I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Giúp học sinh biết kể tên một số loại cây hoa và nơi sống của chúng.
- Kĩ năng: Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây hoa. Nói được ích lợi của việc trồng hoa.
- Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức chăm sóc các cây hoa ở nhà, không bẻ cây, hái hoa nơi công cộng.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Mang cây hoa đến lớp. Hình ảnh các cây hoa. Khăn bịt mắt.
- Học sinh: SGK – VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
ắng. Rút kinh nghiệm: Bài 24: CÂY GỖ I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Giúp học sinh biết kể tên một số loại cây gỗ và nơi sống của chúng. Kĩ năng: Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây gỗ. Nói được ích lợi của việc trồng cây gỗ. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức chăm sóc các cây cối, không bẻ cành, ngắt lá. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Hình ảnh các cây gỗ trong bài 24 SGK. Học sinh: SGK – VBT. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Khởi động: (1’) 2. Bài cũ: Cây hoa. - Kể tên cá bộ phận của cây hoa? - Hoa được dùng làm gì? - Em biết những loại hoa nào? Màu sắc gì? - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Cây gỗ. Giáo viên ghi bảng. Hoạt động 1: Quan sát cây gỗ. - Mục tiêu: Biết kể được các bộ phận chính, đặc điểm của cây gỗ. - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại. - Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát cây ở sân trường và chỉ xem cây nào là cây gỗ, tên cây đó là gì? - Em hãy chỉ đâu là thân, lá? - Em có thấy rễ không? - Thân cây có đặc điểm gì khác so với cây rau và hoa? à Giáo viên kết luận: Giống như các cây đã học, cây gỗ cũng có rễ, thân, lá, hoa. Nhưng cây gỗ có thân to, cao cho ta gỗ để dùng, cây gỗ còn có nhiều cành và lá cây làm thành tán tỏa bóng mát. Hoạt động 2: Làm việc với SGK. - Mục tiêu: Kể tên một số cây gỗ, nêu ích lợi. - Phương pháp: Thảo luận – Quan sát. Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bài 24 SGK. - Giáo viên yêu cầu quan sát tranh, đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi trong SGK. Bước 2: - Giáo viên gọi học sinh trả lời các câu hỏi sau: Cây gỗ được trồng ở đâu? Kể tên một số cây gỗ thường gặp ở đia phương? à Giáo viên kết luận: Cây gỗ trồng để lấy gỗ làm đồ dùng và làm nhiều việc khác. Có bộ rễ ăn sâu và tán lá cao có tác dụng giữ đất, chắn gió, tỏa bóng mát. Vì vậy cây gỗ được trồng nhiều thành rừng. 4. Tổng kết: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Con cá. Hát - Học sinh quan sát và nói tên: Cây bàng cây phượng. - Học sinh nêu phần quan sát của mình. - Học sinh mở sách. - Học sinh thảo luận nhóm 2 bạn theo SGK. - Học sinh hoạt động chung cả lớp. - Bạn bổ sung. Rút kinh nghiệm: Bài 25: CON CÁ I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Giúp học sinh biết kể tên một số loại cá và nơi sống của chúng. Kĩ năng: Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của con cá. Nêu được một số cách bắt cá. Thái độ: Học sinh cẩn thận khi ăn cá để không bị xóc xương. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Hình ảnh trong bài 25 SGK. Học sinh: SGK – VBT. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Khởi động: (1’) 2. Bài cũ: - Kể tên cá bộ phận của cây lấy gỗ? - Ích lợi của việc trồnng cây lấy gỗ? - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Con cá. Giáo viên ghi bảng. Hoạt động 1: Quan sát con cá. - Mục tiêu: Biết kể được các bộ phận chính, đặc điểm của con cá. - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại. - Bước 1: Hứơng dẫn học sinh làm việc theo gợi ý. Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá? Cá sử dụng những bộ phận nào của cơ thể để bơi? Cá thở bằng gì? - Bước 2: Giáo viên giúp đỡ và kiểm tra để học sinh mô tả được những gì các em thấy. Giáo viên gợi ý thêm. - Bộ phận nào đàng chuyển động? - Tại sao con cá lại đang mở miệng? - Bước 3: Học sinh đại diện lên trình bày trước lớp. - Giáo viên kết luận: Con cá có đầu, mình, đuôi và vây. Cá bơi bằng cách uốn mình và vẫy đuôi để di chuyển. Cá sử dụng vây để giữ thăng bằng. Hoạt động 2: Làm việc với SGK. - Mục tiêu: Kể tên một số loài cá, nêu ích lợi và lưu ý khi ăn cá. - Phương pháp: Thảo luận – Quan sát. Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bài 25 SGK. Bước 2: Thảo luận chung. - Nói về một số cách bắt cá? - Kể tên các loại cá em chưa biết? - Em thích ăn loại cá nào? - Tại sao chúung ta ăn cá? - Giáo viên kết luận: Có nhiều cách bắt cá. Cá có nhiều chất đạm, rất tốt cho sức khỏe. Ăn cá giúp phát triển, chóng lớn. Hoạt động 3: Làm BT. - Mục tiêu: Học sinh thực hành vẽ cá. - Phương pháp: Thực hành. - Giáo viên yêu cầu mở VBT. - Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu. 4. Củng cố: - Về nhà vẽ tiếp đến tiết sau giới thiệu sản phẩm. 5. Tổng kết: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Con gà. Hát - Học sinh trả lời. - Giáo viên chia nhóm thảo luận. - Học sinh thảo luận. - Học sinh tự nêu. - Học sinh cử đại diện. - Học sinh quan sát theo cặp. - Học sinh thảo luận chung các câu hỏi. - Học sinh mở vở BT. - Học sinh vẽ con cá. Rút kinh nghiệm: Bài 26: CON GÀ I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Giúp học sinh quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con gà. Kĩ năng: Biết phân biệt gà trống, gà mái và gà con. Ích lợi của việc nuôi gà. Thịt gà và trứng là những thức ăn bổ dưỡng. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức chăm sóc gà nêu nhà em có nuôi gà. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Hình ảnh trong bài 26 SGK. Học sinh: SGK – VBT. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Khởi động: (1’) 2. Bài cũ: - Nêu các bộ phận bên ngoài của con cá? - Cá thở bằng gì? - Cá được bắt bằng cách nào? - Ăn cá có ích lợi gì? - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Con gà. Giáo viên ghi bảng. Hoạt động 1: Làm việc với SGK. - Mục tiêu: Học sinh nêu được các bộ pận của con gà. - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại. - Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và hỏi: Cho học sinh thảo luận. Giáo viên giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của học sinh. - Bước 2: Giáo viên yêu cầu cả lớp tập trung thảo luận. Mô tả gà trong hình 1. Đó là gà trống hay gà mái? Mô tả gà hình 2. Đó là gà trống hay gà mái? Mô tả gà con? Gà giống nhau điểm nào? Mỏ và móng gà dùng làm gì? Gà di chuyển như thế nào? - Giáo viên kết luận: Trang 54, hình trên là gà trống, hình dưới là gàmái. Con gà nào cũng có: Đầu, cổ, mình, 2 chân và 2 cánh. Toàn thân có lông bao phủ. Mỏ gà nhọn ngắn và cứng, chân gà có móng sắc. Gà dùng mỏ để mổ thức ăn, móng sắc để đào bới. Hoạt động 2: Ích lợi của việc nuôi gà. - Mục tiêu: Tìm hiểu ích lợi của việc nuôi gà. - Phương pháp: Thảo luận – Quan sát. Nuôi gà để làm gì? Em thích ăn thịt gà hay trứng gà? Ăn thịt có lợi gì? Ăn trứng có lợi gì? - Giáo viên cho từng cặp lên trình bày. - Giáo viên kết luận: Thịt gà và trứng gà cúng cấp nhiều chất đạm và rất tốt cho sức khỏe. Ăn trứng tạo nhiều canxi cho cơ thể pháp triển chiều cao của các em. 4. Củng cố: - Trò chơi: Đóng vai. Đóng vai con gà trống đánh thức mọi người vào buổi sáng. Đóng vai gà mái cục tác đẻ trứng. Đóng vai gà con kêu. - Giáo viên cho hát bài: Đàn gà con. 5. Tổng kết: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Con mèo. Hát - Học sinh trả lời. - Bạn nhận xét. - Học sinh thảo luận các câu hỏi trong SGK. - Học sinh thảo luận chung. - 2 Bạn gần nhau cùng thảo luận. - Cử vài cặp lên. - Mỗi tồ đóng vai một con gà. Rút kinh nghiệm: Bài 27: CON MÈO I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Giúp học sinh biết quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo. Nói về đặc điểm của con mèo (lông, móng vuốt, ria, mắt). Kĩ năng: Nêu được ích lợi của việc nuôi mèo. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức chăm sóc mèo. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Hình ảnh trong bài 26 SGK. Học sinh: SGK – VBT. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Khởi động: (1’) 2. Bài cũ: Con gà. - Hãy nêu đặc điểm bên ngoài của con gà? - Nêu ích lợi của việc nuôi gà? - Gà trống và gà mái khác nhau ở điểm nào? - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Con mèo. Hoạt động 1: Quan sát con mèo. - Mục tiêu: Biết kể được các bộ phận chính, đặc điểm của con mèo. - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại. - Bước 1: Giáo viên đưa tranh con mèo. Mô tả màu lông của mèo? Khi vuốt ve bộ lông mèo em cảm thấy thế nào? Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo? Con mèo di chuyển như thế nào? - Giáo viên giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của nhóm. - Bước 2: Một số học sinh trình bày lại kết quả làm việc trong nhóm. - Giáo viên kết luận: Toàn thân mèo được phủ bằng một lớp lông mềm và mượt. Mèo có đầu, mình, đuôi và bốn chân. Mắt mèo to và sáng. Mèo có mũi và tai thính giúp mèo đánh hơi và nghe được trong khoảng cách xa. Răng mèo sắc để xé thức ăn. Mèo đi bằng 4 móng chân, nhẹ nhàng, leo trèo giỏi. Chân có móng vuốt sắc để bắt mồi. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp. - Mục tiêu: nắm được ích lợi của việc nuôi mèo. - Phương pháp: Thảo luận – Quan sát. - Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận. Người ta nuôi mèo để làm gì? Nhắc lại một số đặc điểm giúp mèo săn mồi? Hình ảnh nào mô tả mèo săn mồi? Tại sao em không trêu chọc và làm con mèo tức giận? Em cho mèo ăn gì? - Giáo viên kết luận: Người ta nuôi mèo để bắt chuột và làm cảnh. Móng chân mèo có vuốt sắc, bình thường nó thu vuốt lại, khi vồ mới giương vuốt ra. Không nên trêu chọc làm mèo tức giận, nó cào sẽ chảy máu rất nguy hiểm. Khi bị mèo cắn phải tiêm phòng bệnh dại. Hoạt động 3: Trò chơi: Bắt chước tiếng kêu. - Mục tiêu: Học sinh thi đua giả tiếng mèo kêu. - Phương pháp: Trò chơi. - Giáo viên tổ chức cho các tổ thi tổ nào bắt chước giống tiếng kêu và một số hành động của mèo là thắng cuộc. 4. Tổng kết: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Con muỗi. Hát - Học sinh trả lời. - Làm thức ăn. - Màu lông, tiếng kêu. - Học sinh quan sát. - Học sinh thảo luận nhóm về các câu hỏi giáo viên nêu. - Bạn bổ sung. - Học sinh cùng thảo luận. - Học sinh thi đua. Rút kinh nghiệm: Bài 28: CON MUỖI I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Giúp học sinh biết quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. Tác hại và cách diệt trừ muỗi. Kĩ năng: Biết tác hại và một số cách diệt trừ muỗi. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Hình ảnh trong bài 28 SGK. Học sinh: SGK – VBT. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Khởi động: (1’) 2. Bài cũ: Con mèo. - Hãy nêu đặc điểm của con mèo? - Nêu ích lợi của việc nuôi mèo? - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Con muỗi. Hoạt động 1: Quan sát con muỗi. - Mục tiêu: Biết kể được các bộ phận chính, đặc điểm của con muỗi. - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại. - Bước 1: Giáo viên chia nhóm 2 em. Con muỗi to hay nhỏ? Cơ thể muỗi cứng hay mềm? Hãy chỉ đầu, thân, chân, cánh con muỗi? Đầu con muỗi có vòi không? Con muỗi dùng làm gì? Muỗi di chuyển như thế nào? - Bước 2: Giáo viên yêu cầu vài cặp lên hỏi và trả lời. - Giáo viên kết luận: Muỗi là một loài sâu bọ nhỏ bé hơn ruồi. Muỗi có đầu, mình, chân và cánh. Muỗi bay bằng cánh, đậu bằng chân. Nó dùng vòi hút máu người và động vật. Hoạt động 2: Thảo luận. - Mục tiêu: nắm được tác hại của muỗi. - Phương pháp: Thảo luận – Quan sát. - Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm giao việc. - Nhóm 1 và 2: Muỗi thường sống ở đâu? Lúc nào em thường bị nghe thấy tiếng muỗi và bị muỗi đốt? - Nhóm 3 và 4: Bị muỗi đốt có hại gì? Kể tên một số bệnh do muỗi truyền. - Nhóm 5 và 6: Diệt muỗi bằng cách nào? Em cần làm gì để không bị muỗi đốt? - Giáo viên cho đại diện lên trình bày. - Giáo viên chốt ý. 4. Tổng kết: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Nhận biết cây cối và con vật. Hát - Học sinh trả lời. - Từng nhóm quan sát con muỗi và trả lời. - Học sinh chia nhóm. - Học sinh thảo luận. - Đại diện lên trình bày. Rút kinh nghiệm: Bài 29: NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CON VẬT I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Giúp học sinh nhớ lại những kiến thức đã học về thực vật, động vât. Kĩ năng: Biết động vật có khả năng di chuuyển, còn thực vật thì không. Tập so sánh để nhận ra một số đặc điểm khác nhau (giống nhau) giữa các cây và giữa các con vật. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ các cây cối và các con vật có ích. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Hình ảnh trong bài 29 SGK. Học sinh: SGK – VBT. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Khởi động: (1’) 2. Bài cũ: Con muỗi. - Hãy nêu các bộ phận bên ngoài của con muỗi? - Con muỗi di chuyển như thế nào? - Bị muỗi đốt có hại gì? - Em làm gì để không bị muỗi đốt? - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Làm việc với mẫu vật. - Mục tiêu: Học sinh nhớ lại những kiến thức đã học về động thực vật. - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại. - Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm Bày các mẫu vật của các em mang đến trên tờ giấy A3. Chỉ và nói tên từng cây, từng con mà nhóm sưu tầm - Bước 2: Đại diện nhóm lên tra lời,û trình bày. - Bước 3: Thấy nhận xét kết quả trao đổi của các nhóm. Có nhiều loại cây như rau, cây hoa, cây gỗ. Các loại cây khác nhau về hình dạng, kích thước Nhưng chúng đều có rễ, thân, lá, hoa. Có nhiều loại động vật khác nhau về hình dạng, kính thước, nơi sống của chúng Nhưng chúng đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển. Hoạt động 2: Trò chơi “Đố bạn cây gì, con gì?” Bước 1: Giáo viên hướng dẫn cách chơi. - Giáo viên cho 1 học sinh đeo tấm bìa có vẽ hình cây rau hoặc con cá. Bịt mắt để em đó không biết gì? - Ví dụ: Cây đó là cây thân gỗ phải không? Đó lá cây rau phải không? Con đó có 4 chân phải không? Con đó có cánh phải không? Con đó kêu meo meo phải không? Bước 2: Giáo viên cho học sinh chơi thử. Bước 3: Giáo viên cho học sinh chơi theo nhóm để nhiều em đặt câu hỏi. Hoạt động 3: Làm việc với SGK. - Giáo viên hỏi các câu hỏi trong SGK. - Giáo viên có htể cho học sinh tự đọc câu hỏi và trả lời. 4. Tổng kết: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài 30: Trời nắng, trời mưa. Hát - 3 – 5 Học sinh trả lời. - Bạn nhận xét. - Học sinh chia nhóm. - Học sinh dán các tranh ảnh về thực vật và động vật. - Học sinh nêu điểm giống nhau, khác nhau giữa các cây, con vật. - Học sinh này sẽ được đặt câu hỏi (Đ / S) để đoán xem đó là con gì? - Học sinh chơi thử. - Học sinh trả lời. Rút kinh nghiệm Bài 30: TRỜI NẮNG – TRỜI MƯA I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Giúp học sinh biết những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa. Kĩ năng: Học sinh biết mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời nắng hoặc trời mưa. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Hình ảnh trong bài 30 SGK. Học sinh: SGK – VBT. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Khởi động: (1’) 2. Bài cũ: - Hãy nêu các đặc điểm của cây? - Nêu các đặc điểm bên ngoài của con vật? - Nuôi vật có ích gì? - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Mục tiêu: Học sinh biết khái niệm nắng, mưa. Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh. - Mục tiêu: Biết tranh vẽ trời nắng, trời mưa. Bước 1: Giáo viên chia nhóm. - Giáo viên cho các nhóm phân loại tranh ảnh về trời nắng, trời mưa. - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu dấu hiệu của trời nắng. - Giáo viên yêu cầu nêu dấu hiệu của trời mưa. Bước 2: - Giáo viên cho đại diện từng nhóm đem tranh ảnh về trời nắng, trời mưa lên trình bày trước lớp. - Kết luận: Khi trời nắng, bầu trời trong xanh có mây trắng, mặt trời sáng chói, nắng vàng chiếu xuống mọi cảnh vật, đường phố khô ráo. - Khi trời mưa, có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên không thấy mặt trời. Nước mưa làm ướt cây cỏ, mọi vật ở ngoài trời Hoạt động 2: Thảo luận. - Mục tiêu: Biết ứng dụng vào đời sống và sức khỏe. Bước 1: - Giáo viên cho mở SGK bài 30. - Giáo viên cho 2 học sinh hỏi và trả lời nhau: Tại sao đi dưới trời nắng bạn phải nhớ đội mũ? Để không bị ướt, đi dưới trời mưa, bạn phải nhớ làm gì? Bước 2: - Giáo viên gọi 1 số học sinh nói lại những gì đã thảo luận. - Kết luận: Đi dưới trời nắng, phải dội mũ, nón để không bị ốm, nhức đầu, sổ mũi. Đi dưới trời mưa, phải nhớ mặc áo mưa để không bị ướt. 4. Củng cố: - Trò chơi: “Trời nắng, trời mưa”. - Giáo dục sức khỏe. 5. Tổng kết: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Gió. Hát - Học sinh trả lời. - Bạn nhận xét. - Học sinh chia nhóm. - Học sinh từng nhóm phân loại. - Học sinh nói vừa chỉ vào tranh. - Học sinh vừa chỉ vừa nêu. - Đại diện lên trình bày. - Học sinh lấy SGK. - Học sinh thảo luận. Rút kinh nghiệm: Bài 32: GIÓ I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Giúp học sinh nhận xét trời có gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh. Kĩ năng: Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức ăn mặc theo thời tiết. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Hình ảnh trong bài 32 SGK. Học sinh: SGK – VBT. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Khởi động: (1’) 2. Bài cũ: - Khi trời nắng, bầu trời như thế nào? - Khi trời mưa em thấy có gì? - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Gió. Hoạt động 1: Làm việc với SGK. - Mục tiêu: Quan sát được tranh và trả lời được câu hỏi. Bước 1: Giáo viên cho học sinh mở SGK. - Giáo viên cho thảo luận theo cặp. Quan sát các tranh, hỏi và trả lời các câu hỏi ở trang 66 SGK. - Giáo viên gợi ý: So sánh trạng thái của lá cờ để tìm ra sự khác biệt vào những lúc có gió và không có gió. Bước 2: Yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp. - Giáo viên kết luận: Khi trời lặng gió, cây cối đứng im. Gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động. Gió mạnh hơn làm cho cành lá nghiêng ngả Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời. - Mục tiêu: Biết ứng dụng vào cuộc sống. Bước 1: Quan sát lá cây ngọn cỏ ngoài sân trường có lay động hay không. Từ đó rút ra kết luận gì? Bước 2: Đại diện trình bày. - Giáo viên kết luận: Trời lặng gió cây cối đứng im, gió nhẹ làm cho lá cây lay động. Gió mạnh cành lá đung đưa. Gió thổi vào người cảm thấy mát. 4. Tổng kết: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Trời nóng – Trời rét. Hát - Học sinh trả lời. - Bạn nhận xét. - Học sinh mở bài 32. - Học sinh thảo luận nhóm 2 em. - Học sinh quan sát. - Học sinh hiểu và nêu được có gió xảy ra. - Học sinh cặp lên hỏi và trả lời. - Học sinh trả lời. - Học sinh trình bày. Rút kinh nghiệm: Bài 33: TRỜI NÓNG – TRỜI RÉT I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết trời nóng hay trời rét. Kĩ năng: Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hay trời rét. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức ăn mặc theo thời tiết. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Hình ảnh trong bài 33 SGK. Học sinh: SGK – VBT. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Khởi động: (1’) 2. Bài cũ: - Khi trời lặng gió em cảm thấy điều gì? - Khi trời có gió mạnh hơn em thấy gì? - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Trời nóng – Trời rét. Hoạt động 1: Làm việc với SGK. - Mục tiêu: Quan sát được tranh và trả lời được câu hỏi. Bước 1: Giáo viên cho học sinh chia nhóm. - Giáo viên yêu cầu phân loại tranh ảnh mang đến lớp. - Học sinh nêu dấu hiệu về trời nóng hoặc trời rét. Bước 2: Yêu cầu đại diện lên trình bày. - Giáo viên cho thảo luận câu hỏi: Hãy nêu cảm giác của em trong những ngày trời nóng? (Hoặc trời rét) Kể tên những đồ dùng cần thiết mà em biết để giúp ta bớt nóng (hoặc bớt rét)?
Tài liệu đính kèm: