Tuần 19
Tiết:1
Môn: Tập đọc
Bài :NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I.Mục tiêu
- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).
- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1,2 và câu hỏi 3 ( không cần giải thích lí do).
- HS khá, giỏi phân vai, đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (câu hỏi 4)
Giáo dục HS tinh thần yêu nước,dũng cảm tìm đường yêu nước của Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III.Các hoạt động dạy - học
1- Giới thiệu bài:
Tuần đầu tiên của học kì II, các em sẽ được học về chủ điểm Người công dân. Chủ điểm này sẽ giúp các em hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với đất nước. Bài học đầu tiên hôm nay là vở kịch Người công dân số Một. Vở kịch viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn là một thanh niên đang trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.Đoạn trích nói về Bác Hồ chuẩn bị ra nước ngoài tìm đường cứu nước lúc đó Bác lấy tên là Nguyễn Tất Thành.
-GV ghi tựa bài
Hồ đã họp và nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch ĐBP để kết thúc cuộc kháng chiến. +Ta đã chuẩn bị cho chiến dịch với tinh thần cao nhất : Nửa triệu chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về ĐBP . Hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa. Gần ba vạn người từ các địa phương tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm ... lên ĐBP. + Trong chiến dịch ĐBP ta mở 3 đợt tấn công - Đợt 1: mở vào ngày 13-3- 1954, tấn công vào phía bắc của ĐBP ở Him Lam, Độc Lập , bản kéo . Sau 5 ngày chiến đấu địch bị tiêu diệt - Đợt 2: vào ngày 30- 3- 1954, đồng loạt tấn công vào phân khu trung tâm của địch ở Mường Thanh , đến 26- 4 - 1954 ta đã kiểm soát được phần lớn các cứ điểm phía đông , riêng đồi A1 , C 1 địch vẫn kháng cự quyết liệt - Đợt 3: Bắt đầu vào ngày 1- 5- 1954 ta tấn công các cứ điểm còn lại , chiều 6- 5 đồi A1 bị công phá 17 h 30' ngày 7- 5- 1954 bắt sống tướng Đờ cát, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng , chiến dịch kết thúc thắng lợi. + Ta giành chiến thắng trong chiến dịch ĐBP vì: - Có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng - Quân và dân ta có tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường - Ta đã chuẩn bị tối đa cho chiến dịch - Ta được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. +Là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. + Kể về các nhân vật tiêu biểu như Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai , Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo... Rút kinh nghiệm; . ======================= Tiết:5 Môn: khoa học Bài 37: Dung dịch I. Mục tiêu Sau bài học HS biết - Nêu được một số ví dụ về dung dịch - Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất. II. Đồ dùng dạy học - Hình trang 76, 77 - Một ít đường , muối, nước sôi để nguội, cốc, thìa nhỏ có cán, Ly, đĩa ,nước nóng trong bình thủy. III. Các hoạt động dạy học A.- Kiểm tra - Nhận xét đánh giá môn học trong học Kì I B. bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Nội dung bài * Hoạt động 1: Thực hành tạo ra một dung dịch Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV HD như trong SGK a) Tạo ra một dung dịch đường hoặc muối, tỉ lệ nước và đường do từng nhóm quyết địnhvà ghi vào bảng sau: - HS thảo luận nhóm Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch 1-Nứơc sôi để nguội:trong suốt,không màu,không mùi ,không vị. Nước đường,dung dịch có vị ngọt. 2-Đường :màu trắng ,có vị ngọt. b) Thảo luận các câu hỏi - Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì? - Dung dịch là gì? Kể tên một số dung dịch mà bạn biết? -Muốn tạo ra độ mặn hoặc độ ngọt khác nhau của dung dịch ta làm thế nào? Bước 2: làm việc cả lớp - Đại diện mỗi nhóm nêu kết quả - các nhóm khác nhận xét KL: - Muốn tạo ra dung dịch ít nhất phải có 2 chất trở lên trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan trong chất lỏng đó. - Hỗn hợp chât lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đềuhoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan đó được gọi là dung dịch -* Hoạt động 2: Thực hành Bước 1: Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm các công việc sau: - Đọc mục HD thực hành trang 77 và thảo luận đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm theo câu hỏi trong SGK - Làm thí nghiệm: úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng 1 phút rồi nhấc đĩa ra - các thành viên nếm thử những giọt nước đọng trên đĩa rồi rút ra nhận xét . So sánh với kết quả dự đoán ban đầu. Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung -Qua thí nghiệm trên em có thể làm thế nào tách các chất trong dung dịch? - Cho HS đọc mục bạn cần biết trang 77 SGK KL: Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất - Trong thực tế người ta sử dụng phương pháp chưng cát để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và một số ngành khác cần nước thật tinh khiết - Cần có ít nhất 2 chất trở lên trong đó có một chất là chất lỏng và chất kia phải hoà tan được trong chất lỏng đó. - HS trả lời như SGK, một số dung dịch như giấm và đường, giấm và muối, nước và xà phòng +Cho nhiều chất hoà tan vào trong nước. - các nhóm làm việc với SGK - HS trả lời - HS đọc mục bạn cần biết trong SGK 3. Củng cố dặn dò: - Dung dịch là gì? -Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa hỗn hợp và dung dịch. -Người ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách nào? - Dặn HS chuẩn bị bài sau Sự biến đổi hóa học. -------------------------------------- Rút kinh nghiệm:. . ========================== Ngày soạn: 8/1/2013 Ngày dạy: Thứ tư 16/1/2013 Tiết: 1 Môn: LTVC Bài: Câu ghép I. Mục tiêu -Nắm sơ lược khái niệm câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.( ND ghi nhớ) -Nhận biết được câu ghép, xác định được các vế câu trong câu ghép( BT1, mục III); thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép(BT3) * HS khá, giỏi thực hiện được yêu cầu BT2(trả lời câu hỏi, giải thích lí do) II- Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập - Bảng phụ III . Các hoạt động dạy - học 1- Giới thiệu bài 2- Nhận xét Bài 1: - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập -Dùng bút chì đánh dấu thứ tự các câu trong VBT Sau đó, xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu. - Cho HS làm việc - Cho HS trình bày kết quả làm bài. - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng (GV đưa bảng phụ đã chuẩn bị kết quả đúng lên cho HS quan sát, GV giảng giải.) - 1 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm theo. - HS làm việc cá nhân - HS đọc thầm đoạn văn. - Dùng bút chì đánh số thứ tự câu trong VBT. - Xác định CN - VN trong từng câu. - Một số HS phát biểu ý kiến. - Cả lớp nhận xét Bài 2 - Cho HS đọc yêu cầu của câu 2 - GV giao việc: Các em cần xếp 4 câu trên vào nhóm a/ Câu đơn ( câu có 1 cụm C - V) b/ Câu ghép (có nhiều cụm C - V ngang hàng) - Cho HS làm việc: Các em không cần viết lại cả câu, chỉ cần xếp bằng số thứ tự các câu đã làm ở câu 1. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng: a/ Câu đơn: Câu 1 b/ Câu ghép: Câu 2, 3, 4 Bài 3: ( Cách tiến hành tương tự như câu 2) - GV chốt lại kết quả đúng: Không tách mỗi cụm C- V trong các câu ghép trên thành một câu đơn được vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu tách ra sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc không gắn kết với nhau về ý nghĩa - 1 HS đọc thành tiếng lớp lắng nghe. - HS làm bài cá nhân. - Một số em phát biểu - Cả lớp nhận xét 3 -Ghi nhớ - Cho HS đọc Ghi nhớ trong SGK. - 3 HS đọc. 4 -Luyện tập BT 1 -HS làm cá nhân vào vở. -Từng HS lên bảng - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng Đoạn văn có 5 câu ghép - Cả lớp nhận xét Vế 1 Vế 2 Trời / xanh thẳm c v Biển / cũng thẳm xanh, như dâng c v cao lên, chắc nịch Trời / rải mây trắng nhạt / c v Biển/ mơ màng dịu hơn sương c v Trời/ âm u mây mưa C V Biển/ xám xịt, nặng nề C V Trời / ầm ầm dông gió C V Biển/ đục ngầu, giận giữ c v Biển / nhiều khi rất đẹp C V Ai / cũng thấy như thế C V BT2 ( dành cho HS khá, giỏi) - có thể tách mỗi vế câu trong 5 câu ghép ở BT1 thành câu đơn được không? Vì sao? + Không tách được vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ rất chặt chẽ với ý nghĩa của vế câu khác BT3 - Cho HS đọc yêu cầu của BT.GV chấm vở. Gọi vài HS đọc bài làm của mình. - GV nhận xét VD: a/ - Mùa xuân về, trăm hoa đua nở. - Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nẩy lộc. b/ - Mặt trời mọc, sương tan dần. c/ - Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh thì tham lam, lười biếng. d/- Vì trời mưa to nên đường ngập nước. - HS làm bài vào vở -4HS lên bảng làm bài (mỗi em 1 câu) -4 hs nối tiếp đọc bài - Lớp nhận xét. 4- Củng cố dặn dò - GV: Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ. - 3HS nhắc lại --------------------------- Rút kinh nghiệm :.. .. =========================== Tiết :2 Môn: Toán Bài:luyện tập chung I.Mục tiêu Giúp HS biết : - Tính diện tích hình thang và hình tam giác vuông. - Giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm. -Lớp làm bài tập 1,2. - HS khá,giỏi làm thêm bài 3. II.Đồ dùng dạy học: SGK III. Các hoạt động dạy học : A-Kiểm tra bài cũ: Nêu quy tắc và viết công thức tính diện tích hình thang. B-Bài mới: 1- Giới thiệu: 2- Hướng dẫn HS làm bài tập : Bài 1: -Hỏi:Hãy nêu cách tính diện tích của hình tam giác vuông -Yêu cầu HS tự làm vào vở -Gọi 3 hs lên bảng. -Gv chấm,chữa bài. - Bài 2: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài,quan sát hình và tự làm. -Gọi 1 hs khá lên bảng giải. -GV gợi ý :Muốn so sánh diện tích của hình thang ABED và diện tích của tam giác BEC ta phải biết gì? -Hỏi : Muốn biêt diện tích của hình thang ABED lớn hơn diện tích tam giác BEC bao nhiêu đề-xi-mét vuông ta làm như thế nào? -Cho HS làm bài.GV đến giúp đỡ HS yếu. -Gọi lớp nhân xét. -GV dánh giá bài làm của HS. Bài 3: Dành cho