Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 - Bài 2: Chúng ta đang lớn

I.MỤC TIÊU :

 -Nhận ra ba phần chính của cơ thể: đầu , mình, chn tay v một số bộ phận bn ngồi như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.

GDKNS: + Kĩ năng tự nhận thức: Nhận thức được bản thân: Cao/ thấp, gầy/ béo, mức độ hiểu biết.

+ Kĩ năng giao tiếp, khi tham gia các hoạt động thảo luận và thực hành đo.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- tranh phóng to

-Hình minh hoạ SGK

 

docx 3 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 - Bài 2: Chúng ta đang lớn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2: CHÚNG TA ĐANG LỚN.
I.MỤC TIÊU : 
 -Nhận ra ba phần chính của cơ thể: đầu , mình, chn tay v một số bộ phận bn ngồi như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.
GDKNS: + Kĩ năng tự nhận thức: Nhận thức được bản thân: Cao/ thấp, gầy/ béo, mức độ hiểu biết.
+ Kĩ năng giao tiếp, khi tham gia các hoạt động thảo luận và thực hành đo.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- tranh phóng to
-Hình minh hoạ SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
T.G
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
 5’
30’
2’
1’
1.KTBC : Cơ thể chúng ta
-Yêu cầu HS chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể?
GV nhận xét
Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập môn TNXH của học sinh.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV gọi 4 học sinh trong lớp có các đặc điểm sau lên bảng: em béo nhất, em gầy nhất, em cao nhất, em thấp nhất.
GV yêu cầu học sinh nhận xét về hình dáng bên ngoài của các bạn.
GV nói: “Chúng ta cùng lứa tuổi, học cùng một lớp, song lại có em béo hơn, em gầy hơn, em cao hơn, em thấp hơnHiện tượng đó nói lên điều gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó”
Hoạt động 1 :
Quan sát tranh:
MĐ: Giúp học sinh biết sự lớn lên của cơ thể thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
Các bước tiến hành
Bước 1:
GV yêu cầu học sinh quan sát hoạt đông của em bé trong từng hình, hoạt động của 2 bạn nhỏ và hoạt động của 2 anh em ở hình dưới.
Học sinh hoạt động theo cặp, hai em ngồi cạnh nhau, lần lượt chỉ trên tranh và nói theo yêu cầu của GV. Khi em này chỉ thì em kia làm nhiệm vụ kiểm tra và ngược lại.
GV chú ý quan sát và nhắc nhở các em làm việc tích cực
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động
GV gọi học sinh xung phong nói về hoạt động của từng em trong hình.
GV hỏi tiếp: “Từ lúc nằm ngửa đến lúc biết đi thể hiện điều gì?”
GV chỉ hình 2 và hỏi: “Hai bạn nhỏ trong hình muốn biết điều gì?”
GV hỏi tiếp: “Các bạn đó còn muốn biết điều gì nữa?”
Kết luận:Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày, hằng tháng về cân nặng, về chiều cao, về các hoạt động như biết lẫy, biết bò, biết đi, Về sự hiểu biết như biết nói, biết đọc, biết học. Các em cũng vậy, mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều điều hơn.
Yêu cầu học sinh tìm các thành ngữ nói về sự lớn lên của em bé theo tháng năm.
Hoạt động 2: Thực hành đo.
MĐ: Xác định được sự lớn lên của bản thân với các bạn trong lớp và thấy được sự lớn lên của mỗi người là không giống nhau.
Các bước tiến hành:
Bước 1 :
GV chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 học sinh và hướng dẫn các em cách đo như sau: Lần lượt từng cặp 2 em một trong nhóm quay lưng áp sát vào nhau sao cho lưng, đầu, gót chân chạm được vào nhau. Hai bạn còn lại trong nhóm quan sát để biết bạn nào cao hơn, tay bạn nào dài hơn, bạn nào béo hơn.
Bước 2 : Kiểm tra kết quả hoạt động.
GV mời một số nhóm lên bảng, yêu cầu một em trong nhóm nói rõ trong nhóm mình bạn nào béo nhất, gầy nhất
GV hỏi:
-Cơ thể chúng ta lớn lên có giống nhau không?
-Điều đó có gì đáng lo không?
Kết luận: Sự lớn lên của các em là không giống nhau, các em cần chú ý ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên, không ốm đau thì sẽ chóng lớn, khoẻ mạnh.
Hoạt động 3: Làm thế nào để khoẻ mạnh
MĐ : Học sinh biết làm một số việc để cơ thể mau lớn và khoẻ mạnh.
Cách tiến hành:
GV nêu vấn đề: “Để có một cơ thẻ khoẻ mạnh, mau lớn, hằng ngày các em cần làm gì?”
GV tuyên dương các em có ý kiến tốt và hỏi tiếp để các em nêu những việc không nên làm vì chúng có hại cho sức khoẻ.
4.Củng cố :
Hỏi tên bài:
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới.
Cần giữ gìn vệ sinh thân thể và tập thể dục hằng ngày để có một cơ thể khoẻ mạnh và mau lớn.
2 HS ln chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể
Lắng nghe và nhắc lại.
Các bạn không giống nhau về hình dáng, bạn béo, bạn gầy, bạn cao, bạn thấp,
* Thảo luận nhóm
Học sinh hoạt động theo cặp quan sát tranh, chỉ vào tranh và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV
Học sinh thực hiện chỉ vào tranh trên bảng và nêu.
Thể hiện em bé đang lớn.
Các bạn còn muốn biết chiều cao và cân nặng của mình. Muốn biết đếm.
HS tự nêu
“Ba tháng biết lẫy, bẩy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”.
* Thực hành đo chiều cao, cân nặng
-Học sinh chia nhóm và thực hành đo trong nhóm của mình.
- Cả lớp quan sát và cho đánh giá xem kết quả đo đã đúng chưa.
- Không giống nhau.
- Học sinh phát biểu về những thắc mắc của mình.
Lắng nghe.
* Hỏi đáp trước lớp
-Học sinh nối tiếp trình bày những việc nên làm để cơ thể mau lớn, khoẻ mạnh. VD: Để có một cơ thể mau lớn và khoẻ mạnh hằng ngày cần tập thể dục, giữ vệ sinh thân thể, ăn uống điều độ,
Tiếp tục suy nghĩ và phát biểu trước lớp.
-Nhắc lại tên bài. Chúng ta đang lớn
Lắng nghe.
Thực hiện ở nhà. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_2_Chung_ta_dang_lon.docx