Giáo án tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần dạy 16

MĨ THUẬT TIẾT : 16

VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN

TGDK : 35 Phút

I/Mục tiêu :

- Hiểu thêm về tranh dân gian Việt Nam.

- Biết cách chọn màu, tô màu phù hợp. Tô được màu vào hình vẽ sẵn.

- Tô màu đều, gọn trong hình, màu sắc phù hợp, làm rõ hình ảnh

II/Đồ dùng dạy học:

- GV : Sưu tầm 1 số tranh dân gian có đề tài khác nhau.

- HS : Vở tập vẽ, chì màu.

III/Các hoạt động dạy học :

1/Bài cũ :

 Kiểm tra đồ dùng học tập.

2/Bài mới :

 GTB nêu mục tiêu tiết học.

Hoạt động 1 : Giới thiệu tranh dân gian

- GV giới thiệu 1 số tranh và tóm tắt để HS nhận biết :

- Tranh dân gian là các dòng tranh cổ truyền của Việt Nam, có tính nghệ thuật độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, thường được vẽ, in bán vào dịp tết nên còn gọi là tranh tết.

- Tranh dân gian có nhiều đề tài khác nhau như : tranh sinh hoạt xã hội, lao động sản xuất, ca ngợi các anh hùng dân tộc, tranh châm biếm các thói hư, tật xấu trong đời sống cộng đồng, tranh thờ, tranh trang trí.

 

doc 16 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần dạy 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oán	Bài giải
- HS đọc bài toán.	Số bao gạo nếp trên xe là : 	
- GV hướng dẫn giải bài toán.	18 : 9 = 2 (bao)
+ Tìm số bao gạo nếp trên xe.	Số bao gạo nếp và gạo tẻ trên xe là :
+ Tìm số bao gạo trên xe.	18 + 2 = 20 (bao)
- 1 HS giải trên bảng phụ.	Đáp số : 20 bao	
- Cả lớp làm vào vở. GV và HS chữa bài.
Bài 4 : Số ?	
Số đã cho
12
30
24
Thêm 3 đơn vị
15
33
27
Gấp 3 lần
36
90
72
Bớt 3 đơn vị
9
27
21
Giảm 3 lần
4
10
8
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cả lớp làm vào vở.
- Gọi HS trả lời miệng bài toán.
- GV và HS nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố : GV hệ thống lại bài.
4. Nhận xét – Dặn dò : Chuẩn bị trước bài “Làm quen với biểu thức”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ___________________________________________
Tiếng Việt ( bổ sung )
Ôn tập 
Thơi gian dự kiến : 70 phút 
I/Mục tiêu :
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc qua truyện đọc Thả diều.
- Có khả năng lựa chọn những ý đúng trong bài tập trắc nghiệm .
- Làm các bài tập chính tả .
II . Chuẩn bị :
Sách Tiếng Việt và Toán 
 Bảng phụ 
III . Các hoạt động dạy học :
1 . Bài cũ : giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của học sinh 
2 . Bài mới : Giới thiệu bài 
- Giáo viên đọc mẫu 
Hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp câu .
Giáo viên sửa sai và ghi những tiếng khó đọc
Đọc những từ khó đọc như 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn , giáo viên phân đoạn.
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn . Giáo viên kết hợp giải nghĩa những từ khó hiểu như
- Đọc đoạn theo nhóm , đại diện nhóm đọc trước lớp 
- Đọc đồng thanh đoạn cuối .
- 1 học sinh đọc toàn bài 
Bài tập 2 : Chọn câu trả lời đúng: Theo thứ tự 
Ý 1 
 Ý 1 
 Ý 3 
 Ý 3 
Ý 2 
Tiết 2 
Bài 1 : Điền chữ : tr hoặc ch : Theo thứ tự : cháu , chậu , cháu , trôi ,trầu 
Bài 3: xếp các từ ngữ sau vào ô thích hợp :
a) Những vật thường thấy ở thành thị : siêu thị , công viên , sân bay , khách sạn , trường đại học 
b) Những vật thường chỉ có ở nông thôn : cánh đồng , luỹ tre , cánh cò ,đồi chè ,ruộng bậc thang , nương ngô , ruộng lúa .
	 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.
3) Củng cố : Giáo dục học sinh.	
Nhận xét tiết học .
_________________________________________________ 
Toán ( bổ sung )
Ôn tập 
Thời gian dự kiến : 35 phút 
I/ Mục tiêu :
Củng cố tính giá trị biểu thức 
Giải toán có hai phép tính.
II/ Đồ dùng dạy học : Sách thực hành , Phiếu bài tập 
Bài 1 : Tính giá trị biểu thức 
210 + 40 – 60 = 250 – 60 b) 135 – 48 + 5 = 97 + 5 
 = 120 	= 152 
Bài 2 : Tính giá trị biểu thức 
24 x 9 : 8 = 216 : 8 b) 36 : 3 x 9 = 12 x 9 
 = 72 = 108
Bài 3 : Đánh dấu x dưới biểu thức có giá trị bé nhất :
	6 : 2 x 1 là biểu thức có giá trị bé nhất.	
3) Củng cố : Giáo dục học sinh 
Nhận xét tiết học.
___________________________________________________________________
Thứ năm ngày 8/12/2011
Thể dục : Thầy Đông dạy
____________________________________________
CHÍNH TẢ (nghe - viết) Tiết : 31
Đôi bạn
(SGK / 132 – Thời gian dự kiến: 35 phút)
I. Mục tiêu : 
- Nghe - viết và trình bày đúng bài CT, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT (2) a.
 II. Đồ dùng dạy – học : Ba băng giấy viết 3 câu văn của bài tập 2a.
III. Các hoạt động dạy – học : 
1. Kiểm tra bài cũ : HS lên bảng, cả lớp viết bảng con các từ: khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, gửi thư, sưởi ấm, tưới cây.
2. Bài mới : Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
- GV đọc bài chính tả “Đôi bạn”. Cả lớp theo dõi đọc thầm. 
- GV hướng dẫn HS nhận xét :
+ Đoạn văn gồm mấy câu ? (6 câu)
+ Những chữ nào trong đoạn viết hoa ? (Chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng chỉ người)
+ Lời của bố viết như thế nào ? (Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, lùi vào 1 ô, gạch đầu dòng).
- Học sinh đọc thầm đoạn chính tả, ghi nhớ những từ ngữ mình dễ mắc lỗi khi viết bài.
- Đọc cho học sinh viết vào vở. Giáo viên đọc thong thả để học sinh viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của học sinh..