hs giỏi Bài tập làm thêm 2HS nêu ,lớp viết công thức tính vào bảng con. Bài 1 -Lấy tích độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2. a) S= 4 x3 : 2 = 6 (cm2) b) S = 2,5 x 1,6 : 2 = 2 (m2) c) S = (dm2) Đáp số: a) 6cm2 ; b)2m2; c) 1 dm2 30 Bài 2: - Phải tính được diện tích của mỗi hình -Lấy diện tích hình thang ABED trừ đi diện tích tam giác BEC Bài giải Kẻ đường caoBH’ của tam giác BEC Vì BH’ vuông góc EC nên cũng vuông góc với DC nên cũng là đường cao của hình thang ABCD => BH’=BH=12dm Diện tích tam giác BEC là: 1,2 x 1,3 : 2 = 0,78 (dm2) Diện tích hình thang ABED là : (2,5 + 1,6 ) x 1,2 : 2=2,46(dm2) Vậy diện tích hình thang ABED lớn hơn diện tích tam giác BEC là : 2,46 - 0,78 = 1,68 (dm2) Đáp số : 1,68 (dm2) Bài 3: Bài giải a) Diện tích của mảnh vườn hình thang : ( 50 + 70 ) x 40 : 2 = 2 400 (m2) Diện tích trồng đu đủ là: 2 400 x 30 : 100 = 720 (m2) Số cây đu đủ trồng được là: 720 : 1,5 = 480 (cây) b) Diện tích trồng chuối là: 2 400 x 25 : 100 = 600 (m2) Số cây chuối trồng được là: 600 : 1 = 600 (cây) Số cây chuối trồng được nhiều hơn số cây đu đủ là: 600 - 480 = 120 (cây) Đáp số: a) 480 cây b) 120 cây 3-Củng cố -dặn dò: -Nêu cách tính diện tích của hình thang, hình tam giac1 vuông. -Nêu cách tìm một số phần trăm của một số. -Xem lại bài,chuẩn bị thước,com pa để tiết toán sau học bài Hình tròn.Đường tròn. ------------------------------------- Rút kinh nghiệm:. ========================= Tiết:3 Môn:Kể chuyện Bài: Chiếc đồng hồ I.Mục tiêu - Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ trong SGK; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện. các em - Biết trao đổi ý nghĩa câu chuyện. Giáo dục HS:Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước,trách nhiệm giáo dục mọi người để tương lai đất nước tốt đẹp. II. Đồ dùng dạy - học - Tranh minh hoạ truyện - Bảng lớp viết những từ cần giải thích: tiếp quản, đồng hồ quả quýt. III.Các hoạt động dạy - học 1/ Giới thiệu bài: 2/ Kể chuyện - GV kể lần 1 ( không sử dụng tranh) +GV kể to, rõ, chậm: Đoạn Bác Hồ với cán bộ trong hội nghị cần kể với giọng vui, thân mật. - GV kể lần 2 ( kết hợp chỉ tranh) • Tranh 1: Năm 1954............có chiều phân • Tranh 2+3: Bác Hồ đến thăm hội nghị. Mọi người vui vẻ đón Bác ( tranh 2) Bác bước lên diễn đàn.......đồng hồ được không? (Tranh 3) • Tranh 4: Chỉ trong ít phút.....hết -HS lắng nghe - HS quan sát tranh + nghe kể 3/ Hướng dẫn HS kể chuyện - Cho HS kể theo cặp -Cho HS thi kể chuyện trước lớp - GV nhận xét, cùng với HS bầu chọn nhóm kể hay, biết kết hợp lời kể với chỉ tranh. - GV chốt lại ý nghĩa của câu chuyện: Qua câu chuyện về chiếc đồng hồ, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ: Nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng.Do đó mỗi người cần làm tốt việc được phân công,không nên so bì ,chỉ nghĩ đến việc riêng của mình. Nói cách khác: Mỗi người lao động trong xã hội đều gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trong, cũng đáng quý - Từng cặp HS kể cho nhau nghe và tìm ý nghĩa của câu chuyện. - 4 HS nối tiếp kể từng đoạn -2 đến 3 HS kể toàn bộ câu chuyện. - Lớp nhận xét 4/ Củng cố, dặn dò -Câu chuyện khuyên ta điều gì? + Luôn phải cố gắng làm tốt công việc mình được giao,không nên suy bì vì công việc nào cũng có ý nghĩa và rất quan trọng -Em có nhận xét gì về cách nói chuyện của Bác Hồ với các cán bộ? +Khi nói chuyện ,Bác nói nhỏ nhẹ ,ôn tồn,dễ hiểu,vui vẻ,dí dỏm. . -Giáo dục HS nhớ lời Bác dặn qua câu chuyện. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe; về nhà đọc yêu cầu của tiết Kể chuyện tuần 20 và chuẩn bị trước bài theo yêu cầu * * * Rút kinh nghiệm:.. ====================== Tiết 4 Môn: Địa lí Bài 19 Châu á I-Mục tiêu: Sau bài học HS có thể: Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới . Nêu được vị trí, giới hạn của châu á. Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu á. Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu á. Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên ,đồng bằng, sông lớn của châu á trên bản đồ (lược đồ). * HS khá, giỏi : dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu á. II. Đồ dùng dạy - học -Bản đồ thế giới -Bản đồ tự nhiên châuá -Các hình minh hoạ của SGK. III. Các hoạt động dạy- học 1-Giới thiệu bài 2- Bài mới: Hoạt động 1:các châu lục và các đại dương trên thế giới - GV hỏi HS cả lớp: + Hãy kể tên các châu lục, các đại dương trên thế giới mà em biết. - Khi HS trả lời, GV ghi nhanh lên bảng thành 2 cột, 1 cột ghi tên các châu lục, 1 cột ghi tên các đại dương. - Chúng ta sẽ đi tìm vị trí của từng châu lục và đại dương trên quả địa cầu. - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 Lược đồ các châu lục và đại dương để tìm vị trí các châu lục và các đại dương trên thế giới. - GV gọi HS lên bảng chỉ vị trí của các châu lục, các đại dương trên quả địa cầu, hoặc bản đồ thế giới. - GV nêu kết luận: Trái Đất chúng ta có 6 châu lục và 4 đại dương. Châu á. là một trong 6 châu lục của Trái Đất. - HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi, mỗi em chỉ cần nêu tên một châu lục hoặc một đai dương mà mình biết. + Các châu lục trên thế giới: 1. Châu Mĩ. 2. Châu Âu 3. Châu Phi 4. Châu á 5. Châu Đại Dương 6. Châu Nam Cực + Các đại dương trên thế giới: 1. Thái Bình Dương 2. Đại Tây Dương 3. ấn Độ Dương 4. Bắc Băng Dương - HS làm việc theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau vừa nêu tên châu lục, đại dương vừa chỉ vị trí tương ứng với châu lục, đại dương đó trên lược đồ. - 3 HS lần lượt lên bảng chỉ theo yêu cầu. Lưu ý: chỉ theo đường bao quanh của châu lục, của đại dương, không được chỉ vào một điểm. - HS cả lớp theo dõi và nhận xét. Hoạt động 2:Vị trí địa lí và giới hạn của châu á. + Hãy cùng quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau: Chỉ vị trí của châu á. trên lược đồ cho biết châu á. gồm những phần nào? Các phía của châu á. tiếp giáp các châu lục đại dương nào? Châu á. nằm ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam, trải từ vùng nào đến vùng trên Trái Đất? Châuá chịu ảnh hưởng các các đới khí hậu nào? - GV nhận xét kết quả làm việc của HS, sau đó nêu kết luận: Châu á nằm ở bán cầu Bắc, có 3 phía giáp biển và đại dương. Chỉ theo đường bao quanh châu á Nêu: Châu á gồm hai phần là lục địa và các đảo xung quanh. Vừa chỉ trên lược đồ vừa nêu: + Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương. + Phía Đông giáp Thái Bình Dương. + Phía Nam giáp ấn Độ Dương. + Phía Tây Nam giáp với châu Phi. + Phía Tây và Tây Bắc giáp với châu Âu. Châu á nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng cực Bắc đến quá