Giáo Án Tự Nhiên Và Xã Hội Lớp 1: Cuộc Sống Xung Quanh ( Tiếp theo)

 I.Mục tiêu:

+ Kiến thức: Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi học sinh ở.

- Nêu được một số điểm giống nhau và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành thị.(HS khá, giỏi)

- Hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh.

+ Kĩ năng: Quan sát cảnh vật và sinh hoạt sinh sống của người dân địa phương.

+ Thái độ: Học sinh có ý thức gắn bó, yêu quý quê hương.

II. Đồ dùng: Tranh các bài 18, 19 trong SGK và 1 số tranh ảnh sưu tầm về cuộc sống ở nông thôn và thành thị.

III.Phương pháp: Quan sát, thảo luận, đàm thoại

IV.Hoạt động dạy và học:

 

doc 4 trang Người đăng honganh Lượt xem 6184Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo Án Tự Nhiên Và Xã Hội Lớp 1: Cuộc Sống Xung Quanh ( Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY DẠY: 11/1/2011.
MÔN DẠY: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI.
BÀI DẠY: Cuộc sống xung quanh ( tt)
 I.Mục tiêu:
+ Kiến thức: Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi học sinh ở.
- Nêu được một số điểm giống nhau và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành thị.(HS khá, giỏi)
- Hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh.
+ Kĩ năng: Quan sát cảnh vật và sinh hoạt sinh sống của người dân địa phương.
+ Thái độ: Học sinh có ý thức gắn bó, yêu quý quê hương.
II. Đồ dùng: Tranh các bài 18, 19 trong SGK và 1 số tranh ảnh sưu tầm về cuộc sống ở nông thôn và thành thị.
III.Phương pháp: Quan sát, thảo luận, đàm thoại
IV.Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Ôn định .
2. Bài cũ: Hôm trước các em đã được tìm hiểu về một số cảnh quan xung quanh trường học.Vậy em nào cho cô biết tên của xã em đang sống?
- Xã em có những thôn nào?
- Con đường trước cổng trường ta mang tên là gì?
- GV nhận xét và tuyên dương.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Để hiểu rõ về quang cảnh và cuộc sống của người dân địa phương . Hôm nay cô và các em tiếp tục tìm hiểu về “ cuộc sống xung quanh” tt)
GV ghi đầu bài lên bảng.
Để hiểu được về quang cảnh thiên nhiên và công việc của người dân địa phương , cô và các em cùng bước vào hoạt động 1.GV ghi lên bảng.
b. Phát triển nội dung bài.
Hoạt động 1: Thảo luận .
Mục tiêu: HS nói được những nét nổi bật về quang cảnh thiên nhiên và công việc sản xuất, buôn bán của người dân địa phương. 
Bước 1: GV chia nhóm .
GV nêu nội dung thảo luận: 
+ Nhận xét về quang cảnh trên đường( người qua lại đông hay vắng, họ đi bằng phương tiện gì).
+ Nhận xét về quang cảnh hai bên đường( có nhà ở, cửa hàng, các cơ quan, chợ, cây cối hay không? Người dân địa phương làm việc gì là chủ yếu ?
Bước 2: Giới thiệu ảnh chụp quang cảnh của địa phương.
Đặt tên cho từng nhóm theo biểu tượng quả( cà tím, ớt, bí, cam).
Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
HS thảo luận nhóm. ( 3’)
Bước 3.HS trình bày trước lớp. 
(GV chỉ định và gợi ý HS trả lời từng câu hỏi).
Qua ND các em đã thảo luận trên vậy em nào cho cô biết chúng ta đang sống ở nông thôn hay thành thị.
GV giảng thêm: địa phương chúng ta là vùng nông thôn mới.
=>Vậy ở địa phương chúng ta đường xá chủ yếu là đường nhựa , nhà cửa phần lớn là nhà mái ngói, có vườn rộng. 
 - Công việc chủ yếu của người dân địa phương là làm nghề gì? 
Ngoài ra còn 1 số người dân làm nghề gì? 
Vậy bố , mẹ các em làm nghề gì?
Như vậy người dân ở địa phương em chủ yếu là làm nông như làm rẫy, chăn nuôi, làm vườn, buôn bánmỗi công việc mà bố, mẹ cũng như
những người khác làm hằng ngày đều để nuôi sống gia đình.
Vậy cuộc sống ở địa phương em là cuộc sống ở nông thôn. Còn cuộc sống ở thành thị có giống với cuộc sống ở nông thôn không ? bây giờ cô và các em tiếp tục tìm hiểu ở hoạt động 2.
GV ghi lên bảng.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
( nhóm3)
Mục tiêu: HS biết phân tích hai bức tranh trong SGK để nhận ra bức tranh nào vẽ về cuộc sống ở nông thôn, bức tranh nào vẽ về cuộc sống ở thành thị.
+ Bước 1.Cho học sinh quan sát tranh và nói cho bạn biết những gì em đã nhìn thấy trong hai bức tranh trên.
+ Bước 2. Gọi một số em trả lời câu hỏi: 
GV lần lượt chỉ vào từng tranh : Bức tranh vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết?
Vậy quang cảnh thiên nhiên của hai bức tranh có gì khác nhau?
(GV tách thành các câu hỏi nhỏ: phong cảnh, nhà cửa, đường sá, )
GV nêu: ở thành thị phần đa số mọi người làm việc ở các công sở, nhà máy, xí nghiệp và buôn bán. Còn ở nông thôn mọi người chủ yếu làm nghề nông. Vậy em hãy kể những việc thường gặp ở vùng nơi em sinh sống.
Bước 3: Trò chơi củng cố “gắn tranh”.
+ GV chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy cử ra 3 em để tạo thành 1 đội chơi.
+ GV phổ biến luật chơi: các đội cử ra một em tìm tranh, một em chuyển tranh, một em gắn tranh. Sau thời gian 2’ đội nào gắn đúng tranh theo đúng yêu cầu đặt ra thì đội đó sẽ chiến thắng.
+ Tổ chức cho các đội chơi.
+ GV cùng cả lớp phân xử đội thắng cuộc, đội thua cuộc.Tuyên dương đội gắn vừa nhanh, vừa đúng với nội dung trên bảng.
GV rút ra kết luận: Dù sống ở nông thôn hay thành thị , các em cũng đều phải biết yêu thương , gắn bó với quê hương. Học tập tốt và tham gia các họat động vừa sức với mình , bảo vệ môi trường là những việc các em góp phần làm cho quê hương mình thêm giàu đẹp.
Nếu còn thời gian cho cả lớp hát bài: Quê hương tươi đẹp.
+ Nhận xét tiết học.
+ Dặn dò: về nhà chuẩn bị bài: An toàn trên đường đi học.
- HS theo dõi và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại đầu bài.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi và thảo luận.
- HS trình bày và cả lớp theo dõi bổ sung .( quang cảnh trên đường, hai bên đường, 
- HS trả lời.
- HS tự liên hệ buôn bán, dạy học, 
- HS kể .
- HS lắng nghe.
- HS trao đổi theo nhóm 3.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- HS so sánh nội dung của hai bức tranh.
- HS lắng nghe và liên hệ thực tế.
- HS lắng nghe luật chơi và cử ra 3 bạn để tạo thành các đội chơi.
- Các đội tham gia trò chơi. HS dưới lớp cổ vũ cho các đội chơi.
-Kết thúc trò chơi, cả lớp nhận xét kết quả của các đội chơi.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • doccuoc song xung quanh.doc