Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 31

Tuần 31: Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2007.

TẬP ĐỌC

ĂNG - CO VÁT

I. Mục tiêu:

1. Đọc lưu loát bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài và chữ số La Mã.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng - co - vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu.

2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài.

- Hiểu nội dung bài.

II. Đồ dùng dạy - học:

Ảnh khu đền Ăng - co - vát trong SGK.

 

doc 30 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h.
4. Hoạt động 3: Xử lý tình huống: (Bài 4 SGK).
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ mỗi nhóm.
HS: Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- GV nhận xét cách xử lý của từng nhóm và đưa ra cách xử lý có thể như sau:
a)Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than ra chỗ khác.
b) Đề nghị giảm âm thanh.
c) Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.
5. Hoạt động 4: Dự án Tình nguyện xanh.
- GV chia lớp thành ba nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Từng nhóm thảo luận và trình bày kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận.
6. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài. 
Kỹ thuật
Lắp xe nôi 
I. Mục tiêu:
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được từng bộ phận và lắp xe nôi đúng kỹ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác.
II. Đồ dùng: 
Mẫu xe nôi, bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động:
 Tiết 2
4. Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe nôi.
a. HS chọn chi tiết:
HS: Chọn đúng và đủ các chi tiết như SGK.
b. Lắp từng bộ phận:
HS: 1 em đọc phần ghi nhớ trước khi lắp.
- Thực hành lắp từng bộ phận.
c. Lắp ráp xe nôi:
HS: Lắp theo quy trình trong SGK và chú ý vặn chặt các mối ghép.
- Kiểm tra sự chuyển động của bánh xe.
5. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả hoạt động học tập.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của mình.
HS: Trưng bày sản phẩm.
6 .Nhận xét, dặn dò
 Nhận xét giờ học
 Về nhà tập lắp cho thành thạo
Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2007..
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:
- HS chọn được một câu chuyện về một cuộc du lịch hoặc thám hiểm, cắm trại mà em được tham gia. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Lời kể tự nhiên, chân thực, có kết hợp lời nói, cử chỉ với điệu bộ.
2. Rèn kỹ năng nghe:
	- Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
ảnh về các cuộc du lịch, cắm trại, tham quan.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 1 HS kể lại câu chuyện đã đọc về du lịch hay thám hiểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài:
- GV ghi đề bài lên bảng, gạch dưới những từ quan trọng.
HS: 1 em đọc lại đề bài.
- 1, 2 em đọc gợi ý 1, 2.
- GV nhắc HS:
	+ Nhớ lại câu chuyện để kể.
	+ Kể phải có đầu có cuối.
HS: 1 số em nối tiếp nói tên câu chuyện mình định kể.
b. Thực hành:
- Kể trong nhóm:
HS: Kể chuyện trong nhóm, từng cặp HS kể cho nhau nghe.
- Kể trước lớp:
- 1 vài em nối nhau thi kể trước lớp. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét nhanh về nội dung câu chuyện, cách kể, cách dùng từ đặt câu, giọng điệu, cử chỉ.
- GV và cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất, bạn có câu chuyện hấp dẫn nhất.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Yêu cầu HS về nhà tập kể cho người thân nghe.
Toán
ôn tập về số tự nhiên
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập về:
- Đọc, viết số trong hệ thập phân.
- Hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong 1 số cụ thể.
- Dãy số tự nhiên và 1 số đặc điểm của nó.
II. Các hoạt động dạy học:	
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lên chữa bài tập giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
+ Bài 1: Củng cố về cách đọc, viết số vào cấu tạo thập phân của 1 số.
- GV hướng dẫn HS làm mẫu 1 câu trên lớp.
HS: Tự làm tiếp các phần còn lại rồi chữa bài.
+ Bài 2: GV hướng dẫn HS quan sát kỹ phần mẫu trong SGK.
HS: Tiếp tục làm các phần còn lại và chữa bài.
VD:	5794	= 5000 + 700 + 90 + 4
	20292	= 20000 + 200 + 90 + 2
+ Bài 3: 
HS: Tự làm rồi chữa bài.
a) Củng cố việc nhận biết vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp.
b) Củng cố việc nhận biết giá trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó trong 1 số cụ thể.
+ Bài 4: Củng cố về dãy số tự nhiên và 1 số đặc điểm của nó.
HS: Nêu lại dãy số tự nhiên lần lượt trả lời các câu hỏi a, b, c.
+ Bài 5: 
HS: Nêu yêu cầu của bài và tự làm.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
- GV có thể hỏi HS:
? Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị
HS:1 đơn vị.
? Hai số chẵn (lẻ) liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị
HS: 2 đơn vị.
a)	67, 68, 69.
	798, 799, 800.
	999, 1000, 1001
b)	8, 10, 12
	98, 100, 102
	998, 1000, 1002
c) 	51, 53, 55
	199, 201, 203
	997, 999, 1001
- GV nhận xét, cho điểm những HS làm đúng.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
 Chính tả
Nghe lời chim nói
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ “Nghe lời chim nói”.
- Tiếp tục luyện tập phân biệt đúng những tiếng có âm đầu là l/n hoặc có thanh hỏi/ngã.
II. Đồ dùng dạy học:
	Phiếu khổ to viết nội dung bài 2, 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 HS đọc lại thông tin bài 3 và lên chữa bài.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả.
HS: Theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại bài thơ và chú ý những từ dễ viết sai.
? Nội dung bài thơ là gì
- Bầy chim nói về những cảnh đẹp, những đổi thay của đất nước.
- GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
HS: Gấp SGK, nghe GV đọc và viết bài vào vở.
- Soát lại lỗi bài chính tả của mình.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 2: 
HS: Nêu yêu cầu của bài tập.
- Suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- 1 số HS làm bài vào phiếu sau đó lên chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng. (SGV)
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- 1 số HS lên thi làm trên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài:
a) (Băng trôi): Núi băng trôi - lớn nhất - Nam cực - năm 1956 - núi băng này.
b) (Sa mạc đen): ở nước Nga - cũng - cảm giác - cả thế giới.
4. Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà làm lại bài tập.
Khoa học
Trao đổi chất ở thực vật
I. Mục tiêu:
- HS kể được những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống.
- Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Hình 122, 123 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc mục “Bóng đèn tỏa sáng”
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: 
2. Hoạt động 1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật:
+ Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu:
- Nêu câu hỏi để HS trả lời:
HS: Quan sát H1 trang 122 SGK để trả lời câu hỏi.
? Kể tên những gì được vẽ trong hình
? Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống
HS: Lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các - bô - níc, nước, ôxi và thải ra hơi nước, khí các - bô - níc, chất khoáng khác.
? Quá trình trên được gọi là gì
- Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường.
+ Bước 2: Các nhóm trả lời đ kết luận.
3. Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn (trao đổi chất) ở thực vật.
+ Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn.
- GV chia nhóm, phát giấy bút vẽ cho các nhóm.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm.
HS: Cùng tham gia vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
+ Bước 3: Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
HS: 3 - 4 em đọc lại.
4. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Mỹ thuật
Vẽ theo mẫu: Mẫu dạnh hình trụ và hình cầu
 (GV chuyên dạy)
Thứ tư ngày 18 tháng 4 năm 2007..
Tập đọc
Con chuồn chuồn nước
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng thể hiện sự ngạc nhiên.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài:
- Hiểu nội dung bài.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa SGK phóng to.
III. Các hoạt động:
A. Kiểm tra:
Gọi HS đọc bài trước và trả lời câu hỏi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
HS: Nối nhau đọc 2 đoạn của bài.
- GV kết hợp sửa sai 
HS: Luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
? Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào
- Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, hai con mắt thủy tinh. Thân chú nhỏ mùa thu. Bốn cánh phân vân.
? Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao
HS: Tự phát biểu. 
VD: Thích hình ảnh “Bốn cánh mỏng như giấy bóng thủy tinh”. Vì đó là những hình ảnh so sánh đẹp giúp em hình dung được rõ hơn về đôi cánh và cặp mắt chuồn chuồn.
? Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay
- Tả rất đúng về cách bay vọt lên rất bất ngờ của chuồn chuồn nước. Tả theo cánh bay của chuồn chuồn nhờ thế tác giả kết hợp được một cách rất tự nhiên phong cảnh làng quê.
? Tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào
- Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng; lũy tre gió; bờ ao rinh; rồi những cảnh ra; cánh đồng cỏ; dòng sông ngược; trên tầng là cao vút.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 2 em nối nhau đọc bài.
- GV hướng dẫn luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn.
- Đọc theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Hát
Ôn tập 2 bài TĐN số 7 và số 8
 (GV chuyên dạy)
Toán
ôn tập về số tự nhiên (tiếp)
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập về:
- Đọc, viết số trong hệ thập phân.
- Hàng và lớp; giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong từng số.
- Ôn tập về so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS lên bảng chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ tự làm rồi chữa bài.
- GV gọi HS nêu cách so sánh hai số có các chữ số khác nhau và bằng nhau.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
- 1 HS lên bảng làm.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
+ Bài 4: GV có thể hỏi HS:
? Số bé nhất có 1 chữ số là số nào
- Số 0.
? Số bé nhất là số lẻ có 1 chữ số là số nào
- Số 1.
? Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào
- Số 9.
? Số chẵn lớn nhất có 1 chữ số là số nào
- Số 8.
HS: Tự làm bài rồi chữa bài.
+ Bài 5: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 3 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chữa bài.
a) Các số chẵn lớn hơn 57 và bé hơn 62 là 58; 60.
	Vậy x là 58; 60.
b) Các số lẻ lớn hơn 57 và bé hơn 62 là 59; 61.
	Vậy x là 59; 61.
c) Số tròn trục lớn hơn 57 và bé hơn 62 là 60.
	Vậy x là 60.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, làm bài tập.
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật
I. Mục tiêu:
- Luyện tập quan sát các bộ phận của con vật.
- Biết tìm các từ ngữ miêu tả làm nổi bật những đặc điểm của con vật.
II. Đồ dùng:
Tranh ảnh 1 số con vật, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS quan sát và chọn lọc các chi tiết miêu tả:
* Bài 1, 2: 
HS: 1 em đọc nội dung bài 1, 2.
- Đọc kỹ đoạn văn “Con Ngựa”, làm bài vào vở bài tập.
- HS phát biểu ý kiến.
- GV dùng phấn màu gạch dưới các từ chỉ tên các bộ phận của con ngựa được miêu tả.
VD:	Các bộ phận
	Từ ngữ miêu tả
	- Hai tai:
- To dựng đứng trên cái đầu rất đẹp.
	- Hai lỗ mũi:
- Ươn ướt, động đậy hoài.
	- Hai hàm răng:
- Trắng muốt.
	- Bờm:
- Được cắt rất phẳng.
	- Ngực:
- Nở.
* Bài 3: GV treo 1 số ảnh con vật.
HS: 1 em đọc nội dung bài 3.
- Một vài HS nói tên con vật em chọn quan sát.
GV nhắc:- Đọc 2 ví dụ mẫu trong SGK.
	- Viết lại những từ ngữ miêu 	tả theo 2 cột như bài 2.
HS: Cả lớp viết bài, đọc bài làm.
- GV nhận xét, cho điểm một số bài quan sát tốt.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà quan sát các bộ phận của con vật để hoàn chỉnh bài.
lịch Sử
nhà nguyễn thành lập
I. Mục tiêu:
Học xong bài HS biết:
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua đầu thời Nguyễn.
- Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo câu hỏi:
? Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào
- Sau khi vua Quang Trung mất, lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu, Nguyễn ánh đã đem quân tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn. Nguyễn ánh lên ngôi hoàng đế, niên hiệu là Gia Long.
? Kinh đô được đóng ở đâu
- Kinh đô đóng ở Phú Xuân - Huế.
? Từ năm 1802 đến 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua nào
- Vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV chia nhóm, nêu câu hỏi 2 SGK.
HS: Các nhóm đọc SGK và trả lời câu hỏi.
? Những điều gì cho thấy các vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
4. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Thứ năm ngày 19 tháng 4 năm 2007..
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ cho câu
I. Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là trạng ngữ.
- Biết nhận diện và đặt được câu có trạng ngữ.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS nói lại ghi nhớ và đặt 2 câu cảm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
HS: 3 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu 1, 2, 3.
- Cả lớp suy nghĩ lần lượt thực hiện từng yêu cầu, phát biểu ý kiến.
- GV hỏi:
? Hai câu có gì khác nhau
- Câu (b) có thêm hai bộ phận in nghiêng.
? Đặt câu hỏi cho các phần in nghiêng
HS: Vì sao I - ren trở thành 1 nhà khoa học nổi tiếng?
? Tác dụng của phần in nghiêng
- Nêu nguyên nhân và thời gian xảy ra sự việc.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 2 - 3 em đọc nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
* Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- GV nhận xét, chữa bài.
- 1 HS lên bảng làm.
+ Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.
+ Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mĩ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
* Bài 2: 
HS: Thực hành viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng câu có trạng ngữ.
- Nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
VD: Tối thứ sáu tuần trước, mẹ bảo em: Sáng mai cả nhà mình về quê thăm ông bà. Con đi ngủ sớm đi. Đúng 6 giờ sáng mai, mẹ sẽ đánh thức con dậy.
5. Củng cố , dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học. 
	- Về nhà viết hoàn chỉnh đoạn văn vào vở.
Toán
Ôn tập về số tự nhiên (tiếp) 
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS ôn tập về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5 và 9.
	- Giải được các bài toán liên quan đến chia hết cho các số trên.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:	
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Tự làm rồi chữ bài.
- GV có thể cho HS nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, và 9.
+ Bài 2: 
HS: Nêu yêu cầu của bài, tự làm bài rồi chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
- 2 em lên bảng làm.
2
5
8
0
9
0
5
a)	52 ;	 	52 ; 	52
b) 1 8 ; 	 1 8
c) 92
d) 25
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài, giải thích cách làm.
- GV chữa bài, nhận xét.
+ Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì tận cùng phải là số 0. Vậy các số đó là 520; 250.
+ Bài 5: GV đọc yêu cầu, hướng dẫn để HS nêu cách làm.
HS: Đọc lại yêu cầu và tự làm bài.
- Số quả cam là 15 quả.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài và làm bài tập. 
địa lý
Biển, đảo và quần đảo
I. Mục tiêu:
	- HS biết chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí Biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vinh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và quần đảo Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc
	- Trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu của biển đảo và quần đảo của nước ta.
	- Vai trò của biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Vùng biển Việt Nam:
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (theo cặp).
+ Bước 1: 
HS: Quan sát hình và trả lời câu hỏi câu hỏi sau:
- 1 vài em lên chỉ.
? Chỉ vinh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên lược đồ
? Vùng biển của nước ta có đặc điểm gì
- Có diện tích rộng và là một bộ phận của biển Đông.
? Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta
- Biển là kho muối vô tận, đồng thời có nhiều khoáng sản, hải sản quý, có vai trò điều hòa khí hậu, có nhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho việc phát triển du lịch.
3. Đảo và quần đảo:
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- GV chỉ vào đảo, quần đảo trên biển Đông và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
HS: Quan sát bản đồ để trả lời câu hỏi.
? Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo
- Đảo là một bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc.
- Quần đảo là nơi tập trung nhiều đảo.
? Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất
- ở phía bắc vịnh Bắc Bộ nơi có nhiều đảo nhất.
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
- GV chia nhóm, nêu câu hỏi (SGV).
- Dựa vào tranh ảnh SGK trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét.
=> Kết luận: (SGK).
HS: 3 - 4 em đọc lại.
4. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Khoa học
động vật cần gì để sống
I. Mục tiêu:
- HS biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.
- Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 124, 125 SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài học giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống. 
* GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
HS:	- Đọc mục quan sát trang 124 SGK xác định điều kiện sống của 5 con chuột trong thí nghiệm.
	- Nêu nguyên tắc của thí nghiệm.
	- Đánh dấu vào phiếu để theo dõi điều kiện sống của từng con và thảo luận dự đoán kết quả thí nghiệm.
* Làm việc theo nhóm.
- Làm việc theo sự điều khiển của nhóm trưởng.
- GV kiểm tra, giúp đỡ các nhóm.
* Làm việc cả lớp:
- Đại diện nhóm nhắc lại công việc đã làm và GV điền ý kiến của các em vào bảng (SGK).
3. Hoạt động 2: Dự đoán kết quả thí nghiệm.
* Thảo luận nhóm:
HS: Thảo luận theo câu hỏi trang 125 SGK.
- Dự đoán xem con chuột trong hộp nào chết trước? Tại sao?
- Những con chuột còn lại sẽ như thế nào?
- Kể ra những yếu tố cần để 1 con chuột sống và phát triển bình thường.
* Thảo luận cả lớp:
- Đại diện các nhóm trình bày dự đoán kết quả.
- GV kẻ thêm mục dự đoán và ghi tiếp vào bảng (SGV).
=> Kết luận: như mục “Bạn cần biết” trang 125 SGK.
HS: 3 em đọc lại.
4. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Thể dục
Môn thể thao tự chọn: Nhảy dây tập thể
I. Mục tiêu:
	- Ôn 1 số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện đúng động tác.
	- Ôn nhảy dây tập thể. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
II. Địa điểm - phương tiện:
	Dây để nhảy.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS: Xoay khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai
- Chạy nhẹ nhàng, đi theo vòng tròn hít thở sâu.
- Ôn 1 số động tác của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản:
a. Môn tự chọn:
- Đá cầu: 
- Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người.
- Thi tâng cầu bằng đùi.
- Ném bóng:
- Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị ngắm đích, ném bóng vào đích.
b. Nhảy dây:
HS: Nhảy dây theo tổ.
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài.
- Đứng hát vỗ tay, tập 1 số động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà tập đều cho cơ thể khỏe.
Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2007..
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
- Ôn lại kiến thức cơ bản về đoạn văn qua bài văn miêu tả con vật.
- Biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận của con vật; sử dụng các từ ngữ miêu tả để viết đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học:
 	Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc kỹ bài “Con chuồn chuồn nước” trong SGK xác định các đoạn văn trong bài. Tìm ý chính của từng đoạn.
- GV gọi HS lên phát biểu.
- Nhận xét, chốt lời giải:
Đoạn 1: Từ đầu phân vân.
Đoạn 2: Còn lại.
ý chính: tả ngoại hình của chú chuồn chuồn lúc đậu một chỗ.
- Tả chú chuồn chuồn lúc tung cánh bay kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, làm cá nhân vào vở bài tập.
- Một HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lời giải:
“Con chim gáy nục.Đôi mắt nâu biêng biếc. Chàng chim gáy giọng càng trong cườm đẹp.”
+ Bài 3: 
HS: 1 em đọc nội dung bài.
- GV nhắc HS mỗi em phải viết 1 đoạn có câu mở đoạn cho sẵn.
- GV dán tranh, ảnh gà trống lên bảng.
HS: Nhìn tranh viết đoạn văn.
- 1 số em đọc lại đoạn văn của mình.
- GV nhận xét, sửa chữa, cho điểm.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà viết tiếp cho hoàn chỉnh đoạn văn.
Toán
ôn tập các phép tính với số tự nhiên
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập về phép cộng, phép trừ các số tự nhiên: Cách làm, tính chất, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, giải các bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1: Củng cố kỹ thuật tính cộng trừ (Đặt tính, thực hiện phép tính)
HS: Tự làm bài, đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
+ Bài 2: 
HS: Tự làm bài rồi chữa bài.
- GV hỏi HS về tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ chưa biết.
+ Bài 3: Củng cố tính chất của phép cộng, trừ, củng cố về biểu thức chứa chữ.
HS: Nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài.
- Khi chữa bài, GV có thể cho HS phát biểu lại các tính chất của phép cộng, trừ.
+ Bài 4: Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
HS: Đọc yêu cầu và làm bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
a)	1268 + 99 + 501
= 1268 + (99 + 501)
= 1268 + 600
= 1868
b)	87 + 94 + 13 + 6
= (87 + 13) + (94 + 6)
= 100 + 100
= 200
+ Bài 5: 
HS: Đọc bài toán và tự làm bài.
- 1 HS lên bảng giải.
Giải:
Tr

Tài liệu đính kèm:

  • docDEKIEM1 (32).doc