- Chấm, chữa bài.
+ Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì.
+ Giáo viên chấm 10 - 12 bài.
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài chính tả
*Bài tập 2a: Em chọn từ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn. HS làm vào VBT. 
Đáp án : chăn trâu – châu chấu	 ; chật chội - trật tự 	 ; 	chầu hẫu – ăn trầu
3. Củng cố : GV nhận xét chung về bài chính tả.
4. Nhận xét – Dặn dò : Về tập viết lại các tiếng, từ viết sai.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ____________________________________________
 TOÁN Tiết 77
Làm quen với biểu thức
(SGK / 78 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu : 
- Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức.
- Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ	
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1: Một số ví dụ về biểu thức – Giá trị của biểu thức
* Một số ví dụ về biểu thức
- GV viết lên bảng: 126 + 51 ; nói : Ta có 126 cộng 51. Ta cũng nói đây là biểu thức 126 cộng 51. Cả lớp nhắc lại.
- GV viết tiếp 62 – 11 lên bảng ; nói: Ta có biểu thức 62 trừ 11, cho HS nhắc lại.
- GV viết tiếp: 13 x 3 lên bảng, cho HS phát biểu có biểu thức nào, chẳng hạn: Có biểu thức 13 nhân 3.
- GV làm tương tự như vậy với các biểu thức 84 : 4 ; 125 + 10 – 4 ; ....
* Giá trị của biểu thức:
- GV nói : Chúng ta xét biểu thức 126 + 51. Em tính xem 126 cộng 51 bằng bao nhiêu ? HS nêu kết quả.
+ GV: vì 126 + 51 = 177 nên ta nói: “Giá trị của biểu thức 126 + 51 là 177”
- GV cho HS tính 62 – 11 và nêu rõ giá trị của biểu thức 62 – 11 là 51.
- Tương tự với các biểu thức 13 x 3; 84 : 4; 125 + 10 – 4,...
b. Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Viết vào chỗ chấm (theo mẫu)
- GV hướng dẫn làm mẫu. HS làm bài vào vở, sau đó nêu miệng kết quả.
- GV và HS nhận xét, sửa sai.
a) 284 + 10 = 294	b) 261 – 100 = 161
Giá trị của biểu thức 284 + 10 là 294	Giá trị của biểu thức 261 – 100 là 161.
c) 22 x 3 = 66	d) 84 : 2 = 42
Giá trị của biểu thức 22 x 3 là 66	Giá trị của biểu thức 84 : 2 là 42
Bài 2: Nối biểu thức với giá trị của nó (theo mẫu)
- GV hướng dẫn mẫu. Học sinh làm vào vở bài tập. Gọi vài em làm ở bảng lớp. 
- GV và HS nhận xét, sửa sai.
2. Củng cố : HS nhắc lại nội dung bài mới.
3. Nhận xét – Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài “Tính giá trị của biểu thức”.GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
_____________________________________________
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI - Tiết : 31
Hoạt động công nghiệp, thương mại
(SGK/ 60 – Thời gian dự kiến: 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết.
- Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại.
- Kể được một hoạt động công nghiệp hoặc thương mại.
* -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát tìm kiếm thông tin về các hoạt động công nghiệp và thương mại nơi mình sinh sống.
-Tổng hợp các thông tin liên quan đến hoạt động nông nghiệp và thương mại nơi mình sinh sống.
II. Đồ dùng dạy – học : Tranh ảnh sưu tầm về chợ hoặc cảnh mua bán.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra nội dung bài “Hoạt động nông nghiệp”.
+ Kể tên và nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp mà em biết ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
* Mục tiêu : Biết được những hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.
 -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát tìm kiếm thông tin về các hoạt động công nghiệp và thương mại nơi mình sinh sống.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống.
Bước 2 : Một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
* Kết luận: GV giới thiệu thêm một số hoạt động như: khai thác quặng kim loại, luyện thép, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, ... đều gọi là hoạt động công nghiệp.
b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu: Biết được các hoạt động công nghiệp và ích lợi của hoạt động đó.
* Cách tiến hành: Làm việc cả lớp
Bước 1: Từng cá nhân quan sát hình trong SGK.
Bước 2: Mỗi học sinh nêu tên một hoạt động đã quan sát được trong hình.
Bước 3: Một số em nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp.
* Kết luận: Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt, ... gọi là hoạt động công nghiệp.
c. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu: Kể được tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.
-Tổng hợp các thông tin liên quan đến hoạt động nông nghiệp và thương mại nơi mình sinh sống.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận theo nhóm 4 theo yêu cầu trong SGK.
Bước 2: Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận: các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại.
3. Củng cố : HS đọc mục Bạn cần biết.
Tích hợp : Biết các hoạt động công nghiệp lợi ích và một số tác hại (nếu thực hiện sai) của các hoạt động đó.
4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài “Làng quê và đô thị”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
___________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 9/12/2011
TẬP ĐỌC - Tiết 48
Về quê ngoại
(SGK / 133 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Biết đọc đúng, trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.
- Hiểu ND: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 10 dòng thơ)
- HSKT : đọc đúng vài dòng thơ.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết nội dung để hướng dẫn HS luyện đọc. Tranh minh họa bài học.
III. Các hoạt động dạy – học : 
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi nội dung đoạn đọc bài “Đôi bạn”. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài. HS theo dõi đọc thầm.
- Luyện đọc câu : HS tiếp nối đọc 2 dòng thơ, GV theo dõi sửa sai phát âm kết hợp rút từ khó hướng dẫn đọc cá nhân, đồng thanh.
- Luyện đọc khổ thơ trước lớp : HS đọc tiếp nối
+ GV kết hợp hướng dẫn giải nghĩa từ chú giải.
+ GV hướng dẫn cách đọc ngắt nhịp khổ 1. HS đọc khổ thơ 1.
- Đọc trong nhóm : đọc tiếp nối theo nhóm đôi.
- Đọc đồng thanh toàn bài. 
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm bài theo yêu cầu của GV và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV và HS nhận xét, bổ sung. 
Câu 1 : Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê. Câu Ở trong thành phố chẳng bao giơ có đâu cho em biết điều đó. 
Câu 2 : Quê ngoại ở nông thôn.
Câu 3 : Bạn nhỏ thấy ở quê có đầm sen nở ngát hương / gặp trăng gặp gió bất ngờ / con đường đất rực màu rơm phơi / bóng tre mát rợp vai người / vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.
Tích hợp : Môi trường thiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp đẽ và đáng yêu. Từ đó giáo dục tình cảm yêu quý nông thôn.
Câu 4 : Bạn ăn hạt gạo đã lâu, nay mới gặp những người làm ra hạt gạo. Họ rất thật thà. Bạn thương họ như thương người ruột thịt, thương bà ngoại mình. 
Câu 5: Chuyến về thăm quê ngoại đã làm cho bạn nhỏ yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người sau chuyến về thăm quê.
c. Hoạt động 3 : Luyện đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu của bài thơ 
- GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm toàn bài. HS đọc tiếp nối bài thơ.
- Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.
- Một số HS thi đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu của bàibài thơ.
3. Củng cố : HS nhắc lại nội dung bài.
4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn HS đọc thuộc lòng ở nhà và chuẩn bị bài “Mồ côi xử kiện”. GV nhận xét tiết học. 
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
TOÁN - Tiết 78
Tính giá trị biểu thức
(SGK / 79 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân, phép chia.
- Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu "=", "".Bài 1, bài 2, bài 3
- HSKT : Giảm số lượng bài tập.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Cả lớp làm bảng con : 125 + 18, 161 - 150, 21 x 4
- GV và HS nhận xét bảng con. GV nhận xét chung.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : GV nêu hai quy tắc tính giá trị của các biểu thức
- GV nêu vấn đề nảy sinh : Khi tính giá trị của biểu thức ta thường phải thực hiện nhiều phép tính. Như vậy cần phải có quy ước chung về thứ tự thực hiện các phép tính đó.
▪ Đối với các biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ người ta quy ước : thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- GV viết biểu thức 60 + 20 – 5 ; yêu cầu HS nêu thứ tự làm các phép tính đó.
- Cả lớp suy nghĩ và tính vào vở nháp : 60 + 20 – 5 = 80 – 5 
 = 75
- GV cho một vài HS nêu lại cách làm : Muốn tính giá trị của biểu thức 60 + 20 – 5 ta lấy 60 cộng 20 trước rồi trừ tiếp 5 được 75.
- HS nhắc lại quy tắc : Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. 
▪ Đối với các biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia (49 : 7 x 5)
	Tiến hành tương tự biểu thức cộng, trừ.
b. Hoạt động 3 : Thực hành
Bài 1 : Viết vào chỗ chấm thích hợp : 
- GV hướng dẫn và làm mẫu. HS làm vào vở. 3 HS làm bảng phụ. GV và HS nhận xét, sửa sai.
a) 103 + 20 + 5 = 123 + 5	b) 241 – 41 + 29 = 200 + 29
	 = 128	 = 229
Giá trị của biểu thức 103 + 20 + 5 là 128 Giá trị của biểu thức 241 – 41 + 29 là 229 
c) 516 – 10 + 30 = 506 + 30	d) 653 – 3 – 50 = 650 – 50 
	 = 536	 = 600 
Giá trị của biểu thức 516 – 10 + 30 là 536 Giá trị của biểu thức 653 – 3 – 50 là 600
Bài 2 : Viết vào chỗ chấm thích hợp :
- Tiến hành như bài 1.
a) 10 x 2 x 3 = 20 x 3	b) 6 x 3 : 2 = 18 : 2
	 = 60	 = 9	
Giá trị của biểu thức 10 x 2 x 3 là 60 	Giá trị của biểu thức 6 x 3 : 2 là 9
c) 84 : 2 : 2 = 42 : 2	d) 160 : 4 x 3 = 40 x 3
	 = 21	 = 120
Giá trị của biểu thức 84 : 2 : 2 là 21 	Giá trị của biểu thức 160 : 4 x 3 là 120
>
<
=
Bài 3	 44 : 4 x 5 > 52
	?	 41 = 68 – 20 – 7
	 47 < 80 + 8 – 40
- GV hướng dẫn HS tính kết quả của các biểu thức rồi mới so sánh và điền dấu.
- Gọi HS nêu miệng kết quả. GV và HS nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố : HS nêu lại hai quy tắc về tính giá trị của biểu thức.
4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn HS làm BT 1, 2 SGK / 79 và chuẩn bị trước bài “Tính giá trị của biểu thức tiếp theo”. GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
___________________________________
LUYỆN TỪ & CÂU Tiết 16
Từ ngữ về thành thị, nông thôn. Dấu phẩy
SGK / 135
Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu : 
- Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm Thành thị và Nông thôn (BT1, BT2).
- Dặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3). 
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ, bản đồ Việt Nam. 
III. Hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết ?
- 2 HS đọc bài tập 3.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi. GV treo bản đồ lên bảng.
- HS lần lượt trao đổi theo cặp. Đại diện các cặp lần lượt kể kết hợp chỉ tên từng thành phố trên bản đồ.
- Một số HS nhắc lại tên các thành phố trên đất nước ta theo vị trí từ phía Bắc đến phía Nam. 
- Gọi 1 số em kể tên một vùng quê mà em biết. GV chỉ trên bản đồ để HS nhận biết.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài. GV hướng dẫn.
- Ở thành phố chúng ta thấy đường phố, nhà cửa như thế nào ? Công việc ra sao ?
- Ở nông thôn gồm có những sự vật nào ? 
- Công việc ở nông thôn chủ yếu làm gì ? 
- HS làm vào vở bài tập. Sau đó từng em đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu của bài. HS làm bài vào vở. 1 em làm bảng phụ. GV chấm điểm, nhận xét, sửa sai. Gọi 3 – 4 em đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đúng dấu phẩy.
*Tích hợp Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Bác luôn vun đắp truyền thống đoàn kết của dân tộc và nhắc nhở toàn dân nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc.
3. Củng cố : Gọi HS nhắc lại những nội dung vừa học.
4. Nhận xét – dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học . 
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . _______________________________________________
Giáo dục Nha khoa bài 2 ( xem tài liệu )
___________________________________________________________________
Buổi chiều
ÂM NHẠC Tiết 16
Kể chuyện âm nhạc: Cá heo với âm nhạc
Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi
Sách giáo khoa trang - Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: 
Biết nội dung câu chuyện.
-Biết tên gọi của các nốt nhạc và tìm vị trí các nốt nhạc qua trò chơi.
-Yêu thích hát nhạc. 
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv : Đọc kĩ câu chuyện Cá heo với âm nhạc.
Hướng dẫn các nốt nhạc trên bàn tay tượng trưng cho khuôn nhạc.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kể chuyện âm nhạc
- Giáo viên cho các em nghe chuyện Cá heo với âm nhạc.
- Đọc từng đoạn ngắn và đặt câu hỏi để học sinh trả lời theo nội dung được nghe.
Kết luận: Âm nhạc không chỉ có ảnh hưởng đối với con người mà còn có tác động tốt tới cả một số loài vật.
	- Cho học sinh hát lại 1, 2 bài hát đã học.
Hoạt động 2: Giới thiệu tên 7 nốt nhạc.
- Giáo viên giới thiệu tên các nốt nhạc: Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La - Si.
- Trò chơi: “ Bảy anh em”: Giáo viên chỉ định 7 em, mỗi em mang tên một nốt nhạc theo thứ tự: Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La - Si.
- Trò chơi: “ Khuông nhạc bàn tay”
+ Giới thiệu các nốt nhạc trên khuông tượng trưng qua bàn tay.
+ Luyện tập ghi nhớ các nốt nhạc trên “ khuông nhạc bàn tay”.
Hoạt động 3: Củng cố nhận xét, dặn dò
Dặn dò: Ôn lại các bài hát đã học.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
............................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________
THỦ CÔNG Tiết 16
Cắt, dán chữ E
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu: 
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ E.
- Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
* Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ E.Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
- Hứng thú đối với giờ học gấp, cắt, dán chữ.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: + Mẫu chữ E cắt đã dán sẵn; Mẫu chữ E cắt từ giấy màu có kích thước đủ lớn, để rời chưa dán.
+ Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ E. HS: Giấy bút chì, kéo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
GV giới thiệu mẫu chữ E và hướng dẫn HS quan sát để rút ra được nhận xét:
+ Nét chữ rộng 1 ô. Chữ E có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi theo chiều ngang thì nửa trên và nửa dưới trùng khít nhau.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
Bước 1: Kẻ chữ E
Lật mặt sau tờ giấy , kẻ, cắt 1 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 2,5 ô. 
Chấm các điểm đánh dấu hình chữ E vào hình chữ nhật . Sau đó kẻ chữ E theo các điểm đã đánh dấu.
Bước 2: Cắt chữ E
Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ E theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ E bỏ phần gạch chéo. Mở ra được chữ E.
Bước 3: Dán chữ E.
Thực hiện tương tự như dán chữ cái ở bài trước.
Hoạt động 3: Thực hành cắt, dán chữ E
- Học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ E.
Giáo viên nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ E theo quy trình:
+ Bước 1: Kẻ chữ E
+ Bước 2: Cắt chữ E
+ Bước 3: Dán chữ E.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành.
GV quan sát giúp đỡ những HS yếu kém để các em hoàn thành sản phẩm.
Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày, nhận xét sản phẩm thực hành.
Đánh giá sản phẩm.
Hoạt động 4: Nhận xét, củng cố, dặn dò
Lồng ghép hoạt động ngoài giờ : chủ đề 22/12 ( Ngày thành lập QĐNDVN )
Cho học sinh hát múa về chú bộ đội. Giáo dục học sinh .
- Học sinh nêu lại quy trình kẻ, gấp, cắt, dán chữ E
Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau: Cắt, dán chữ VUI VẺ. 
Nhận xét tiết học.
IV.Bổ sung
............................................................................................................................................................................................................................................................................___________________________________________
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 32
Làng quê và đô thị
Sách giáo khoa trang: 62-63 - Thời gian dự kiến: 35 phút
I.Mục tiêu: 
Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị.
- Kể được về làng, bản hay khu phố nơi em đang sống.
Giáo dục HS yêu làng quê của mình.
Nhận ra sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và môi trường sống ở đô thị
-Tư duy sáng tạo. thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị.
*-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: So s

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1(24).doc