PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5
BÀI 1: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số, đọc,viết phân số.
- Củng cố cách viết một thương và viết một số tự nhiên dưới dạng một phân số.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
*Khởi động:
Ban văn nghệ: - Cả lớp hát bài: Em yêu trường em.
- Qua bài hát cho ta biết điều gì?
* Hoạt động nối tiếp: - Mời cô giáo vào tiết học.
- HS ghi đầu bài và đọc mục tiêu.
- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Chơi trò chơi "Ghép thẻ"
- Quan sát các hình nội dung 1
- Ghép các thẻ ghi phân số với các hình được tô màu bằng cách chỉ tay.
- Đọc thầm các phân số trên, nêu tử số và mẫu số của mỗi phân số.
- Chia sẻ kết quả với bạn.
- Nhận xét, đánh giá, bổ sung, sửa cho nhau.
* Nhóm trưởng:
- Các bạn lần lượt chia sẻ.
- Nhận xét đánh giá, bổ sung khen ngợi.
- Viết các phân số của các hình với phần chưa tô màu ra nháp.
- Đọc phân số, nêu tử số và mẫu số của mỗi phân số đã viết được
- Nhận xét đánh giá, bổ sung khen ngợi.
- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
t lùi vào mấy ô, dòng 6 tiếng lùi vào mấy ô so với lề vở,) Nhóm trưởng yêu cầu: -Các bạn dùng bút chì gạch chân tiếng viết sai trong bài - Viết lại từ sai vào lề vở 5. Điền tiếng thích hợp vào mỗi ô trống để hoàn chỉnh các đoạn văn về ngày Độc lập. - Đọc thầm và ghi lại những từ cần điền vào vở - Trao đổi kết quả bài làm và sửa lỗi cho nhau Nhóm trưởng yêu cầu: - Các bạn đọc nối tiếp bài làm. - Sửa lỗi, thống nhất kết quả 6. Điền chữ thích hợp vào mỗi ô trống - Đọc thầm và ghi lại những từ cần điền vào vở - Trao đổi kết quả bài làm và sửa lỗi cho nhau Nhóm trưởng yêu cầu: -Các bạn đọc nối tiếp bài làm. - Sửa lỗi, thống nhất kết quả, báo cáo thầy cô C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Cùng với người thân hoàn thành hoạt động ứng dụng trang 11 ------------------------------------------------------------ PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5 Bài 1: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (Tiết 2) I. MỤC TIÊU - Củng cố tính chất cơ bản của phân số. Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC *Khởi động: - Trưởng ban học tập: + Tổ chức cho các bạn chơi trò chơi "Truyền điện". Cả lớp hát bài "Mái trường nơi em học bao điều hay" Lời bài hát dừng lại, đồ vật trong tay bạn nào thì bạn đó trả lời câu hỏi do trưởng ban học tập đưa ra. Nếu không trả lời được sẽ nhận một phần thưởng.( Phần thưởng: nhảy lò cò quanh lớp 1 vòng) - Hỏi các câu sau: + Nêu cách đọc phân số. + Nêu cách viết phân số. Viết ví dụ. + Viết 3 phân số có mẫu số bàng 1 + Viết 3 phân số bằng 0 - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động nối tiếp: - Mời cô giáo vào tiết học. - HS ghi đầu bài và đọc mục tiêu. - Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 6. Chơi trò chơi " Tìm bạn" - Đọc thầm 2 lần nội dung 6. - Ghép các thẻ ghi phân số với các hình được tô màu bằng cách ghi nhanh ra nháp. - Suy nghĩ cách làm để 2 phân số bằng nhau. - Chia sẻ kết quả với bạn, giải thích cách làm cho bạn. - Nhận xét, sửa cho nhau. * Nhóm trưởng: - Tổ chức cho các bạn chơi với hình thức sau: + NT đọc lần lượt các phân số 3/12; 2/12;2/10 và tìm phân số bằng phân số đã cho: Thư kí ghi nhanh ra nháp; các bạn trong nhóm bạn nào giơ tay nhanh có quyền trả lời. Ai trả lời được nhiều phân số nhất là người thắng cuộc. + Cả nhóm tuyên dương người thắng cuộc. - Làm thế nào để tìm được phân số bằng phân số đã cho. - Nhận xét đánh giá, bổ sung khen ngợi trong nhóm - Báo cáo kết quả với thầy cô giáo. 7. Thực hiện các nội dung: - Đọc thầm 2 lần nội dung 7. - Viết ví dụ minh họa ra nháp - Chia sẻ với bạn ví dụ minh học và giải thích cho bạn nghe về tính chất cơ bản của phân số. - Nhận xét, sửa cho nhau. * Nhóm trưởng: - Yêu cầu các bạn lần lượt đọc ví dụ minh học - Khi nhân cả tử số và mẫu số với một số tự nhiên khác 0 ta được gì? - Khi chia hết cả tử số và mẫu số với một số tự nhiên khác 0 ta được gì? - Các bạn nhận xét, bổ sung cho bạn - Báo cáo với thầy cô. 8. Thực hiện các nội dung: - Đọc thầm 2 lần nội dung 8. - Nêu cách rút gọn phân số. - Viết thêm 2 ví dụ ra nháp , suy nghĩ lời giải thích. - Chia sẻ cách rút gọn phân số với bạn. - Đọc ví dụ vừa viết và giải thích cho bạn nghe cách làm. - Nhận xét, bổ sung cho bạn. *Nhóm trưởng - Yêu cầu các bạn lần lượt đọc ví dụ mình vừa viết và giải thích cách làm. - Thế nào là rút gọn phân số? - Khi rút gọn phân số cần chú ý điều gì? - Hãy nêu cách rút gọn - Nhận xét bổ sung) - Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo. 9. Thực hiện nội dung. Đọc thầm 2 lần nội dung 9. - Suy nghĩ nhanh cách quy đồng mẫu số hai phân số. - Lấy 1 ví dụ tương tự, tìm lời giải thích. - Trao đổi với bạn ví dụ vừa viết được và nêu cách quy đồng cho bạn nghe. - Nhận xét, sửa lỗi cho nhau *Nhóm trưởng: - Yêu cầu các bạn nối tiếp đọc ví dụ và nêu cách làm. - Thế nào là quy đồng mẫu số các phân số? - Cách quy đồng mẫu số ở hai ví dụ trên có gì khác nhau? - Báo cáo thầy cô. 10. Thực hiện các nội dung 10,11: - Đọc thầm 1 lần nội dung 10,11. - Làm vào vở. - Đổi chéo vở kiểm tra kết quả. - Nhận xét, sửa lỗi cho nhau * Nhóm trưởng:- Yêu cầu các bạn đọc kết quả - Hỏi câu hỏi sau: +Thế nào là phân số tối giản? + Vì sao tìm được các phân số bằng nhau? - Báo cáo thầy cô. * Ban học tập chia sẻ với cả lớp các yêu cầu sau: - Nêu tính chất cơ bản của phân số. - Nêu cách quy đồng mẫu số các phân số - Nêu cách rút gọn phân số. - Khi tìm mẫu số chung ta cần chú ý điều gì? - Mời giáo viên chia sẻ. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Làm HĐ ƯD trang 8 . PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 BÀI 1B: CẢNH ĐẸP NGÀY MÙA (Tiết 1) I. MỤC TIÊU - Đọc hiểu bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa à GDHS bảo vệ môi trường : giữ gìn môi trường làng xóm luôn xanh, sạch, đẹp II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC *Khởi động: Ban học tập yêu cầu: - 5 bạn đọc thuộc lòng câu: “Non sông Việt Nam....nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. - Mời cô giáo vào tiết học. *Tiếp nối: - Ghi tên bài và đọc mục tiêu Ban học tập: - Chia sẻ mục tiêu trước lớp A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Quan sát bức tranh trang 12. - Nêu hình ảnh có trong tranh. -Trao đổi về cảnh vẽ trong tranh. Nhóm trưởng yêu cầu: - Từng bạn chia sẻ về cảnh vẽ trong tranh. - Các bạn nói cảm nhận của mình khi quan sát tranh. - Nhận xét, khen ngợi, báo cáo kết quả với thầy cô giáo. 2.Nghe thầy cô đọc bài - Nhóm trưởng yêu cầu: Các bạn nghe cô đọc và phát hiện ra giọng đọc. 3. Ghép mỗi từ ngữ dưới đây với lời giải nghĩa phù hợp - Đọc thầm và tìm từ thích hợp điền vào chỗ chấm. - Trao đổi kết quả với bạn, đọc lại câu hoàn chỉnh Nhóm trưởng yêu cầu: - Các bạn chia sẻ những từ còn chưa hiểu trong bài. - Giúp nhau giải nghĩa từ chưa hiểu (nếu có). Nếu cần nhờ thầy cô trợ giúp. - Các bạn đặt câu với từ vừa giải nghĩa 4. Cùng nhau đọc từ - Đọc các câu 2 lần(chú ý ngắt ở / ; nghỉ ở //) - Đọc thầm toàn bài và xác định đoạn - Đọc nối tiếp phần a và sửa lỗi cho nhau. - Đọc nối tiếp đoạn đến hết bài và sửa lỗi cho nhau Nhóm trưởng yêu cầu: - Các bạn đọc nối tiếp các câu. - Đọc nối tiếp đoạn đến hết bài và sửa lỗi cho nhau - Đọc tiêu chí:+ Đọc đúng các từ +Đọc đúng tốc độ, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu + Biết đọc phân vai, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm - Mỗi bạn đọc toàn bài 1 lượt - Bình xét bạn đọc hay. 5. Thảo luận và trả lời câu hỏi - Đọc và trả lời nhanh câu hỏi (vào vở nháp hoặc tự ghi nhớ) - Chia sẻ câu trả lời với bạn. Nhóm trưởng yêu cầu: - Các bạn đọc chia sẻ câu trả lời trong nhóm - Tìm nội dung bài - Thống nhất nội dung, báo cáo cô giáo. Ban học tập: - Chia sẻ với cả lớp câu hỏi: + Qua bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa bạn có cảm nhận gì về quê hương mình? + Bạn hãy kể những việc làm nhằm bảo vệ quê hương. - Viết câu nói tình cảm của mình với quê hương. - Chia sẻ trước lớp. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Cùng với người thân tìm và ghi lại một số cảnh đẹp quê hương ------------------------------------------------------------------- PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5 Bài 1: SỰ SINH SẢN (T1) I. MỤC TIÊU - Xác định được con người đều do bố mẹ sinh ra. - Dựa vào sơ đồ, trình bày được quá trình hình thành bào thai. * Giáo dục HS biết yêu thương, kính trọng những người thân trong gia đình. * Giáo dục học sinh có quyền được sống với cha mẹ, được bình đẳng giới, và phải có bổn phận hiếu thảo với cha mẹ. - Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài * Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con có đặc điểm giống nhau II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC *Khởi động: - Ban văn nghệ: + Tổ chức cho các bạn hát bài " Ba ngọn nến" + Qua bài hát nói lên điều gì? + Mời cô giáo vào tiết học. *Hoạt động nối tiếp: - HS ghi đầu bài và đọc mục tiêu. - Ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Hát và thảo luận theo bài hát: * Ban văn nghệ: - Tổ chức cả lớp hát bài "Cả nhà thương nhau" (2 lần) - Yêu cầu các bạn trả lời các câu hỏi sau: + Gia đình bạn nhỏ trong bài hát có những ai? + Nội dung bài hát nói lên điều gì? + Nhận xét bổ sung cho bạn + Giới thiệu các thành viên và nói về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình bạn. + Nói tình cảm của mình về người thân trong gia đình. 2. Quan sát, đọc thông tin và trình bày. - Quan sát, đọc thầm thông tin phần a,b - Trong hình 1 gia đình bạn nhỏ có những ai? - Mẹ bạn nhỏ đang trong thời kì nào? - Trình bày sự hình thành và phát triển của bào thai ra nháp. - Đọc thầm phần c 3 (lần) - Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B cho phù hợp ra nháp. - Trao đổi với bạn nội dung đã tìm hiểu ở phần a,b - Đọc ý đúng đã nối ở phần c cho bạn nghe - Nhận xét, bổ sung cho bạn. * Nhóm trưởng:- Yêu cầu các bạn chia sẻ những nội dung đã tìm hiểu - Các bạn nhận xét, bổ sung - Thống nhất ý kiến. - Hỏi một số câu hỏi sau: + Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người? + Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì? + Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì? - Yêu các bạn viết sơ đồ sự hình thành và phát triển của bào thai vào vở. - Báo cáo cô giáo. * Ban học tập: - Yêu cầu 3 bạn giới về gia đình mình và hỏi bạn dựa vào các câu hỏi sau: + Gia đình bạn gồm những ai. + Mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. - Yêu cầu các bạn nêu quá trình hình thành bào thai. - Cả lớp nhận xét câu trả lời. *Góc cảm xúc - Ban thư viện phát giấy nhớ cho các bạn - Trưởng ban học tập yêu cầu các bạn viết câu nói tình cảm của mình với người thân. - Bạn học tập đọc một số câu của các bạn và mời cô giáo lên chia sẻ. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nói với người thân về quá trình hình thành bào thai. ------------------------------------------------------------- GIÁO DỤC LỐI SỐNG BÀI 1: EM LỰA CHỌN TRANG PHỤC (T1) I. MỤC TIÊU - Trang phục mặc đi học; đi bơi, đi ngủ của em trai và em gái; Sử dụng hộp thư bè bạn; bản đồ cộng đồng. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC *Khởi động: Ban học tập:- Cho cả lớp chia sẻ nội dung hoạt động ứng dụng giờ trước. - Mời cô giáo vào tiết học. *Tiếp nối: - Ghi tên bài và đọc mục tiêu Ban học tập: - Chia sẻ mục tiêu trước lớp A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1. Ý nghĩa của trang phục - Hs quan sát và nhận xét về nhân vật thông qua trang phục của họ - Trao đổi với bạn về cách tìm kiếm Nhóm trưởng yêu cầu:- Các bạn chia sẻ cách tìm thông tin + Nhân vật là người lớn hay trẻ em? + Họ đang làm gì? + Họ là người dân tộc nào? + Họ là nam hay nữ? + Qua trang phục của một người, em có thể biết những gì về họ? - Nhóm trưởng báo cáo kết quả với thầy cô giáo * Gv: Trang phục cử một người có thể cho chúng ta biết về giới tính, lứa tuổi, tôn giáo, sở thích, điều kiện kinh tế gia đình,...của họ. Hoạt động 2. Ý nghĩa của đồng phục học sinh. - Hãy giới thiệu bộ trang phục HS của trường em - Trao đổi với bạn về cách tìm kiếm Nhóm trưởng yêu cầu:- Các bạn chia sẻ trước lớp + Khi nào em mặc bộ trang phục Hs? + Em cảm thấy thế nào khi mặc bộ trang phục học sinh? + Đồng phục Hs có ý nghĩa như thế nào đối với em và những người xung quanh? + Nhờ đâu mọi người nhận biết Hs ở các trường? * GV: Em mặc bộ quần áo đồng phục khi đi học và tham gia các hoạt động chung của lớp và trường. Em tự hào là HS của trường. Bộ đồng phục Hs thể hiện sự thống nhất, đoàn kết, bình đẳng giữa các Hs trong trường và nhắc nhở em thực hiện trách nhiệm HS của mình. Hoạt động 3. Lựa chọn trang phục. - Hs đọc thầm nội dung - Hs thảo luận và trả lời các câu hỏi gợi ý trong nhóm Nhóm trưởng yêu cầu:- Các bạn chia sẻ câu hỏi trước lớp + Em thường mặc quần áo như thế nào vào từng mùa khi ở nhà? Vì sao? + Em thường mặc quần áo như thế nào khi đi chơi Tết? Vì sao? + Khi lựa chọn trang phục em nên quan tâm đến điều gì? - Các nhóm nhận xét, bổ sung Hoạt động 4. Cách mặc trang phục - Hs xem tranh và trả lời câu hỏi: + Bạn nam nào trong tranh mặc trang phục ngay ngắn chỉnh tề? Nêu lí do so sánh với hai tranh còn lại. Nhóm trưởng yêu cầu:- Các bạn chia sẻ câu hỏi trước lớp - Hs nhận xét, bổ sung B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Cùng người thân lựa chọn những trang phục phù hợp cho cuộc sống hàng ngày Thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2016 PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 BÀI 1B: CẢNH ĐẸP NGÀY MÙA (Tiết 2) I. MỤC TIÊU - Nhận biết được ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả cảnh. * Giáo dục học sinh quyền tự hào về cảnh đẹp quê hương. Có bổn phận yêu thương giúp đỡ cha mẹ. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC *Khởi động: Ban học tập yêu cầu: - Chia sẻ: Nội dung Hoạt động ứng dụng giờ trước - Mời cô giáo vào tiết học. *Tiếp nối: - Ghi tên bài và đọc mục tiêu Ban học tập: - Chia sẻ mục tiêu trước lớp A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 6. Tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh - Đọc thầm bài văn 2 lần - Trả lời các câu hỏi trang 14-15 - Trao đổi với bạn về câu trả lời của mình Nhóm trưởng yêu cầu: - Chia sẻ nối tiếp với bạn về câu trả lời của mình . - Nhận xét, khen ngợi trong nhóm - Đọc nối tiếp phần ghi nhớ - Nội dung của mở bài? - Nêu yêu cầu của thân bài, kết bài? - Báo cáo kết quả với thầy cô giáo. Ban học tập: - Chia sẻ với cả lớp câu trả lời B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Đọc và tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn “Hoàng hôn trên sông Hương” - Đọc thầm bài văn, phần giải nghĩa và tìm mở bài, thân bài, kết bài. - Ghi kết quả phiếu học tập ra vở nháp - Trao đổi kết quả bài làm và sửa lỗi cho nhau Nhóm trưởng yêu cầu: -Các bạn đọc nối tiếp bài làm. - Sửa lỗi, thống nhất nội dung C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Cùng với người thân viết mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh quê hương --------------------------------------------------------------- PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5 BÀI 2: ÔN TẬP VỀ SO SÁNH 2 PHÂN SỐ ( Tiết 1) I.Mục tiêu. - Củng cố cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số; so sánh một phân số với đơn vị; so sánh hai phân số có cùng tử số. II: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Khởi động - Ban học tập tổ chức cho các bạn trò chơi “ Hái hoa dân chủ” trả lời câu hỏi - Cách chơi: TBHT đếm từ 1 đến 5 bạn nào giơ tay nhanh nhất sẽ được lên hái hoa. Gọi 5 bạn giơ tay nhanh nhất được lên hái hoa. + Muốn tìm phân số bằng phân số đã cho bạn làm thế nào? + Hãy viết một phân số và tìm một phân số bằng với phân số đã viết? + Viết 3 phân số bằng 1. + Viết 3 phân số lớn hơn 1. + Viết 3 phân số nhỏ hơn 1. - Nhận xét, bổ sung, tuyên dương. - Mời cô giáo vào tiết học * Hoạt động nối tiếp - Nhóm trưởng yêu cầu các bạn viết tên bài vòa vở, đọc mục tiêu - TBHT gọi 1 bạn đọc mục tiêu, cho các bạn chia sẻ mục tiêu trước lớp. + Bài có mấy mục tiêu, để thực hiện được những mục tiêu đó chúng ta cần phải làm gì? HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Chơi trò chơi“ Ghép thẻ” - Đọc thầm và quan sát nội dung 1( 2 lần) - Tìm 2 thẻ ghi phân số bằng nhau để ghép lại( ghi vào vở nháp) - Đọc cho bạn nghe các cặp thẻ có phân số bằng nhau - Nhận xét, sửa cho nhau - Nhóm trưởng: Yêu cầu các bạn chia sẻ kết quả và trả lời câu hỏi sau + Bạn làm thế nào để tìm được phân số bằng phân số đã cho - Nhận xét, bổ sung, thống nhất 2. Thảo luận để điền dấu >; <; = thích hợp vào chỗ chấm. - Đọc thầm và thực hiện làm bài vào vở nháp - Đổi chéo kiểm tra bài cho nhau - Nhận xét, sửa bài cho bạn - Nhóm trưởng: Yêu cầu các bạn chia sẻ kết quả bài - Nhận xét thống nhất kết quả - Yêu cầu các bạn trả lời câu hỏi sau: + Để so sánh hai phân số 5/6 và 2/3 bạn làm thế nào? + Để so sánh hai phân số 2/7 và 5/7 bạn làm thế nào? + Để so sánh hai phân số 3/4 và 5/13 bạn làm thế nào? - Yêu cầu các bạn nhận xét, bổ sung cho câu trả lời. - Báo cáo cô giáo 3.Thực hiện nội dung Đọc thầm nội dung ( 2 lần) - Tìm từ thích hợp cần điền và một ví dụ cho mỗi ý rồi viết vào nháp - Trao đổi kết quả với bạn - Nhận xét, bổ sung cho bạn - Nhóm trưởng: Yêu cầu các bạn chia sẻ kết quả - Nhận xét, bổ sung cho nhau - Cho các bạn chia sẻ các câu hỏi sau: + Để so sánh hai phân số khác mẫu số bạn làm thế nào? Nêu VD? + Nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số? Nêu VD? + Nêu cách so sánh hai phân số có cùng tử số? Nêu VD? + Nêu cách so sánh phân số với 1? Nêu VD? - Nhận xét, bổ sung cho nhau - Báo cáo cô giáo * TBHT cho các bạn chia sẻ trước lớp + Viết hai phân số khác mẫu số, so sánh và nêu cách làm? + Viết hai phân số có cùng mẫu số so sánh và nêu cách làm? + Bạn hãy so sánh hai phân số sau: 5/6 . 5/8 và nêu cách làm? + Điền dấu thích hợp vào các phép tính sau và nêu cách làm. 12/3 ; 5/4.1 ; 8/8 .1 - Mời cô giáo chia sẻ với lớp HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Em thực hiện nội dung 1 của phần ứng dụng – trang 11. -------------------------------------------------------------------------- PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 BÀI 1B: CẢNH ĐẸP NGÀY MÙA (Tiết 3) I.MỤC TIÊU - Kể lại được câu chuyện Lí Tự Trọng II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC *Khởi động: Ban học tập yêu cầu: - Chia sẻ: Nội dung Hoạt động ứng dụng giờ trước - Mời cô giáo vào tiết học. *Tiếp nối: - Ghi tên bài và đọc mục tiêu Ban học tập: - Chia sẻ mục tiêu trước lớp B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 2. Nghe thầy cô kể câu chuyện Lý Tự Trọng Lý Tự Trọng Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Năm 1928, anh tham gia cách mạng và được cử đi học ở nước ngoài. Anh học rất sáng dạ, tiếng Trung Quốc và tiếng Anh đều nói thạo. Mùa thu năm 1929, anh về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển. Để tiện cho công việc, anh đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn. Có lần anh Trọng mang một bọc truyền đơn, gói vào chiếc màn buộc sau xe. Đi qua phố, , một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh nhảy xuống vờ cởi bọc ra, kì thật buộc lại cho chặt hơn. Tên đội sốt ruột, quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Nhanh trí, anh vồ lấy xe của nó, nhảy lên, phóng mất. Lần khác, anh chuyển tài liệu từ biển lên, bọn lính giữ lại chực khám. Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước, lặn qua gầm tàu chốn thoát. Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện trước đông đảo đồng bào. Tên thanh tra mật thám Lơ-grăng ập tới định bắt anh cán bộ. Lý Tự Trọng rút súng lục bắn chết tên mật thám. Không kịp trốn, anh bị giặc bắt. Giặc tra tấn anh rất dã man khiến anh chết đi sống lại nhưng chúng không moi được bí mật gì ở anh. Trong nhà giam, anh được những người coi ngục rất khâm phục và kiêng nể. Họ gọi anh là “Ông nhỏ”. Trước tòa án, anh dõng dạc vạch mặt bọn đế quốc và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho anh nói là anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ. Anh lập tức đứng dậy nói: Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ chí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931. Trước khi chết, anh hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh mới 17 tuổi. Theo báo Thiếu niên Tiền phong 3. Dựa vào tranh kể lại một đoạn câu chuyện - Đọc thầm câu chuyện và tìm xem câu chuyện có những nhân vật nào? - Nhân vật chính trong câu chuyện có đặc điểm gì nổi bật? - Chia sẻ cảm nhận của mình khi đọc câu chuyện. - Trao đổi với bạn về đặc điểm nổi bật của nhân vật chính - Kể nối tiếp theo đoạn Nhóm trưởng yêu cầu:- Kể nối tiếp theo đoạn đến hết câu chuyện (2 lần). - Đọc tiêu chí sau: +Kể đúng nội dung câu chuyện + Biết thể hiện giọng của nhân vật + Thể hiện cử chỉ, động tác,điệu bộ của nhân vật 4. Kể câu chuyện Lý Tự Trọng - Trả lời các câu hỏi theo gợi ý trang 18 - Quan sát tranh kể lại toàn bộ câu chuyện - Kể nối tiếp câu chuyện. - Bạn hiểu được điều gì từ câu chuyện? Nhóm trưởng yêu cầu: - Kể nối tiếp câu chuyện. - Bình chọn bạn kể hay 5. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: - Câu chuyện giúp ta hiểu điều gì? - Hành động nào của anh Trọng khiến em khâm phục nhất? Nhóm trưởng yêu cầu: -Chia sẻ nối tiếp nội dung câu chuyện 6. Thi kể chuyện trước lớp Ban Văn nghệ yêu cầu - Đại diện các nhóm thi kể chuyện - Nêu nội dung câu chuyện. - Kể những việc đã làm để bảo vệ quê hương. - Bình chọn bạn kể hay nhất. -Viết cảm nhận của mình về anh Lý Tự Trọng. - Chia sẻ trước lớp. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Cùng với người thân hoàn thành hoạt động ứng dụng trang 18 PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 BÀI 1C: BUỔI SÁNG Ở LÀNG QUÊ (Tiết 1) I. MỤC TIÊU - Lập được dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày * Giáo dục học sinh quyền tự hào về cảnh đẹp quê hương. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC *Khởi động: Ban học tập yêu cầu: - 2 bạn kể lại câu chuyện Lý Tự Trọng - Kể nối tiếp các câu chuyện đã sưu tầm - Mời cô giáo vào tiết học. *Tiếp nối: - Ghi tên bài và đọc mục tiêu Ban học tập: - Chia sẻ mục tiêu trước lớp A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Quan sát ba bức tranh trang 19. - Trả lời câu hỏi trang 19 -Trao đổi về cảnh vẽ trong tranh. - Bạn thích nhất bức tranh nào? Vì sao? Nhóm trưởng yêu cầu: - Từng bạn chia sẻ về cảnh vẽ trong tranh. - Nêu kết quả quan sát và nói cảm nhận của mình về bức tranh mình thích. Bạn thích nhất hình ảnh nào trong bức tranh đó? - Nhận xét, khen ngợi, báo cáo kết quả với thầy cô giáo. 2. Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy,) - Đọc thầm yêu cầu và gợi ý 2 lần. - Xác định cảnh định tả và thời gian tả cảnh đó. - Lập nhanh dàn ý khái quát cho bài văn tả cảnh của mình - Trao đổi kết quả với bạn. - Nói với bạn những chi tiết, đặc điểm mình định tả. - Đọc cho bạn nghe phần mở bài và kết bài của mình Nhóm trưởng yêu cầu:- Nói mở bài và kết bài nối tiếp -Bài của bạn tả theo trình tự nào?(nối tiếp) - Nhận xét, báo cáo thầy cô C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Cùng với người thân lập dàn ý cho bài văn tả cảnh quê hương vào buổi sáng. ------------------------------------------------------------------------ Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2016 PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5 BÀI 2: ÔN TẬP VỀ SO SÁNH 2 PHÂN SỐ ( Tiết 2) I:Mục tiêu. - Củng cố cách so sánh
Tài liệu đính kèm: