Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 5

 MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Hiểu được các từ ngữ trong đoạn bài, diễn biến câu chuyện.

 - Ý chính: qua tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.

2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát toàn bài.

 - Đọc đúng các từ ngữ: A-lếch-xây, nhạt loãng, hòa sắc.

 - Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.

 - Đọc đúng lối đối thoại, thể hiện giọng nói của từng nhân vật.

 

doc 47 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ tham gia nhiệt tình chơi không vi phạm.
-HS đi thường theo theo chiều sân tập 2 vòng, về tập hợp thành 4 hàng ngang, tập động tác thả lỏng. 
-HS nhắc lại kiến thức bài. 
-HS chú ý nghe gv nhận xét đánh giá và giao bài chuẩn bị bài về nhà.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ 4 ngày 14 tháng 09 năm 2011
 Tiết 1 : TẬP ĐỌC
 Ê - MI - LI , CON. . .
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Ý chí: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược VN
2. Kĩ năng: 	- Đọc đúng tên riêng nước ngoài: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn.
	- Ngắt nhịp đúng từng mệnh đề, từng bộ phận câu trong bài thơ viết theo thể tự do.
	- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động trầm lắng. 
3. Thái độ:	Giáo dục học sinh yêu quý những người vì đại nghĩa, yêu hòa bình, căm ghét chiến tranh phi nghĩa. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Hình ảnh máy bay ném bom - Tranh vẽ anh Mo-ri-xơn tự thiêu. 
- 	Trò : SGK 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: Một chuyên gia máy xúc
- Học sinh đọc lần lượt từng đoạn và bốc thăm trả lời câu hỏi.
- Vì sao người ngoại quốc này khiến anh Thuỷ đặc biệt chú ý?
- Vì người ngoại quốc này có vóc dáng cao lớn đặc biệt, có vẻ mặt chất phác, có dáng dấp của người lao động, toát lên vẻ dễ gần, dễ mến.
- Nêu đại ý của bài?
- Bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
Ÿ Giáo viên cho điểm, nhận xét
- Học sinh nhận xét
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Cuộc chiến tranh huỷ diệt tàn khốc của đế quốc Mỹ trên mảnh đất Việt Nam đã làm tất cả những người có lương tri trên thế giới, trong đó có nhiều người là công nhân Mỹ vô cùng căm phẫn. Xúc động trứơc hành động tự thiêu của anh Mo-ri-xơn để phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ “Ê-mi-li, con” với hình ảnh anh Mo-ri-xơn bế con gái là bé Ê-mi-li 18 tháng tuổi tới trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ, nơi anh sắp tự thiêu vì nền hòa bình ở Việt Nam
32’
4. Phát triển các hoạt động: 
12’
* Hoạt động 1: Luyện tập
- Hoạt động cá nhân 
Phương pháp: Thực hành 
- Yêu cầu học sinh lần lượt đọc từng đoạn và tìm các từ dễ phát âm sai.
- Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ 
- Học sinh phát hiện: 
+ Phát âm sai: Mo-ri-xơn, Oa-sinh-tơn, Giôn-xơn
+ Ngắt câu
- Lần lượt học sinh đọc từ sai (từ, câu, đoạn)
- 1, 2 học sinh đọc toàn bài
- Giáo viên đọc mẫu với giọng đọc xúc động, trầm lắng
18’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài + luyện đọc diễn cảm
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải
- Yêu cầu học sinh đọc khổ thơ - đọc xuất xứ 
- Yêu cầu 1 học sinh đọc khổ 1
- 1 học sinh đọc khổ 1
+Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li 
- Dự kiến:
- Lần lượt học sinh đọc khổ 1 
+ Lời nhắn nhủ dặn dò
+ Sự hồn nhiên, ngây thơ của con gái
- Giáo viên giảng tâm trạng của anh Mo-ri-xơn ® lời vĩnh biệt xúc động khi phải từ giã vợ con (nhấn mạnh câu hỏi của Ê-mi-li). Sự ngây thơ hồn nhiên 
- Luyện đọc diễn cảm khổ 1
- Nhấn mạnh những từ ngữ nào? Câu hỏi đọc với giọng như thế nào?
- Yêu cầu học sinh đọc khổ 2
- 1 học sinh đọc khổ 2
- Qua lời của chú Mo-ri-xơn, em hãy cho biết vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ?
- Dự kiến:
Hành động của đế quốc Mỹ tàn ác, vô nhân đạo, máy bay B52 - ném bom napan - hơi độc - giết hại - đốt phá - tàn phá.