xích đạo. Châu á chịu ảnh hưởng của ba đới khí hậu: Hàn đới ở phía Bắc á Ôn đới ở giữa lục địa châu á. Nhiệt đới ở Nam . Hoạt động 3:diện tích và dân số châu á - GV treo bảng số liệu về diện tích và daõn soỏ caực chaõu luùc tên và công dụng của bảng số liệu. - GV nêu yêu cầu HS đọc bảng số liệu và hỏi: Em hiểu chú ý 1 và 2 trong bảng số liệu như thế nào? - GV giảng giải: Liên Bang Nga có lãnh thổ nằm trên hai châu lục, một phần ở châu Âu còn phần kia lại thuộc châu á . Dân số của Liên Bang Nga một phần thuộc dân số châu Âu, một phần thuộc dân số châu á. Trong bảng sô liệu, dân số của Liên Bang Nga không được tính vào dân số của châu á mà được tính cả vào dân số châu Âu. - GV yêu cầu: Dựa vào bảng số liệu, em hãy so sánh diện tích của châuá với diện tích các châu lục khác trên thế giới. - GV kết luận: Trong 6 châu lục thì châu á có diện tích lớn nhất - 1 HS nêu trước lớp :Bảng số liệu thống kê về diện tích và dân số của các châu lục, dựa vào bảng số liệu ta có thể so sánh diện tích và dân số của các châu lục với nhau. - HS nêu theo ý hiểu của mình. - HS so sánh và nêu ý kiến trước lớp: Diện tích châu á lớn nhất trong 6 châu lục. Gấp 5 lần diện tích châu đại dương, hơn 4 lần diện tích châu Âu, hơn 3 lần diện tích châu Nam Cực. Hoạt động 4 Đặc điểm tự nhiên. -GV nêu câu hỏi : +Địa hình của châu á có đặc điểm gì? +Nêu khí hậu của châu á + Đọc và chỉ tên một số dãy núi,cao nguyên, đồng bằng ,sông lớn của châu á trên bản đồ ,lược đồ. -HS đọc thông tin, trả lời.Chỉ trên bản đồ,lược đồ. GV kết luận về phiếu làm đúng sau đó kết luận: Núi và cao nguyên chiếm diện tích châu á, trong đó có những vùng núi rất cao và đồ sộ. Đỉnh Ê-vơ-rét (8848 m) thuộc dãy Hi-ma-lay-a, cao nhất thế giới. Châu á Có đủ các đới khí hậu (từ nhiệt đới ,ôn đới đến hàn đới) - Hoạt động 5 :Giới thiệu một số cảnh đẹp của châu á - GV yêu cầu HS dựa vào các hình minh hoạ a, b, c, d, e và hình 2 trang 103 SGK, mô tả vẻ đẹp một số cảnh thiên nhiên của châu á. - HS tự chọn một hình và xung phong mô tả trước lớp. - GVnêu: Thiên nhiên châu á rất đa dạng và phong phú có 3 phía giáp các biển và đại dương nên có nhiều cảnh biển đẹp. Đến khu vực Trung á lại có hoang mạc và bán hoang mạc. Châu á cũng có nhiều đồng bằng cây cối xanh tốt, khu vực Bắc á lại nổi tiếng với rừng tai-ga, là rừng cây lá kim. Hi-ma-lay-a là nơi cao nhất của thế giới với những dãy núi cao đồ sộ, đỉnh núi quanh năm có tuyết phủ. Chính lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ cực Bắc đến qua Xích đạo tất cả các đới khí hậu đã làm cho thiên nhiên châu á phong phú và đa dạng. 3Củng cố, dặn dò - Cho HS đọc bài học -HS khá, giỏi : dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu á. -GV nhận xét tiết học, dặn Hs về học bài. Rút kinh nghiệm:.. ======================== Ngày soạn 9/1/2013 Ngày dạy Thứ năm 11/1/2013 Tiết:1 Môn:Tập đọc Bài:Người công dân số MộT(TT) I. Mục tiêu 1-Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời các nhân vật, lời tác giả 2- Hiểu nội dung, ý nghĩa : Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.Trả lời được các câu hỏi 1,2 và câu hỏi 3 ( không cần giải thích lí do). - HS khá, giỏi phân vai, đọc diễn cảm vở kịch, giọng đọc thể hiện được tính cách của từng nhân vật (câu hỏi 4) Giáo dục HS tinh thần yêu nước,dũng cảm tìm đường yêu nước của Bác Hồ. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn các từ, cụm từ: La-tút-sơ, Tơ-rê-vin, A-lê hấp; đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc. III. Các hoạt động dạy - học A/Kiểm tra bài cũ -Gọi 3 hs đọc đoạn và trả lời câu hỏi . -GV nhận xét ,cho điểm. HS đọc bài và trả lời câu hỏi. B/ Bài mới 1-Giới thiệu bài: ở tiết Tập đọc trước, các em đã được học trích đoạn của một vở kịch Người công dân số Một. Ai sẽ giúp anh Thành xin được chân phụ bếp? Lòng quyết tâm tìm đường cứu nước, cứu dân của Thành thể hiện như thế nào? Các em sẽ biết được điều đó qua đoạn trích tiếp theo hôm nay chúng ta học. - HS lắng nghe 2 Luyện đọc - GV chia đoạn: 2 đoạn • Đoạn 1: từ đầu đến lại còn say sóng nữa. • Đoạn 2: Phần còn lại - Cho HS đọc nối tiếp - Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: súng kíp, Phù Lãng Sa, La-tút-sơ Tê- rê-vin.... . . .. HS luyện dọc 3 Tìm hiểu bài • Đoạn 1 Hỏi: Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau? Hỏi: Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước cứu dân được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào? • Đoạn 2 Hỏi: Người công dân số Một trong đoạn kịch là ai? -Sau câu chuyện này,anh Thành đã làm gì? GV nêu :Nguyễn Tất Thành ( Bác Hồ ) rất yêu quê hương đất nước, các có tầm nhìn xa -quyết chí ra nước ngoài để đi tìm đường cứu nước thoát khỏi nô lệ. Sự khác nhau là: • Anh Lê có tâm lý tự ti, cam chịu cảng sống nô lệ vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược • Anh Thành không cam chịu, rất tin tưởng con đường mình đã chọn: ra nước ngoài học cái mới để về cứu dân, cứu nước - Thể hiện qua lời nói: • Để giành lại non sông.... • Làm thân nô lệ.... • Sẽ có một ngòn đèn khác..... - Thể hiện qua cử chỉ: • Xoè bàn tay ra: “ Tiền đây chứ đâu?” - 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo là Nguyễn Tất Thành. Đó chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta 4-Đọc diễn cảm - Cho HS đọc phân vai Mỗi nhóm 4 HS đọc theo vai anh Thành, anh Lê, anh Mai và người dẫn chuyện. - 2 nhóm lên thi đọc 5- Củng cố, dặn dò -Nêu nội dung, ý nghiã của bài? -Giáo dục hs thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. - Dặn HS về nhà đọc lại cả 2 đoạn.Chuẩn bị xem bài sau Thái sư Trần Thủ Độ. - HS giỏi nêu. ------------------------------------- Rút kinhnghiệm:. ========================= Tiết :2 Môn: Toán Bài :hình tròn,đường tròn I.Mục tiêu Giúp HS : - Nhận biết được về hình tròn,đường tròn và các yêu tố của hình tròn như tâm,bán kính ,đường kính. - Biết sử dụng compa để vẽ hình tròn. - Lớp làm bài tập 1,2. - HS giỏi làm thêm bài 3. II .Đồ dùng dạy học -Bộ đồ dùng dạy học Toán 5 -Compa dùng cho GV và compa dùng cho HS,thước kẻ III. Các hoạt động dạy học A- Kiểm tra bài cũ Hỏi HS: -Muốn tính Diện tích hình tam giác ta làm như thế nào? -Muốn tính diện tích hình thang ta làm như thế nào? B-Bài mới: 1) Giới thiệu: 2) Hình thành kiến thức về hình tròn,đường tròn. a) Nhận biết hình tròn và đường tròn -GV cho hs xem các hình tròn và hỏi: Đây là hình gì? -Người ta thường dùng dụng cụ gì để vẽ hình tròn? -Yêu Cầu hs sử dụng com pa để vẽ hình tròn tâm O vào giấy nháp . GV vẽ hình tròn trên bảng lớp. -Đọc tên hình em vừa vẽ được. -GV chỉ vào hình tròn và nêu KL: Đầu chì của compa v
Tài liệu đính kèm: