Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2016-2017 - Trần Xuân Ngọc

Toán (Tiết 21)

ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

I. Mục tiêu bài học:

 - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.

 - Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.

 - Giáo dục HS có ý thức tự học.

II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:

 1. Đồ dùng: - Gv: Thước, bảng phụ.

 - HS: SGK.

 2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, PP làm việc theo cặp, cá nhân

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu cách giải bài toán liên quan đến tỉ lệ?

- Gv nhận xét.

2. Dạy bài mới:

 a. Giới thiệu bài:

 b. Các hoạt động dạy học:

* Hướng dẫn HS ôn tập.

* Bài 1(Tr. 22)

- Gv kẻ sẵn bảng như trong bài 1 - Gọi lần lượt HS lên điền các đơn vị đo độ dài vào bảng phụ đó.

- Em có nhận xét gì về quan hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài liền nhau?

* Bài 2 (Tr .23): Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm.

- Gv gợi ý.

 + Phần a: Chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị bé hơn liền kề.

 + Phần b, c: Chuyển đổi từ đơn vị bé ra các đơn vị lớn hơn.

 a/ 135 m = 1350 dm.

 342 dm = 3420 cm

 15 cm = 150 mm

- Gv nhận xét chốt kết quả đúng.

* Bài 3 (Tr. 23): Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

- Gọi 1 HS nêu cách làm.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Chữa bài , nhận xét.

- Gv cùng HS nhận xét chốt kết quả đúng

* Bài 4 (Tr 23):

- Hướng dẫn HS cách làm

- Cho HS làm bài vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố- dặn dò:

 - Gv nhận xét giờ học.

 - Nhắc HS chuẩn bị bài sau

 - 2 HS nhắc lại.

- HS đọc yêu cầu bài 1

- HS lên bảng điền và nhận xét.

+ Hai đơn vị đo độ dài liền nhau:

- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.

- Đơn vị bé bằng đơn vị lớn.

- HS đọc đề bài

- 3 HS lên bảng điền, dưới lớp làm vào nháp, nhận xét.

 b/ 830 m = 8300 dam

 4000 m = 40 hm

 25000 m = 25 km

- HS làm cả phần c,d.

- 1HS đọc yêu cầu.

- 2 HS lên bảng làm bài, còn lại làm vào vở.

- Lớp nhận xét

 4 km37 m = 4037 m.

 8 m12 cm = 812 cm

 354 dm = 35 m 4 dm

 3040 m = 3km 40 m

- HS đọc yêu cầu đề bài

- HS lắng nghe tìm lời giải

- HS làm bài vào vở

Bài giải

a) Đường sắt từ Đà Nẵng đến thành phố Hồ Chí Minh dài là:

 791 + 144 = 935 (km).

b) Đường sắt từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh dài là:

 791 + 935 = 1726 (km)

 Đáp số: a) 935 km

 b) 1726 km

 

