Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 32

Tiết 2: Tập đọc

ÚT VỊNH

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng các tiếng khó: thanh ray, trẻ chăn trâu, giục giã, chềnh ềnh, chuyền thẻ,

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: sự cố, thanh ray, thuyết phục, . . .Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.

- HS có ý bảo vệ bản thân và bảo vệ mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh minh hoạ bài trang 136, SGK

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn đọc diễn cảm (Đoạn 1)

 

doc 16 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 834Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át thực hành tiết kiệm TNTT
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.	
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia; viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân, tím tỉ số phần trăm của 2 số
Thực hành làm tốt các bài tập.
 HS học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng phụ cho HS làm bài.
	 - Chép sẵn BT 2 vào bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: HS nêu tên gọi và các tính chất của phép chia.
	 HS làm lại BT 1 SGK, tiết 155.
Dạy bài mới:- GV tổ chức cho HS làm bài tập và chữa bài.
Bài 1: 
HS làm bài trên bảng con, mỗi phép tính một em làm vào giấy khổ lớn.
(HS nhắc lại cách chia phân số)
Bài 2: GV gắn BT lên bảng, HS đọc yêu cầu và nêu cách tính nhẩm: chia một số thập phân cho 0,1 ; 0,01 ; . . . cho 0,5 ; 0,25. HS lên bảng điền kết quả.
Bài 3: HS đọc yêu cầu BT.
GV nhắc lại theo mẫu – HS làm
bài vào vở,chữa bài.
Bài 4: HS đọc yêu cầu BT, nêu cách tính và làm bài chọn câu đúng ghi bảng con.
a) 
: 6 = = = ; 16 : = ;
 9 : x = = 4 
b) 1,6 ; 35,2 ; 560
 0,3 ; 32,6 ; 0,45
+ chia một số thập phân cho 0,1 ; 0,01 ; . . . ta chỉ việc chuyển dấu phẩy sang phải 1, 2. . . . .chữ số.
+ chia một số thập phân cho 0,5 ta nhân số đó với 2.
+ chia một số thập phân cho 0,25 ta nhân số đó với 4.
b) 7 : 5 = = 1,4 c) 1 : 2 = = 0,5
d) 7 : 4 = = 1,75
HS giải, tìm câu đúng và khoanh vào D
C. Củng cố: HS nêu lại tên gọi và tính chất của phép chia. 
D. Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG (Không có tài liệu )
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Tiếp tục cũng cố hành vi, thái độ của các bài đạo đức đã học.
Giúp HS chủ động, biết cách xử lí các tình huống trong mọi trường hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: VBT Đạo Đức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới: 
HS lần lượt các bài đạo đức đã học:
Em là HS lớp 5
Có trách nhiệm về việc mình đã làm
Có chí thì nên
Nhớ ơn tổ tiên
HS trao đổi, gợi nhớ lại nội dung của bài
	Chia lớp thành 4 nhóm gắn với 4 nội dung bài, các nhóm chọn tình huống trong nội dung bài của nhóm mình và thảo luận, tìm cách giải quyết tình huống.
	Các nhóm đóng vai trình bày lại cách giải quyết tình huống.
	Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	GV nhận xét, bổ sung và nhắc lại nội dung bài.
C. Củng cố : HS nhắc lại ghi nhớ của từng bài
D. Dặn dò: Về nhà ôn lại các bài đạo đức đã học.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn
25/04/2010
Thứ 3 ngày 27 tháng 4 năm 2010
 Tiết 1: 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: 
 Lịch sử
TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
(Như tiết 31)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Chính tả (Nhớ – viết)
 BẦM ƠI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Nhớ – viết đúng, đẹp bài: Bầm ơi – từ: Ai về thăm mẹ . . . . lòng bầm.
Luyện tập viết hoa tên các cơ quan, đơn vị.
HS có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ để làm bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ:
 HS viết bảng con: tên các danh hiệu giải thưởng ở BT 3 SGK (128)
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn nghe– viết chính tả.
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn: Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơvăn.
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới me? Anh nhớ tới hình ảnh nào của mẹ?
+ Trời mùa đông mưa phùn, giá rét, nhớ hình ảnh mẹ đi cấy dưới trời rét . . .
 b) Hướng dẫn viết từ khó.
HS nêu các từ khó khi viết dễ lẫn lộn : rét, lâm thâm, lội, ngàn khe, . . .
HS viết các từ khó vào bảng con, gọi hai em lên viết trên bảng lớp.
GV hướng dẫn cách trình bày bài viết.
Viết chính tả.
HS tự viết bài (nhớ - viết)
HS đổi vở, mở SGK và soát lỗi.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài.
	Hỏi: Bài tập yêu cầu em làm gì? (HS nhắc lại)
	HS tự làm bài vào vở, một em làm bài trên bảng phụ.
	Gắn bảng phụ, HS nhận xét, GV bổ sung cho hoàn thiện bài tập.
Tên cơ quan đơn vị
Bộ phận thứ nhất
Bộ phậnthứ hai
Bộ phận thứ ba
Trường Tiểu học Bế Văn Đàn
Trường
Tiểu học
Bế Văn Đàn
Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết
Trường
Trung học cơ sở
Đoàn Kết
Công ty Dầu khí Biển đông
Công ty
Dầu khí
Biển đông
+ Em có nhận xét gì về cách viết hoa tên các cơ quan đơn vị trên?
+ Được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Bộ phận thứ 3 là các danh từ riêng (viết hoa theo quy tắc)
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài, cả lớp tự làm bài, 3 em lên bảng làm bài và chữa bài.
a) Nhà hát Tuổi trẻ.
b) Nhà xuất bản Giáo dục.
c) Tường Mầm non Sao Mai.
C. Củng cố: HS đọc lại quy tắc viết hoa cá danh hiệu, giải thưởng, huy chuơng và kỉ niệm chương.
D. Dặn dò: Về nhà luyện viết và xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Kiến thức: Giúp HS luyện tập, sử dụng đúng dấu phẩy khi viết.
Kĩ năng: Hiểu và ghi nhớ được tác dụng của dấu phẩy.
Giáo dục: HS có ý thức học tốt phân môn LTC.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Kẻ 2 bảng phụ. (BT2)
Câu văn
Tác dụng của dấu phẩy
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đặt câu có ít nhất 2 dấu phẩy và nêu tác dụng của dấu phẩy.
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và mẫu chuyện.
HS làm bài vào vỡ BT.
Gọi HS đọc bài làm, cả lớp chú ý theo dõi, nhận xét.
Bức thư 1: 
“ Thưa ngài, tôi xin . . . . .của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong. .. . . . những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.
Bức thư 2:
 “Anh bạn trẻ ạ, tôi sẵn lòng . . . . những dấu chấm, dấu phẩy . . . . .bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh.
Bài 2: 
HS đọc yêu cầu bài (Viết đoạn văn, câu văn có sử dụng dấu phẩy và nêu tác dụng của nó), tự làm bài vào vở.
2 em làm bài vào bảng phụ.
Gọi vài HS trình bài làm của mình trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung.
Gắn bài của 2 em làm bảng phụ cả lớp cùng chữa bài.
C. Củng cố : Nêu tác dụng của dấu phẩy.
D. Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập. 
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: MỸ THUẬT
Giáo viên chuyên giảng dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn
26/04/2010
Thứ 4 ngày 28 tháng 4 năm 2010
 Tiết 1: THỂ DỤC 
Giáo viên chuyên giảng dạy.
Tiết 2: Tập đọc
NHỮNG CÁNH BUỒM
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Đọc đúng các tiếng khó: rả rich, chắc nịch, lênh khênhkhẽ, trỏ, . . .
Hiểu nội dung bài: Bài thơ là cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá thế giới của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngững tốt đẹp.
Học thuộc lòng bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Tranh minh hoạ bài, trang 130
Bảng phụ ghi 2 khổ thơ cuối đọc diễn cảm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc nối tiếp bài Út Vịnh và trả lời câu hỏi trong nội dung bài đọc.
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh mô tả cảnh trong tranh 
Luyện đọc: HS khá đọc bài.
HS đọc nối tiếp bài theo (theo 5 khổ thơ SGK) kết hợp sửa lỗi phát âm và 
ngắt nghỉ cho HS.
HS đọc nối tiếp bài lượt 2.
HS luyện đọc theo cặp.
GV đọc mẫu bài nhấn giọng ở các từ ngữ gơi tả, gợi cảm. 
Tìm hiểu bài:
 Một HS đọc câu hỏi cuối bài.
HS đọc thầm bài, thảo luận nhóm tổ để trả lời câu hỏi cuối bài.
GV nêu câu hỏi cho HS trả lời và chốt lại ý đúng.
HS tìm nội dung bài, phát biểu, GV chốt ý đúng.
Câu1: HS đọc lại câu hỏi SGK.
Câu 2 Em hãy nêu những câu thơ thể hiện cuộc trò chuyện giữa hai cha con?
Câu 3: HS đọc lại câu hỏi 2 SGK.
Câu 4: HS đọc lại câu hỏi 3 SGK.
Câu 5: HS đọc lại câu hỏi 4 SGK.
Câu 6: Bài thơ gợi cho em cảm xúc gì?
+ Sau trận mưa đêm, bầu trời và bãi biển như được gội rửa, mặt trời nhuộm hồng tất cả bằng các tia nắng rực rỡ, cát mịn, biển xanh lơ. Hai cha con dạo chơi. Bóng cha cao gầy lênh khênh, bóng con mập tròn chắc nịch.
+ Con:
 Cha ơi!. . . .người ở đó.
Cha: 
Theo cánh buồm đi mãi . . . .cha chưa hề đi đến.
Con: Cha mượn . . . . .để con đi . . . . 
 + Dựa vào phần những câu thơ đã nêu ở câu hỏi 2, HS nói lại bằng lời của mình.
+ Con ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển , được nhìn thấy cây, nhà cửa phía chân trời xa, . . . con khao khát được hiểu biết mọi thứ trên đời.
+ Gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.
+ HS phát biểu, lớp nhận xét, GV chốt lại ý đúng, ghi nội dung lên bảng.
Nội dung: Bài thơ ca ngợi những ước mơ khám phá thế giới của trẻ thơ.
Đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
* Đọc diễn cảm: HS đọc bài nối tiếpLớp nhận xét tìm giọng đọc đúng.
GV treo khổ thơ đọc đọc cảm, GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 
HS thi đọc diễn cảm. GV nhận xét và cho điểm HS.
* Đọc thuộc lòng:- HS luyện đọc thuộc lòng.- HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.
C. Củng cố: HS nêu lại nội dung.
D. Dặn dò: Về nhà học thuộc bài.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Hiểu được nhận xét chung của GV về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình. 
Biết sửa lỗi cho bạn và cho mình trong đoạn văn.
HS có tinh thần học hỏi những câu văn đoạn văn hay của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ viết sẵn các lỗi chính tả, cách dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp, . . .cần chữa chung cho cả lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: 
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học
Nhận xét chung bài làm của HS:
Gọi HS đọc lại đề bài Tập làm văn.
Nhận xét chung
Ưu điểm: 
+ Hầu hết các em đã hiểu đề và viết đúng yêu cầu của đề.
+ Nhiều bài có bố cục rõ ràng.
+ Diễn đạt câu, ý tương đối trọn vẹn.
+ Có một số bài đã biết sáng tạo trong cách dùng từ, biết dùng hình ảnh miêu tả hình dáng, công dụng của đồ vật.(so sánh con mèo như con hổ con, chú gà trống như một hiệp sĩ, . . . . . )
Nhược điểm:
+ Còn nhiều bài bố cục còn lộn xộn, lỗi chính tả nhiều, nội dung sơ sài, có nhiều bài hầu như không có một hình ảnh so sánh nào, câu viết cụt ý.
Trả bài:
HS đọc nhiệm vụ 2, 3, 4 
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung đã ghi ở bảng phụ- một số HS lên bảng chữa lỗi (lần lượt chữa từng lỗi), lớp chữa bài vào giát nháp.
b) Chữa lỗi trong bài HS đọc lời nhận xét của GV trong bài và tự chữa lỗi- GV theo dõi, kiểm tra.
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay của bạn.
Cho HS đọc bài cao điểm để các bạn học tập.
	d) Chọn viết lại đoạn văn cho hay hơn (HS viết vào vỡ BT)
C.Củng cố: HS đọc lại ghi nhớ về cấu tạo của một bài văn tả con vật.
D. Dặn dò: Về nhà xem lại bài bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Khoa học
VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
CỦA CON NGƯỜI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Nêu được những ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống con người.
Biết tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường
HS có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Hình và thông tin SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: 
+ Kể một số tài nguyên thiên nhiên mà em biết và nêu tác dụng của nó đối với đời sống của con người?
 B. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
- HS thảo luận nhóm, ghi vào phiếu, đại diện nhóm lên trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hình
Nội dung từng hình
1
Con người dang quạt bếp than, môi trường cung cấp chất đốt.
2
Các bạn đang bơi ở bể bơi.
3
Đàn trâu đang gặm cỏ
4
Bạn nhỏ đang uống nước.
5
Hoạt động của đô thị.
6
Môi trường cung cấp thức ăn cho con người
Kết luận: Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người: thức ăn, nước uống, khí thở , nơi ở, nơi làm việc . . . . .và trong các hoạt động khác của con người.
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- GV phổ biến luật chơi (cách chơi, thời gian chơi)
- Chia nhóm bàn, phát phiếu học tập, HS trao đổi, thảo luận viết tên những thứ môi trường cho con người và những thứ môi trường nhận từ con người 
- HS làm bài trong 5 phút. Các nhóm tự đổi phiếu và chám cho nhau, báo cáo kết quả và GV tuyên bố nhóm thắng cuộc.
Môi trường cho
Môi trường nhận
Thức ăn
Nước uống
Không khí để thở
Đất 
Nước
Chất đốt
. . . . . 
phân
thức ăn 
rác thải
nước tiểu
nước thải sinh hoạt 
khói
 . . . . . .
+ Điều gì sẽ xẩy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải vào môi trường nhiều chất đọc hại?
+ Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt
+ Môi trường bị ô nhiễm.
+ Suy thoái đất.
+ Môi trường bị phá huỷ
C. Củng cố: GV nhắc lại vai trò của Mục tiêu tự nhiên đối với đời sống con người.
D. Dặn dò: Về nhà học bài, cần có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên . 
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: Toán
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Kiến thức: Củng cố kĩ năng về các phép tính với số đo thời gian.
Kĩ năng: Giải các bài toán có liên quan đến số đo thời gian.
Giáo dục: HS có ý thức học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ cho HS làm bài và bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: - HS làm lại một số phép tính ở bài tập 1 (tiết 157)
Dạy bài mới: GV tổ chức cho HS làm bài, chữa bài
Bài 1: HS tự làm, nêu kết quả, HS đổi chéo vở để kiểm tra bài cho bạn
Bài 2: PP như bài 1
a) 15 giờ 42 phút
 8 giờ 46 phút
a) 17 phút 48 giây
 6 phút 23 giây
b) 16,6 giờ
 7,6 giờ
b) 8,4 giờ
 12,4 phút
Bài 3: HS đọc để bài, nêu cách tóm tắt và cách giải.
HS làm bài vào vở, một em làm bài vào bảng phụ.
Gắn bài bảng phụ chữa bài.
Bài giải:
Thời gian người đi xe đạp đã đi là:
18 : 10 = 1,8 giờ = 1 giờ 48 phút
Đáp số: 1 giờ 48 phút
Bài 4: PP như bài 3: 
 Bài giải:
Thời gian ô tô đi từ HN đến HP kể cả thời gian nghỉ là:
8 giờ 56 phút – 6 giờ 25 phút – 25 phút = 2 giờ 16 phút = (giờ)
Quãng đường từ HN đến PH là:
45 x = 102 (km)
Đáp số: 102 km
C. Củng cố: HS nhắc lại cách thực hiện phép tính với số đo thời gian
D. Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn
26/04/2010
Thứ 5 ngày 29 tháng 4 năm 2010
 Tiết 1: Toán
ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Giúp HS ôn tập và củng cố kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình đã học
Thành thạo các bài toán liên quan đến tính chu vi và diện tích.
HS có ý thức học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng giải bài 3 tiết 158
B. Dạy bài mới: 
1. Ôn tập lí thuyết:
HS nêu lại công thức và cách tính chu vi của các hình như SGK.
2. Thực hành:- Hướng dẫn HS làm bài tập và chữa bài.
Bài 1: 
- HS đọc BT, xác định dạng toán, nêu cách giải.
- HS làm bài vào vở, một em làm bài vào bảng phụ.
- Gắn bảng phụ chữa bài.
Bài 2 : PP tương tự bài 1.
Bài 3 : PP tương tự bài 1
Bài giải:
a) Chiều rộng của khu vườn là:120 x = 80 (m)
Chu vi khu vườn là: (120 + 80 ) x 2 = 400 (m)
b) Diện tích của khu vườn là:80 x 120 = 960 (m2) 
960 m2 = 0,96 ha
Đáp số: a) 400m; b) 0,69 ha
Bài giải:
Đáy bé của mảnh đất là: 
3 x 1000 = 3000 (cm) = 30 m
Đáy lớn của mảnh đất là:
5 x 1000 = 5000 (cm) = 50m
Chiều dài của mảnh đất là:
2 x 1000 = 2000 (cm) = 20 m
Diện tích mảnh đất đó là:
 = 800 (m2)
Đáp số: 800 m2
Bài giải
Từ hình vẽ ta thấy:
Diện tích hình vuông ABCD băng 4 lần diện tích hình tam giác OAB
a) Diện tích hình tam giác OAB là:
 = 8 (cm)
Diện tích hình vuông ABCD là:
8 x 4 = 32 (cm)
b) Diện tích hình tròn là:
 4 x 4 x 3,14 = 50,24 (cm2)
Đáp số: a) 32 cm2 ; b) 18,24 cm2
C.Củng cố: GV nhắc lại một số công thức, quy tắc tính diện tích, chu vi một số hình.
D. Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: Kể chuyện
NHÀ VÔ ĐỊCH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Qua lời kể của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Nhà vô địch bằng lời kể của người kể, bằng lời kể của Tôm Chíp
Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Khen ngợi Tôm Chíp dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn, trong tình huống nguy hiểm đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý.
Thể hiện được lời kể tự nhiên, sinh động kết hợp với điệu bộ, nét mặt. Biết 
thay đổi giọng theo lời của nhân vật.
Biết theo dõi nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
HS có ý thức giúp đỡ người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh minh hoạ truyện , SGK.
Bảng lớp ghi từ ngữ chú giải sau chuyện 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: Hai HS kể lại chuyện được chứng kiến, tham gia. Lớp và GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện.
GV kể lần 1: giọng kể chậm rãi, rõ ràng kết hợp giải nghĩa từ khó 
GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
3. Hướng dẫn kể chuyện và tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
HS kể chuyện trong nhóm (hai em ngồi cạnh nhau kể chuyện cho nhau nghe và trao đổi về nội dung chuyện)
Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp. (kể từng đoạn theo tranh )
HS kể chuyện bằng lời của người kể chuyện.
HS kể chuyện bằng lời của Tôm Chíp.
HS khác nêu câu hỏi cho bạn kể chuyện.
GV nêu câu hỏi để HS hiểu nội dung câu chuyện:
+ Em thích nhất chi tiết nào trong truyện? Vì sao?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
+ HS trả lời theo ý mình.
+ Một bé trai đang lăn theo bờ xuống mương nước.Tôm Chíp nhảy qua mương để ngăn đứa bé lại.
+ Câu chuyện khen ngợi Tôm Chíp dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn, trong tình huống nguy hiểm đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý.
HS nhận xét phần kể chuyện của bạn.
GV nhận xét cho điềm từng HS.
Củng cố: Một em nêu lại nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
Dặn dò: Về nhà tập kể lại chuyện.
Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu hai chấm)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Củng cố kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm: Để dẫn lời nói trực tiếp; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.
Củng cố kỉ năng sử dụng dấu hai chấm.
HS có ý thức học tập tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ ghi sẵn:
	Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của 1 
nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận trước.
	Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS làm BT 2 tiết 62
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. Gắn ghi nhớ về dấu hai chấm – HS đọc lại.
Lần lượt HS phân

Tài liệu đính kèm:

  • doc32.doc