I. MỤC TIÊU:
- HS nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng (HS khá, giỏi phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể).
II. CHUẨN BỊ:
- Các hình trong bài 1 SGK
III. cÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI: CƠ THỂ CHÚNG TA (GD SDNL TK&HQ) I. MỤC TIÊU: - HS nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng (HS khá, giỏi phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể). II. CHUẨN BỊ: - Các hình trong bài 1 SGK III. cÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định: Cho cả lớp hát. 2. Bài mới: Cơ thể chúng ta * Giới thiệu bài: Nhìn từ bên ngoài các em có thể biết cơ thể chúng ta có những bộ phận nào? Bài học TN và XH đầu tiên hôm nay sẽ giới thiệu chúng ta thấy được điều đó. - Ghi tựa bài lên bảng. *Mục tiêu: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. a/.hoạt động 1: Quan sát tranh tìm các bộ phận bên ngoài cơ thể *Các bước tiến hành: bước 1: Cho Hs hoạt động theo cặp. -GV đưa ra chỉ dẫn: Quan sát hình ở tr.4 SGK. Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. - Gv theo dõi và giúp đỡ các em làm việc tích cực. bước 2: Họat động cả lớp. - GV treo hình 4 SGK đã phóng to lên bảng, gọi Hs bất kỳ lên bảng chỉ vào tranh nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. Kết luận: Gv cho Hs nhắc lại tất cả các bộ phận bên ngoài của cơ thể. Trò chơi: b/.hoạt động 2: Quan sát tranh. *Mục tiêu: Biết được cơ thể gồm 3 phần chính: đầu, mình, chân tay và 1 số cử động của 3 bộ phận đó. *Các bước tiến hành: bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ. - Gv đưa ra chỉ dẫn + Hướng dẫn Hs đánh số các hình ở trang 5, SGK từ 1-11 theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. + “Hãy quan sát các hình vẽ trong SGK và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì?” “Cơ thể chúng ta gồm mấy phần?” (HS K,G biết phân biệt bên trái, bên phải cơ thể) - Gv đi đến từng nhóm giúp các em hoàn thành hoạt động này. bước 2: Họat động cả lớp. - Gv gọi mỗi nhóm 2 Hs lên trình bày. -Hỏi: “Cơ thể gồm mấy phần, là những phần nào?” *Kết luận: Cơ thể chúng ta gồm 3 phần chính là đầu, mình và tay chân. Để cho cơ thể luôn khỏe mạnh, hoạt động nhanh nhẹn hàng ngày các em cần bảo vệ cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể và tập thể dục thường xuyên. hoạt động 3: Tập thể dục. Mục đích: Gây hứng thú để Hs rèn luyện thân thể. Các bước tiến hành: Bước 1: -Gv hướng dẫn Hs học bài hát:Cúi mãi mỏi lưng, viết mãi mỏi tay, thể dục thế này, là hết mệt mỏi” Bước2: Gv vừa hát vừa làm mẫu từng động tác. Khi hát: “Cúi mãi mỏi lưng”: Gv làm động tác cúi gập người rồi đứng thẳng lưng dậy. “Viết mãi mỏi tay”: Gv làm động tác tay, hàn tay, ngón tay. “Thể dục thế này”: Làm động tác nghiêng người sang trái, nghiêng người sang phải. “Là hết mệt mỏi”: Làm động tác đưa chân trái, đưa chân phải. Bước 3: - Gv gọi 1 hs lên đứng trước lớp thực hiện các động tác tập thể dục để cả lớp nhìn theo và cùng làm. Kết luận: Muốn cho cơ thể phát triển tốt cần tập thể dục hàng ngày. 4. củng cố, dặn dò: - Cho hs chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” Cách tiến hành: + Gv làm trọng tài bấm thời gian. + Gọi Hs lên nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. + Gọi tiếp Hs khác lên làm tương tự như trên. - Bạn nào kể được nhiều tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể và kể đúng sẽ thắng cuộc.. *nhận xét tiết học. - HS hát. - Chú ý lắng nghe. -Hs hoạt động theo cặp lần lượt chỉ trên tranh và nói theo yêu cầu của GV. -Hoạt động theo lớp, 1 số em lên bảng chỉ vào tranh và gọi tên các bộ phận theo yêu cầu. Các em khác nghe, nhận xét bổ sung. - Hs thực hiện theo Gv. - Hs làm việc theo nhóm (4 em 1 nhóm) - Hs mỗi nhóm 2 em lên nói và làm theo động tác của từng bức tranh. - Hs vừa trả lời vừa chỉ và giải thích trên cơ thể mình: “Cơ thể gồm ba phần là đầu, mình, và tay chân”. - Chú ý lắng nghe. - Cả lớp học bài hát. - Hs làm theo. - Hs thực hiện theo vừa tập vừa hát. - 1 Hs vừa nói vừa chỉ vào hình vẽ trong thời gian 1 phút. - Hs khác đếm xem các bạn kể được bao nhiêu bộ phận và chỉ có đúng vị trí đó không. Ruùt kinh nghieäm:
Tài liệu đính kèm: