Giáo án tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần dạy 13

Buổi chiều :

Tiếng Việt ( bổ sung )

Ôn tập

Thời gian dự kiến : 70 phút / 2 tiết

I/Mục tiêu :

- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc qua truyện đọc Hạt muối.

- Có khả năng lựa chọn những ý đúng trong bài tập trắc nghiệm .

- Làm các bài tập chính tả . Làm quen với các từ ngữ chỉ sự vật , đặc điểm , từ so sánh , sự vật .

II . Chuẩn bị :

- Sách Tiếng Việt và Toán

- Bảng phụ

III . Các hoạt động dạy học :

1 . Bài cũ : giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của học sinh

2 . Bài mới : Giới thiệu bài

- Giáo viên đọc mẫu

- Hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp câu .

- Giáo viên sửa sai và ghi những tiếng khó đọc

- Đọc những từ khó đọc như mưa dông , biển , gió

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn , giáo viên phân đoạn

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn . Giáo viên kết hợp giải nghĩa những từ kết tinh , váng muối

 

doc 14 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần dạy 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bài phải viết hoa ? Vì sao phải viết hoa những chữ đó ?
- HS viết từ khó : nước trong vắt, chiều gió, tỏa sáng, lăn tăn, gần tàn, ngào ngạt . . .
- GV đọc cho HS viết : GV đọc từng câu, đọc ngắt theo cụm từ, đọc lại cả câu.
- Chấm chữa bài : GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
- Chấm khoảng 5 đến 7 bài.
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài. Hướng dẫn làm theo nhóm, sau đó đại diện nhóm lên ghi vào. GV cùng cả lớp nhận xét, sửa sai.
Lời giải : Đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu, khuỷu tay ; Con ruồi - quả dừa - cái giếng ; Con khỉ - cái chổi - quả đu đủ.
3. Củng cố : GV nhận xét và chữa lỗi bài chính tả.
4. Nhận xét – Dặn dò : Viết lại các từ viết sai ở nhà. GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . __________________________________________
TOÁN - Tiết 62
Luyện tập
(SGK / 62 Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu : 
- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Biết giải bài toán có lời văn (hai bước tính).
Bài 1, bài 2, bài 3
II. Đồ dùng dạy – học : bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS làm bài tập 1, 2 SGK / 61. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Luyện tập – VBT / 70 
Bài 1 : Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
- GV nêu yêu cầu, hướng dẫn và làm mẫu.
- HS làm vào vở. Gọi HS nêu miệng kết quả. GV và HS nhận xét, sửa sai.
Số lớn
12
20
30
30
56
56
Số bé
3
4
5
6
7
8
Số lớn gấp mấy lần số bé ?
4
5
6
5
8
7
Số bé bằng một phần mấy số lớn ?
14
15
16
15
18
17
Bài 2 : Giải toán	Bài giải
- HS đọc bài toán. 	Số con gà mái có là :	
- GV hướng dẫn giải bài toán.	6 + 24 = 30 (con)
- 1 HS giải trên bảng phụ.	Số gà mái gấp số gà trống số lần là :
- Cả lớp làm vào vở.	30 : 6 = 5 (lần)
- GV cùng HS nhận xét, sửa sai. 	Vậy số gà trống bằng 15 số gà mái
	Đáp số : 15
Bài 3 : Giải toán
- HS đọc bài toán. GV giúp HS nắm yêu cầu và hướng dẫn giải bài toán.
- Cả lớp làm vào vở.	Bài giải
- 1 HS giải trên bảng phụ.	Số ô tô đã rời bến là :
- GV và HS nhận xét, sửa sai.	40 : 8 = 5 (xe)
	Bến xe còn lại số ô tô là :
	40 – 5 = 35 (xe)
	Đáp số : 35 xe
3. Củng cố : GV hệ thống lại bài.
4. Nhận xét – Dặn dò : Làm bài tập 2, 3 SGK / 62 và chuẩn bị bài “Bảng nhân 9”. GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
_________________________________________
Buổi chiều
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI - Tiết 25
Một số hoạt động ở trường ( tt )
(SGK / 48 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Nêu được các hoạt động chủ yếu của học sinh khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khoá.
- Nêu được trách nhiệm của học sinh khi tham gia các hoạt động đó.
- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
- HS khá, giỏi : Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt.
* GDKNS :Kĩ năng hợp tác: Hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học kém.
-Kĩ năng giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia sẻ với người khác.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài “Một số hoạt động ở trường”.
- Gọi HS trả lời câu hỏi. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1: Quan sát tranh
* Mục tiêu :
- Biết một số hoạt động ngoài giờ lên lớp của HS tiểu học.
- Biết một số điểm cần chú ý khi tham gia các hoạt động đó. 
* Cách tiến hành :
Bước 1: GV hướng dẫn quan sát hình trang 48, 49 SGK, sau đó hỏi và trả lời câu hỏi với bạn :
Ví dụ: + Bạn cho biết hình 1 thể hiện hoạt động gì ?
	+ Hoạt động này diễn ra ở đâu ?
	+ Bạn có nhận xét gì về thái độ và ý thức kỉ luật của các bạn trong hình ?
Bước 2 : Một số cặp học sinh lên hỏi và trả lời trước lớp.
Bước 3: GV và HS thảo luận một số câu hỏi giúp HS liên hệ thực tế bản thân.
 BVMT :Biết những hoạt động ở trường và có ý thức tham gia các hoạt động ở trường góp phần BVMT như: làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây..
* Kết luận: Ở trường, trong giờ học các em được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như: Làm cá nhân với phiếu bài tập, thảo luận nhóm, thực hành, nhận xét bài làm của bạn, ...
b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu : 
- Giới thiệu được các hoạt động của mình ngoài giờ lên lớp ở trường.
* Cách tiến hành :
Bước 1 : HS trong nhóm thảo luận và hoàn thành bảng sau :
STT
Tên hoạt động
Ích lợi của hoạt động
Bước 2 : Đại diện các nhóm trình bày kết quả. GV và HS nhận xét, bổ sung.
Bước 3 : Hoạt động cả lớp trả lời câu hỏi : Em phải làm gì để các hoạt động đạt kết quả tốt ?
Bước 4 : Kết luận
	Hoạt động ngoài giờ lên lớp làm cho tinh thần các em vui vẻ, cơ thể khoẻ mạnh ; giúp các em nâng cao và mở rộng kiến thức, mở rộng phạm vi giao tiếp, tăng cường tinh thần đồng đội ; biết quan tâm và giúp đỡ mọi người,
3. Củng cố : HS đọc mục bạn cần biết trong SGK / 49
4. Nhận xét – Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài “Không chơi các trò chơi nguy hiểm”. GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ................... . . . . . . . . . . 
___________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 18/11/2011
TẬP ĐỌC – Tiết : 39
Của Tùng
(SGK/ 109 – Thời gian dự kiến: 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Đọc đúng, rành mạch , trôi chảy toàn bài ; biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu ; bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm, ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn.
- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng-một cửa biển thuộc miền Trung nước ta (trả lời được các CH trong SGK).
II. Đồ dùng dạy – học : tranh minh hoạ bài đọc, Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài “Người con của Tây Nguyên”.
- Gọi HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi nội dung đoạn đọc. GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài. HS theo dõi đọc thầm.
- Luyện đọc câu : HS tiếp nối đọc từng câu, GV kết hợp uốn nắn, sửa sai phát âm và rút từ khó hướng dẫn HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh.
- Luyện đọc đoạn : HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
+ Hướng dẫn đọc đoạn khó đọc. Kết hợp nhắc nhở việc ngắt, nghỉ hơi đúng.
+ GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ chú giải. 
- Luyện đọc trong nhóm :
+ Học sinh đọc theo cặp một nhóm. GV theo dõi, hướng dẫn HS yếu luyện đọc.
- GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm. GV và HS nhận xét, tuyên dương.
- Đọc đồng thanh cả bài.
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
Câu 1 : Thôn xóm mượt màu xanh của luỹ tre làng và những rặng phi lào rì rào gió thổi.
Câu 2 : Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm.
Câu 3 : Thay đổi ba lần trong ngày :
– Bình minh – mặt trời đỏ ối như chiếc thau đồng chiếu xuống mặt biển nhuộm màu hồng nhạt.
– Buổi trưa – nước biển màu xanh lơ.
– Chiều tà – nước biển đổi màu xanh lục.
Câu 4 : Chiếc lược đồi mồi đẹp và quý giá cài trên mái tóc bạch kim của sóng biển.
Tích hợp : giáo dục HS tình yêu thiên nhiên và góp phần bảo vệ thiên nhiên.
c. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu toàn bài. 3 HS đọc lại cả bài.
- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu đoạn 2. 
- HS đọc đoạn 2 trong nhóm. Sau đó GV tổ chức thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.
- GV và HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc đúng và diễn cảm nhất.
3. Củng cố : HS nhắc lại nội dung bài văn.
4. Nhận xét – Dặn dò : Đọc lại bài và chuẩn bị bài “Người liên lạc nhỏ”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
___________________________________________________
TOÁN – Tiết : 63
Bảng nhân 9 
(SGK / 63 – Thời gian dự kiến: 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Bước đầu thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9.
Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4
II. Đồ dùng dạy – học : bộ đồ dùng dạy – học của GV và HS.
III. Các hoạt động dạy – học : 
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS đọc bảng nhân, bảng chi 8 và làm một số bài tập liên quan đến bảng nhân, bảng chia 8.
- GV nhận xét, ghi điểm.
a. Hoạt động 1 : Lập bảng nhân 9
* Hướng dẫn học sinh lập các công thức 9 x 1 = 9 ; 9 x 2 = 18 ; 9 x 3 = 27.
	GV cho HS quan sát một tấm bìa có 9 chấm tròn. Hỏi học sinh: 9 chấm tròn được lấy 1 lần, vậy ta được mấy chấm tròn ? (9 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 9 chấm tròn) ; GV nêu: “9 được lấy 1 lần”, ta viết: 9 x 1 = 9. Cho HS nêu lại: 9 nhân 1 bằng 9.
Tương tự với 9 x 2 ; 9 x 3
* Hướng dẫn HS lập các công thức còn lại của bảng nhân 9.
	Phân lớp thành 3 nhóm: nhóm 1 lập các công thức: 9 x 4 ; 9 x 5 ; 9 x 6 ; nhóm 2 lập các công thức: 9 x 7 ; 9 x 8 ; nhóm 3 lập các công thức: 9 x 9 ; 9 x 10.
- Các nhóm cử đại diện lên bảng báo cáo để hoàn chỉnh bảng nhân 9.
* Học thuộc bảng nhân 9.
b. Hoạt động 2 : Thực hành 
Bài 1 : Tính nhẩm :
- HS đọc yêu cầu và làm bài tập vào vở. Gọi HS nêu miệng kết quả. GV và HS nhận xét, sửa sai.
Bài 2 : Tính :
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính từ trái sang phải.
- 2 HS làm trên bảng phụ. Cả lớp làm vào vở. GV và HS nhận xét, bổ sung.
	9 x 2 + 47 = 18 + 47	9 x 4 x 2 = 36 x 2
	 = 65	 = 72
	9 x 9 – 18 = 81 – 18 	9 x 6 : 3 = 54 : 3
	 = 63	 = 18
Bài 3 : Giải toán	Bài giải
- HS đọc yêu cầu bài toán.	Trong phòng có số ghế là
- GV giúp HS nắm yêu cầu và hướng	9 x 8 = 72 (ghế)
dẫn giải bài toán.	Đáp số : 72 ghế
- 1HS giải trên bảng phụ. Cả lớp làm vào vở. GV và HS nhận xét, sửa sai.
Bài 4 : Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài . nhận xét , sửa sai .
3. Củng cố : HS đọc lại bảng nhân 9.
4. Nhận xét – Dặn dò : Học thuộc bảng nhân 9 và chuẩn bị bài “Luyện tập”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ................. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
______________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 13
 Mở rộng vốn từ: Từ địa phương . Dấu chấm hỏi , Dấu chấm than 
Sách giáo khoa trang 106. Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
- Nhận biết được một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua BT phân loại, thay thế từ ngữ (BT1, BT2).
- Đặt đúng dấu câu (dấu chấm hỏi, dấu chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3).
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ kẻ sẵn bảng của bài tập 1, 2, 3
