Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần thứ 28 - Trường tiểu học Khánh Lợi

Tiết 2+3: TẬP ĐỌC

NGÔI NHÀ

I/ MỤC TIÊU :

 1 HS đọc trơn cả bài. Chú ý:

 - Phát âm đúng các tiếng khó: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót

- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ.

 2. Ôn các vần yêu, iêu. Cụ thể:

 - Phát âm đúng những tiếng có vần yêu, iêu.

 - Tìm được tiếng có vần trên.

 3. Hiểu từ ngữ và câu thơ trong bài

 - Trả lời được các câu hỏi về hình ảnh ngôi nhà, âm thanh, hương vị bao quanh ngôi nhà. Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ.

 - Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước.

 - Học thuộc lòng 1 khổ thơ mà em thích.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 72 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần thứ 28 - Trường tiểu học Khánh Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...........................................................................................
Môn Toán : ..........................................................................................................................
Ký duyệt của BGH
Khánh Lợi, ngày tháng năm 2013
Trương Công Thành	
TUẦN 30
 Ngày soạn: 16. 03. 2013
Ngày dạy: Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2013
Tiết 2+3: TẬP ĐỌC
CHUYỆN Ở LỚP
I. MỤC TIÊU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài : Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan nhứ thế nào ? Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
- CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC : KN xác định giá trị. KN nhận thức bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh hoạ.Bộ thực hành của GV và HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV, HS
Nội dung bài 
1. Bài cũ : 1 HS đọc bài đoạn 1 bài Chú công . Sau đó trả lời câu hỏi:" Lúc mới chào đời, chú công có bộ lông màu gì, chú đã biết làm động tác gì"?
*1 HS đọc đoạn 2 bài Chú công và trả lời câu hỏi: "Sau hai, ba năm đuôi chú công có màu sắc thế nào"?
2. Bài mới : 
Giới thiệu bài: GV ghi: Chuyện ở lớp
a. Hướng dẫn luyện đọc:
- GV đọc mẫu bài văn
b. HS luyện đọc tiếng, từ: ở lớp, đứng dậy, trêu , bôi bẩn, vuốt tóc 
- Phân tích tiếng trong các từ ngữ trên: - HS đánh vần và đọc tiếng, từ ngữ: cá nhân, nhóm, lớp
c. Luyện đọc câu:
Bài này có mấy khổ ? Mỗi khổ có mấy câu ? Mỗi câu gồm có mấy chữ ?
- Cho 3, 4 HS đọc câu thứ nhất và tiếp tục đọc câu 2, 3, 4, 5
- Cho HS đọc tiếp nối nhau
d. Luyện đọc đoạn, bài:
- GV cho HS đọc đoạn: - HS thi 3 nhóm đọc trơn mỗi khổ thơ theo yêu cầu của GV
Ôn vần uôc, uôt.
- Tìm trong bài những tiếng mang vần uôt ? 
- Tìm tiếng ngoài bài có vần uôc, uôt:
- GV nhận xét, chỉnh sửa câu cho HS.
- GV nhận xét sửa sai cho HS 
Tiết 2
+ Luyện đọc cả bài và tìm hiểu bài
- GV cho HS luyện đọc lại từng câu và toàn bộ bài ở tiết 1.
* Tìm hiểu bài đọc:
- YCHS đọc bài và trả lời các câu hỏi SGK.
* Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp?
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 3
Hỏi:
* Mẹ nói gì với bạn nhỏ?
- GV đọc lại bài văn 1 lần, sau đó gọi HS đọc lại
* Luyện nói : Hãy kể với cha mẹ hôm nay ở lớp con ngoan như thế nào?
- HDHS quan sát nhận xét nội dung tranh và thảo luận theo cặp.
- Đại diện một số cặp trình bày, nhận xét.
- Tranh vẽ những ai ? Họ đang làm gì ?
- Những việc làm của bạn nhỏ chứng tỏ điều gì ?
- Chủ đề luyện nói của chúng ta hôm nay là gì ? 
- Hãy đóng vai bố và con để trò chuyện.
- Con đã làm được những việc gì ngoan ở lớp?
3. Củng cố dặn dò: 
- NX giờ học.
- Tuyên dương những em học tốt.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau
Tập đọc
Chuyện ở lớp
- Mẹ có biết ở lớp
Bạn Hoa không học bài
Sáng nay cô giáo gọi
Đứng dậy đỏ bừng tai
- Mẹ có biết ở lớp
Bạn Hùng cứ trêu con
Bạn Mai tay đầy mực 
Còn bôi bẩn ra bàn
Vuốt tóc con mẹ bảo
- Mẹ chẳng nhớ nổi đâu
Nói mẹ nghe ở lớp
Con đã ngoan thế nào?
Tìm trong bài những tiếng mang vần uôt: vuốt
Tìm tiếng ngoài bài có vần uôc: Thuộc bài, trắng muốt, vuốt râu, sáng suốt..
uôt: chải chuốt, nuốt trôi, cuốc đất, buộc dây, lọ ruốc
- Bạn Hoa không học bài
- Bạn Hùng cứ trêu con
- Mẹ muốn nghe con kể xem ở lớp con đã ngoan thế nào
Nói : Hãy kể với cha mẹ hôm nay ở lớp con ngoan như thế nào?
******************************************
Tiết 4: TOÁN
§117: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 (TRỪ KHÔNG NHỚ)
I/ MỤC TIÊU: Bước đầu giúp HS 
- Biết đặt tính rồi làm tính trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100.Củng cố kĩ năng tính nhẩm. 
- HS biết làm bài tập thành thạo,biết vận dụng vào cuộc sống.
- Rèn tính cẩn thận,chính xác.
* HT Rèn kĩ năng tính nhẩm,phiếu bài tập.
II/ ĐỒ DÙNG DAY HỌC:
GV: Tranh vẽ, bảng phụ; que tính 
HS: Sách Toán và vở Bài tập Toán..
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV, HS
Nội dung bài 
1. Bài cũ: 
HS làm bảng con: 42+ 35 62 +21 32 +57 
GV nhận xét về cách đặt tính , cách tính 
2. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu cách làm tính trừ (trừ không nhớ )
 a)Trường hợp phép trừ có dạng 65 - 30
Bước 1: GV hướng dẫn HS trên các que tính
-HS lấy que tính thực hiện.
Bước 2: Hướng dẫn cách đặt tính và làm tính trừ
GV thể hiện ở trên bảng:
-Hướng dẫn cách đặt tính( từ trên xuống) như SGK.
Cho HS nhắc lại cách tính
 b. Trường hợp phép trừ có dạng 36 - 4 
Hướng dẫn cách đặt tính ( từ trên xuống) như SGK.
HĐ2- Thực hành
Bài 1: Nêu yêu cầu của bài toán. Tính:
Cho HS làm bảng con,bảng lớp.
Nhận xét- sửa sai 
Bài 2: Nêu yêu cầu của bài toán. Đúng ghi đ, sai ghi s :* HT phiếu bài tập.
- Cho HS làm phiếu bài tập.,bảng lớp.
- Chấm - Nhận xét- sửa sai 
Bài 3: Nêu yêu cầu của bài toán. Tính nhẩm
* HT Rèn kĩ năng tính nhẩm
Cho HS trả lời miệng nối tiếp.
Nhận xét- sửa sai 
3. Củng cố- dặn dò:
 - GV hệ thống lại nội dung bài
- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
Chục
đơn vị
 6
-
 3
 5
 0
 3
 5
 65 5 trừ 0 bằng 5 viết 5
-
 30 6 trừ 3 bằng 3 viết 3
 35
Như vậy: 65-30=35
Bài 1: Tính
Bài 2: Đúng ghi đ, sai ghi S
Bài 3: Tính nhẩm
Rút kinh nghiệm
Môn Tiếng Việt :..................................................................................................................
Môn Toán : ..........................................................................................................................
Thứ ba ngày 26 tháng 3 năm 2013
Tiết 2: CHÍNH TẢ
CHUYỆN Ở LỚP
I/ MỤC TIÊU: 
-HS chép lại chính xác, không mắc lỗi . Biết trình bày đúng bài thơ: Chuyện ở lớp.Điền đúng vần uôt hoặc uôc; chữ c hay k vào chỗ trống. 
- Tốc độ viết: Tối thiểu 2 chữ 1 phút.Điền đúng số dấu chấm trong bài chính tả; Hiểu dấu chấm dùng để kết thúc câu.
- Rèn tính cẩn thận,chính xác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV, HS
Nội dung bài 
1. Bài cũ : - GV chấm vở của những HS về nhà phải chép lại bài.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Chuyện ở lớp
HĐ1: Hướng dẫn HS tập chép:
- GV đọc mẫu – Gọi HS đọc.
- Tìm hiểu nội dung bài:
+Vuốt tóc bạn nhỏ mẹ đã nói gì? 
* Luyện viết bảng con tiếng, từ khó:
- GV gạch chân yêu cầu HS phân tích đọc tiếng từ khó và viết bảng con: vuốt tóc, nhớ nổi, ngoan
- YCHS đọc lại từ khó.
* HDHS tập chép vào vở :
- GV đọc mẫu lần 2.
- GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
- HS nhìn bảng chép bài thơ trên bảng.
- GV đọc thong thả cho HS sửa bài
- Chấm một số bài -Chữa những lỗi sai phổ biến.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu : Điền vần uôt hay uôc:
- GV nêu yêu cầu HS thảo luận trong vòng 1 phút.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu : Điền chữ c hoặc k:
- YCHS quan sát tranh thảo luận theo cặp trong vòng 1 phút.
- GV yêu cầu HS làm 2 bài tập trong phiếu bài tập.
- Chấm – Chữa bài.
3. Củng cố dặn dò: 
Vuốt tóc con mẹ bảo:
- Mẹ chẳng nhớ nổi đâu
Nói mẹ nghe ở lớp
Con đã ngoan thế nào?
Bài tập:
Điền uôt hay uôc?
Buộc tóc chuột đồng
Điền chữ c hay k?
Túi kẹo quả cam
**********************************
Tiết 3: TẬP VIẾT
TÔ CHỮ HOA O, Ô, Ơ, P
I. MỤC TIÊU: - HS biết tô các chữ hoa: O, Ô, Ơ, P
- Viết đúng các vần uôt, uôc; ưu, ươu; các từ ngữ: con cừu, ốc bươu, chải chuốt, thuộc bài – chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu; đều nét; đưa bút đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở: TV1/ 2 
- Rèn tính cẩn thận, chính xác, kiên nhẫn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Chữ mẫu, phấn màu. HS: Bảng con, vở viết .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV, HS
Nội dung bài 
1. Bài cũ : Tiết trước ta viết chữ gì?.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Tô chữ hoa O, Ô, Ơ,P 
HĐ1.Hướng dẫn tô chữ hoa:
- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- Giới thiệu chữ hoa O.Yêu cầu HS đọc.
- Con chữ O viết hoa gồm có mấy nét? là những nét nào?
- Độ cao bao nhiêu dòng li?
- GV tô và hướng dẫn quy trình tô.
- Đặt bút trên ĐK6 đưa bút sang trái, viết nét cong kín phần cuối lượn vào trong bụng chữ. DB phía trên ĐK4.
- YCHS viết bảng con
+ Giới thiệu chữ hoa Ô, Ơ, P (tương tự)
- HDHS so sánh với O
GV viết mẫu –Hướng dẫn quy trình viết.
HĐ2: Hướng dẫn viết vần và từ ngữ ứng dụng: 
- Giới thiệu vần uôt – HDHS phân tích cấu tạo, độ cao các con chữ trong chữ ghi vần.
GV viết mẫu –Hướng dẫn quy trình viết.
- Giới thiệu từ chải chuốt. Yêu cầu HS đọc, giải nghĩa
- HDHS phân tích cấu tạo,nhận xét độ cao
GV viết mẫu –HD viết: Dặt bút dưới DK3 viết con chữ c viết tiếp liền nét với con chữ h ,dừng bút ở DK2.
- Giới thiệu tương tự với các vần,từ còn lại.
- YCHS đọc lại bài trên bảng.
- YCHS viết bảng con các vần,từ ngữ.Nhận xét.
HĐ3: Hướng dẫn HS tập tô, tập viết vào vở:
- HS tập tô các chữ ,các vần , các từ ngữ vào vở 
-GV quan sát, hướng dẫn cách cầm bút cho đúng, tư thế ngồi đúng.GV chấm một số bài – Nhận xét.
3/ Củng cố dặn dò: 
O
Ô
Ơ
P
uôt, uôc
chải chuốt
thuộc bài
ưu, ươu
con cừu
ốc bươu
********************************************* 
Tiết 4: TOÁN
§118: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về làm tính trừ các số trong phạm vi 100 ( trừ không nhớ ); Tập đặt tính rồi tính. Tập tính nhẩm (trong trường hợp phép trừ đơn giản).Củng cố về giải toán 
- HS biết làm bài tập thành thạo, biết vận dụng vào cuộc sống.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS: Sách Toán và vở Bài tập Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV, HS
Nội dung bài 
 1/ Bài cũ : Sửa các bài tập: 3, 4 VBT.
Chấm một số vở – Nhận xét
2. Bài mới :
HĐ1:Luyện tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài toán. Đặt tính rồi tính:
HS nhắc lại cách đặt tính và tính đúng.
Cho HS làm bảng con, bảng lớp.
Nhận xét- sửa sai 
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài toán. Tính nhẩm: 
- Yêu cầu HS làm miệng – GV ghi bảng.
- Nhận xét- sửa sai 
Bài 3: HS nêu yêu cầu: Điền dấu thích hợp vào ô trống:
- GV yêu cầu HS thảo luận cách làm trong vòng 1 phút.
- GV yêu cầu HS làm phiếu bài tập.
- Chấm – Chữa bài.
Bài 4 : Cho HS đọc đề toán 
- Yêu cầu HS thảo luận. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Theo cặp.
- YCHS trình bày – GV ghi tóm tắt. 
- GV yêu cầu HS thảo luận cách giải và trình bày bài giải.
- YCHS làm vào vở,bảng lớp.
- Chấm – Chữa bài.
HĐ2: Trò chơi tính nhanh tính đúng.
3/ Củng cố – dặn dò : 
- GV hệ thống lại nội dung bài
- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau
Toán
Luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
Bài 2: Tính nhẩm
65 – 5= 60 65 – 60=5
70 – 30=40 94 – 3 =91
21 – 1 =20 21 – 20=1
Bài 3: >, <, =?
35-5 43-3
30-20 = 40-30 31+42=41+32
Bài 4: Bài giải
Lớp 1B có số bạn nam là:
35 – 20 = 15 (bạn)
Đáp số; 15 bạn
Rút kinh nghiệm
Môn Tiếng Việt :..................................................................................................................
Môn Toán : ..........................................................................................................................
Thứ tư ngày 27 tháng 3 năm 2013
	 Tiết 1+2: TẬP ĐỌC
MÈO CON ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU: - HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng khó: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Ôn các vần ưu, ươu Tìm được các tiếng và nói được câu chứa tiếng có vần ươu, ưu.Biết nghỉ hơi khi gặp các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi.
- Hiểu được từ ngữ buồn bực, kiếm cớ. Hiểu nội dung bài: Mèo con lười học, kiếm cớ nghỉ ở nhà. Cừu dọa cắt đuôi làm Mèo sợ không dám nghỉ nữa. Học thuộc lòng bài thơ.
- HS có ý thức đi học chuyên cần.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài Tập đọc trong SGK
 Bộ thực hành của GV và HS: THTV2112
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV, HS
Nội dung bài 
1. Bài cũ: - GV kiểm tra 2 HS đọc bài: Chuyện ở lớp và trả lời câu hỏi: Sau khi nghe bạn nhỏ kể chuyện ở lớp, mẹ đã nói gì với bạn nhỏ?
 - GV đọc cho HS viết vào bảng con: vuốt tóc, đứng dậy.
2. Bài mới
a/ Giới thiệu bài: Mèo con đi học
b/ Hướng dẫn luyện đọc:
GV đọc mẫu bài văn: 
+ Luyện đọc từ ngữ: 
GV hướng dẫn HS phát âm tiếng. Luyện đọc tiếng, từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, be toáng , cái đuôi, cừu
-Giải nghĩa hoặc cho HS xem tranh
+ Luyện đọc câu 
Bài này có mấy câu? Đầu câu viết như thế nào?
- Hướng dẫn HS đọc hai câu thơ đầu
+ Luyện đọc cả bài:
- YCHS đọc phân vai – Nhận xét.
-GV chấm điểm – Nhận xét.
c/Ôn vần ưu, ươu
- Tìm tiếng trong bài có vần ưu:
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ưu, ươu:
- GV nhận xét, chỉnh sửa câu cho HS.
- Nói câu chứa tiếng có vần ưu hay ươu
- GV nhận xét sửa sai cho HS
- Gọi 3 em đọc lại bài
Tiết 2
d/Tìm hiểu bài và luyện nói
- Luyện đọc câu, cả bài.
-GV cho HS luyện đọc câu và toàn bộ bài ở tiết 1 trong SGK
+Tìm hiểu bài đọc:- YCHS đọc bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Yêu cầu HS đọc 4 dòng thơ đầu.
Hỏi :
 + Mèo kiếm cớ gì để trốn học?
- HS trả lời: Mèo kêu đuôi ốm, xin nghỉ học. 
 - Yêu cầu HS đọc 6 dòngthơ cuối
Hỏi :
+ Cừu nói gì khiến Mèo vội xin đi học ngay?
- 3HS trả lời : Cừu nói muốn nghỉ học thì hãy cắt đuôi Mèo. Mèo vội xin đi học ngay
- Gọi HS đọc lại bài thơ
e/ Luyện nói: Chủ đề luyện nói của chúng ta hôm nay là gì?
 - Cho HS quan sát tranh minh họa gợi ý theo từng tranh: 
- Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm luyện nói theo chủ đề: Vì sao bạn thích đi học?
- HS các nhóm làm việc theo hướng dẫn của GV
- Đại diện các nhóm lên nói trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
*GV đọc diễn cảm bài văn 1 lần. 
+ Học thuộc lòng bài thơ:
GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ.
- GV xoá dần chữ; chỉ giữ lại những chữ đầu dòng yêu cầu các em đọc thuộc từng dòng thơ, khổ thơ, rồi cả bài thơ.
4. Củng cố – dặn dò - NX giờ học.
- Nhắc HS về nhà học thuộc lòng bài thơ. 
- Hướng dẫn chuẩn bị bài
Tập đọc
Mèo con đi học
Mèo con buồn bực
Mai phải đến trường
Bèn kiếm cớ luôn:
- Cái đuôi tôi ốm
Cừu mới be toáng:
- Tôi sẽ chữa lành
Nhưng muốn cho nhanh
Cắt đuôi khỏi hết!
- Cắt đuôi? Ấy chết!
Tôi đi học thôi !
1. Tìm tiếng trong bài có vần ưu: Cừu
2. Tìm tiếng ngoài bài có vần ưu:
ươu:
Nói: Hỏi nhau vì sao bạn thích đi học.
Rút kinh nghiệm
Môn Tiếng Việt :..................................................................................................................
Môn Toán : ..........................................................................................................................
Thứ năm ngày 28 tháng 3 năm 2013
 Tiết 1+2: TẬP ĐỌC
NGƯỜI BẠN TỐT
I/ MỤC TIÊU:
- HS đọc trơn cả bài – Phát âm đúng các từ ngữ: liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu - tập đọc các đọan đối thoại. Biết nghỉ hơi sau mỗi dấu chấm, dấu phẩy. Ôn các vần ut, uc: Nói được câu chứa tiếng có các vần trên. 
- Hiểu được từ ngữ trong bài ; Biết đọc đúng các câu hỏi. Nhận ra cách cư xử ích kỉ của Cúc. Thái độ giúp đỡ bạn hồn nhiên chân thành của Hà và Nụ là những người bạn tốt
- Có ý thức đoàn kết giúp đỡ bạn.
*HT hiểu nghĩa các từ ngữ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài Tập đọc trong SGK.Bộ thực hành của GV và HS
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV, HS
Nội dung bài 
1.Ổn định: Hát
2. Bài cũ: - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ: Mèo con đi học. Sau đó trả lời câu hỏi: 
 Mèo con kiếm cớ gì để định trốn học?
 Vì sao Mèo con lại đồng ý đi học?
3. Bài mới:
a/Giới thiệu bài Người bạn tốt
b. Hướng dẫn luyện đọc:
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài 
b. Luyện đọc
- Tiếng, từ ngữ khó: sửa lại, nằm, ngượng nghịu.
Hỏi :
+ Tìm tiếng trong bài có âm s đứng đầu?
GV gạch dưới tiếng sửa
- Tương tự yêu cầu HS tìm và luyện đọc tiếng trong bài có âm n đứng đầu.
+ Tìm tiếng trong bài có vần "ương"?
+ Nêu cấu tạo tiếng ngượng?
+ Gọi HS đọc : ngượng
+ GV gạch chân từ ngượng nghịu và yêu cầu HS đọc
+ Các từ còn lại hướng dẫn tương tự 
- Luỵên đọc câu
- Chỉ từng tiếng ở câu thứ nhất, yêu cầu HS nhẩm đọc.
- Gọi HS đọc trơn câu thứ nhất
- Tiếp tục với các câu còn lại
- Gọi HS đọc từng câu
- Luyện đọc đoạn, bài
- Chia đoạn: Bài chia làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến đưa bút của mình cho Hà
 + Đoạn 2: Phần còn lại
- Gọi HS đọc : HS đọc nối tiếp nhau mỗi em một đoạn
- HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
- Gọi HS đọc cả bài
*Hoạt động 3; Ôn các vần: uc, ut
*GV nêu yêu cầu 1: Tìm tiếng trong bài có vần uc, vần ut?
*GV nêu yêu cầu 2: Nói câu chứa tiếng:
- Có vần uc
- Có vần ut
- Yêu cầu HS nói theo mẫu trong SGK
- Y/C HS tự tìm và nói câu chứa tiếng có vần uc, ut
Tiết 2
* Hoạt động 4: Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài
a. Tìm hiểu bài đọc
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp Hà? 
HS trả lời - HS khác NX và bổ sung
- Yêu HS đọc đoạn 2.
 + Bạn nào giúp Cúc sửa dây đeo cặp?
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
HS trả lời – lớp nhận xét
- Gọi HS đọc lại bài
Hỏi: Em hiểu thế nào là người bạn tốt?
- Từng HS đưa ra ý kiến- Cả lớp nhận và đưa ra ý kiến của mình
b. Luyện nói: Kể về người bạn tốt của em
- Nêu YC luyện nói
- Dành khoảng 1 phút cho HS tự trao đổi với nhau theo cặp
- Gọi HS kể trước lớp
- HS khác nhận xét
- HS cùng GV nhận xét và bình chọn bạn nói tốt 
4. Củng cố – dặn dò
- NX giờ học, khen những em học tốt.
- Yêu cầu HS về tập kể chuyện cho người thân nghe
Tập đọc
Người bạn tốt
 Trong giờ vẽ, Hà bị gãy bút chì. Hà hỏi Cúc:
 - Cúc ơi cho mình mượn chiếc bút cậu chưa dùng với.
 - Nhưng mình sắp cần đến nó. - Cúc nói.
 - Nụ ngồi sau thấy vậy liền đưa bút của mình cho Hà.
 Khi tan học, một bên dây đeo cặp của Cúc bị tuột. Em với tay kéo dây lên mà chẳng được. Hà thấy vậy liền chạy đén sửa lại dây đeo, đặt chiếc cặp nằm thật ngay ngắn trên lưng bạn. Cúc đỏ mặt, ngượng nghịu cảm ơn Hà.
-Cúc, bút
-Hai con trâu đang húc nhau.
-Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút.
Nói: Kể về người bạn tốt của em
*****************************************
Tiết 3: TOÁN
§119: CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ
II. MỤC TIÊU:
 Giúp HS - Làm quen với các đơn vị đo thời gian: ngày và tuần lễ.Nhận biết một tuần lễ có 7 ngày.Biết gọi tên các ngày trong tuần: Chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.Biết đọc thứ ngày tháng trên một tờ lịch bóc hằng ngày.Bước đầu làm quen với lịch học tập trong tuần.
- HS biết làm bài tập thành thạo,biết vận dụng vào cuộc sống.
- Rèn tính cẩn thận,chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Tranh vẽ, bảng phụ
 HS: Sách Toán và vở Bài tập Toán.
III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV, HS
Nội dung bài 
 I. Bài cũ
HS làm bảng con: 42 + 31 62 - 21 92 + 7
GV nhận xét về cách đặt tính , cách tính 
 III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và ghi bảng tên bài
- 2 HS nhắc lại tên bài.
2. Hoạt động 1: Giới thiệu quyển lịch bóc hằng ngày
- Treo quyển lịch lên bảng giới thiệu và hỏi. Ví dụ:
+ Hôm nay là thứ mấy?
3. Hoạt động 2: Giới thiệu các ngày trong tuần
- GV mở từng tờ lịch giới thiệu tên các ngày trong tuần: Chủ nhật, thứ hai, , thứ bẩy. và nói: Đó là các ngày trong một tuần lễ.
Hỏi: Một tuần có mấy ngày?
- HS theo dõi cô giới thiệu và trả lời: Một tuần lễ có 7 ngày.
4. Hoạt động 3: Giới thiệu ngày tháng
- GV chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay và giới thiệu. Chẳng hạn: Hôm nay là ngày 16, tháng 3.
- GV lật tiếp các từ lịch yêu cầu HS đọc tên ngày, tên tháng ghi trên tờ lịch đó.
4. Thực hành
Bài 1: Trong mỗi tuần lễ:
a. Em đi học vào các ngày: 
b. Em được nghỉ các ngày: .
Gọi HS trả lời – HS nhận xét
Bài 2: 
- GV nêu lần lượt từng câu hỏi của bài
- Yêu cầu HS để tờ lịch ngày hôm nay lên mặt bàn, đọc rồi viết lần lượt tên ngày trong tuần, ngày trong tháng, tên tháng.
Chữa bài: gọi HS đọc từng ý trong bài làm của mình, lớp nhận xét 
Bài 3: 
- GV treo trên bảng thời khoá biểu của lớp Y/C từng em đọc thời khoá biểu của lớp.
5. Củng cố- dặn dò: 
- Một tuần có mấy ngày, là những ngày nào?
- GV hệ thống lại nội dung bài
- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau
Toán
Các ngày trong tuần lễ
Một tuần lễ có 7 ngày là:
Chủ nhật, Thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.
Thực hành
Bài 1: Trong mỗi tuần lễ:
a. Em đi học vào các ngày: 
b. Em được nghỉ các ngày: .
Bài 2: Đọc tờ lịch ngày hôm nay và viết lần lượt tên ngày trong tuần và ngày trong tháng, tên tháng:
a) Hôm nay là thứ năm ngày 28 tháng 3 năm 2013.
b) Ngày mai là thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2013
Bài 3: Đọc thời khoá biểu 
Rút kinh nghiệm
Môn Tiếng Việt :..................................................................................................................
Môn Toán : ..........................................................................................................................
Thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2013
Tiết 3: CHÍNH TẢ
MÈO CON ĐI HỌC
I/ MỤC TIÊU: -HS nghe GV đọc, chép lại chính xác, không mắc lỗi bài Mèo con đi học. Làm đúng các bài tập ; Điền vần iên hay in ; điền chữ r, d hay gi
- HS trình bày bài thơ đúng,đẹp, điền vần, chữ chính xác.
- Có ý thức rèn chữ giữ vở.
II/ DỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
Hoạt động của GV, HS
Nội dung bài 
1.Ổn định: Hát
1. Bài cũ: (5 phút) GV chấm vở của những HS về nhà phải chép lại bài.
- Cả lớp làm bài tập 3- trang 102 vào vở nháp, 1 em lên bảng làm. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Mèo con đi học
a. Hướng dẫn HS viết bài:
-Đọc mẫu 8 câu đầu 
-Tại sao Mèo con lại buồn bực?
-Mèo kiếm cớ gì để được nghỉ học?
+Cừu nói gì khiến Mèo phải đi học ngay?
- Nhận xét chính tả: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, be toáng, chữa lành
 b. HS tập chép vào vở
-GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách trình bày bài viết.
-HS nhìn bảng viết bài theo sự hướng dẫn của GV.
-GV đọc lại cho HS dò lại
-Chấm một số bài.Chữa những lỗi sai phổ biến.
c. Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
BT2a:Gọi HS nêu yêu cầu. Điền chữ: r, d hay gi ?
- GV nêu yêu cầu HS thảo luận trong vòng 1 phút.
Bài 2b: Gọi HS nêu yêu cầu : Điền vần: iên hay in?
- YCHS quan sát tranh thảo luận theo cặp trong vòng 1 phút.
- GV yêu cầu HS làm 2 bài tập trong phiếu bài tập.
- Chấm – Chữa bài.
4. Củng cố Dặn dò: 
- NX giờ học, nhắc những em viết yếu về viết lại bài 
- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau
Chính tả
Mèo con đi học
 Mèo con buồn bực
 Mai phải đến trường
 Bèn kiếm cớ luôn:
 - Cái đuôi tôi ốm
 Cừu mới be toáng:
 - Tôi sẽ chữa lành
 Nhưng muốn cho nhanh
 Cắt đuôi khỏi hết!
Bài 2a: Điền chữ r, d hay gi
Thầy ...áo dạy toán.
Bé nhảy ..ây.
Đàn cá ô lội nước
Bài 2b: Điền iên hay in?
Đàn kiến đang đi
ÔNg đọc bản tin
********************************************
Ti

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 28 2930 3132.doc