Tuần 30
Thứ tư ngày 11/4/2012
MĨ THUẬT - Tiết: 30
Vẽ theo mẫu. Cái ấm pha trà
Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm, màu sắc cái ấm pha trà.
- Biết cách vẽ ấm pha trà.
- Vẽ được cái ấm pha trà theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy – học : Sưu tầm một số hình vẽ về cái ấm pha trà. Hình gợi ý cách vẽ. Một số bài vẽ của HS lớp trước.
- Bút chì, màu vẽ, tẩy.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét.
- GV yêu cầu HS quan sát một số mẫu thật. GV cho HS nhận xét để rút ra :
+ Ấm pha trà có nhiều kiểu dáng và trang trí khác nhau ;
+ Các bộ phận của ấm pha trà : nắp, miệng, thân, vòi, tay cầm.
- GV đặt câu hỏi và gợi ý để HS nhận ra sự khác nhau của các loại ấm pha trà về hình dáng:
. . . . . . . . . TOÁN - Tiết 146 Luyện tập (SGK / 156 – Thời gian dự kiến : 40 phút) I. Mục tiêu : - Biết cộng các số có đến năm chữ số (có nhớ). - Giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. Bài 1 (cột 2, 3), bài 2, bài 3 - Cẩn thận trong khi làm bài. II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết nội dung BT 3, 4. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài 1SGK. Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới : Giới thiệu bài a. Hoạt động 1 : Thực hành. Bài 1 : Tính. - HS đọc yêu cầu bài. GV hướng dẫn làm mẫu. HS nêu miệng. Nhận xét, sửa sai. Đáp án : 82970 ; 74900. Bài 2 : Tính. - HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn làm mẫu. 2 HS làm bảng phụ. GV chấm, sửa sai. Đáp án : 69076 ; 62926. Bài 3 : Giải toán. - HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn HS hiểu tóm tắt và giải bài toán. Cả lớp làm VBT. 1HS làm bảng phụ. Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai. Đáp án : 10 000 l dầu. Bài 4 : Giải toán. HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn và tóm tắt bài toán. - HS nhắc lại cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật. - Cả lớp làm VBT. 1HS làm bảng phụ. GV chấm, nhận xét, sửa sai. Đáp án : Chu vi : 32 cm ; Diện tích : 48 cm2 3. Củng cố : Gọi HS nêu lại quy tắc tính diện tích hình chữ nhật, chu vi hình chữ nhật. 4. Nhận xét - Dặn dò : Xem lại bài học và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . _______________________________________________________ Buổi chiều Tiếng Việt ( bổ sung ) Ôn tập Thơi gian dự kiến : 70 phút I/Mục tiêu : - Rèn cho học sinh kĩ năng đọc qua truyện đọc Chuyện trong vườn. - Có khả năng lựa chọn những ý đúng trong bài tập trắc nghiệm . - Làm các bài tập trả lời cho câu hỏi cho bộ phận in đậm bằng gì ? - Viết cho đúng con vật dưới mỗi tấm ảnh . - Điền dấu câu vào chỗ thích hợp trong các câu . II . Chuẩn bị : Sách Tiếng Việt và Toán Bảng phụ III . Các hoạt động dạy học : 1 . Bài cũ : giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của học sinh 2 . Bài mới : Giới thiệu bài - Giáo viên đọc mẫu Hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp câu . Giáo viên sửa sai và ghi những tiếng khó đọc sức khoẻ . Đọc những từ khó đọc như Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn , giáo viên phân đoạn. - Học sinh đọc nối tiếp đoạn . Giáo viên kết hợp giải nghĩa những từ khó hiểu - Đọc đoạn theo nhóm , đại diện nhóm đọc trước lớp - Đọc đồng thanh đoạn cuối . - 1 học sinh đọc toàn bài Bài tập 2 : Chọn câu trả lời đúng: Theo thứ tự Ý 3 Ý 2 Ý 1 Ý 2 Ý 2 Ý 3 Bài 3 : gạch chân bộ phận câu trả lời Bằng gì ? Kết quả : bằng tay bằng những quả thơm ngon bằng sắc hoa và bóng mát Tiết 2 : Bài 1 :Điền từ thích hợp để hoàn chỉnh câu dưới mỗi tấm ảnh : Kết quả : a) bằng chân b) bằng mỏ c) bằng đuôi d) bằng mũi bài 2: trả lời các câu hỏi sau : a) Chiếc cặp sách của em làm bằng gì ? chiếc cặp sách của em làm bằng da . b) cái bàn học của em làm bằng gì ? Cái bàn học của em làm bằng gỗ. c) Lớp em đi tham quan bằng gì ? Lớp em đi tham quan bằng xe hơi . 3) Củng cố : Giáo dục học sinh.Nhận xét tiết học . _______________________________________ Toán ( bổ sung ) Ôn tập Thời gian dự kiến : 35 phút I/ Mục tiêu : - Biết đặt tính và tính 3 số hạng có 5 chữ số . - Biết tính diện tích hình chữ nhật và quy tắc tính diện tích hình chữ nhật . II/ Đồ dùng dạy học : Sách thực hành , Phiếu bài tập Bài 1 : Tính a) + b) 83951 95733 giáo viên hứơng dẫn học sinh làm bài, quan sát sửa sai . Bài 2 : Bài giải Chiều dài hình chữ nhật là : 4 x 2 = 8 ( cm ) Chu vi hình chữ nhật là : (4 + 8 ) x 2 = 24 (cm ) Diện tích hình chữ nhật là : 4 x 8 = 32 (cm ) Đáp số : 24 cm ; 32 cm Bài 3 : Tính a) b) c) 14520 24729 46627 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài , sửa sai kịp thời . 3) Củng cố : Giáo dục học sinh .Nhận xét tiết học. __________________________________________ . TỰ NHIÊN & XÃ HỘI Tiết: 59 Trái đất. Quả địa cầu Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu : - Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu. - Biết cấu tạo của quả địa cầu. - HS khá giỏi : Quan sát và chỉ được trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo. - Biết bảo vệ môi trường sống. III. Đồ dùng dạy – học : Hình trong SGK trang 112, 113. III. Hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ: HS trả lời bài “Đi thăm thiên nhiên” GV nhận xét, đánh giá. 2, Bài mới: Giới thiệu bài a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận cả lớp. * Mục tiêu: HS nhận biết được hình dạng của Trái Đất trong không gian. * Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý. - GV yêu cầu HS quan sát hình trang 112, 113 SGK. + Quan sát hình 1 em thấy Trái Đất có hình gì ? + Trái đất có hình cầu, hơi dẹp ở hai đầu. Bước 2: Làm việc cả lớp. - GV tổ chức cho HS quan sát quả địa cầu và giới thiệu: Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và phân biệt cho các em các bộ phận: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ. - GV chỉ cho HS vị trí nước Việt Nam trên quả địa cầu. Bước 3 : GV nhận xét chốt lại: Trái đất có hình cầu. b. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp. * Mục tiêu: Biết được cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu trên quả địa cầu. Biết tác dụng của quả địa cầu. * Cách tiến hành” Bước 1 : GV yêu cầu HS trong nhóm quan sát 2 hình trong SGK và chỉ trên hình: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu. - GV yêu cầu HS trong nhóm lần lượt chỉ cho nhau xem: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu. - GV mời vài HS đặt quả địa cầu trên bàn, chỉ trục của quả địa cầu và nhận xét trục của nó đứng thẳng hay nghiêng so với mặt bàn. Bước 2: Thực hiện. - GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Bước 3 : GV nhận xét, chốt lại: Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất. c. Hoạt động 3: Chơi trò chơi gắn chữ vào sơ đồ câm. * Mục tiêu: Giúp cho HS nắm chắc vị trí cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu. * Cách tiến hành: Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn. - GV treo hai hình phóng to như hình 2 trong SGK trang 112. - HS chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 5 em. Và phát cho mỗi nhóm 5 tấm bìa. - GV hướng dẫn cuộc chơi. Bước 2: Thực hiện. - Các nhóm chơi trò chơi. - GV nhận xét, đánh giá các đội chơi. 3. Củng cố: Nhắc lại bài học 4. Nhận xét - Dặn dò: Xem lại bài học và chuẩn bị bài tiếp theo. - Nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . _____________________________________________________________ Thứ năm ngày 12/4/2012 Thể dục Thầy Đông dạy _______________________________________________ CHÍNH TẢ Tiết 59 Liên hợp quốc (Nghe – viết) Thời gian dự kiến : 35 phút I. Mục tiêu : - Nghe - viết đúng bài CT; viết đúng các chữ số; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi ; không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm đúng BT (2) a điền vào chỗ trống triều hay chiều. III. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết bài tập 2. III. Hoạt động dạy – học : 1. Bài cũ: GV đọc, HS viết một số từ : xung quanh, điền kinh. GV Nhận xét, sửa sai. 2. Bài mới: Giới thiệu bài mới. a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chính tả - GV đọc mẫu đoạn chính tả của bài Liên hợp quốc 1 lần. 1 HS đọc lại - GV hướng dẫn nắm nội dung bài. - HS viết từ dễ sai, luyện viết các chữ số: 24-10-1945, tháng10năm 2002,191,20-9-1977 - GV đọc cho HS viết. Đọc thong thả từng câu, từng cụm từ cho HS viết vào vở. - Chấm chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì. - Chấm khoảng 5 đến 7 bài, nhận xét. b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 2a: HS đọc yêu cầu của bài. Hướng dẫn làm vở, sau đó gọi HS nêu bài làm. GV và cả lớp nhận xét,sửa sai. Lời giải : Câu a : buổi chiều – thuỷ triều – triều đình chiều chuộng – ngược chiều – chiều cao 3. Củng cố: Nhắc lại bài học 4. Nhận xét - Dặn dò: Về nhà viết lại những chữ viết sai. Nhận xét tiết học IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . TOÁN Tiết 147 Phép trừ các số trong phạm vi 100 000 (SGK /157) Thời gian dự kiến : 35 phút I. Mục tiêu : - Biết trừ các số trong phạm vi 100000 (đặt tính và tính đúng). - Giải bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ giữa km và m. Làm đúng bài 1, bài 2, bài 3. - HSKT : Giảm số lượng bài tập. - Cẩn thận trong khi làm bài. III. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ III. Hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ: HS sửa bài 3. GV nhận xét, sửa sai. 2. Bài mới : Giới thiệu bài a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ 85674 – 58329 . - GV nêu phép trừ 85674 - 58329 trên bảng rồi gọi HS nêu cách thực hiện. - Cả lớp làm bảng con. GV và HS nhận xét, sủa sai. - GV hỏi : Muốn trừ hai số có nhiều chữ số ta làm như thế nào ? b. Hoạt động 2 : Thực hành Bài 1 : Đặt tính rồi tính. HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn. Cả lớp làm VBT. HS sửa miệng bài làm, nhận xét, sửa sai. Bài 2 : Giải toán. HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn. Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Muốn biết số lít dùng trong một ngày ta phải tìm gì ? Một HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vở bài tập. - GV chấm, nhận xét, sửa sai. Bài 3 : HS đọc yêu cầu. GV hỏi, HS sửa miệng. Cả lớp nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố: GV hỏi: Muốn trừ hai số có nhiều chữ số ta làm như thế nào ? 4. Nhận xét - Dặn dò: Xem lại bài học và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ___________________________________________________ Anh văn cô Vy Anh dạy ___________________________________________________________ Thứ sáu ngày 13/4/2012 TẬP ĐỌC Tiết 90 Một mái nhà chung (SGK / 101,102) Thời gian dự kiến : 40 phút I. Mục tiêu : - Đọc đúng, trôi chảy, biết ngắt nghỉ sau mỗi dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu ND: Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó (trả lời được các CH 1, 2, 3; thuộc 3 khổ thơ đầu). HSKT : Đọc đúng, trôi chảy, biết ngắt nghỉ sau mỗi dòng thơ. III. Đồ dùng dạy – học : Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết đoạn thơ luyện đọc. III. Hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : HS kể chuyện bài “Gặp gỡ ở Lúc - xăm – bua”. 2. Bài mới: Giới thiệu bài a. Hoạt động 1 : Luyện đọc. - GV đọc toàn bài. - Luyện đọc đoạn : HS đọc nối tiếp đoạn, GV chú ý sửa sai cho HS và kết hợp giải tử mới SGK. - Luyện đọc đoạn theo nhóm 2 em. - Thi đọc giữa các nhón. GV và HS nhận xét, tuyên dương. b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài. - Một HS đọc câu hỏi. Cả lớp đọc lướt 3 khổ thơ đầu, trả lời câu hỏi. Câu 1: Mái nhà của chim, của cá, của dím, của ốc, của bạn nhỏ. Câu 2: Mái nhà của chim lợp nghìn lá biếc ; mái nhà của dím sóng xanh rập rình mái nhà của dím nằm sâu trong lòng đất . . . .hoa giấy lợp hồng. - Một HS đọc câu hỏi. Cả lớp đọc lướt toàn bài thơ trả lời câu hỏi. Câu 3 : Là bầu trời xanh Câu 4 : HS thảo luận theo cặp rồi phát biểu. c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại - GV đọc mẫu lại bài. Hướng dẫn HS cách đọc. - HS đọc lại bài thơ. Cả lớp thi đọc cả bài. HS thi đọc thuộc lòng bài thơ. - GV và cả lớp bình chọn HS đọc hay nhất tuyên dương . 3. Củng cố: GV hỏi HS Bài thơ muốn nói với các em điều gì ? 4. Nhận xét - Dặn dò: Về nhà học thuộc lòng bài thơ. - Nhận xét tiết học . IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . TOÁN Tiết148 Tiền Việt Nam (SGK /157 ) Thời gian dự kiến : 35 phút I. Mục tiêu : - Nhận biết được các tờ giấy bạc: 20000 đồng, 50000 đồng, 100000 đồng. - Bước đầu biết đổi tiền. - Biết làm tính trên các số với đơn vị là đồng. Làm đúng bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (dòng 1, 2) - HSKT : Giảm số lượng bài tập. - Cẩn thận trong khi làm bài. III. Đồ dùng dạy – học : GV chuẩn bị một số tờ giấy bạc 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng. III. Hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài 3 tiết trước. Gọi vài HS nêu lại cách trừ các số trong phạm vi 100 000. - GV nhận xét, chữa bài. 2. Bài mới: Giới thiệu bài a. Hoạt động 1: Giới thiệu các tờ giấy bạc: 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng. - GV cho HS quan sát kĩ cả hai mặt của từng tờ giấy bạc nói trên và nhận xét các đặt điểm như: Màu sắc của từng tờ giấy bạc. Dòng chữ “hai mươi nghìn đồng” và số 20 000. Dòng chữ “năm mươi nghìn đồng” và số 50 000. Dòng chữ “một trăm nghìn đồng” và số 100 000. b. Hoạt động 2 : Thực hành Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm (Theo mẫu). - HS đọc yêu cầu. Cả lớp làm vở. Gọi lần lượt HS nêu miệng bài làm. Bài 2 : Giải toán. HS đọc yêu cầu. GV tóm tắt. HS làm vở BT. Một em làm bảng phụ. GV chấm, sửa sai. Giải: a) Số tiền mua vé xem xiếc là: b) Với 100 000 đồng bác Toàn mua vé 20 000 x 2 = 40 000(đồng) xem xiếc và mua xăng còn dư là: Số tiền bác Toàn đã tiêu hết là: 100 000 – 56 000 = 44 000 (đồng) 40 000 + 16 000 = 56 000 (đồng) Đáp số : 44 000 đồng Đáp số : 56 000 đồng Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn. Cả lớp làm vở BT. Một em làm bảng phụ. GV chấm, nhận xét, sửa sai. Bài 4 : Gọi HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn. Cả lớp làm vở BT. Một em làm bảng phụ. GV gọi lần lượt HS nêu miệng bài làm của mình. GV nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố: Nhắc lại bài học. 4. Nhận xét - Dặn dò: Về nhà xem lại bài học và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ________________________________________ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 30 Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ? Dấu hai chấm ( SGK / 93) Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu : - Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? (BT1) - Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì ? (BT2, BT3) - Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm (BT4). III. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ. III. Hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS nêu miệng một số môn thể thao bắt đầu bằng những tiếng : bóng, chạy, đua, nhảy. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : Giới thiệu bài a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1: 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp theo dõi. HS làm bài cá nhân. 1 em làm bảng phụ. Cả lớp làm VBT. GV nhận xét chốt lời giải đúng. Câu a : bằng vòi . Câu b : bằng nan tre. Câu c : bằng tài năng của mình. Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài. HS phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải đúng. + Hằng ngày em viết bài bằng bút mực. + Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gỗ. + Cá thở bằng mang. Bài tập 4 : HS đọc yêu cầu. Cả lớp làm vở BT. 1 em làm bảng phụ. GV chấm, nhận xét, sửa sai. Gọi HS đọc lại bài làm của mình. Bài 3 : Trò chơi : Hỏi đáp với bạn em bằng cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Bằng gì ?” - HS trao đổi cặp : em hỏi, em trả lời. - Từng cặp HS thực hành hỏi trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố : Gọi 2 – 3 HS nhắc lại bài vừa học. 4. Nhận xét – Dặn dò: Dặn HS về học bài và chuẩn bị kế tiếp. - Nhận xét tiết học . IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ____________________________________________________ Sinh hoạt lớp Tiết : 30 I. Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần - Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần. - Lớp trưởng báo cáo và đánh giá chung hoạt động trong tuần. II. Giáo viên nhận xét, đánh giá các hoạt đông của tuần qua - Các em lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo và người lớn, không nói tục, chửi thề. - Đi học chuyên cần, đúng giờ. Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Đa số các em có ý thức trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài. Bên cạnh đó vẫn còn một số em không làm bài tập về nhà . - Làm vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. - Các hoạt động khác: Hát đầu giờ, giữa giờ, tập múa sân trường đầy đủ. - Thực hiện và hoàn thành các hoạt động của trường, lớp, Sao đề ra. III. Phương hướng tuần tới: - Phát huy hơn nữa những ưu điểm ở tuần qua. - Khắc phục khuyết điểm như nói chuyện riêng trong giờ học và . - Ôn tập 2 môn Toán và Tiếng Việt để kiểm tra cuối kì 2. - Thực hiện tốt các hoạt động của trường, lớp, Đội đề ra. _____________________________________________________ Buổi chiều ÂM NHẠC - Tiết 30 Kể chuyện âm nhạc : chàng Oóc-phê và cây đàn Lia. Nghe nhạc Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu : - Biết nội dung câu chuyện. - Nghe một ca khúc thiếu nhi qua băng. - HS cảm nhận và yêu thích âm nhạc. II. Đồ dùng dạy – học : GV : Đọc diễn cảm câu chuyện: Chàng Oóc – phê và cây đàn lia. - Nhạc cụ, băng nhạc. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra. 2. Bài mới : Giới thiệu bài. a. Hoạt động 1 : Kể chuyện Chàng Oóc – phê và cây đàn lia. - GV đọc chậm, diễn cảm câu chuyện. - GV cho HS xem tranh cây đàn lia, nêu câu hỏi gợi ý : + Tiếng đàn của chàng Oóc-phê hay như thế nào ? + Vì sao chàng Oóc-phê đã cảm hoá được lão lái đò và Diêm Vương ? + Giáo viên kể lại một lần nữa để học sinh nhớ nội dung câu chuyện. b. Hoạt động 2 : Nghe nhạc - Cho HS nghe một bài hát thiếu nhi chọn lọc, sau đó nêu câu hỏi gợi ý : + Em hãy nói tên bài hát và tên tác giả ? + Phát biểu cảm nhận của em về bài hát. - GV cho HS nghe lại lần 2. 3. Củng cố : Nhắc lại nội dung bài. 4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn HS chuẩn bị bài sau. GV nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ____________________________________________________ THỦ CÔNG Tiết:30 Làm đồng hồ để bàn Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu : - Biết cách làm đồng hồ để bàn. - Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối. Với HS khéo tay : Làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp. - HS yêu thích sản phẩm mình làm được. III. Đồ dùng dạy – học : Mẫu đồng hồ để bàn, quy trình, giấy, hồ dán, bút, thước, kéo. III. Hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. Nhận xét. 2. Bài mới : Giời thiệu bài. a. Hoạt động 1 : Nhắc lại quy trình làm đồng hồ để bàn. - HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn. Bước 1 : Cắt giấy. Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ. Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh. - GV nhắc HS khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung, chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bôi hồ cho đều. b. Hoạt động 2 : HS thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí : - HS làm, GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. - HS trang trí, trưng bày và tự đánh giá sản phẩm. GV nhận xét, đánh giá. - GV tuyên dương làm đồng hồ để bàn và trang trí đẹp nhất. 3. Củng cố: Nhắc lại bài học 4. Nhận xét – Dặn dò: Về nhà tập làm thêm và chuẩn bị đồ dùng để tiết sau học. - Nhận xét tiết học IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . _______________________________________________ TỰ NHIÊN & XÃ HỘI - Tiết 60 Sự chuyển động của Trái Đất (SGK / 114 – Thời gian dự kiến: 35 phút) I. Mục tiêu : - Biết Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó, vừa chuyển động quay quanh Mặt Trời. - Biết sử dung mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời. II. Đồ dùng dạy – học : Quả địa cầu III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS nêu nội dung bài “Trái Đất Quả địa cầu”. - GV nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét chung. 2. Bài mới : Giới thiệu bài a. Hoạt động 1 : Thảo luận theo nhóm ▪ Mục tiêu : Biết Trái Đất không ngừng quay quanh mình nó. ▪ Cách tiến hành : Bước 1: Làm việc theo nhóm. - HS quan sát hình 1 SGK / 114 và trả lời câu hỏi : + Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ ? Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm lên quay quả Địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó. HS nhận xét phần thực hành của các bạn. Bước 3 : Kết luận : Trái Đất không đứng yên mà luôn luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống. b. Hoạt động 2 : Quan sát tranh theo cặp ▪ Mục tiêu : Biết Trái Đất quay quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời. ▪ Cách tiến hành : Bước 1 : Làm việc theo cặp - HS quan sát hình 3 SGK /115, từng cặp chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Bước 2 : Làm việc cả lớp - Đại diện các cặp trình bày kết quả. Cả lớp thảo luận, trao đổi ý kiến. Bước 3 : Kết luận : Trái Đất đồng thời tham gia hai chuyển động: chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quay quanh Mặt Trời. c. Hoạt động 3 : Chơi trò chơi Trái Đất quay ▪ Mục tiêu : Củng cố kiến thức toàn bài, tạo hứng thú học tập. ▪ Cách tiến hành : - GV chia
Tài liệu đính kèm: