹ năng tìm kiếm xử lý thông tin : So sánh đối chiếu nhịp tim trước và sau khi vận động.
- Kỹ năng ra quyết định : Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch.
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng 
- Thảo luận nhóm.
- Trò chơi.
IV. Đồø dùng dạy học :
- Giáo viên : các hình trong SGK.
- Học sinh : SGK.
V. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
- Nêu chức năng của từng loại mạch máu?
- Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì ?
- Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì ?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
C. Bài mới :
1.Khám phá :
* Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em biết cách vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
- Gv ghi tên bài lên bảng
2. Kết nối :
* Hoạt động 1 : Chơi trò chơi vận động. 
+ Mục tiêu : So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giản. 
- Gv cho hs chơi trò chơi : “Con Thỏ” đòi hỏi vận động ít. Sau đó, gv cho hs hát múa bài : “Thỏ đi tắm nắng”. Sau khi học sinh chơi xong, gv hỏi :
+ Các em có cảm thấy nhịp tim và mạch của mình nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không ?
- Gv nhận xét chốt lại
+ Trong hoạt động tuần hoàn, bộ phận nào làm nhiệm vụ co bóp, đẩy máu đi cơ thể ? (Trong hoạt động tuần hoàn, tim làm nhiệm vụ co bóp, đẩy máu đi cơ thể)
+ Cơ thể sẽ chết nếu bộ phận nào ngừng làm việc ? (Cơ thể sẽ chết nếu tim ngừng làm việc)
- Gv nhận xét chốt lại : Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim mạnh và nhanh hơn bình thường. Vì vậy, lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên, nếu lao động hoặc hoạt động quá sức, tim có thể bị mệt, có hại cho sức khỏe.
3. Thực hành :
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
+ Mục tiêu : Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn. Có ý thức tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
_ Gv phát phiếu học tập cho hs thảo luận
+ Các bạn trong hình đang làm gì?
+ Các bạn làm như thế là nên hay không nên để bảo vệ tim mạch? Vì sao?
+ Hoạt động nào có lợi cho tim, mạch? Tại sao không nên Luyện tập và lao động quá sức ?
+ Theo bạn những trạng thái, cảm xúc nào dưới đây có thể làm cho tim đập mạnh hơn?
+ Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo, đi giày dép quá chật?
- Hết thời gian gọi hs trình bày kết quả
- Gv nhận xét chốt lại :
+ Hình 2 : Các bạn đang chơi ném bóng. Đây là hoạt động nhẹ nhàng ,không phải chạy nhảy nhiều ,rất tốt cho tim mạch .
+ Hình 3 : Các bạn đang chăm sóc cây. Đây là việc nhẹ nhàng phù hợp với các bạn nhỏ ,rất tốt cho tim mạch.
+ Hình 4 : Các bạn nhỏ đang vác cây cây gỗ nặng.Việc làm này quá sức với bạn ,bạn sẽ chóng mặt làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động tim mạch.
+ Hình 5 : Hai bạn ăn uống đủ chất , cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bởi vậy sẽ rất tốt cho tim mạch .
+ Hình 6 : Đây là bao thuốc lá và chai rượu. Đây là những thứ kích thích mạnh đến tim mạch không tốt.
+ Em đã làm gì để bảo vệ tim mạch? (Em ăn uống đủ chất dinh dưỡng . Không hút thuốc lá .Em tập thể dục hàng ngày)
- Gv nhận xét chốt lại : Để bảo vệ tim mạch chúng ta cần : Sống vui vẽ tránh xúc động mạnh hay tức giận. Không mặt quần áo và đi giầy dép quá chật. Ăn uống điều độ đủ chất ,không sử dụng các chất kích thích như rượu thuốc lá.
- Gọi hs đọc nội dung bạn cần biết
D. Vận dụng :
+ Muốn giữ cho cơ quan tuàn hoàn luôn hoạt động tốt ta nên làm thế nào ?
- Gv nhận xét tuyên dương – giáo dục hs
- Dặn hs về nhà thực hiện tốt những điều đã học và chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs theo dõi 
Hs nhắc tựa bài
Hs chơi trò chơi
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs thảo luận
Đại diện hs trình bày
Hs nhận xét
3 hs đọc
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm ..............................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 23 tháng 09 năm 2015
Môn : Tự Nhiên Xã Hội
Tuần 5 tiết 9
PHÒNG BỆNH TIM MẠCH
I. Mục tiêu :
- Biết dược tác hại và cách đề phòng về bệnh thấp tim ở trẻ em. 
- Hs khá giỏi : Biết nguyên nhân của bệnh thấp tim.
- Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Kỹ năng tìm kiếm xử lý thông tin : Phân tích và xử lý thông tin về bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em.
- Kỹ năng làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ và phòng bệnh thấp tim.
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng 
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Giải quyết vấn đề.
- Đóng vai.
IV. Đồø dùng dạy học :
- Giáo viên : các hình trong SGK, sơ đồ 2 vòng tuần hoàn và các tấm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu của 2 vòng tuần hoàn. 
- Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
- Gọi vài hs trả lời câu hỏi : 
+ Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo, đi giày dép quá chật ?
+ Kể tên một số thức ăn, đồ uống,  giúp bảo vệ tim mạch và tên những thức ăn, đồ uống,  làm tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch?
+ Em đã làm gì để bảo vệ tim, mạch ?
- Gv nhận xét và tuyên dương
C. Bài mới :
1.Khám phá :
* Giới thiệu bài : Bệnh tim là bệnh rất nguy hiểm và khó chữa. Phòng bệnh tim mạch là điều rất quan trọng. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài : “Phòng bệnh tim mạch”. 
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Kết nối :
* Hoạt động 1 : Động não.
*Mục tiêu : Kể được tên một số bệnh về tim mạch.
- Yêu cầu hs kể tên một bệnh về tim mạch mà em biết
- Gv ghi tên các bệnh hs vừa nêu lên bảng
- Gọi học sinh đọc lại tên các bệnh được ghi trên bảng.
- Gv giảng thêm cho học sinh nghe kiến thức về một số bệnh tim mạch : 
+ Nhồi máu cơ tim : đây là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là người già. Nếu không chữa được kịp thời, con người sẽ bị chết.
+ Hở van tim : mắc bệnh này sẽ không điều hòa lượng máu để nuôi cơ thể được
+ Tim to, tim nhỏ điều ảnh hưởng đến lượng máu đi nuôi cơ thể.
- Bệnh thấp tim : là bệnh thường gặp ở trẻ em, rất nguy hiểm.
3. Thực hành :
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm .
* Mục tiêu : Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm theo các câu hỏi sgk
- Mời đại diện nhóm báo cáo kết quả 
- Gv nhận xét chốt lại : Bệnh về tim mạch thường gặp ở trẻ em là bệnh thấp tim. Bệnh thấp tim nguy hiểm. Nó để lại những di chứng nặng nề cho van tim cuối cùng gây ra suy tim. Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là do bị viêm họng, viêm a mi đam kéo dài hoặc do bị khớp cấp không được chữa trị kịp thời, dứt điểm.
- Yêu cầu hs quan sát hình 4, 5, 6 sgk và nêu cách phòng chống bệnh tim mạch
- Hết thời gian gọi hs báo cáo kết quả 
- Gv nhận xét chốt lại : Để đề phòng bệnh tim mạch chúng ta cần. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân và rèn luyện thân thể hàng ngày.
D. Vận dụng :
+ Với người bệnh thấp tim, nên và không nên làm gì?
- Gv nhận xét tuyên dương – giáo dục hs
- Dặn hs về nhà thực hiện tốt những điều đã học và chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
Hs trả lời-nhận xét
3 hs kể
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs theo dõi 
Hs nhắc lại tựa bài
4 hs kể
3 hs đọc lại
Hs lắng nghe
Hs thảo luận
Đại diện hs trình bày
Hs nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Đại diện hs trình bày
Hs lắng nghe
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm ..............................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 25 tháng 09 năm 2015
Môn : Tự Nhiên Xã Hội
Tuần 5 Tiết 10
HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. Mục tiêu :
- Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên hình vẽ hoặc mô hình.
- Hs khá giỏi : Chỉ vào sơ đồ và nói được tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Kỹ năng nhận thức.
- Kỹ năng ra quyết định.
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Trình báy ý kiến cá nhân.
- Thảo luận nhóm.
IV. Đồø dùng dạy học :
- Giáo viên : các hình trong SGK, bảng Đ, S, tranh sơ đồ câm, thẻ bìa, trò chơi, SGK.
- Học sinh : SGK.ï
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
- Gọi hs trả lời các câu hỏi :
+ Thế nào là bệnh thấp tim?
+ Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim?
+ Hãy nêu cách phòng bệnh tim mạch?
- Gv nhận xét đánh giá
C. Bài mới :
1.Khám phá :
*. Giới thiệu bài : Giờ học hôm, các em sẽ tìm hiểu về Hoạt động bài tiết nước tiểu.
- Gv ghi tựa bài lên bảng 
2. Kết nối :
* Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
* Mục tiêu : Giúp học sinh kể được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Yêu cầu hs quan sát hình1 sgk trong nhóm đôi
- Yêu cầu hs gọi tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Gv nhận xét chốt lại : Cơ quan bài tiết nước tiểu 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Gv treo hình minh họa như H1 (nhưng không có phần chú thích các bộ phận)
- Yêu cầu mỗi nhóm cử 2 người (một người nêu tên chỉ các bộ phận, một người gắn bảng tên các bộ phận đúng vào vị trí)
- Gv nhận xét tuyên dương
3. Thực hành :
*Hoạt động 2 : Lam việc cả lớp 
*Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được nhiệm vụ của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. 
+ Thận có nhiệm vụ gì? (Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu.)
+ Ống dẫn nước tiểu để làm gì? (Ống dẫn nước tiểu để cho nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái.)
+ Bóng đái là nơi chứa gì? (Bóng đái là nơi chứa nước tiểu)
+ Ống đái để làm gì? (Ống đái để dẫn nước tiểu từ bóng đái đi ra ngoài)
- Gv nhận xét chốt lại : Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu. Ống dẫn nước tiểu để cho nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái. Bóng đái là nơi chứa nước tiểu. Ống đái để dẫn nước tiểu từ bóng đái đi ra ngoài.
D. Vận dụng :
+ Hãy kể các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu?
+ Nêu chức năng từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Gv nhận xét tuyên dương – giáo dục hs
- Dặn hs về nhà thực hiện tốt những điều đã học và chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs theo dõi 
Hs nhắc lại tựa bài
Hoạt đông nhóm
Hs trình bày
Lớp nhận xét
Hs quan sát
Thực hiện yêu cầu
Lớp nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm ..............................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 30 tháng 09 năm 2015
Môn : Tự Nhiên Xã Hội
Tuần 6 tiết 11
VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. Mục tiêu :
- Nêu được số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu. 
- Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết

Tài liệu đính kèm:

  • docTu nhien va xa hoi T3-6.doc