Ÿ Giáo viên chốt bằng những hình ảnh của đế quốc Mỹ 
- Học sinh giảng từ: B52 - napan - nhân danh - Giôn-xơn
- Yêu cầu nêu ý khổ 2
- Dự kiến: Hàng loạt tội ác của Mỹ đựơc liệt kê.
- Yêu cầu học sinh nêu cách đọc 
- 4 nhóm thảo luận cách đọc khổ 2 ghi vào bìa bằng đinh lên bảng
Ÿ Giáo viên chốt lại cách đọc: nhấn mạnh các từ ngữ thể hiện tội ác của Mỹ
- Học sinh nhận xét và chọn cách đọc hợp lý nhất
- Học sinh lần lượt đọc khổ 2
- Yêu cầu học sinh đọc khổ 3 
- 1 học sinh đọc khổ 3 
+Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt ?
- Chú nói trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được . Chú dặn con : ..
Ÿ Giáo viên chốt lại
Hướng đến người thân - con mất cha - vợ mất chồng - cảnh trời đêm - hy sinh hạnh phúc của mình cho mọi người được hạnh phúc.
- Yêu cầu học sinh nêu ý 3
- Lời từ biệt của chú Mo-ri-xơn vào giây phút ngọn lửa sắp bùng lên.
- Yêu cầu HS nêu cách đọc khổ 3
- Lần lượt học sinh nêu
- Nhấn mạnh từ: câu 1 - cha không bế con về được nữa - sáng bùng lên - câu 5 - câu 6 - câu 9
- Yêu cầu học sinh đọc khổ 4
- 1 học sinh đọc
- Câu thơ “Ta đốt thân ta/ Cho ngọn lửa sáng loá/ Sự thật “ thể hiện mong muốn gì của chú Mo-ri-xơn?
- Học sinh lần lượt trả lời
Ÿ Giáo viên chốt lại chọn ý đúng
- Dự kiến: vạch trần tội ác - nhận ra sự thật về cuộc chiến phi nghĩa - hợp sức ngăn chận chiến tranh
- Yêu cầu học sinh nêu ý khổ 4
- Ý 4 vạch trần tội ác của đế quốc Mỹ - kêu gọi mọi người hợp sức
- Yêu cầu học sinh nêu cách đọc khổ 4
+ Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
- Học sinh nêu cách đọc
- Giọng đọc: chậm rãi, xúc động
- Cảm phục và xúc động trước hành động cao cả đó . (HS có thể nêu ý khác)
- Học sinh nêu ý chính của bài
2’
* Hoạt động 3: Củng cố 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Thi đọc diễn cảm khổ thơ em thích nhất?
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Tiết 2 : 	 TOÁN
LUYỆN TẬP
1. Kiến thức: 	Củng cố các đơn vị đo độ dài, đo khố lượng, và các đơn vị đo diện tích đã được học. 
2. Kĩ năng: 	- Tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
	- Tính toán trên các số đo độ dài, đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan.
	- Vẽ hình chữ nhật theo điều kiện đã cho trước.
3. Thái độ: 	Giúp học sinh thích học toán, thích làm các bài tập về đổi đơn vị đo khối lượng. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Phấn màu, bảng phụ 
- 	Trò: Vở bài tập, bảng con, SGK, nháp. 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng
- Giáo viên kiểm tra tên gọi, mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng 
- HS lần lượt sửa bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét cho điểm 
- Lớp nhận xét
1’
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập 
- Hôm nay, chúng ta củng cố, ôn tập các bài tập về đổi đơn vị đo khối lượng và giải bài tập cơ bản liên quan về diện tích qua tiết “Luyện tập” 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
12’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố lại cách tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông, cách đổi các đơn vị đo độ dài, đo diện tích, đo khối lượng. 
- Hoạt động nhóm bàn
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não
Ÿ Bài 1: - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận tìm cách giải .
*Hs gi¶i : 
 1 tấn 300 kg = 1300 kg; 2 tấn 700 kg = 2700 kg .
 1 HS lên bảng làm, cả lớp nháp .Chữa bài. GV đánh giá, nhận xét.
 Giải :
 Số giấy vụn cả trường gom là: 1300 + 2700 = 4000( kg) = 4 tấn.
4 tấn gấp 2 tấn số lần là: 4 : 2 = 2 ( lần)
 Cứ 2 tấn thì sản xuất 50000 cuốn vở thì 4 tấn sản xuất được số vở là:
 50000 x 2 = 100000 ( cuốn vở )
 Đáp số : 100000 cuốn vở.
18’
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động nhóm đôi 
Phương pháp: Đàm thoại, động não, thực hành
Ÿ Bài 2:
- Học sinh đọc đề - Phân tích đề
- Giáo viên hướng dẫn HS đổi 120 kg = 120000 g
- Nêu tóm tắt
- Học sinh giải và sửa bài 
9’
* Hoạt động 3: 
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não
Ÿ Bài 3:
- Học sinh đọc đề - Phân tích đề
- Giáo viên gợi mở hướng dẫn học sinh tính diện tích HCN ABCD và HV CEMN
- Học sinh nêu lại công thức tính diện tích HCN và HV- Học sinh sửa bài
Ÿ Bài 4:
- Học sinh đọc đề
- Giáo viên gợi mở để học sinh vẽ hình
- Học sinh thực hành, vẽ hình và tính diện tích ® thực hành câu b
- Xem 1 ô ly là 1dm
- 2 học sinh lên bảng vẽ hình
- Tăng chiều dài bao nhiêu dm giảm chiều rộng bấy nhiêu dm.
- Học sinh sửa bài Tính diện tích hình chữ nhật ABCD : 4 X 3 = 12 ( cm2 ).
12 cm2 = 6 x 2 hay 12 x 2 hoặc 2 x 6 hay 2 x 12 .
Vậy ta có thể vẽ hình chữ nhật MNPQ với các kích thước :
 Chiều dài 6 cm; chiều rộng 2 cm hoặc chiều dài 12 cm, chiều rộng 1cm. 
Lúc này hình chữ nhật MNPQ hay EFHG có diện tích bằng nhau nhưng kích thước khác nhau.
Ÿ Giáo viên nhận xét
- Lớp nhận xét
4’
* Hoạt động 4: Củng cố
Nhắc lại nội dung vừa học 
- Hoạt động nhóm (thi đua tiếp sức)
- Thi đua ghi công thức tính diện tích hình vuông và diện tích hình chữ nhật.
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
____________________________
Tiết 3 : LÀM VĂN
 LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	Biết thống kê kết quả học tập trong tuần của bản thân; biết trình bày kết quả bằng bảng thống kê thể hiện kết quả học tập của từng học sinh trong tổ, của cả tổ. 
2. Kĩ năng: 	Hiểu tác dụng của việc lập bảng thống kê: làm rõ kết quả học tập của mỗi học sinh trong sự so sánh với kết quả học tập của từng bạn trong tổ; thấy rõ số điểm chung. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Số điểm của lớp hoặc phiếu ghi điểm từng học sinh - Một số mẫu thống kê đơn giản. 
- 	Trò: Bút dạ - Giấy khổ to 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra bài văn tả cảnh trường học
- Giáo viên teo dõi chấm điểm
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
33’
4. Phát triển các hoạt động: 
14’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết thống kê kết quả học tập trong tuần của bản thân; biết trình bày kết quả bằng bảng thống kê thể hiện kết quả học tập của từng học sinh trong tổ.
- Hoạt động nhóm
Phương pháp: Thảo luận
Ÿ Bài 1:
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đạo thầm
- Giải nghĩa từ:
- 1 học sinh tự ghi điểm của từng môn mà bản thân em đã đạt được ghi vào phiếu.
- Học sinh thống kê kết quả học tập trong tuần như:
- Yêu cầu học sinh phân đoạn
- Điểm trong tuần của ..
- Nêu ý từng đoạn
- Số đimể từ 0 đến 4
5 - 6 : 1
7 - 8 : 3
9 -10 : 2
- Giáo viên nêu bảng mẫu thống kê. Viết sẵn trên bảng, yêu cầu học sinh lập thống kê về việc học của mình trong tuần.
- Dựa vào bảng thống kê trên nói rõ số điểm trong tuần
Điểm giỏi (9 - 10) : 2
Điềm khá (7 - 8) : 3
Điểm TB (5 - 6) : 1
Điểm K (0 - 4) : không có 
- Học sinh nhận xét về ý thức học tập của mình
14’
* Hoạt động 2: Giúp học sinh hiểu tác dụng của việc lập bảng thống kê: làm rõ kết quả học tập của mỗi học sinh trong sự so sánh với kết quả học tập của từng bạn trong tổ; thấy rõ số điểm chung.
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Phân tích
Ÿ Bài 2:
- Dựa vào kết quả thống kê để lập bảng thống kê
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh đặt tên cho bảng thống kê
- Học sinh ghi
- Bảng thống kê kết quả học tập trong tuần, tháng của tổ
- Học sinh xác định số cột dọc: STT, Họ và tên, Loại điểm
- Học sinh xác định số cột ngang - mỗi dòng thể hiện kết quả học tập của từng học sinh (xếp theo thứ tự bảng chữ cái)
- Đại diện nhóm trình bày bảng thống kê. Vừa trình bày vừa ghi. Nhận xét chung về việc học của cả tổ. Tiến bộ ở môn nào? Môn nào chưa tiến bộ? Bạn nào học còn chậm?
Ÿ Giáo viên nhận xét chốt lại
- Cả lớp nhận xét
5’
* Hoạt động 3: Củng cố
- Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Tiết 4: ThĨ dơc 
BÀI 10: 
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
TRÒ CHƠI “NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH”
I/MỤC TIÊU:
1:KiÕn thøc & KÜ n¨ng :
-Ôn để cũng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình, đội ngũ: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều theo nhịp. Yêu cầu động tác đúng kĩ thuật, đều đẹp, đúng khẩu lệnh.
-Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”.
-Yêu cầu nhảy đúng ô quy định, đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II/ ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN.
-Địa điểm: Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
-Phương tiện:Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III/NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Phần mở đầu: 6 – 10 phút
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
-Chạy theo một hàng dọc quanh sân tập.
-Cho hs chơi trò chơi’’ Diệt các con vật có hại”.
2/ Phần cơ bản: 18 – 22 phút
a/ Hoạt động 1: Đội hình đội ngũ
-Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Cán sự điều khiển lớp tập:1lần. GV yêu cầu hs chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển tập 6 lần. 
-GV yêu cầu cả lớp tập hợp cho từng tổ thi đua trình diễn 2 lần. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót, biểu dương thi đua các tổ. 
-GV yêu cầu cả lớp tập để củng cố kiến thức do gv điều khiển 2 lần. 
b/ Hoạt động 2: Chơi trò chơi “nhảy đúng, nhảy nhanh”
-Gv nêu tên trò chơi, tập hợp hs theo đội hình chơi, phổ biến lại cách chơi và quy định chơi.
-GV cho cả lớp cùng chơi, gv quan sát nhận xét biểu dương tổ, cá nhân hs tích cực trong khi chơi và chơi đúng luật.
3/ Phần kết thúc: 4 – 6 phút
-HS chú ý nghe gv phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. 
-HS chạy theo một hàng dọc quanh sân tập. 
-HS chơi trò chơi “Diệt các con vật có hại”
-HS ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân đi đều sai nhịp do cán sự lớp điều khiển lớp tập 1 lần. HS chia tổ tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng 6 lần. 
-HS cả lớp tập hợp từng tổ thi đua trình diễn hai lần.
-HS cả lớp tập để củng cố lại kiến thức do gv điều khiển.
-HS chú ý nghe gv nêu teÂn trò chơi, tập hợp theo đội hình chơi, chú ý nghe gv phổ biến lại cách chơi và quy định chơi. 
-HS cá nhân, tổ cùng tham gia trò chơi tích cực chơi và chơi đúng luật. 
-HS
.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
TiÕt 5: KĨ THUẬT
MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU : HS cần phải: 
Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu ăn và ăn uống thường dùng trong gia đình.
Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng, dụng cụ đun, nấu, ăn uống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình.
Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
1. ÔĐTC:	
2. KT Bài : GV kiểm tra vật liệu HS đã chuẩn bị.
 3. Bài mới :Giới thiệu bài : GV ghi bảng.
 HS ghi đầu bài vào vở và mở SGK.
Hoạt động 1: Xác định các dụng cụ đun, nấu ăn và ăn uống thường dùng trong gia đình.
 Theo nhóm tổ trình bày dụng cụ theo yêu cầu từng nhóm như sau:
+ Dụng cụ đun :
+ Dụng cụ nấu:
+ Dụng cụ chế biến thức ăn:
+ Dụng cụ ăn và uống:
+ Bếp củi, bếp ga, bếp than, . . . .
+ Các loại xoong, chảo, ấm, . . . .
+ Dao, thớt, thau, . . . . .
+ Tô, bát, dĩa, môi, thìa, đũa, li, . . . .
Mỗi nhóm cử một em vào nhóm trọng tài cùng GV đánh giá HĐ của các nhóm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
HS làm bài vào phiếu học tập sau:
Tên dụng cụ
Tác dụng
Sử dụng và bảo quản
Bếp đun
.
- 
Dụng cụ nấu:
Dụng cụ chế biến thức ăn:
 Dụng cụ ăn và uống:
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung cho 
nhau. Truyên dương nhóm làm tốt nhất
 4. Củng cố, Dặn dò:: Một số em nhắc lại tên dụng cụ đun, nấu ăn và ăn uống thường dùng trong gia đình.
 5. . Nhận xét tiết học
 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ 
 Thứ 5 ngày 15 tháng 09 năm 2011
 Tiết 1: TOÁN
 ĐỀ- CA- MÉT - HÉC- TÔ- MÉT.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	- Hình thành được biểu tượng ban đầu về Đềcamet vuông và Héctômét vuông
	- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đềcamét vuông và héctômét vuông.
	- Nắm được mối quan hệ giữa đềcamét vuông và mét vuông, giữa héctômét vuông và đềcamét vuông, biết đồi đúng các đơn vị đo diện tích (trường hợp đơn giản) .
 2. Kĩ năng: 	Rèn học sinh nhận biết, đọc, viết, mối quan hệ giữa 3 đơn vị vừa học nhanh, chính xác. 
3. Thái độ: 	Giúp học sinh thích môn học, thích làm những bài tập về giải toán liên quan đến bảng đơn vị đo diện tích.
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Chuẩn bị hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1dam; 1m -Phấn màu, bảng phụ 
- 	Trò : Vở bài tập 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Học sinh sửa bài 2, 3 / 26 (SGK)
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm
- Lớp nhận xét 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
9’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hình thành các biểu tượng về đơn vị đo diện tích đềcamét vuông và héctômét vuông.
- Hoạt động cá nhân 
Phương pháp: Đàm thoại, bút đàm 
1- Giới thiệu đơn vị đo diện tích đềcamét vuông
- Học sinh nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học
a) Hình thành biểu tượng đềcamét vuông 
- Học sinh quan sát hình vuông có cạnh 1dam
- Đềcamét vuông là gì?
-  diện tích hình vuông có cạnh là 1dam
- Học sinh ghi cách viết tắt:
1 đềcamét vuông vết tắt là 1dam2
b) Mối quan hệ giữa dam2 và m2
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chia mỗi cạnh 1dam thành 10 phần bằng nhau 
Hình vuông 1dam2 bao gồm bao nhiêu hình vuông nhỏ?
- Học sinh thực hiện chia và nối các điểm tạo thành hình vuông nhỏ 
- Học sinh đếm theo từng hàng, 1 hàng có ? ô vuông
10 hàng x 10 ô = 100 ô vuông nhỏ
- Học sinh tính diện tích 1hình vuông nhỏ : 1m2. Diện tích 100 hình vuông nhỏ: 100m2 
- Học sinh kết luận
1dam2 = 100m2
Ÿ Giáo viên chốt lại
2- Giới thiệu đơn vị đo diện tích héctômét vuông:
- Tương tự như phần b
- Học sinh tự hỏi bạn, bạn trả lời dựa vào gợi ý của giáo viên.
- Cả lớp làm việc cá nhân
1hm2 = 100dam2
Ÿ Giáo viên nhận xét sửa sai cho học sinh
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đềcamét vuông vá héctômét vuông
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não 
Ÿ Bài 1: 
- Rèn cách đọc
- 1 em đọc, 1 em ghi cách đọc 
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Lớp nhận xét
* Hoạt động 3: 
- Hoạt động nhóm đôi 
Ÿ Bài 3:
- Giáo viên gợi ý: Xác định dạng đổi, tìm cách đổi 
- Học sinh đọc đề - Xác định dạng đổi
- Học sinh làm bài và sửa bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét
* Hoạt động 4: Củng cố
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: 	 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 TỪ ĐỒNG ÂM.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Học sinh hiểu thế nào là từ đồng âm. 
2. Kĩ năng: _ Nhận diện được từ đồng âm trong giao tiếp
 - Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm. 
3. Thái độ: 	Cẩn thận khi dùng từ để tránh nhầm nghĩa. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Các mẫu chuyện vui sử dụng từ đông âm. 
- 	Trò : Vẽ tranh nói về các sự vật, hiện tượng nói về các từ đồng âm.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Học sinh đọc đoạn văn
Ÿ Giáo viên nhận xét và - cho điểm
- Học sinh nhận xét
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
“Trong tiếng việt còn có 1 hiện tượng” phổ biến. Đó là từ đồng âm mà ta tìm hiểu hôm nay.
32’
4. Phát triển các hoạt động: 
14’
* Hoạt động 1: Thế nào là từ đồng âm? 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Bút đàm, đàm thoại, giảng giải 
- Học sinh làm việc cá nhân, chọn dòng nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu 
_GV chốt lại : Hai từ câu ở hai câu văn trên phát âm hòan tòan giống nhau(đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế gọi là những từ đồng âm 
+Câu (cá) : bắt cá, tôm ,bằng móc sắt nhỏ
+Câu (văn) : đơn v

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc