I . MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU : Giúp học sinh biết:
- Nêu lợi ích của con gà.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà trên hình vẽ hay vật thật.
- Phân biệt được con gà trồng với con gà mái về hình dáng, tiếng kêu.
- Giáo dục môi trường : Học sinh biết cách chăm sóc gà hợp vệ sinh . Biết phòng
các bệnh lây nhiễm từ gà bằng cách : tiêm phòng cho gà, làm thịt gà đúng cách
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo án điện tử
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Tự nhiên và Xã hội : Bài 26 : CON GÀ I . MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU : Giúp học sinh biết: - Nêu lợi ích của con gà. - Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà trên hình vẽ hay vật thật. - Phân biệt được con gà trồng với con gà mái về hình dáng, tiếng kêu. - Giáo dục môi trường : Học sinh biết cách chăm sóc gà hợp vệ sinh . Biết phòng các bệnh lây nhiễm từ gà bằng cách : tiêm phòng cho gà, làm thịt gà đúng cách II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giáo án điện tử III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Thời gian Nội dung và hoạt động của GV Nội dung và hoạt động của HS 3’ 15’ 5’ 7’ 3’ 10’ 5’ 2’ Giới thiệu bài : - Cho HS xem lại con cá( Bài cũ ) Chuyển bài : Cá là một con vật sống ở dưới nước . Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu một con vật sống trên cạn , đó là CON GÀ . Ghi bảng tên bài học : CON GÀ Hoạt động 1: QUAN SÁT Mục tiêu : HS biết : + Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con gà . + Phân biệt gà trống , gà mái , gà con. + Biết cách chăm sóc gà . Cách tiến hành : Bước 1: Cho HS quan sát con gà , nêu câu hỏi + Gà di chuyển bằng gì ? + Gà kiếm ăn bằng cách nào ? + Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con gà ? Kết luận : + Gà di chuyển bằng 2 chân và có thể bay một đoạn ngắn nhờ cánh . + Gà dùng mỏ để mổ thức ăn và móng sắt để đào đất . + Các bộ phận bên ngoài của gà gồm đầu , cổ , mình , 2 chân và 2 cánh . Toàn thân có gà có lông che phủ . Bước 2 : _ Cho HS quan sát 3 con gà , đọc và trả lời các câu hỏi sau : Hãy chỉ và nói : + Đâu là gà trống ? + Đâu là gà mái ? + Đâu là gà con ? Tại sao em biết ? - Có thể yêu cầu học sinh bắt chước tiếng kêu của gà . Kết luận : +Gà trống , gà mái , gà con khác nhau ở kích thước , màu lông và tiếng kêu . Bước 3 : - Cho HS quan sát hình ảnh , nêu câu hỏi : + Người trong tranh đang làm gì ? Tranh 1 : Bạn nhỏ cho gà ăn Tranh 2 : Cô gái đang thu hoạch trứng. Giáo dục môi trường : Khi nuôi gàcần cho gà ăn thường xuyên và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ , phun thuốc sát trùng để tránh lây lan dịch bệnh . Hoạt động 2 :THẢO LUẬN Bước 1 : Mỗi dãy chia 3 nhóm và thảo luận các nội dung sau : - Nhóm 1 : Nuôi gà để làm gì ? - Nhóm 2 : Ăn thịt gà và trứng gà có lợi gì ? - Nhóm 3 : Những món ăn nào được làm từ trứng và thịt gà ? Bước 2 : - Mời đại diện từng nhóm nêu kết qủa thảo luận . Kết luận: + Nuôi gà để lấy thịt, trứng, lông. + Thịt gà, trứng gà cung cấp nhiều chất đạm tốt cho sức khoẻ. + Những món ăn được làm từ trứng và thịt gà: Phở gà, gà luộc, gà quay, cháo gà, trứng chiên, trứng ốp la.. Giáo dục môi trường : Để phòng dịch bệnh lây nhiễm từ gà, chúng ta phải: + Tiêm phòng cho gà . + Sử dụng nước sôi khi làm lông. + Đeo găng tay và khẩu trang khi nhổ lông. + Rửa tay bằng xà phòng Củng cố : - Yêu cầu HS dùng thẻ Đ – S để củng cố bài học qua bài tập trắc nghiệm + Gà có đầu, mình, cổ, 2 cánh, 2chân . + Nuôi gà để lấy thịt, trứng, lông . + Chân có móng sắt Kết thúc bài học : Trò chơi: Ô CHỮ KỲ DIỆU Dặn dò : - Xem lại bài : Con gà . - Xem trước bài : Con muỗi -HS xem đoạn băng về con cá - Hs xem đoạn băng về con gà và trả lời các câu hỏi - 1 HS đọc các câu hỏi - Cả lớp quan sát 3 con gà trên màn hình kết hợp với sự hiểu biết trả lời câu hỏi. Chẳng hạn: + Gà trống to cao hơn gà mái, bộ lông nhiều màu sặc sỡ , tiếng gáy òóo. + Gà mái nhỏ hơn , đẻ trứng , thường kêu cục ta cục tác. + Gà con nhỏ khoảng bằng nắm tay, lông màu vàng rất mịn , tiếng kêu chiêm chiếp - Xem hình ảnh trên màn hình - Các nhóm nhận nhiệm vụ và thảo luận theo nội dung được phân công . Đại diện các nhómđượcmờinêu kết quả thảo luận . Các nhóm khác bổ sung . - 2 , 3 HS đọc phần kết luận - Cả lớp xem một số hình ảnh về các món ăn được làm từ trứng và thịt gà . - Cả lớp xem hình ảnh và ghi nhớ - Dùng thẻ Đ - S
Tài liệu đính kèm: