Giáo án tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần dạy 17

MĨ THUẬT – Tiết : 17

Vẽ tranh : Đề tài chú bộ đội

Thời gian dự kiến : 35 phút

I. Mục tiêu :

Tập vẽ tranh đề tài Chú bộ đội.HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

II. Đồ dùng dạy – học :

- GV : tranh ảnh về đề tài bộ đội ; hình gợi ý cách vẽ ; một số bài vẽ đề tài “Chú bộ đội” của HS năm trước.

- HS : Vở tập vẽ ; màu vẽ.

III. Các hoạt động dạy – học :

1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

2. Bài mới : Giới thiệu bài

a. Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài.

- GV giới thiệu một số tranh, ảnh và gợi ý để học sinh nhận biết :

+ Tranh ảnh về đề tài chú bộ đội ;

+ Tranh vẽ về đề tài chú bộ đội rất phòng phú : bộ đội với thiếu nhi, bộ đội giúp dân, bộ đội hành quân,

+ Ngoài hình ảnh chú bộ đội còn có các hình khác để tranh sinh động hơn.

b. Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh

- GV yêu cầu HS nhớ lại hình ảnh chú bộ đội :

+ Quân phụ : quần, áo, mũ và màu sắc ;

+ Trang thiết bị : vũ khí, xe, pháo, tàu thuỷ, máy bay,

- Gọi ý HS cách thể hiện nội dung. Có thể vẽ :

 

doc 15 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần dạy 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u chuyện này ca ngợi ai ?
4. Nhận xét – Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài “Anh đom đóm”.
- Gv nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
TOÁN - Tiết 81
Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo)
(SGK / 81 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ qui tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.Bài 1, bài 2, bài 3
- HSKT : giảm bớt số lượng bài tập.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ làm bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 4 HS làm bài tập số 3 SGK / 81. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn.
- Viết lên bảng 2 biểu thức : 30 + 5 : 5
- GV cho HS nêu thứ tự cách tính giá trị của biểu thức trên : Thực hiện phép tính chia (5 : 5) trước rồi thực hiện phép cộng sau.
- GV nêu tiếp : Muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5 sau, ta có thể kí hiệu như thế nào ?
- GV nêu kí hiệu thống nhất : Muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5 sau, người ta viết kí hiệu dấu ngoặc ( ) vào như sau : (30 + 5) : 5 rồi quy ước là : Nếu biểu thức có dấu ngoặc đơn thì trước tiên phải thực hiện phép tính trong ngoặc.
- GV cho HS tính giá trị của biểu thức : 	(30 + 5) : 5 = 35 : 5
 = 7 
- Vậy khi tính giá trị của biểu thức chúng ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, sau đó thức hiện các phép tính đúng thứ tự.
- Viết lên bảng biểu thức 3 x (20 - 10) HS nêu cách tính giá trị của biểu thức này và thức hành tính : 	3 x (20 – 10) = 3 x 10 
 = 30
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng qui tắc. 
b. Hoạt động 2 : Thực hành (GV theo dõi hướng dẫn HS KT làm bài)
Bài 1 : Tính giá trị của biểu thức :
- HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn.
- 2 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vài vở. GV và HS nhận xét, sửa sai.
a) 90 – (30 – 20) = 90 – 10	b) 100 – (60 + 10) = 100 – 70
	 = 80	 = 30
c) 135 – (30 + 5) = 135 – 35	d) 70 + (40 – 10) = 70 + 30
	 = 100	 = 100
Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức : 
- Tiến hành như bài tập 1.
a) (370 + 12) : 2 = 382 : 2	b) (231 – 100) x 2 = 131 x 2
	 = 191	 = 262
c) 14 x (6 : 2) = 14 x 3	d) 900 – (200 – 100) = 900 – 100
	 = 42	 = 800	
Bài 3: Giải toán	Bài giải
- HS đọc bài toán. 	Mỗi đội có số bạn là :
- GV tóm tắt và hướng dẫn giải.	88 : 2 = 44 (bạn)
- 1 HS giải trên bảng phụ.	Mỗi hàng có số bạn là :
- Cả lớp làm vào vở. 	44 : 4 = 11 (bạn)
- GV và HS nhận xét, sửa sai.	Đáp số : 11 bạn
3. Củng cố : HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn.
4. Nhận xét – Dặn dò : Học thuộc quy tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn; làm BT2 SGK / 82 và chuẩn bị bài “Luyện tập”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
_______________________________________________
Tiếng việt ( bổ sung )
Ôn tập 
Thơi gian dự kiến : 70 phút 
I/Mục tiêu :
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc qua truyện đọc Sài gòn tôi yêu.
- Có khả năng lựa chọn những ý đúng trong bài tập trắc nghiệm .
- Làm các bài tập chính tả .
II . Chuẩn bị :
Sách Tiếng Việt và Toán 
 Bảng phụ 
III . Các hoạt động dạy học :
1 . Bài cũ : giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của học sinh 
2 . Bài mới : Giới thiệu bài 
- Giáo viên đọc mẫu 
Hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp câu .
Giáo viên sửa sai và ghi những tiếng khó đọc
Đọc những từ khó đọc như 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn , giáo viên phân đoạn.
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn . Giáo viên kết hợp giải nghĩa những từ khó hiểu như chân thành .
- Đọc đoạn theo nhóm , đại diện nhóm đọc trước lớp 
- Đọc đồng thanh đoạn cuối .
- 1 học sinh đọc toàn bài 
Bài tập 2 : Chọn câu trả lời đúng: Theo thứ tự 
Ý 1 
 Ý 3 
 Ý 2
 Ý 1 
Ý 2 
Tiết 2 
Bài 1 : Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm :
Nụ cười của cô gái chân tình , tươi tắn.
Người sài Gòn rất thắnng thắn, chân thành.
Người Sài Gòn rất thẳng thắn , chân thành.
Bài 2) 
a) Điền chữ r , d , gi .
Thứ tự : giấc , ri , rì , rặng ,duối
	b) Mặc , mắt 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.
3) Củng cố : Giáo dục học sinh.	
Nhận xét tiết học .
_________________________________________________
Toán ( bổ sung )
Ôn tập 
Thời gian dự kiến : 35 phút 
I. Mục tiêu :
- Củng cố kiến thức về tính giá trị biểu thức ( trong ngoặc đơn ).
II/ Đồ dùng dạy học :
Phiếu bài tập , sách thực hành 
III/ Các hoạt động dạy học :
Bài 1 : Tính giá trị biểu thức 
46 + (12 – 8 ) = 37 – ( 11 + 9 ) = 
 = = 
b) 40 – 13 – 7 = 68 +12 – 42 = 
 = = 
Bài 2 : Tính giá trị biểu thức :
(23 + 11 ) x 2 = (45 – 11 ) x 3 = 
 = =
b) ( 17 + 43 ) :6 = ( 60 – 15 ): 5 = 
 = = 
3) Củng cố : Giáo dục học sinh , nhận xét tiết học.
Thứ năm ngày 15 /12 / 2011
Thể dục : Thầy Đông dạy
___________________________________________
CHÍNH TẢ (nghe – viết) ; Tiết 33
Vầng trăng quê em
(SGK / 142 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, bài viết không mắc quá 5 lỗi.
- Làm đúng BT (2) a.
*- HS yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con các từ : thuở bé, lưỡi, trong nguồn, nửa chừng. GV nhận xét.
2. Bài mới : Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết chính tả
▪ Hướng dẫn chuẩn bị : 
- GV đọc toàn bài 1 lần. 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn nắm nội dung bài.
+ Vầng trăng đang nhô lên được tả đẹp như thế nào ? 
	Trăng óng ánh trên hàm răng, đầu vào đáy mắt, ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già, thao thức như canh gác trong đêm.
Tích hợp : Giáo dục HS yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh và có ý thức bảo vệ môi trường.
+ Bài chính tả gồm có mấy đoạn ? Chữ đầu mỗi đoạn được viết như thế nào ?
( Bài chính tả được tách thành 2 đoạn, chữ đầu dòng viết hoa, lùi vào một ô)
- HS viết từ khó : Luỹ tre, gió nồm, mát rượi, khuya, giấc ngủ. 
▪ GV đọc chính tả cho HS viết : GV đọc câu, đọc ngắt cụm từ cho HS viết. Hết bài GV đọc lại một lần toàn bài cho HS tự soát lỗi.
- Chấm chữa bài : HS đổi vở soát lỗi.
- Chấm khoảng 5 đến 7 bài. 
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài. Hướng dẫn làm theo nhóm, sau đó đại diện nhóm lên ghi vào. GV cùng cả lớp nhận xét sửa sai.
Lời giải : Câu a : Cây mây, cây gạo
3. Củng cố : GV nhận xét và chữa lỗi bài chính tả.
4. Nhận xét – Dặn dò : GV nhận xét tiết học và dặn về nhà viết lại những chữ viết sai.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
TOÁN - Tiết 82
Luyện tập
(SGK / 82 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ).
- Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu "=", "".Bài 1, bài 2, bài 3 (dòng 1), bài 4
- HS KT : giảm số lượng bài tập.
II. Đồ dùng dạy – học : bảng phụ ; 4 bộ (mỗi bộ 8 hình tam giác)
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 4 HS lên bảng làm BT 2 SGK / 82. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Luyện tập (GV đến từng HS KT hướng dẫn làm bài)
Bài 1 : Tính giá trị của biểu thức :
- HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn.
- 2 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vở. GV và HS nhận xét, sửa sai.
a) 417 – (37 – 20) = 417 – 17	b) 826 – (70 + 30) = 826 – 100
	 = 400	 = 726
c) 148 : (4 : 2) = 148 : 2	d) (30 + 20) x 5 = 50 x 5
	 = 74	= 250
Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức :
- Tiến hành như bài 1.
a) 450 – (25 – 10) = 450 – 15	b) 180 : 6 : 2 = 30 : 2
	 = 435	 = 15
 450 – 25 – 10 = 425 – 10	 180 : (6 : 2) = 180 : 3
	 = 415	 = 60
c) 410 – (50 + 30) = 410 – 80	d) 16 x 6 : 3 = 96 : 3
	 = 330	 = 32
 410 – 50 + 30 = 360 + 30	 16 x (6 : 3) = 16 x 2
	= 390	 = 32
Bài 3 : Điền dầu : > ; < ; = ?
- GV yêu cầu HS tính kết quả rồi mới so sánh.
- HS làm bài vào vở và nêu kết quả. GV và HS nhận xét, sửa sai.
	(87 + 3) : 3 = 30	25 + (42 – 11) > 55
Bài 4 : Làm bài tập trong SGK / 82.
- GV chia lớp làm 4 nhóm và phát cho mỗi nhóm 8 hình tam giác.
- Yêu cầu các nhóm xếp thành hình cái nhà theo mẫu.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm. GV và HS nhận xét, bình chọn, tuyên dương.
3. Củng cố : HS nêu các quy tắc về tính giá trị của biểu thức.
4. Nhận xét – Dặn dò : Làm bài tập 2 SGK / 82 và chuẩn bị bài “Luyện tập chung”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
_______________________________________________
	 	TỰ NHIÊN – XÃ HỘI Tiết 33
An toàn khi đi xe đạp
(SGK / 64 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Nêu được một số qui định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp. 
- HS khá giỏi : Nêu được hậu quả nếu đi xe đạp không đúng qui định.
* -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát phân tích về các tình huống chấp hành đúng quy định khi đi xe đạp.
-Kĩ năng kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông
-Kĩ năng làm chủ bản thân:: Ứng phó với những tình huống không an toàn khi đi xe đạp
II. Đồ dùng dạy – học : Tranh áp phích về an toàn giao thông.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS nêu sự khác nhau giữa làng quê và đô thị.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm, quan sát tranh (nhóm 2 em) 
▪ Mục tiêu : Thông qua quan sát tranh, HS biết được ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông.
 * -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát phân tích về các tình huống chấp hành đúng quy định khi đi xe đạp.
Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
- GV chia nhóm HS và hướng dẫn các nhóm quan sát các hình ở trang 64, 65 SGK, yêu cầu chỉ và nói người nào đi đúng, người nào đi sai.
Bước 2 : Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Mỗi nhóm nhận xét một hình. 
b. Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm 4 em 
▪ Mục tiêu : Biết được các luật giao thông đối với người đi xe đạp.
-Kĩ năng kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông
▪ Cách tiến hành : 
Bước 1 : GV chia nhóm, Y/C HS thảo luận câu hỏi :
	Theo bạn, người đi xe đạp phải đi như thế nào cho đúng luật giao thông ?
Bước 2 : Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
▪ Kết luận : Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều.
c. Hoạt động 3 : Chơi trò chơi đèn xanh đèn đỏ.
-Kĩ năng làm chủ bản thân:: Ứng phó với những tình huống không an toàn khi đi xe đạp
▪ Mục tiêu : Thông qua trò chơi nhắc nhở HS có ý thức chấp hành luật giao thông.
▪ Cách tiến hành : 
Bước 1 : GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
Bước 2 : GV hô cho cả lớp cùng chơi.
3. Củng cố : HS đọc mục cần biết.
4. Nhận xét – Dặn dò : Về nhà ôn tập. GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . _________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 16/12/2011
TẬP ĐỌC - Tiết 51 
Anh Đom Đóm
(SGK / 143 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu ND: Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2-3 khổ thơ).
- HSKT : đọc đúng, đọc trơn 1 – 2 khổ thơ.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết nội dung để hướng dẫn HS luyện đọc. Tranh minh họa bài học.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi nội dung đoạn đọc bài “Mồ Côi xử kiện”. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Luyện đọc : (GV theo dõi hướng dẫn HSKT luyện đọc)
- GV đọc hướng dẫn đọc và đọc mẫu toàn bài. HS theo dõi đọc thầm.
- Luyện đọc câu : HS đọc tiếp nối mỗi em hai dòng thơ. GV theo dõi sửa sai phát âm kết hợp rút từ khó hướng dẫn HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh.
- Luyện đọc khổ thơ trước lớp : HS đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp.
+ GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ chú giải.
+ GV hướng dẫn cách đọc ngắt nghỉ hơi khổ thơ 1.
- Luyện đọc trong nhóm : đọc tiếp nối từng khổ trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. 
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi trong SGK. GV và HS nhận xét, bổ sung. 
Câu 1 : Anh đom đóm lên đèn đi gác cho mọi người ngủ yên. 
Câu 2 : Anh Đóm thấy chị cô bợ ru con, thím vạc lặng lẽ mò tôm bên sông.
Câu 3 : Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm trong bài thơ.
(HS phát biểu, các em có thể thích hình ảnh của anh Đom Đóm ở khổ thơ 5 hoặc 2, 3) 
c. Hoạt động 3 : Luyện đọc thuộc lòng bài thơ 
- GV đọc diễn cảm toàn bài và hướng dẫn HS học thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ trong bài.
- HS học thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ em thích.
- GV khuyến khích HS xung phong đọc thuộc trước lớp. GV và HS nhận xét, tuyên dương. 
3. Củng cố : HS nêu nội dung bài thơ.
4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị ôn tập các bài tập đọc đã học.
- GV nhận xét tiết học. 
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
TOÁN - Tiết 83
Luyện tập chung
(SGK / 83 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.
- HS yếu : giảm số lượng bài tập.
Bài 1, bài 2 (dòng 1), bài 3 (dòng 1),bài 4 (tổ chức dưới dạng trò chơi), bài 5
II. Đồ dùng dạy – học : bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Cả lớp làm bảng con : (421 - 200) x 2 ; 421 – 200 x 2 ; 90 + 9 : 9
- GV và HS nhận xét, sửa sai. GV nhận xét chung. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Luyện tập (GV theo dõi hướng dẫn HS KT làm bài)
Bài 1 : Tính giá trị của biểu thức :
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. 2 HS làm trên bảng phụ.
- GV và HS nhận xét, sửa sai.
a) 655 – 30 + 25 = 625 + 25	b) 876 + 23 – 300 = 899 – 300
	 = 650	= 599
c) 112 x 4 : 2 = 448 : 2	d) 884 : 2 : 2 = 442 : 2
	 = 224	= 221
Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức
- Tiến hành như bài 1.
a) 25 + 5 x 5 = 25 + 25	b) 160 – 48 : 4 = 160 – 12
	 = 50	 = 148
c) 732 + 46 : 2 = 732 + 23	d) 974 – 52 x 3 = 974 – 156
	 = 755	 = 818 
Bài 3 : Nối (theo mẫu)
- GV hướng dẫn làm mẫu. HS làm bài vào vở. Sau đó, GV yêu cầu HS nêu miệng kết quả. GV và HS nhận xét.
Bài 4 : Giải toán	Bài giải
- HS đọc bài toán. 	Số hộp có là : 48 : 4 = 12 (hộp)
- GV hướng dẫn giải bài toán.	Số thùng cam là : 12 : 2 = 6 (thùng)
- 1 HS giải trên bảng phụ.	Đáp số : 6 thùng
- GV và HS nhận xét, sửa sai. 
Bài 5 : Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành, sửa sai .
3. Củng cố : HS nhắc lại Cách tính giá trị của biểu thức.
4. Nhận xét – Dặn dò : Chuẩn bị bài “Hình chữ nhật”. GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
__________________________________________________
SINH HOẠT LỚP
Thời gian dự kiến : 25 phút
I. Đánh giá hoạt động tuần 17 :
1. Đạo đức, tác phong : 
- HS biết lễ phép với thầy giáo, cô giáo, hoà nhã với bạn bè ; các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng .
- Nhìn chung các em đi học tương đối đều , không có trường hợp vắng học không lí do.
2. Học lực :
- Nhìn chung HS yếu đọc đã có tiến bộ hơn như Huy , Nhân 
- Các em đã có ý thức hơn trong học tập. đã phát biểu xây dựng bài sôi nổi .
3. Lao động vệ sinh : HS làm vệ sinh lớp học và sân trường sạch sẽ.
4. Hoạt động khác :
- Duy trì sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ tương đối tốt. 
- Tham gia chải, ngậm Fluor nghiêm túc.
II. Phương hướng tuần tới 18:
- Thường xuyên hệ thống ôn tập, chấm chữa bài cho HS.
- Chuẩn bị kiểm tra định kì lần 1.
- Theo dõi, nhắc nhở kịp thời những HS vắng học không có lí do.
- Phát động phong trào sưu tầm tranh, ảnh về các hoạt động thể hiện “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
_______________________________________________
Buổi chiều 
ÂM NHẠC
Học hát Dành cho địa phương tự chọn 
Bài cây đa Bác Hồ 
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: 
 Học sinh biết hát đúng giai điệu và thuộc lời cùa bài Cây đa Bác Hồ.
 Giáo dục yêu thích dân ca và các loại nhạc cụ dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv : Chép lời vào bảng phụ.
Tranh ảnh một vài nhạc cụ dân tộc.
Nhạc cụ, băng nhạc.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Dạy bài hát Cây đa Bác Hồ.
- Cho học sinh ôn lại lời 1, hát đúng giai điệu.
- Học sinh đọc lời ca.
- Giáo viên hát mẫu.
- Giáo viên dạy hát từng câu.
- Luyện tập luân phiên theo nhóm.
- Hát lời 1 và lời 2, khi hát kết hợp gõ đệm ( đệm theo phách ).
- Hát kết hợp với múa đơn giản.
- Từng nhóm học sinh biểu diễn trước lớp.
Hoạt động 3: Củng cố nhận xét, dặn dò
Cho học sinh hát lại bài hát .
Cho học sinh nghe bài hát thiếu nhi.
Dặn dò: Ôn lại bài hát.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
............................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________
THỦ CÔNG Tiết 17 
Cắt, dán chữ VUI VẺ( Tiết 1)
 	TGDK: 35 phút
I /Mục tiêu:
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
- Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Các chữ dán tương đối phẳng, cân đối.
Với HS khéo tay:
Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Các chữ dán phẳng, cân đối.
II/Đồ dùng dạy học:
- GV: + Mẫu chữ VUI VẺ.
+ Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
+ Giấy thủ công, bút chì, kéo, hồ dán
- HS: Giấy bút chì, kéo, hồ dán
III/. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2.Bài mới:
 GV giới thiệu bài
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- Giáo viên giới thiệu các chữ VUI VẺ yêu cầu học sinh quan sát và nêu tên các chữ cái trong mẫu chữ.Đồng thời nhận xét các khoảng cách trong các chữ.
- Gọi học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ V, U, E, I.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
+Bước 1: Kẻ cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi.
+Bước 2: Dán thành chữ VUI VẺ
kẻ một đường chân, sắp xếp các chữ đã cắt được trên đường chuẩn như sau: Giữa các chữ cái trong chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 1ô; giữa chữ VUI và chữ Vẻ cách nhau 2ô.Dấu hỏi phía trên chữ E.
- Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán các chữ vào vị trí đã định.
- Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng.
Hoạt động 3: Thực hành cắt, dán chữ H,U
- Học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ VUI VẺ
- Học sinh thực hành kẻ, cắt, dán các chữ VUI VẺ trên giấy nháp.
- Giáo viên quan tâm giúp đỡ các em còn lúng túng.
Hoạt động 4: Nhận xét, củng cố, dặn dò
- Học sinh nêu lại quy trình kẻ, gấp, cắt, dán chữ VUI VẺ
- Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau: Cắt, dán chữ VUI VẺ ( TT ). 
- Nhận xét tiết học.
IV /Bổ sung:
..............................................................................................................
 	______________________________________________
 TỰ NHIÊN & XÃ HỘI Tiết 34
Ôn tập và kiểm tra học kì 1
Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu :
- Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh cơ quan đó.
II. Đồ dùng dạy – học :
 GV:- Hình các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. 
 - Thẻ ghi tên các cơ quan chức năng của các cơ quan đó.
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : An toàn khi đi xe đạp. GV nhận xét.
2/ Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Chơi trò chơi “ Ai nhanh ? Ai đúng ” 
Mục tiêu : thông qua trò chơi, HS có thể nêu được tên và chức năng, các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể. 
Bước 1 : GV chuẩn bị tranh sơ đồ các hoạt động, yêu cầu HS dùng các thẻ ghi tên chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó gắn vào những chỗ thích hợp.
Bước 2 : Tổ chức cho HS quan sát tranh và gắn được thẻ vào tranh (nhóm 6 em).
- GV và HS nhận xét, sửa sai. 
b. Hoạt động 2 : Trò chơi “Ai nhanh ? Ai đúng ?
Mục tiêu : HS kể tên một số bệnh thường gặp ở các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn và bài tiết nước tiểu và cách đề phòng.
 Bước 1 : Chia nhóm và thảo luận và ghi vào bảng nhóm.
Bước 2 : Từng nhóm đính bảng nhóm lên.
Bước 3 : GV và HS nhận xét, tuyên dương nhóm nào ghi đúng, nhanh, nhiều nhóm đó thắng.
3. Củng cố : Nêu cách đề phòng các bệnh đó.
4. Nhận xét – dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị tiết sau học ôn tập tiếp theo.
- Nhận xét tiết học .
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
____________________

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1(25).doc