Giáo án tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần dạy 23

Chính tả (nghe – viết) Tiết 45

Nghe nhạc

 SGK / 42 – Thời gian dự kiến : 35 phút

I. Mục tiêu :

- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 4 chữ, không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng BT (2) b.

II. Đồ dùng dạy – học :

- Bảng phụ viết bài tập 2/b.

III. Các hoạt động dạy – học :

1. Bài cũ : GV đọc cho HS viết một số từ: dược sĩ, kì diệu, rầu rĩ, Ê-đi -xơn HS viết bảng con. GV Nhận xét, sửa sai.

2. Bài mới : Giới thiệu bài

a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết chính tả

- GV đọc mẫu đoạn chính tả của bài “Nghe nhạc”. HS đọc lại.

- GV hướng dẫn chính tả.

+ Bài thơ kể chuyện gì ?

+ Những chữ nào trong bài viết hoa ?

- HS viết từ khó : mải miết, giẫm, vút, réo rắc, rung theo, trong veo.

- GV đọc cho HS viết. Đọc thong thả từng câu, từng cụm từ cho HS viết vào vở.

- Chấm chữa bài : GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì.

- Chấm khoảng 5 đến 7 bài, nhận xét

 

doc 15 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần dạy 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phần bổ sung: 
.
_________________________________________________
Anh văn
Cô Vi Anh dạy
___________________________________________________________________
Thứ tư ngày 22 tháng 2 năm 2012
Buổi sáng :	 cô Hồng Hà dạy
________________________________________________
Buổi chiều: Tiếng việt ( Bổ sung)
Ôn tập
Thời gian dự kiến :35 phút 
I. Mục tiêu : 
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó (BT1 ;SBS/32).
- Tìm được những vật được nhân hoá, cách nhân hoá trong bài thơ. (BT2; SBS/33).
- Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào? (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học :bảng phụ̀i tập 2. 
III. Các hoạt động dạy – học :
1.Bài cũ: 1 HS đọc bài Học đàn trước hết hãy học yên lặng. GV nhận xét.
2.Bài mới: giới thiệu bài.
Bài 1: Đặt câu hỉ cho bộ phận câu in đậm.
- HS làm bài, đọc bài làm. GV nhận xét sửa sai.
- Đáp án:a) Âm thanh của nốt nhạc lan tỏa như thế nào?
b) Công chúng hưởng ứng tiếng đàn của Bét –tô – ven như thế nào?
c)Chiếc diều bay trên bầu trới như thế nào?
c) Nhà vua nhìn a- bu - na - vác như thế nào?
Bài 2. Đọc bài thơ Đám ma bác Giun, diền thông tin cần thiết vào bảng dưới.
Tên sự vật con vật được nhân hóa
Cách nhân hóa
Gọi sự vật bằng từ dùng đế gọi người
Tả hoạt động, đặc điểmcủa sự vật, bằng từ dùng để tả người
Giun
bác
0
Kiến đất
0
Cầm hương , bạc đầu
Kiến cánh
Kiến lửa
Kiến kim
Kiến càng
GV yêu hs làm nhóm. Các nhóm báo cáo kết quả. GV nhận xét sửa sai.
3. Củng cố: Tế nào là nhân hóa? HS nêu lại các cách nhân hóa mà em biết?
4. Dặn dò: Về nhà xem lại bài. GV nhận xét tiết học.
______________________________________________
Toán ( Bổ sung )
Ôn tập 
Thời gian dự kiến 35 phút
I. Mục tiêu :
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ 2 lần không liền nhau).
- Vận dụng trong giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học : 
1. Bài cũ: Gọi 2 HS làm bài tập SGK. GV nhận xét. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
Bài 1: Tính. 
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào SBS/ 35. 
2 HS làm bảng phụ. GV và HS nhận xét, sửa sai.
x
x
x
x
	3628	2319	1417	2509
	 2	 4	 5	 3
Bài 2 : Tìm x: 
- GV hướng dẫn.- Cả lớp làm bài vào vở. 2HS làm trên bảng phụ. 	
- GV theo dõi kiểm tra.	 	 
- GV và HS nhận xét, sửa sai.
- Đáp án a) 1319 ; b) 23 dư 1	
Bài 3 : Giải toán 	Bài giải 
- HS đọc yêu cầu. 	Số muối chuyến đi tất cả là :
- Hướng dẫn HS tự tóm tắt rồi giải. 	1800 x 2 = 3600(kg)
- Một em làm bảng phụ. 	Số ki-lô-gam muối còn lại là:
- Cả lớp làm vở bài tập. GV chấm, sửa sai. 5250 – 3600 = 1650 (kg)
 Đáp số : 1650ki-lô - gam muối.
3. Củng cố : Gọi một số em nêu lại cách nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số.
4. Dặn dò : Dặn HS về nhà xem lại bài. GV nhận xét tiết học
_________________________________________________
Toán ( Bổ sung )
Ôn Tập
Thời gian dự kiến 35 phút
I. Mục tiêu :
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ 2 lần không liền nhau).
- Vận dụng trong giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học : 
1. Bài cũ: Gọi 2 HS làm bài tập SGK. GV nhận xét. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. : Tính 
2 HS làm bảng phụ. GV và HS nhận xét, sửa sai.
x
x
x
x
	2138	1273	1408	1719
	 3	 2	 3	 4
Bài 2 : Đặt tính rồi tính. 
- GV hướng dẫn. 1008 x 5
- Cả lớp làm bài vào vở. 2HS làm trên bảng phụ. 	
- GV theo dõi kiểm tra.	 	 
- GV và HS nhận xét, sửa sai.	
Bài 3 : Giải toán 	Bài giải 
- HS đọc yêu cầu. 	Ba xe như thế chở số viên gạch là :
- Hướng dẫn HS tự tóm tắt rồi giải. 	2715 x 3 = 8145 (viên)
- Một em làm bảng phụ. 	 Đáp số : 8145 viên gạch
- Cả lớp làm vở bài tập. GV chấm, sửa sai.
3. Củng cố : Gọi một số em nêu lại cách nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số.
4. Dặn dò : Dặn HS về nhà xem lại bài. GV nhận xét tiết học
________________________________________________
 Tự nhiên và Xã hội Tiết: 45
 Lá cây 
SGK / 86 - Thời gian dự kiến :	35 phút
I. Mục tiêu : 
- Biết được cấu tạo ngoài của lá cây.
- Biết được sự đa dạng về hình dáng, độ lớn và màu sắc của lá cây.
* HS khá giỏi: Biết được quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh sáng mặt trời còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốt ngày đêm.
* Giáo dục HS biết chăm sóc thực vật.
II. Đồ dùng dạy – học : 
- Hình trong SGK trang 86, 87.	
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Học sinh trả lời câu hỏi bài Rễ cây (tiếp theo)
- GV nhận xét, đánh giá. GV nhận xét chung.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
▪ Mục tiêu : Biết mô tả sự da dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây. Nêu được đặc điểm chung và cấu tạo ngoài của lá cây.
▪ Cách tiến hành :
Bước1: Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 SGK trang 86, 87 trả lời các câu hỏi:
+ Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được ?
+ Hãy chỉ đâu là cuống lá, phiến lá của một số cây sưu tầm được ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV mời một số cặp HS lên hỏi và trả lời trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại. Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá có màu đỏ 
 hoặc vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá ; trên phiến lá có gân lá.
b. Hoạt động 2 : Làm việc với vật thật.
▪ Mục tiêu : Phân loại các lá cây sưu tầm được.
▪ Cách tiến hành :
Bước 1 : Thảo luận
- GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ A0 và băng dính.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các lá cây và dính vào giấy khổ A0 theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại lá của mình trước lớp.
- GV nhận xét nhóm nào sưu tập được nhiều, trình bày đẹp và nhanh.
3. Củng cố : Nhắc lại bài học.
4. Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài “Khả năng kì diệu của lá cây”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
___________________________________________________
Thứ năm ngày 23 tháng 2 năm 2012
Thể dục 
Thầy Đông dạy
__________________________________________________
 Toán Tiết 114
Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo) 
SGK / 118 – Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu : 
- Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có dư với thương có 4 chữ số và 3 chữ số).
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán. 
Bài 1, bài 2, bài 3
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ. 4 bộ (mỗi bộ 8 hình tam giác cân).
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS giải bài 3 SGK/117. Một HS làm bài tập 2. 
- GV và HS nhận xét, sửa sai. 
2. Bài mới :	 Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS thực hiện phép chia : 9365 : 3.
+ GV viết phép chia 9365 : 3 = ? 9365 3
	 03	 3121
	 06
	 05
- GV nêu vấn đề. Học sinh đặt tính và tính.	 2
Hỏi: Khi thực hiện phép tính chia này ta phải thực hiện tính từ đâu ? (Thực hiện lần lượt từ trái sang phải hoặc từ hàng cao nhất, mỗi lần chia đều tính nhẩm: chia, nhân, trừ). 
- Yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép chia 9365: 3 tương tự như đã làm ở tiết 113 GV hướng dẫn cho HS nêu lại các bước như SGK. 
- GV hỏi: Phép chia 9365 : 3 là phép chia hết hay phép chia có dư ? Vì sao ? (là phép chia có dư vì trong lần chia cuối cùng ta tìm được số dư là 2). 
Vậy 9635 : 3 = 3121 (dư 2). Gọi vài em nêu lại cách chia như SGK. 
+ Tương tự với phép tính 2249 : 4 và GV lưu ý HS phép chia 2249 : 4 chia lần 1 nếu lấy một chữ số ở số bị chia mà bé hơn số chia thì phải lấy 2 chữ số. Số dư phải bé hơn số chia.
b. Hoạt động 2 : Thực hành
Bài 1: Tính 
- HS đọc yêu cầu, GV hướng dẫn	2768 3
- Cả lớp làm vở bài tập. 1HS làm bảng phụ	 	 06 922	 
GV chấm, nhận xét, sửa sai.	 	 08
Đáp án : 623 (dư 3) ; 651 (dư 3)	 2
Bài 2 : Giải toán 
- HS đọc bài toán. GV hướng dẫn HS giải bài toán. 
Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Muốn biết 1280 bánh xe lắp được bao nhiêu xe ta làm như thế nào ?
- Một HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vở bài tập. GV chấm, sửa sai.
Bài giải
1280 : 6 = 213 (dư 2)
Vậy 1280 bánh xe lắp được nhiều nhất 213 xe tải và còn thừa 2 bánh xe.
Đáp số : 213 xe, thừa 2 bánh xe.
Bài 3 : GV chia lớp làm 4 nhóm. GV tổ chức thi xếp nhanh theo hình có sẵn.
- GV và HS nhận xét, bình chọn, tuyên dương.
3. Củng cố : Gọi một số em nêu lại cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. 
4. Nhận xét - Dặn dò: Xem lại bài học, chuẩn bị bài “Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số” (tiếp theo)
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
______________________________________________
Anh văn 
Cô Vi Anh dạy
______________________________________________
 Tập viết Tiết 23
Ôn chữ hoa Q 
SGK / 45 - Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu : 
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Q (1 dòng), T, S (1 dòng); viết đúng tên riêng Quang Trung (1 dòng) và câu ứng dụng: Quê em  nhịp cầu bắc ngang (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng ; biết nối nét giữa chữ viết hoa và chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
BVMT : Giáo dục tình yêu quê hương đất nước qua câu thơ.
II. Đồ dùng dạy – học : Mẫu chữ viết hoa Q. Các chữ Quang Trung và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Bài cũ: Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
- Cả lớp viết bảng con chữ hoa và tên riêng đã học ở bài trước. 
- Nhận xét, đánh giá. GV nhận xét chung.
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
▪ Luyện viết chữ hoa.
- HS tìm các chữ hoa có trong bài : Q , T , B
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết các chữ.
- HS viết các chữ trên bảng con. GV nhận xét, sửa sai. 
▪ Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng).
- HS đọc từ ứng dụng : 	 Quang Trung
- GV giới thiệu thêm tên riêng 
- HS tập viết trên bảng con Quang Trung. GV nhận xét, sửa sai.
▪ Luyện viết câu ứng dụng. 
- GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ.
Tích hợp : Giáo dục tình yêu quê hương đất nước qua câu thơ “Quê em đồng lúa nương dâu ; Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang”.
- Hướng dẫn HS luyện viết trên bảng con chữ hoa. GV và HS nhận xét, sửa sai.
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu câu. HS viết vào vở.
- GV chấm 5 - 7 bài. Chấm, chữa bài và nhận xét.
3. Củng cố : Nhắc lại bài học. 
4. Dặn dò: GV nhắc HS luyện viết bài ở nhà. GV nhận xét tiết học. 
IV. Phần bổ sung: 
.
__________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 24/2/22012	 
 Chính tả ( nghe – viết) Tiết 46
Người sáng tác Quốc ca Việt Nam 
 SGK / 47 - Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu : 
- Nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi ; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT (2) b.
- Cẩn thận trong khi viết bài, làm bài và trình bày bài sạch, đẹp.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết bài tập. Ảnh Văn Cao 
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con các từ : Lũ lụt, khúc ca, bút chì, múc nước. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : 	Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết chính tả 
- GV đọc đoạn viết 1 lần. 1- 2 HS đọc lại.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài chính tả: 
+ Giải nghĩa từ Quốc hội, Quốc ca 
+ Đoạn văn gồm mấy câu ? 
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ? 
- HS viết từ khó vào bảng con : trẻ, khởi nghĩa, Quốc hội, Quốc ca, vẽ tranh. 
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
- Chấm khoảng 5 đến 7 bài, nhận xét cụ thể từng bài. 
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài. Hướng dẫn làm theo nhóm, sau đó gọi đại diện nhóm lên ghi vào bảng phụ. GV cùng cả lớp nhận xét, sửa sai. 
Lời giải : Câu b : trút – trúc, lụt – lục 
3. Củng cố : Nhắc lại bài học.
4. Nhận xét - Dặn dò: Về nhà viết lại những chữ viết sai. 
- GV nhận xét tiết học. 
IV. Phần bổ sung: 
.
_____________________________________________
 Toán: - Tiết 115
Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo)
(SGK / 119 - Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu : 
- Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương) 
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán. Bài 1, bài 2, bài 3
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 1HS giải bài 2. 3 HS làm bài 1. Nhận xét, sửa sai. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS thực hiện phép chia
* GV viết phép chia 4218 : 6 = ?
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép chia : Thực hiện từ trái sang phải.
- GV chia và nêu cách thực hiện :
	4218 6	▪ 42 chia 6 được 7, viết 7.
	 01 703	 7 nhân 6 bằng 42 ; 42 trừ 42 bằng 0.
	 18	▪ Hạ 1, 1 chia 6 được 0, viết 0.
	 0 	 0 nhân 6 bằng 0 ; 1 trừ 0 bằng 1.
	▪ Hạ 8 được 18 ; 18 chia 6 được 3, viết 3.
	 3 nhân 6 bằng 18 ; 18 trừ 18 bằng 0
- Gọi HS nhắc lại cách chia.
	Vậy 4218 : 6 = 703
* Tiến hành tương tự với phép chia 2407 : 4 = ?
	Vậy 2407 : 4 = 601 (dư 3)
b. Hoạt động 2 : Thực hành 
Bài 1 : Đặt tính rồi tính 
- HS đọc yêu cầu. GV hương dẫn tương tự như bài học. HS làm vào vở. 2 HS làm bảng phụ. GV và HS nhận xét, sửa sai.
Đáp án : 302 ; 406 (dư 2) ; 801 (dư 2) ; 603 (dư 5) 
Bài 2 : Giải toán	 Bài giải 
- HS đọc đề bài toán. GV hướng dẫn.	Số mét đường đội đã sửa là :
+ Bài toán cho biết gì ?	2025 : 5 = 405 (m)
+ Bài toán hỏi gì ?	 Số mét đường đội còn phải sửa là :
+ Muốn biết phải sửa chữa bao nhiêu	2025 – 405 = 1620 (m)	mét đường ống nữa ta phải tìn gì ?	 Đáp số : 1620 m	 
- HS làm vào vở. 1HS làm bảng phụ. 	GV chấm, nhận xét, sửa sai.
Bài 3 : Đ , S ?
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn HS tính ra giấy nháp rồi mới điền. Cả lớp làm bài vào vở. HS sửa miệng. GV và HS nhận xét, sửa sai.
Lời giải : Thứ tự cần chọn : Đ ; S ; S 
3. Củng cố : Gọi một số em nêu lại cách chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số.
 4. Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài “Luyện tập”. 
- Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
_______________________________________________
Tập làm văn Tiết 23
Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
SGK / 48 - Thời gian dự kiến : 35 phút 
I. Mục tiêu :
- Kể được một vài nét nổi bật của buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý trong SGK (GV có thể thay đề bài cho phù hợp với HS);
- Viết được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu).
- Giáo dục HS yêu thích môn nghệ thuật.
* GDKNS: Thể hiện sự tự tin.
 - Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận.
 - Ra quyết định .
 - Quản lí thời gian.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết câu hỏi gợi ý cho bài kể.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS đọc bài viết về người lao động trí óc tiết trước.
- GV nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm vở bài tập 
Bài tập 1 : 1 HS đọc yêu cầu và các gợi ý 
- 2 HS kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. Các em có thể dựa vào gợi ý để kể. 
- Từng cặp HS tập kể rồi thi kể trước lớp. GV cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương. 
Bài tập 2 : 
- GV nêu yêu cầu của bài, nhắc HS viết vào vở rõ ràng, khoảng 7 câu những lời mình vừa kể. HS viết bài vào vở. Gọi HS đọc bài viết của mình trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
VD: Tối 20 – 11 vừa qua, trường em có tổ chức một buổi liên hoan văn nghệ chào
mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đúng 7 giờ tối, các thầy giáo, cô giáo và học sinh
toàn trường đã có mặt động đủ. Sân khấu được làm quay mặt ra sân trường. Nhiều tiết mục hát, múa được trình diễn. Mỗi lần diễn viên ra sân khấu, chúng em lại vui thích nhận ra đó là những người bạn hàng ngày. Em thích nhất là 2 tiết mục : tiết mục múa sạp của lớp 3A và tiết mục kể chuyện cười của bạn Thắng lớp em. Thắng kể chuyện mà mặt cứ tỉnh bơ đã làm khán giả cười và vỗ tay cổ vũ rầm rộ.
3. Củng cố : HS nhắc lại nội dung bài.
4. Dặn dò : Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
________________________________________________
Sinh hoạt tập thể
1/ Nhận xét tuần qua:
- Các em đi học lại đúng qui định của nhà trường đề ra.
- Các em lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè. 
-Các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ , gọn gàng tóc cắt ngắn
- Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa ngoan còn đánh bạn , la hét trong sân trường.
- Các em có ý thức trong học tập . Vẫn còn một số bạn quên dụng cụ học tập .
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
- Một số em tích cực phát biểu xây dựng bài 
- Cần có ý thức giữ vệ sinh trường lớp.Trực nhật chậm vào ngày thứ năm. Một số bạn chưa nhiệt tình nhặt rác trên sân trường.
2/ Phương hướng tuần tới : 
Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
Tăng cường việc kiểm tra bài trên lớp.
Nhắc nhở các quy định trong nhà trường và trong lớp.
Cần bảo đảm an toàn giao thông trên đường đi học.
Ôn tập để chuẩn bị KTĐK lần 3
____________________________________
Buổi chiều: Âm nhạc Tiết : 23
Giới thiệu một số hình nốt nhạc
Bài đọc thêm : Du Bá Nha – Chung Tử Kì
Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu : 
- Nhận biết một số hình nốt nhạc.
- Biết nội dung câu chuyện.
* HS khá giỏi: - Nhận biết một số hình nốt nhạc.
 - Tập viết các hình nốt nhạc.
II. Đồ dùng dạy – học : 
- Hình nốt trắng, nốt đen, móc đơn ;.bằng bìa.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Cả lớp hát bài “Cùng múa hát dưới trăng”.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Giới thiệu một số hình nốt nhạc
- GV giới thiệu: Để ghi chép độ dài, ngắn của âm thanh, người ta dùng các hình nốt 
Hình nốt trắng	Hình nốt móc kép
Hình nốt đen	Dấu lặng đen
Hình nốt móc đơn	 Dấu lặng đơn
- HS quan sát và đọc tên hình nốt nhạc.
- GV hướng dẫn HS tập viết các hình nốt nhạc. HS tập viết vào vở. GV theo dõi, uốn nắn thêm.
b. Hoạt động 2 : Bài đọc thêm : Du Bá Nha – Chung Tử Kì
- GV kể cho HS nghe câu chuyện “Du Bá Nha – Chung Tử Kì”. (kể 2 lần)
- GV hỏi : Nội dung câu chuyện này nói lên điều gì ?
- HS trả lời. GV chốt lại nội dung chính.
c) Hoạt dộng ngoài giờ lên lớp. Chủ đề “ 3/2 Thành lập ĐCSVN ”
- GV nói cho HS hiểu về chủ đề của tháng.
- GV cho HS múa, hát hoặc kể chuyện mà em biết về Đảng, Bác....
3. Củng cố : HS đọc lại tên các hình nốt vừa học.
4.Dặn dò: Đọc và viết lại các hình nốt đã học và chuẩn bị trước bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
____________________________________________
 THỦ CÔNG Tiết 23
Đan nong đôi ( T1 )
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: 
- Biết cách đan nong đôi.
- Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.Với HS khéo tay:
- Đan được tấm đan nong đôi. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hoà.
- Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa.
- Tranh quy trình đan nong đôi.
- Các nan đan mẫu ba màu khác nhau, bài màu, bút chì kéo, hồ dán,...
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- Giáo viên giới thiệu tấm đan nan đôi và hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
- Giáo viên gợi ý để học sinh quan sát và so sánh tấm đan nong mốt của bài trước với tấm đan nong đôi.
- Giáo viên nêu tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan
- Cắt các nan dọc: Cắt thành một hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy để làm các nan dọc.
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Nên cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh.
Bước 2: Đan nong đôi bằng giấy, bìa
Trình tự:
+ Đan nan thứ nhất: Đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó nhấc nan dọc 2, 3, 6, 7 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc.
+ Đan nan ngang thứ hai: Nhấc các nan dọc 3, 4, 7, 8 và luồn nan ngang thứ 2 vào. Dồn nan ngang thứ hai cho khít với nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ ba: Ngược với đan nan ngang thứ nhất, nghĩa là nhấc các nan dọc 1, 4, 5, 8, 9 và luồn nan ngang thứ ba vào.
+ Các nan còn lại đan tương tự.
Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan
Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại, sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột.
Hoạt động 3: Nhận xét, củng cố, dặn dò
Nhắc lại cách đan nong đôi.
Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng cắt, đan của học sinh.
Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau: Đan nong đôi ( T2 ).
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: ..
_________________________________________________
 Tự nhiên và Xã hội Tiết: 46
Khả năng kì diệu của lá cây
SGK / 88 – Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu : 
- Nêu được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và ích lợi của lá đối với đời sống con người.
* Hs khá giỏi:- Biết được quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh sáng mặt trời còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốt ngày đêm.
* GDKNS: 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích thông tin để biết giá trị của lá cây với đời sống của cây, đời sống của động vật và con người.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: có ý thức trách nhiệm, cam kết thực hiện với các hành vi thân thiện với các loại cây trong cuộc sống :không bẻ cành, bứt lá, làm hại cây.
- Kĩ năng tư duy phê phán : phê phán, lên án, ngăn chặn , ứng phó với các hành vi làm hại cây.
* THBVMT: Biết được cây xanh có ích lợi đối với cuộc sống con người ; khả năng kì diệu của lá cây trong việc tạo ra ôxi và các chất dinh dưỡng để nuôi cây. 
II. Đồ dùng dạy – học : 
- Hình trong SGK trang 88, 89. 
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ: HS trả lời câu hỏi bài “Lá cây”. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:	Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Quan sát theo cặp.
▪ Mục tiêu : Biết nêu chức năng của lá cây.
▪ Cách tiến hành :
Bước 1:

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1(14).doc