I/ Mục tiêu :
- Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân.
* HS khá, giỏi : Nêu được ví dụ cụ thể sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
II/ Đồ dùng dạy học :
GV : Các hình trong bài 2 SGK phóng to .
HS : Vở bài tập TNXH bài 2.
III/ Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra :
Tiết trước học bài gì ? ( Cơ thể chúng ta)
- Hãy nêu các bộ phận của cơ thể ? ( 2 HS nêu)
- GV nhận xét
Tự nhiên và xã hội Bài 2 : Chúng ta đang lớn I/ Mục tiêu : - Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân. * HS khá, giỏi : Nêu được ví dụ cụ thể sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết. II/ Đồ dùng dạy học : GV : Các hình trong bài 2 SGK phóng to . HS : Vở bài tập TNXH bài 2. III/ Hoạt động dạy học : 1.Kiểm tra : Tiết trước học bài gì ? ( Cơ thể chúng ta) - Hãy nêu các bộ phận của cơ thể ? ( 2 HS nêu) - GV nhận xét Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2.Bài mơí: - Phổ biến trò chơi : “Vật tay” - GV kết luận để giới thiệu HĐ.1 : Làm việc với SGK Bước 1 : HS hoạt động theo cặp - GV hướng dẫn HS : Các cặp hãy quan sát các hình ở trang 6 SGK và nói với nhau những gì các em quan sát được? - GV có thể gợi ý một số câu hỏi để HS trả lời. - GV theo dõi và giúp đỡ HS trả lời Bước 2 : Hoạt động cả lớp - GV treo tranh và gọi HS lên trình bày những gì các em quan sát được. * Kết luận : Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên từng ngày, hàng tháng về cân nặng, chiều cao, về các hoạt động vận động ( biết lẫy, biết bò, biết ngồi, biết đi,...) và sự hiểu biết ( biết lạ, biết quen, biết nói,..) HĐ. 2 : Thực hành theo nhóm nhỏ - GV chia nhóm. - Cho HS đứng áp lưng nhau. Cặp kia quan sát xem bạn nào cao hơn. - Tương tự đo tay ai dài hơn, vòng đầu, vòng ngực ai to hơn. - Quan sát xem ai béo, ai gầy. H. các em thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng sự lớn lên có giống nhau không? * Kết luận : - Sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc không giống nhau. - Các em cần chú ý ăn uống điều độ, giữ gìn sức khoẻ, không ốm đau sẽ chóng lớn hơn. HĐ. 3 : Vẽ về các bạn trong nhóm HS vẽ được các bạn trong nhóm Cho HS vẽ 4 bạn trong nhóm HĐ. 4 : Củng cố , dặn dò - Nêu tên các bộ phận bên ngoài cơ thể? - Về nhà hằng ngày các em phải thường xuyên tập thể dục - Nhận xét tiết học Chơi trò chơi vật tay theo nhóm HS làm việc theo từng cặp : Quan sát và trao đổi với nhau nội dung từng hình. - HS đứng lên nói về những gì mà các em đã quan sát. - Các nhóm khác bổ sung - HS theo dõi. Mỗi nhóm 4 HS chia làm 2 cặp tự quan sát. -HS tự vẽ theo suy nghĩ của cá nhân. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tài liệu đính kèm: