Giáo án tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần dạy 19

Hai Bà Trưng

 SGK / 4 - Thời gian dự kiến : 35 phút

I. Mục tiêu :

- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng BT (2) b.

II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết bài tập 2.

III. Các hoạt động dạy – học :

1.Bài cũ : (5’)Gọi 2 HS lên bảng viết: trống, chiêng, đan, hòn đá, đàn. GV nhận xét

2. Bài mới : Giới thiệu bài

a. Hoạt động 1 : (20’) Hướng dẫn HS viết chính tả

- GV đọc mẫu đoạn 4 của bài Hai Bà Trưng 1 lần, 1- 2 HS đọc lại.

- Hướng dẫn HS chuẩn bị :

+ Các chữ Hai và Bà trong bài Hai Bà Trưng được viết như thế nào ?

+ Tìm các tên riêng trong bài chính tả ? Các tên đó viết như thế nào ?

- HS viết từ khó : lần lượt, sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sử. . .

- GV đọc cho HS viết . Đọc thong thả từng câu, từng cụm từ cho HS viết vào vở

- Chấm chữa bài : GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì.

- Chấm khoảng 5 đến 7 bài.

 

doc 13 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần dạy 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu của bài – Hướng dẫn làm theo nhóm, sau đó đại diện nhóm lên ghi vào – GV cùng cả lớp nhận xét sửa sai.
Lời giải : Câu b : đi biền biệt, thấy tiêng tiếc, xanh biêng biếc. 
3. Củng cố : (4’)GV nhận xét chung bài chính tả
4. Dặn dò : (1’)Về nhà viết lại những chữ viết sai. GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
_________________________________________
 Toán Tiết 92
Luyện tập 
SGK / 94 - Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu :
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0).
- Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
- Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000).
Bài 1, bài 2, bài 3 (a, b), bài 4
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ HS giải bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 3 SGK. Cả lớp viết bảng con số : 5261, 4753 
- Nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới : (25’)Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Luyện tập
Bài 1 : Viết (theo mẫu)
- HS đọc yêu cầu và đọc mẫu. GV giúp HS hiểu mẫu.
- HS làm bài vào vở. 2HS làm trên bảng phụ. GV và HS nhận xét, sửa sai.
Đọc số
Viết số
Ba nghìn năm trăm tám mươi sáu
Năm nghìn bảy trăm bốn mươi ba
Một nghìn chín trăm năm mươi mốt
Tám nghìn hai trăm mười bảy
Một nghìn chín trăm tám mươi tư
Chín nghìn bốn trăm ba mươi lăm
3586
5743
1951
8217
1984
9435
Viết số
Đọc số
1952
6727
5555
9691
1911
8264
Một nghìn chín trăm năm mươi hai
Sáu nghìn bảy trăm hai mươi bảy
Năm nghìn năm trăm năm mươi lăm
Chín nghìn sáu trăm chín mươi mốt
Một nghìn chín trăm mười một
Tám nghìn hai trăm sáu mươi tư
Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS đọc yêu cầu. Cả lớp làm vở BT. Một em làm bảng phụ. Gọi HS nêu miệng. Cả lớp nhận xét, sửa sai.
	a) 4557 ; 4558 ; 4559 ; 4560 ; 4561 ; 4562.
	b) 6130 ; 6131 ; 6132 ; 6133 ; 6134 ; 6135.
Bài 3 : Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm :
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu và làm bài.
- HS làm bài vào vở. Sau đó nêu miệng kết quả. GV và HS nhận xét, sửa sai.
a) Số lớn nhất có ba chữ số là : 999
b) Số bé nhất có bốn chữ số là : 1000
Bài 4. (Sgk/94). 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn. HS tự làm, sửa bài. GV nhận xét sửa sai chấm bài.
3. Củng cố: (3’) Hệ thống lại bài học.
4. Dặn dò : (2’)Về nhà ôn luyện lại cách đọc, viết các số có bốn chữ số.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
____________________________________________
 Tự nhiên và Xã hội Tiết 37
Vệ sinh môi trường (tiếp theo) 
 SGK / 70 - Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu :
- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu
 tiện đúng nơi qui định.
*KNS: Kỹ năng quan sát , tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại
 của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
- Kỹ năng tư duy phê phán: Có tư duy phê phán, phân tích các hành vi, việc làm không đúng ảnh hưởng tới vẽ sinh môi trường.
- Kĩ năng làm chủ bản thân, Kỹ năng ra quyết định , Kỹ năng hợp tác.
II. Đồ dùng dạy – học : Tranh ảnh SGK / 70
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Bài cũ: ( 5’- Nêu lại nội dung của tiết trước.	
2. Bài mới : (25’)Giới thiệu bài: ghi bảng
a. Hoạt động 1 : Quan sát tranh
▪ Mục tiêu : Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người.
▪ Cách tiến hành : 
Bước 1: Quan sát cá nhân
	HS quan sát các hình trang 70, 71 sách giáo khoa.
Bước 2 : GV yêu cầu một số HS nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.
Bước 3: Thảo luận nhóm
- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã thấy ở địa phương.
- Cần làm gì để tránh những hiện tượng trên?
- Các nhóm trình bày, giáo viên nhận xét và kết luận.
* Kết luận : Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định; không để vật nuôi ( chó mèo, lợn, gà, trâu, bò,... ) phóng uế bừa bãi.
b. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
▪ Mục tiêu : Biết được các loại nhà tiêu và cách sử dụng hợp vệ sinh.
▪ Cách tiến hành : 
Bước 1: Từng cặp quan sát các hình 3, 4 trang 71 sách giáo khoa và trả lời theo gợi ý : Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình.
Bước 2: Thảo luận. Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Ở địa phương bạn thường có các loại nhà tiêu nào ?
+Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ + Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường ?
* Kết luận: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.
3. Củng cố : 	(4’)Nhắc lại nội dung bài học.
4. Dặn dò : (1’)	Xem lại bài và chuẩn bị trước bài sau ở nhà. GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
 __________________________________________________
Thứ tư ngày 11 tháng 1 năm 2012
( Cô Hồng Hà dạy)
___________________________________________________
Buổi chiều: Tiếng việt ( Bổ sung)
Ôn tập
Thời gian dự kiến: 35 phút.
I/Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
II. Đồ dùng dạy – học: 
- Bảng phụ viết bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Bài mới : Giới thiệu bài
* Hoạt động 1 : (30’) Hướng dẫn HS viết chính tả 
- GV đọc mẫu đoạn 4 của bài Hai Bà Trưng 1 lần, 1- 2 HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị :
+ Tìm các tên riêng trong bài chính tả ? Các tên đó viết như thế nào ?
- HS viết từ khó : Hai Bà Trưng đoàn quân, sạch, ngoại xâm, ...
- GV đọc cho HS viết . Đọc thong thả từng câu, từng cụm từ cho HS viết vào vở 
- Chấm chữa bài : GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
3. Củng cố : ( 4’) GV nhận xét chung bài chính tả
4. Dặn dò : (1’)Về nhà viết lại những chữ viết sai. GV nhận xét tiết học.
______________________________________________________
Toán ( Bổ sung)
Ôn tập
Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu :
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0).
- Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ HS giải bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học :
1/Bài mới : GTB
Hoạt động 1: (30’)GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK/94
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của bài: Viết (theo mẫu)
Đọc số
Viết số
Tám nghìn năm trăm hai mươi bảy
8527
Chín nghìn bốn trăm sáu mươi hai
9462
Một nghìn chín trăm hai mươi tư
1924
Bốn nghìn bảy trăm sáu mươi lăm
4765
Một nghìn chín trăm mười một
1911
Một nghìn tám trăm hai mươi mốt
1821
HS làm vào vở - hai HS lên bảng làm vào bảng phụ - Lớp, GV nhận xét, quả đúng.
Bài 2: GV hướng dẫn HS làm tương tự bài 1. Kết quả đúng : Sáu nghìn ba trăm năm mươi tám; Bốn nghìn bốn trăm bốn mươi bốn; Tám nghìn bảy trăm tám mươi mốt; 9246; Bảy nghìn một trăm năm mươi lăm.
Bài 3: Số
GV hướng dẫn và làm mẫu bài a, HS làm vào vở - 2 HS đứng tại chỗ nêu kết quả bài làm của mình. Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng: 
 A, 3120, 3121, 3122, 3123, 3124, 3125, 3126
 B, 6494, 6495, 6496, 6497, 6498, 6499, 6500.
2/Củng cố: (4’)GV chốt lại nội dung bài 
3/Dặn dò: (1’)Về xem bài. GV nhận xét tiết học.
_____________________________________________
 Tự nhiên và Xã hội 	Tiết: 38
Vệ sinh môi trường (tiếp theo) 
SGK / 72 - Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu :
- Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người, động vật và thực vật.
*KNS: Quan sát kĩ năng, tìm kiếm và xử lí thông tin để biết tác hại của nước bẩn , nước ô nhiễm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người.
- Kỹ năng tư duy phê phán.
-Kỹ năng làm chủ bản thân
- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng hợp tác
II. Đồ dùng dạy – học : 
- Tranh ảnh SGK / 72, 73
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)	HS trả lời bài “Vệ sinh môi trường”. GV nhận xét.
2. Bài mới:Giới thiệu bài(1’)
a. Hoạt động 1: (11’)(Quan sát tranh
▪ Mục tiêu : Biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống.
▪ Cách tiến hành :
Bước 1 : GV chia nhóm giao việc.
Bước 2 : Các nhóm thảo luận.
Bước 3 : Đại diện các nhóm trình bài kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
Bước 4 : GV chốt ý : Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lí thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước.
b. Hoạt động 2 : (13’)Thảo luận nhóm về cách xử lý nước thải hợp vệ sinh
▪ Mục tiêu : Giải thích được tại sao cần phải xử lí nước thải.
▪ Cách tiến hành :
Bước 1 : GV nêu yêu cầu thảo luận.
Bước 2 : Các nhóm thảo luận.
Bước 3 : Đại diện các nhóm trình bài kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
Bước 4 : GV nhận xét, chốt ý: Việc xử lí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết.
3. Củng cố : 	( 5’)HS đọc mục thông tin cần biết.
4. Dặn dò: (1’) Xem lại bài và chuẩn bị trước bài tiếp theo. GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
__________________________________________________________________
Thứ năm ngày 12 tháng 1 năm 2012
Thể dục 
(thầy Đông dạy )
_________________________________________________
 Toán Tiết 94
 Các số có bốn chữ số (tiếp theo) 
SGK / 96 - Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu :
- Biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số.
- Biết viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
Bài 1, bài 2 (cột 1 câu a, b), bài 3
II. Đồ dùng dạy – học : 
- Bảng phụ HS giải bài tập 1, 3.
III. Các hoạt động dạy – học :
1.Kiểm tra bài cũ : (5’) Gọi 3 HS lên bảng giải bài tập 3. HS đọc : 5700 ; 3545 ; 4657. 
- GV nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
a. Hoạt động 1: (8’) Hướng dẫn HS viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- GV viết bảng số : 5247 gọi HS đọc.
GV hỏi : Số 5247 có mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị.
- Hướng dẫn HS tự viết 5247 thành tổng cùa 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục, 7 đơn vị.
5247 = 5000 + 200 + 40 + 7 
- GV hướng dẫn tương tự với các số tiếp theo. 
b. Hoạt động 2: ( 15’ ) Thực hành 
Bài 1 : Viết (theo mẫu)
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn. Cả lớp làm vở bài tập. 1 HS làm bảng phụ.
- Nhận xét, sửa sai.
a)	9271 = 9000 + 200 + 10 + 7	9696 = 9000 + 600 + 90 + 6
	4538 = 4000 + 500 + 30 + 8	5555 = 5000 + 500 + 50 + 5
	7789 = 7000 + 700 + 80 + 9	6574 = 6000 + 500 + 70 + 4
b)	2005 = 2000 + 5	1909 = 1000 + 900 + 9
	9400 = 9000 + 400	3670 = 3000 + 600 + 70
	2010 = 2000 + 10	2020 = 2000 + 20
Bài 2 : Viết các tổng thành số có bốn chữ số (theo mẫu).
- Cả lớp làm vở BT. Một em làm bảng phụ. Cả lớp nhận xét, sửa sai.
a)	7000 + 600 + 50 + 4 = 7654	2000 + 800 + 90 + 6 = 2896
	2000 + 800 + 90 + 6 = 2896	9000 + 900 + 90 + 9 = 9999
b) 	3000 + 60 + 8 = 3068	7000 + 200 + 5 = 7205
	9000 + 50 + 6 = 9056	2000 + 100 + 3 = 2103	
Bài 3 : Viết số (theo mẫu) 
- HS đọc yêu cầu và bài làm mẫu. 
- Hướng dẫn HS cách làm. Cả lớp làm vở bài tập. GV chấm sửa sai.
	a) Năm nghìn, bốn trăm, chín chục, hai đơn vị : 5492
	b) Một nghìn, bốn trăm, năm chục, bốn đơn vị : 1454
	c) Bốn nghìn, hai trăm, năm đơn vị : 4205
3. Củng cố: (5’)
- Gọi một số em đọc các số và nêu lại các hàng của số đó : 5864 ; 7507 ; 8073 ; 
4. Dặn dò : (1’)Xem lại bài ở nhà và chuẩn bị trước bài “Số 10 000. Luyện tập”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
________________________________________________
 Tập viết Tiết 19
 Ôn chữ hoa N (tiếp theo) 
SGK / 9 – Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu :	
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng chữ Nh), R, L (1 dòng); viết đúng tên riêng Nhà Rồng (1 dòng) và câu ứng dụng: Nhớ Sông Lô  nhớ sang Nhị Hà (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết thẳng hàng tương đối đều nét, biết nối nét giữa chữ viết hoa và chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. Đồ dùng dạy – học :
- Mẫu chữ viết hoa N. Các chữ Yết Kiêu và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Bài cũ: (5’) 3 HS lên bảng viết. 
 -Cả lớp viết bảng con chữ hoa và tên riêng đã học ở bài trước. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 	Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1: (8’)Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
- Luyện viết chữ hoa : HS tìm các chữ hoa có trong bài : N, Nh, R, L, C, H 
+ GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết.
+ HS tập viết các chữ trên bảng con.
- Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng).
+ HS đọc từ ứng dụng “Nhà Rồng”. GV giới thiệu thêm tên riêng 
+ HS tập viết trên bảng con.
- Luyện viết câu ứng dụng.
+ GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ. 
+ Hướng dẫn HS luyện viết trên bảng con từng tên riêng đã nêu.
b. Hoạt động 2 : (18’) Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
- HS viết vở theo hướng dẫn của GV.
- GV chấm 5 – 7 bài. Chữa bài và nhận xét.
3. Củng cố: ( 3’) Nhắc lại bài học.
4. Dặn dò: ( 1’) viết bài về nhà. GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
_______________________________________________
Toán ( bổ sung )
Ôn tập 
Thời gian dự kiến :35 phút 
I.Mục tiêu:
- Củng cố cách đọc viết các số có 4 chữ số.
- Biết các số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000).
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ. 
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài mới: (32’) 
Bài 3 : Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm :
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu và làm bài.
- HS làm bài vào vở. Sau đó nêu miệng kết quả. GV và HS nhận xét, sửa sai.
a) Số lớn nhất có ba chữ số là : 999
b) Số bé nhất có bốn chữ số là : 1000
c) Các số tròn nghìn từ 4000 đến 9000 là : 4000 ; 5000 ; 6000 ; 7000 ; 8000 ; 9000. 
Bài 1: Viết theo mẫu
Đọc số
Viết số
Sáu nghin tám trăm chín mươi hai
6892
Hai nghìn bảy trăm bốn mươi lăm
Một nghìn bảy trăm năm mươi mốt
9999
4868
Bài 2: Viết số tròn nghìn (theo mẫu)
 Hai nghìn: 2000 Năm nghìn ........... 
 Ba nghìn ........... Sáu nghìn ...........
 Bốn nghìn ........... Bảy nghìn ...........
 Một nghìn ........... Tám nghìn ...........
3. Củng cố : (2’)HS nêu lại nội dung bài.
4.Dặn dò: (1’)Xem và chuẩn bị bài cho ngày mai
_________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2012
CHÍNH TẢ (nghe - viết)	Tiết: 38 
Trần Bình Trọng
(SGK / 11 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
- HS yếu : không mắc quá 10 lỗi trong bài.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con các từ : liên hoan, náo nức, thương tiếc, bàn tiệc, xiết tay. GV nhận xét.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : 	Hướng dẫn HS viết chính tả 
- GV đọc toàn bài 1 lần. 1- 2 HS đọc lại.
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị : 
+ Đoạn viết có mấy câu ? 
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? 
- HS viết từ khó : sa vào, dụ dỗ, tước vương, khảng khái. 
- GV đọc cho HS viết. Đọc thong thả từng cụm từ cho HS viết. 
- Chấm chữa bài : GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
- Chấm khoảng 5 đến 7 bài, nhận xét cụ thể từng bài. 
b. Hoạt động 2 : 	Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài – Hướng dẫn làm theo nhóm, sau đó đại diện nhóm lên ghi vào bảng phụ – GV cùng cả lớp nhận xét sửa sai. 
Lời giải : 	Câu a : nay – liên lạc – lần – luồn – nắm – ném 
Câu b : biết – tiệc – diệt – chiếc – tiệc – diệt 
3. Củng cố : 	Nhắc lại bài học.
4. Nhận xét – Dặn dò : Về nhà viết lại các từ sai trong bài.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
___________________________________________________
TOÁN - Tiết 95
Số 10 000 - Luyện tập
(SGK / 97 - Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Biết số 10.000 (mười nghìn hoặc một vạn).
- Biết về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số.
- Học sinh KT : Nhận biết số 10.000 va làm được 2 bài tập.
Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4, bài 5
II. Đồ dùng dạy – học : 10 tấm bìa viết số 1000 
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng làm về nhà của tiết trước. 
- GV nhận xét, chữa bài. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1: Giới thiệu số 10.000.
- Cho HS lấy 8 tấm bìa có ghi 1000 và xếp như sgk rồi hỏi để HS trả lời và nhận ra có 8000 rồi đọc số (tám nghìn) 
- HS lấy thêm 1 tấm có ghi 1000 xếp tiếp vào nhóm 8 tấm bìa và trả lời tám nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn ? 
- GV giới thiệu : số 10.000 đọc là mười nghìn hoặc một vạn. 
- GV hỏi số mười nghìn hoặc một vạn là số có mấy chữ số ? (có 5 chữ số gồm 1 chữ số một và 4 chữ số 0)
b. Hoạt động 2 : Luyện tập (GV theo dõi hướng dẫn HS KT làm bài)
Bài 1 : Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm:
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn làm bài. HS nêu miệng kết quả. GV và HS nhận xét, sửa sai.
	a) 5000 ; 6000 ; 7000 ; 8000 ; 9000 ; 10 000.
	b) 9995 ; 9996 ; 9997 ; 9998 ; 9999 ; 10 000.
	c) 9500 ; 9600 ; 9700 ; 9800 ; 9900 ; 10 000.
	d) 9950 ; 9960 ; 9970 ; 9980 ; 9990 ; 10 000.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
- HS đọc yêu cầu - Hướng dẫn HS làm vở - 1HS làm trên bảng phụ. 
- GV nhận xét, sửa sai.
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
4527
6138
1999
2004
5859
4528
6139
2000
2005
5860
4529
6140
2001
2006
5861
Bài 4 : Số ?
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn làm bài. HS làm bài vào vở, sau đó nêu kết quả.
- GV và HS nhận xét, sửa sai.
	a) Các số tròn nghìn bé hơn 5555 là : 1000 ; 2000 ; 3000 ; 4000 ; 5000.
	b) Số tròn nghìn liền trước 9000 là : 1000 ; 2000 ; 3000 ; 4000 ; 5000 ; 6000 ; 7000 ; 8000.
	c) Số tròn nghìn liền sau 9000 là : 10000
3. Củng cố : Gọi vài em đọc lại số 10.000
4. Nhận xét – Dặn dò : xem lại bài và chuẩn bị bài “Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
_____________________________________
TẬP LÀM VĂN - Tiết 19
 	 Nghe - kể :Chàng trai làng Phù Ủng 
(SGK / 12 - Thời gian dự kiến : 35 phút) 
I. Mục tiêu :
- Nghe – kể lại được câu chuyện “Chàng trai làng Phù Ủng”.
- Viết lại được câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c.
- HS yếu : dựa vào câu chuyện để kể. 
II. Đồ dùng dạy – học : 
- Tranh minh họa truyện chàng trai làng Phù Ủng.
- Bảng phụ viết các câu gợi ý.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm vở bài tập 
Bài 1 : HS đọc yêu cầu – Cả lớp quan sát minh hoạ và đọc ba câu hỏi gợi ý 
- GV kể chuyện lần một : Truyện này có những nhân vật nào ? 
- GV kể lần hai sau đó hỏi HS :
+ Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì ? 
+ Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai ?
+ Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô ? 
- GV kể tiếp lần ba. Một HS khá giỏi kể lại chuyện. Từng cặp kể cho nhau nghe.
- Một HS nhìn gợi ý trên bảng kể lại câu chuyện – Cả lớp và GV nhận xét 
Bài 2 : HS đọc yêu cầu. GV nêu nhiệm vụ. GV làm mẫu.
- Cả lớp viết bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- 4 – 5 HS đọc bài làm của mình. Cả lớp và GV nhận xét 
3. Củng cố : nhắc lại bài học. 
4. Nhận xét –Dặn dò : GV yêu cầu về nhà tập kể lại câu chuyện và chuẩn bị trước bài “Báo cáo hoạt động”.
- GV nhận xét tiết học. 
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
____________________________________________
 SINH HOẠT LỚP
Thời gian dự kiến : 25 phút
I. Đánh giá hoạt động tuần 19 :
1. Đạo đức, tác phong : 
- HS biết lễ phép với thầy giáo, cô giáo, hoà nhã với bạn bè ; các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng tóc.
- Nhìn chung các em đi học tương đối đều .
2. Học lực :
- Nhìn chung HS yếu đọc đã có tiến bộ hơn .
- Các em đã có ý thức hơn trong học tập. đã phát biểu xây dựng bài, làm bài đầy đủ 
3. Lao động vệ sinh : HS làm vệ sinh lớp học và sân trường sạch sẽ.
4. Hoạt động khác :
- Duy trì sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ tương đối tốt. 
- Tham gia chải, ngậm Fluor nghiêm túc.
II. Phương hướng tuần tới 20 :
- Vận động học sinh đi học đều và đúng giờ.
- Thường xuyên hệ thống ôn tập, chẫm chữa bài cho HS.
- Theo dõi, nhắc nhở kịp thời những HS vắng học không có lí do.
______________________________________________
Buổi chiều: Âm nhạc Tiết : 19
Học hát : Bài Em yêu trường em
SGK / 18 - Thời gian dự kiến : 35 phút
I.Mục tiêu :
- Biết hát theo giai điệu và lời 1.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
*Đối với HS khá giỏi:
- Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Hoàng Vân.
- Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
* Tích hợp: HT và LTTGĐĐ HCM: GD cho HS tình cảm gắn bó với mái trương, yêu quý bạn bè và biết ơn thầy cô giáo, xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ
II.Đồ dùng dạy – học: nhạc cụ gõ.
III.Các hoạt động dạy – học :
1.Kiểm tra bài cũ : (5’) Gọi HS hát và kết hợp gõ đệm bài hát “Ngày mùa vui”.
- GV nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới : (21’)Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Dạy hát bài “Em yêu trường em”.
- Cả lớp đọc lời ca : đọc thường, đọc theo tiết tấu.
- GV dạy hát từng câu (lời 1) : dạy theo lối móc xích.
	GV hát mẫu – HS hát theo.
- Hát cả bài : cả lớp, theo tổ, dãy bàn.
Hoạt động 2 : Hát kết hợp gõ đệm
- Đệm theo phách :	Em yêu trường em với bao bạn thân ...
	x x x x x x x x
	Các nhóm luân phiên luyện tập hát và gõ đệm như trên.
- Đệm theo tiết tấu lời ca.
 Các nhóm luân phiên luyện tập hát và gõ đệm 
Hoạt động 2: Hoạt dộng ngoài giờ lên lớp. Chủ đề “ Mừng Đảng mừng xuân ”
- GV nói cho HS hiểu về chủ đề của tháng.
- GV cho HS múa, hát hoặc kể chuyện mà em biết về Đảng, Bác và về mùa mùa xuân....
3.Củng cố : (

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1(10).doc