Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Bài 46: Khả năng kì diệu của lá cây - Bùi Hoàng Kim Tuyến

I. Mục tiêu bài học

* Kiến thức: Giúp cho học sinh nắm được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và lợi ích của lá đối với đời sống của con người.

* Kĩ năng:

 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích thông tin để biết giá trị của lá cây đối

với đời sống của cây, đồi sống động vật và con người.

 - Kĩ năng làm chủ bản thân: Có ý thức trách nhiệm, cam kết thực hiện những hành vi thân thiện với các loại cây trong cuộc sống: Không bẻ cành, bứt lá, làm hại với cây.

 - Kĩ năng tư duy phê phán: Phê phán, lên án, ngăn chặng, ứng phó với những hành vi làm hại cây.

* Thái độ:

- Giáo dục môi trường: Biết cây xanh có lợi ích cho con người; khả năng kì diệu của lá cây trong viếc tạo ra oxi và các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Từ đó có những việc làm bảo vệ cây cối. Giáo dục HS thêm yêu quí môi trường xung quanh.

 - Giáo dục nhận thức: Ngoài việc mang lại những lợi ích vật chất, trong quá trình quang hợp cây nhả khí ôxi và hấp thụ khí các-bo-nic (làm giảm thiểu khí nhà kính). Bảo vệ, chăm sóc cây cối và những con vật có ích là bảo vệ môi trường sống của chúng.

 

docx 5 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Bài 46: Khả năng kì diệu của lá cây - Bùi Hoàng Kim Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Tên bài: KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY
Người soạn: Bùi Hoàng Kim Tuyến	Lớp: D16TH04
Mục tiêu bài học
* Kiến thức: Giúp cho học sinh nắm được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và lợi ích của lá đối với đời sống của con người. 
* Kĩ năng: 
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích thông tin để biết giá trị của lá cây đối
với đời sống của cây, đồi sống động vật và con người.
 - Kĩ năng làm chủ bản thân: Có ý thức trách nhiệm, cam kết thực hiện những hành vi thân thiện với các loại cây trong cuộc sống: Không bẻ cành, bứt lá, làm hại với cây.
 - Kĩ năng tư duy phê phán: Phê phán, lên án, ngăn chặng, ứng phó với những hành vi làm hại cây.
* Thái độ:
- Giáo dục môi trường: Biết cây xanh có lợi ích cho con người; khả năng kì diệu của lá cây trong viếc tạo ra oxi và các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Từ đó có những việc làm bảo vệ cây cối. Giáo dục HS thêm yêu quí môi trường xung quanh.
 - Giáo dục nhận thức: Ngoài việc mang lại những lợi ích vật chất, trong quá trình quang hợp cây nhả khí ôxi và hấp thụ khí các-bo-nic (làm giảm thiểu khí nhà kính). Bảo vệ, chăm sóc cây cối và những con vật có ích là bảo vệ môi trường sống của chúng.
Chuẩn bị
- GV: + Giáo án.
 + Các hình minh họa SGK.
- HS: Một số lá cây thật.
Các bước lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phương pháp dạy học
Thời gian
Ổn đinh:
Hát bài: Cái cây xanh xanh
Tính cựu hóa:
- Treo lên bảng hình vẽ hoặc lá của một số loại cây quen thuộc với HS và yêu cầu học sinh quan sát.
- Các em suy nghĩ và xác định đó là lá của những cây gì?
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 2 nhóm gồm 5 HS lên bảng viết tên lá cây.
- Tổ chức cho các nhóm chơi.
- Nhận xét, khen ngợi nhóm chơi tốt.
- Các em hãy nhận xét về màu sắc và hình dạng của lá.
- Đặt câu hỏi để vào bài.
- Các em có biết tại sao hầu hết các lá cây lại có màu xanh? Lá cây có chức năng và ích lợi gì? Để biết được chúng ta cùng tìm hiểu những điều này trong bài học hôm nay. 
Bài mới: Khả năng kì diệu của lá cây
Hoạt động 1:Chức năng của lá cây
Mục tiêu: Biết và nêu được các chức năng của lá cây.
GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin.
Tiến hành:
- Lớp chúng ta thảo luận nhóm 4 để quan sát hình 1 trang 88 SGK và trả lời các câu hỏi: 
+ Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?
+ Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào?
+ Quá trình hô hấp diễn ra khi nào? Thời gian bao lâu? 
+ Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?
+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Theo em, nhóm bạn đã trả lời chính xác và đầy đủ chưa?
+Vậy lá cây có chức năng gì?
GV chốt lại: Lá cây có 3 chức năng: Quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.
Mở rộng:
+ Khi đứng dưới tán của cây ta thấy mát mẻ vì sao?
+ Lá cây thoát ra khí gì là khí cần thiết cho sự sống của con người?
GV kết luận: Hai quá trình hô hấp và quang hợp diễn ra ở lá cây. Người ta nói lá cây có khả năng kì diệu vì khi lá cây quang hợp đã tạo ra các chất nuôi sống cây đồng thời từ lá cây thoát ra hơi nước giúp điều hoà không khí, cung cấp khí oxy giúp người và động vật hô hấp.
 - Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu về chức năng của lá cây. Bên cạnh những chức năng đó, lá còn có rất nhiều ích lợi cho con người và cả động vật. Và bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về ích lợi của lá.
Hoạt động 2: Kể những ích lợi của lá cây.
Mục tiêu: Biết và nêu được ích lợi của lá cây.
GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
Tiến hành:
 - Dựa vào thực tế cuộc sống, các em hãy quan sát hình 89 SGK và nói về lợi ích của lá cây.
- Bây giờ, lớp chúng ta cùng nhau thảo luận nhóm 2 và trả lời cho biết.
GV chốt lại: Lá cây dùng để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà.
GV kết luận: Lá cây có rất nhiều ích lợi. Đặt biệt, một số loại lá cây được dùng làm thức ăn ngon cho người và động vật.
(cho vd để các em hiểu)
Mở rộng:
Kĩ năng: Em làm gì để bảo vệ cây cối?
GV: Vậy là em biết tìm kiếm, xử lí thông tin và làm chủ bản thân. 
* Giáo dục môi trường:
+ Lá cây có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống thực vật?
+ Lá cây góp phần cho bầu không khí như thế nào? 
+ Trong quá trình quang hợp lá cây làm gì để giúp cho bầu không khí trong lành?
*Giáo dục nhận thức:
+ Để giúp cho cây thực hiện quá trình quang hợp tốt, chúng ta cần phải làm gì đối với cây?
GV: Lá cây có rất nhiều lợi ích không chỉ đối với con người mà còn rất quan trọng đối với đời sống thực vật. Vì vậy chúng ta phải biết bảo vệ cây xanh. Những việc làm thiết thực đó của chúng ta không những góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta và góp phần vào ứng phó biến đổi khí hậu.
Kĩ năng: Khi thấy bạn ngắt lá cây thì em làm gì?
GV: Vậy là em biết tư duy phê phán.
 - Hôm nay lớp mình học rất tốt nên cô sẽ thưởng cho các em một trò chơi. Các em có thích không?
Trò chơi:
- Các em sẽ thi viết tên lá cây được dùng vào những việc như để ăn, làm thuốc, gói bánh, làm nón, lợp nhà.
- Nhận xét, tuyên bố độ thắng cuộc.
- Nhận xét bài học.
Dặn dò
- Về nhà xem và học bài hôm nay: Khả năng kì diệu của lá cây.
- Chuẩn bị bài sau: Hoa.
- Sưu tầm các tranh ảnh về hoa quan sát trước về màu sắc, hình dạng của các loài hoa.
- Quan sát theo yêu cầu của GV.
- HS suy nghĩ.
- HS chia thành đội, cử nhóm chơi.
- HS chơi, HS khác cổ vũ.
- Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít có màu đỏ vàng. Lá cây có rất nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau
- HS lắng nghe, theo dõi.
- Hs thảo luận nhóm 4 và trả lời theo gợi ý:
- Hút khí cacbonic, nhả khí ôxi.
- Diễn ra ban ngày dưới ánh nắng mặt trời.
- Vào ban đêm và diễn ra suốt đêm
- Hấp thu khí ôxi, thải ra khí cacboni
- Thoát hơi nước.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- Vì lá cây thoát hơi nước làm không khí mát mẻ.
- Khí oxy.
- HS lắng nghe, theo dõi.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 2.
- Đại diện nhóm trình bày: để ăn, làm thuốc, gói bánh, làm nón, lợp nhà,
- Hs nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- Em chăm sóc cây, bảo vệ nguồn nước, trồng nhiều cây rau, cây thuốc sạch, trồng nhiều loại cây cho rừng có màu xanh, không làm hại cây...
- Có cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, giúp cây quang hợp,
- Trong lành
- Hút khí cacbonic nhả khí ôxi làm cho không khí trong lành mát mẻ
-Chăm sóc và bảo vệ cho cây xanh tốt, không chặt phá cây bừa bãi, trồng thật nhiều cây xanh
- HS lắng nghe
- Em khuyên bạn không ngắt lá, bẻ cành, làm hại cây,
- Lớp chọn ra 2 đội thi viết, đội nào viết đúng, nhiều tên cây thì thắng cuộc. 
 + Dùng để ăn: lá lang, lá mồng tơi,
 +Gói bánh: lá chuối, lá gai , lá dong 
 + Làm nón: Lá cọ
 + Lợp nhà: lá dừa, lá mía , lá tranh , 
- Nhận xét, bình chọn, tuyên dương.
- Phương pháp mở đầu bài giảng
- Phương pháp quan sát
- Vấn đáp (biết)
- Phương pháp trò chơi 
- Vấn đáp (phân tích)
- Nêu vấn đề
- Dùng SGK và tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Vấn đáp (biết)
- Vấn đáp (biết)
- Vấn đáp (biết)
- Vấn đáp (biết)
- Vấn đáp (biết)
- Vấn đáp (đánh giá)
- Vấn đáp (phân tích)
- Vấn đáp (biết)
- Phương pháp thuyết trình (giảng thuật)
Nêu vấn đề
- Dùng SGK và tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Vấn đáp (biết)
- Phương pháp thuyết trình (giảng thuật)
- Vấn đáp (vận dụng)
- Vấn đáp (hiểu)
- Vấn đáp (vận dụng)
- Vấn đáp (biết)
- Phương pháp thuyết trình (giảng thuật)
- Vấn đáp (vận dụng)
N
- Phương pháp động não
- Kiểm tra đánh giá tri thức học sinh
1 phút
5 phút
12 phút
10 phút
5 phút
2 phút

Tài liệu đính kèm:

  • docxKHA_NANG_KY_DIEU_CUA_LA_CAY.docx