Các thẻ từ địa phương ( 3 bộ )
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Bài cũ
- Hai học sinh làm miệng bài tập 1,3.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a/ Bài tập 1: - Học sinh đọc SGK, nêu yêu cầu bài tập.Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập: các em đặt đúng vào bảng phân loại ( từ nào dùng cho MN, từ nào dùng cho MB )
- Học sinh làm vào vở bài tập. 
- Gọi 3 tổ 3 em lên thi điền nhanh.
Lớp và Giáo viên nhận xét, sửa chữa bài.
Từ dùng ở MB: Từ dùng ở MN
bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, sắn, ngan khóm, mì, vịt xiêm.
b/ Bài tập 2: Điền các từ thế, nó, gì, tôi, à vào chỗ trống bên cạnh từ cùng nghĩa với chúng:
Học sinh đọc yêu cầu bài tập, đoạn thơ và các từ trong ngoặc đơn.
Học sinh đọc lần lượt từng dòng thơ, trao đổi theo cặp và làm vào giấy nháp.
Nhiều học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp.
Lòi giải: gan rứa/gan gì, gan rứa/gan thế, mẹ nờ/mẹ à
 chờ chi/chờ gì, tàu bay hắn/tàu bay nó, tui/tôi
c/ Bài 3: Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn trong SGK 
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm vào vở bài tập. 
- Chấm, chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
- Gọi học sinh đọc lại bài tập 1,2 để củng cố các từ địa phương.
- Giáo viên nhận xét tiết học, cho điểm và biểu dương những học sinh học tốt.
- Về nhà xem lại các bài tập đã làm ở lớp.
IV/ Bổ sung:
__________________________________________
SINH HOẠT LỚP TUẦN 13 
I. Đánh giá hoạt động tuần 12 :
1. Đạo đức, tác phong : 
- HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường lớp ; biết lễ phép với thầy giáo, cô giáo, hoà nhã với bạn bè ; các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng tóc.
- Nhìn chung các em đi học tương đối đều , không có trường hợp vằng học không phép.
2. Học lực :
- Nhìn chung học sinh yếu đọc đã có tiến bộ hơn.
- Các em đã có ý thức hơn trong học tập. đã phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
3. Lao động vệ sinh : HS làm vệ sinh lớp học và sân trường sạch sẽ.
4. Hoạt động khác : 
- Các em chưa tham gia kế hoạch nhỏ của Liên đội.
II. Phương hướng tuần tới 13:
- Phát huy ưu điểm các em đã thực hiện được.
- Tăng cường rèn đọc cho HS yếu.
- Tăng cường kiểm tra bài cũ, chấm chữa bài thường xuyên.
- Tiếp tục rèn thêm chữ viết ở nhà.
- Tiến hành tổ chức thi đọc đúng và đọc nhanh trong phân môn Tập đọc.
- Phát động phong trào sưu tầm tranh, ảnh về các hoạt động thể hiện “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”; phòng trào thu gom “Kế hoạch nhỏ” của Liên đội.
_____________________________________________
Buổi chiều 
ÂM NHẠC Tiết 13
Ôn tập bài hát Con chim non 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: 
Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
Tập hát đúng phách của nhịp ¾ .
Biết gõ đệm nhịp ¾ theo bài hát.
II/ Đồ dùng dạy học:
Nhạc cụ, băng nhạc.
Một vài động tác phụ hoạ.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Ôn bài hát Con chim non.
- Học sinh nghe băng nhạc.
- Cả lóp ôn luyên theo nhóm.
Hát kêt hợp đệm theo nhịp 3.
Phách mạnh: Vỗ hai tay xuống bàn.
Phách nhẹ: Vỗ hai tay vào nhau.
- Luyện tập luân phiên theo nhóm.
Hoạt động 2: Tập hát kết hợp với vận động theo nhịp 3.
-Giáo viên hướng dẫn các động tác như đã chuẩn bị.
- Học sinh tập các động tác theo lệnh đếm 1 – 2 – 3.
Hoạt động 3: Củng cố nhận xét, dặn dò
-Cho học sinh biểu diễn trước lớp.
-Cho học sinh hát lại bài hát .
 - Dặn dò: Ôn lại bài hát.
 -Nhận xét tiết học.	
IV/ Bổ sung:
.
_________________________________________________
 THỦ CÔNG Tiết 13
Cắt, dán chữ H ( T1 )
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: 
Học sinh biết cách kẻ, cắt, dán chữ H.
Kẻ, cắt, dán được chữ H đúng quy trình kĩ thuật.
Hứng thú đối với giờ học gấp, cắt, dán chữ.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: + Mẫu chữ H cắt đã dán sẵn; Mẫu chữ H cắt từ giấy màu có kích thước đủ lớn, để rời chưa dán.
+ Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H.
+ Giấy thủ công, bút chì, kéo, hồ dán
HS: Giấy bút chì, kéo, hồ dán
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
Giáo viên giới thiệu các chữ H và hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra được nhận xét:
+ Nét chữ rộng 1 ô.Chữ H có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải trùng khít nhau.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
Bước 1: Kẻ chữ H.
Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ, cắt hai hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô. 
Chấm các điểm đánh dấu hình chữ H vào hình chữ nhật . Sau đó kẻ chữ H theo các điểm đã đánh dấu.
Bước 2: Cắt chữ H
Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ H theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ H bỏ phần gạch chéo. Mở ra được chữ H.
Bước 3: Dán chữ H
Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn.
Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán các chữ vào vị trí đã định.
Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng.
Hoạt động 3: Thực hành cắt, dán chữ H
- Học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ H.
- Học sinh thực hành kẻ, cắt, dán các chữ H.
- Giáo viên quan tâm giúp đỡ các em còn lúng túng.
Hoạt động 4: Nhận xét, củng cố, dặn dò
* Lồng ghép Hoạt động ngoài giờ : Chủ đề 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam . Giáo viên cho học sinh hát , múa các bài hát về nhà giáo.
- Học sinh nêu lại quy trình kẻ, gấp, cắt, dán chữ H.
Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau: Cắt, dán chữ H.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
..
_________________________________________________
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI Tiết 26
Không chơi các trò chơi nguy hiểm
(SGK / 150 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :	
- Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như: đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau,
- Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn.
- HS khá gỏi : Biết cách xử lí khi xảy ra tai nạn: báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo, đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.
* -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết phân tích, phán đoán hậu quả của những trò chơi nguy hiểm đối với bản thân và người khác.
-Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm với bản thân và người khác trong việc phòng tránh các trò chơi nguy hiểm.
II. Đồ dùng dạy – học : các hình trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài “Một số hoạt động khi ở trường”.
+ Kể tên một số hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nêu ích lợi của các hoạt động ngoài giơ lên lớp ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : quan sát theo cặp 
▪ Mục tiêu : 
- Biết cách sử dụng thời gian nghỉ ở trường sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn. 
- Nhận biết một số trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
* -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết phân tích, phán đoán hậu quả của những trò chơi nguy hiểm đối với bản thân và người khác.
▪ Cách tiến hành :
Bước 1 : Hướng dẫn HS quan sát hình, hỏi và trả lời câu hỏi với bạn :
Ví dụ : 	+ Bạn cho biết tranh vẽ gì ?
	+ Chỉ và nói tên những trò chơi dễ gây nguy hiểm có trong tranh vẽ.
	+ Điều gì có thể xẩy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm đó ?
	+ Bạn sẽ khuyên các bạn trong tranh như thế nào ?
Bước 2 : Một số cặp HS hỏi và trả lời trước lớp. GV và HS nhận xét, bổ sung.
Bước 3 : Kết luận
Sau những giờ học mệt mỏi, các em cân đi lại vận động và giải trí bằng cách chơi một số trò chơi, song không nên chơi quá sức để ảnh hưởng đến giờ học sau và cũng không nên chơi những trò chơi dễ gây nguy hiểm như : bắn súng cao su, đánh quay, ném nhau,...
b. Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm.
▪ Mục tiêu : Biết lựa chọn và chơi trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường.
-Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm với bản thân và người khác trong việc phòng tránh các trò chơi nguy hiểm.
▪ Cách tiến hành : 
Bước 1 : Lần lượt từng HS trong nhóm kể những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi. 
- Thư kí ghi (kết quả) lại tất cả các trò chơi mà các thành viên trong nhóm kể. 
Bước 2 : Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
Bước 3 : GV phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò có hại.
- GV nhận xét về việc sử dụng thời gian giờ ra chơi của HS lớp, nhắc nhở những HS còn chơi những trò chơi nguy hiểm.
3. Củng cố : HS đọc mục “Bạn cần biết”.
4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn HS chơi những trò chơi có ích, không chơi các trò chơi nguy hiểm ở trường cũng như ở nhà.GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ................. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
___________________________________________________________________
Thứ hai ngày 21/11/2011 Cô Thuỷ dạy 
____________________________________________
Thứ ba ngày 22/11/2011
Thể dục : Thầy Đông dạy
____________________________________________
	 	TẬP LÀM VĂN Tiết 13
Viết thư
(SGK / 110 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý.
*-Giao tiếp: ứng xử văn hóa 
-Thể hiện sự cảm thông 
-Tư duy sáng tạo. 
II. Đồ dùng dạy – học : bảng phụ viết đề tài và gợi ý viết thư.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS đọc đoạn viết về cảnh đẹp đất nước ta. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài : 
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tập viết thư cho bạn.
▪ GV hướng dẫn HS phân tích đề bài để viết được lá thư đúng yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý trong VBT. 
- GV hỏi : Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai ? 
- GV hướng dẫn : Việc đầu tiên các em cần xác định rõ : Em viết thư cho bạn tên là gì ? Ở tỉnh nào ? Ở miền nào ? Mục đích viết thư là gì ? Những nội dung cơ bản trong thư là gì ? Hình thức của lá thư như thế nào ? 
- 3 hoặc 4 HS nói tên, địa chỉ người mà các em muốn viết thư. 
▪ Hướng dẫn HS làm mẫu : nói về nội dung thư theo gợi ý.
- GV làm mẫu.
Ví dụ :
	Bạn Hà thân mến !
	Chắc bạn rất ngạc nhiên khi nhận được thư này vì bạn không hề biết mình. Nhưng mình lại biết bạn đấy. Vừa qua, mình đọc báo Nhi đồng và biết được tấm gương vượt khó của bạn. Mình rất khâm phục nên muốn viết thư làm quen với bạn...
	Mình tự giới thiệu nhé : Mình tên là Đinh Thị Ngọc Hồng , học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Đức Bình 2, xã Đức Bình, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
▪ HS viết thư :
- HS viết thư vào VBT - GV theo dõi giúp đỡ từng em.
- HS viết xong, GV mời 5 – 7 em đọc thư.
- Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm những lá thư viết đầy đủ ý, viết hay, giàu cảm xúc.
3. Củng cố : HS nhắc lại cách trình bày một bức thư.
4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn HS tập viết thêm ở nhà và chuẩn bị trước bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
_______________________________________________
TOÁN 	 Tiết : 65
 Gam
	SGK / 65
Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu :
- Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki-lô-gam.
- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ.
- Biết tính cộng, trừ, nhân, c

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1(20).doc