doc 27 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2016-2017 - Trần Xuân Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị đo khối lượng liền kề?
* Bài 2 (Tr.24) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Đọc đề bài.
- Gv hướng dẫn cách làm.
c. 2kg326g = 2326g d) 4008 g = 4 kg 8g
 6 kg3g = 6003g 9050 kg = 9 tấn50 kg 
- Gv nhận xét chốt kết quả đúng
* Bài 3 (Tr. 24): Điền dấu > ; = ; <
- Gv hướng dẫn và yêu cầu HS giỏi làm vào vở.
* Bài 4 (Tr. 24)
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài vào vở.
- Chữa bài và nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò: 
 - Gv nhận xét 
 - VN chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng
- HS đọc yêu cầu bài 1
- HS làm trên bảng phụ.
- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
- Đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn.
- 1 HS đọc đề bài, làm bài vào vở nháp
- 3 HS lên bảng chữa bài
a. 18yến = 180 kg ; 200tạ = 20000kg 
 35 tấn = 35000 kg. 
 b. 430kg = 43 yến ; 
 2500 kg = 25 tạ 
 16000kg = 16tấn
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
 2kg50g < 2500g; 
 13 kg85g < 13kg805 g
 6090kg > 6tấn 8kg; .......
- 1 HS đọc đề bài, làm bài vào vở
Bài giải
Ngày thứ 2 cửa hàng bán được số đường là: 
 300 x 2 = 600(kg) 
Ngày thứ nhất và ngày thứ 2 bán được số đường là: 
 300 + 600 = 900 (kg).
 Đổi 1 tấn = 1000kg
Ngày thứ 3 cửa hàng bán được số đường là: 
1000 - 900 = 100( kg)
 Đáp số: 100 kg
Âm nhạc
( GV bộ môn soạn - giảng)
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu bài học:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Rèn kĩ năng kể chuyện lưu loát, hấp dẫn.
- Có ý thức bảo vệ hòa bình.
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:
 1. Đồ dùng: - Gv: Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm hoà bình, bảng phụ
 - HS: Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm hoà bình
 2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, PP làm việc theo cặp, cá nhân
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể lại theo tranh 2-3 đoạn của câu truyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động dạy học:
* Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của giờ học
- Gv gạch chân những từ cần lưu ý.
- Gv nhắc HS:
- Mời một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
* HS kể chuyện và trao đổi về ND câu chuyện.
- Cho HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Gv nhắc: Với những truyện khá dài, các em không có khả năng kể gọn lại thì có thể kể 1-2 đoạn truyện.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp và Gv nhận xét
- Gv tuyên dương những HS kể chuyện tốt.
3. Củng cố- dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
- Nhắc Hs chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng kể chuyện theo tranh
- 1 HS đọc đề bài.
- HS lần lượt giới thiệu câu chuyện mình định kể
- HS kể chuyện trong nhóm 2.
- HS thi kể chuyện. Kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi giao lưu cùng các bạn trong lớp, đặt câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi của các bạn
 Lịch sử ( Tiết 5)
Bài 5: PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I. Mục tiêu bài học: 
 - Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu).
- Biết ơn các danh nhân lịch sử.
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:
 1. Đồ dùng: - Gv: Tranh, ảnh trong SGK. 
 - HS: SGK.
 2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, PP làm việc theo cặp, cá nhân
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu phần ghi nhớ ( SGK- tr.11 )
 - Gv nhận xét 
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
- Gv nêu nhiệm vụ học tập cho HS
+ Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì?
+ Kể lại nét chính về phong trào Đông du?
+ ý nghĩa của phong trào Đông du?
- Mời đại diện các nhóm trình bày 
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập.
- Gv cho HS quan sát tranh (SGK) tìm hiểu về phong trào Đông du:
+ Phong trào Đông du là phong trào gì?
+ Phong trào Đông du kết thúc như thế nào?
+ Tại sao Chính phủ Nhật Bản thoả thuận với Pháp chống lại phong trào Đông du, trục xuất Phan Bội Châu và những người du học?
+ Em có biết trường học, đường phố nào mang tên Phan Bội Châu?
- Cả lớp và Gv nhận xét.
- Gv nhấn mạnh nội dung chính của bài
3. Củng cố- dặn dò: 
 - Cho HS đọc phần ghi nhớ
 - VN chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng trả lời
- HS thảo luận nhóm 
- Những người yêu nước được đào tạo ở nước Nhật bản tiên tiến để có kiến thức về khao học, kĩ thuật, sau đó đưa họ về nước để hoạt động.
- Sự hưởng ứng phong trào Đông du.
- Phong trào đã khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.
- Đại diện các nhóm trả lời
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Tại vì ai cũng mong mau chóng học xong để trở về cứu nước.
- Là phong trào tổ chức đưa thanh niên VN...
- Pháp và Nhật câu kết, Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người yêu nước VN ra khỏi Nhật Bản.
- HS lần lượt trả lời
- 2 HS đọc ghi nhớ
Ngày soạn: 02/10/2016
Ngày giảng: Thứ tư ngày 05 tháng 10 năm 2016
Tập đọc:
 Ê - MI - LI, CON
 (Tố Hữu)
I.Mục tiêu bài học: 
- Đọc lưu loát toàn bài; đọc đúng các tên riêng nước ngoài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công nhân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Thuộc lòng khổ thơ 3, 4.
- Giáo dục HS biết đoàn kết, bảo vệ hòa bình.
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:
 1. Đồ dùng: - Gv: Bảng phụ, tranh SGK
 - HS: SGK.
 2. PP dạy học chủ yếu: Làm việc theo cặp, cá nhân , cả lớp
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hs đọc bài Một chuyên gia máy xúc và TLCH.
- Gv nhận xét
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động dạy học:
* Luyện đọc:
- Gv giới thiệu tranh minh hoạ.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn
- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ 
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Một HS đọc toàn bài.
- Gv đọc mẫu
* Tìm hiểu bài:
 -Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ?
- Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
-Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con: “Cha đi vui”?
- Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
- Nêu ND, ý nghĩa bài thơ?
- Gv ghi bảng và cho HS nhắc lại.
c. Luyện tập - Thực hành.
* Đọc diễn cảm và HTL:
- Cho 4 HS đọc 4 khổ thơ và tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Luyện đọc diễn cảm trong nhóm, luyện đọc thuộc lòng.
- Cho HS thi đọc diễn cảm và thuộc lòng.
3. Củng cố- dặn dò:
 - Gv nhận xét giờ học. 
 - VN đọc bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
 1 HS bài thơ và toàn bài thơ.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc từng khổ thơ và TL các câu hỏi
-Vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nhân đạo.
- Chú nói trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được. Chú dặn con: .....
-Vì chú muốn động viên vợ, con bớt đau buồn, bởi chú đã ra đi thanh thản,...
- Hành động của chú Mo-ri-xơn, là hành động rất cao đẹp, đáng khâm phục...
* Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
- HS nối tiếp nhau đọc.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- HS thi đọc.
Toán- tiết 23:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu bài học: 
 - Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
 - Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng.
 - Thực hành thành thạo cách giải bài toán với các số đo độ dài và khối lượng.
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:
 1. Đồ dùng: - Gv: Thước, bảng phụ
 - HS: SGK.
 2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, PP làm việc theo cặp, cá nhân
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kết hợp trong giờ.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động dạy học:
* Hướng dẫn học sinh luyện tập.
* Bài 1 (Tr. 24)
- Yêu cầu HS phân tích và tìm lời giải.
- Cho HS làm bài vào vở nháp
- Chữa bài và nhận xét.
* Bài 3 (Tr. 24)
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gv hướng dẫn HS tính diện tích của hình chữ nhật ABCD và hình vuông CEMN, từ đó tính diện của cả mảnh đất.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Gv nhận xét 
* Bài 4 (Tr. 25): 
- Gv hướng dẫn cách làm.
- Cho HS làm bài và chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò:
 - Gv nhận xét giờ học. 
 - VN chuẩn bị bài sau
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào nháp.
Bài giải
Đổi: 1 tấn 300kg = 1300kg
 2 tấn 700kg = 2700kg.
Số giấy vụn cả 2 trường thu gom được là:
 1300 + 2700 = 4000(kg) = 4tấn.
4 tấn gấp 2 tấn số lần là: 
 4 : 2 = 2(lần)
2 tấn giấy vụn thì sản xuất được 50000 cuốn vở, vậy 4 tấn giấy vụn sản xuất được là:
 50000 x 2 = 100000( cuốn vở)
 Đáp số: 100000 cuốn vở 
- Nêu yêu cầu đề bài.
 Bài giải 
 Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
 14 x 6 = 84( m2)
 Diện tích hình vuông CEMN là:
 7 x 7 = 49( m2)
 Diện tích mảnh đất là:
 84 + 49 = 133 (m2)
 Đáp số: 133 m2.
- 2 HS lên bảng chữa 
- 1 HS đọc đề bài 
- HS làm nháp, cho 1 HS chữa vào bảng phụ.
Tập làm văn :
 LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. Mục tiêu bài học:
 - Biết thống kê theo hàng và thống kê bằng cách lập bảng để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ.
 - Rèn kĩ năng đọc và trình bày bảng thống kê.
 - GD học sinh có ý thức phấn đấu học tốt hơn.
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:
1. Đồ dùng: - Gv: Phiếu ghi điểm từng HS. Một số tờ phiếu kẻ bảng thống kê, bút dạ.
 - HS: VBT, phiếu ghi điểm của từng em.
2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, PP làm việc theo cặp, cá nhân
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gv kiểm tra phiếu của từng HS.
2. Dạy bài mới: 
 a. Giới thiệu bài:
 b. Các hoạt động dạy học:
* Hướng dẫn HS luyện tập:
* Bài tập 1(Tr. 51)
- Gv cho HS lần lượt đọc thống kê kết quả học tập của mình trong tháng 9.
- Gv khen những HS đọc tốt và t/ kê chính xác.
* Bài tập 2 (Tr. 51)
- Bảng thống kê gồm mấy cột? Nội dung từng cột?
- Mời 2 HS lên bảng thi kẻ bảng thống kê.
- Cả lớp và Gv nhận xét, bổ sung.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu và bút 
dạ cho các nhóm.
-Từng HS đọc thống kê kết quả 
- Đại diện các tổ trình bày bảng thống kê.
Sau từng tổ trình bày, Gv hỏi:
+Trong tổ, em nào có kết quả học tập tiến bộ nhất 
+ Bạn nào có kết quả học tập chưa tốt cần phải cố gắng nhất?
+ Gv tuyên dương những HS có kết quả học tập tiến bộ
3. Củng cố- dặn dò:
- Em hãy nêu tác dụng của bảng thống kê.
- Gv nhận xét giờ học.
- HS trình bày phiếu
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả học tập của mình.
- 1 HS đọc yêu cầu
- 2 HS lên bảng thi kẻ.
- HS làm bài vào phiếu theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhìn vào bảng để tìm những Hs có kết quả học tập tốt nhất, chưa tốt cần phải cố gắng nhất.
- HS so sánh kết quả học tập của các nhóm để tìm. 
Khoa học (Tiết 9)
Bài 9 - 10: THỰC HÀNH 
NÓI "KHÔNG" ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học: 
 - Nêu được một số tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
 - Rèn kĩ năng nhận thức đểtừ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý
 - Có ý thức từ chối các chất gây nghiện.
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:
 1. Đồ dùng : 
 - Gv: Thông tin và hình trang 20,21,22,23 SGK, phiếu ghi các câu hỏi....
 - HS: SGK.
2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, PP làm việc theo cặp, cá nhân
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
- Gv nhận xét 
2 Dạy bài mới: 
 a. Giới thiệu bài:
 b. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Thực hành sử lý thông tin.
* Mục tiêu: 
- Hs lập được bảng tác hại của rượu, 
bia, thuốc lá, ma tuý.
* Cách tiến hành:
+ Bước1: HS làm việc cá nhân: Đọc các thông tin trong SGK và hoàn thành bảng:
+ Bước 2: Gv gọi một số HS trình bày
+ Bước 3: Gv kết luận ( SGV- tr 47 )
* Hoạt động 2: 
Trò chơi “Bốc thăm trả lời câu hỏi”
* Mục tiêu: 
- Củng cố cho Hs những hiểu biết về tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma tuý.
* Cách tiến hành:
+ B 1: Gv chuẩn bị sẵn 3 hộp đựng phiếu:
- Hộp 1 đựng các câu hỏi lên quan đến tác hại của thuốc lá.
- Hộp 2 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của rượu, bia.
- Hộp 3 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của ma tuý.
- Gv đề nghị mỗi nhóm cử 1 bạn vào ban giám khảo, 3 bạn tham gia chơi 1 chủ đề.
+ B2: Đại diện từng nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi.
+ B 3: Tổng kết, đánh giá.
3. Củng cố- dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học
- 2 HS lên bảng
- HS đọc thông tin trong SGK và hoàn thành vào bảng.
- HS lần lượt trình bày, Hs khác bổ sung
- HS mỗi nhóm cử 1 bạn vào BGK, 3 bạn tham gia chơi.
- Đại diện từng nhóm lên bốc thăm câu hỏi, thảo luận và trình bày.
Đạo đức (Tiết 5)
BÀI 3: CÓ CHÍ THÌ NÊN (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học: 
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội.
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:
 1. Đồ dùng: - Gv: Thẻ màu dùng cho hoạt động 3.
 - HS: SGK. 
 2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, PP làm việc theo cặp, cá nhân
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi HS nêu phần ghi nhớ.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt đông 1: Hs tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng.
* Mục tiêu: 
- HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng.
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận cả lớp theo câu hỏi 1, 2, 3.
- Gv và HS nhận xét, kết luận: ( SGV- tr. 23).
Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
* Mục tiêu: 
- HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất, thể hiện ý chí vượt lên khó khăn trong các tình huống.
* Cách tiến hành:
- Gv chia lớp thành 4 nhóm và giao việc:
+ Nhóm 1, 2: thảo luận tình huống1.
+Nhóm 2, 3: thảo luận tình huống 2.
- Cho HS thảo luận.
- Gv nhận xét, kết luận: ( SGV- tr. 24 )
Hoạt động 3: Làm BT 1-2, SGK.
* Mục tiêu: 
- HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học.
*Cách tiến hành:
- Gv lần lượt nêu từng trường hợp 
- Gv quan sát, nhận xét, kết luận: Bác Hồ là tấm gương lớn về ý trí và nghị lực. Vậy các em cần học tập ý trí và nghị lực của Bác.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
3. Hoạt động nối tiếp:
 - Gv nhận xét giờ học.
- VN chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng đọc
- 2 HS đọc thông tin
- HS trao đổi thảo luận, trình bày trước lớp. HS nhận xét
-Tình huống 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được. Theo em, Khôi có thể sẽ ntn?
- Tình huống 2: Nhà Thiên rất nghèo. Vừa qua lại bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. Theo em, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học?
- HS thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- HS giơ thẻ màu để thể hiện sự đánh giá của mình.
- 4 HS đọc phần ghi nhớ
Ngày soạn: 02/10/2016
Ngày giảng: Thứ năm ngày 6 tháng 10 năm 2016
Thể dục ( tiết 10)
 ( GV bộ môn soạn giảng)
Luyện từ và câu:
TỪ ĐỒNG ÂM
I. Mục tiêu bài học::
 - Hiểu thế nào từ đồng âm ( ND ghi nhớ).
 - Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III); đặt được câu để phân biệt được các từ đồng âm ( 2 trong số 3 từ ở BT2) bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyên vui và các câu đố.
 - Sử dụng từ ngữ hợp lí.
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:
 1. Đồ dùng: - Gv: Bảng phụ, tranh ảnh về sự vật, hiện tượng ...
 - HS: SGK.
 2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, PP làm việc theo cặp, cá nhân
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc lại bài 3 giờ trước.
- Gv nhận xét.
2. Dạy bài mới: 
 a. Giới thiệu bài:
 b. Các hoạt động dạy học:
* Phần nhận xét:
- Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi bài tập 2.
- Gọi Hs trình bày bài.
- Gv cùng HS nhận xét.
- Gv chốt lại: Thế nào là từ đồng âm.
* Phần ghi nhớ:
- gọi HS đọc ghi nhớ
* Luyện tập:
* Bài 1:
- Gv hướng dẫn và yêu cầu HS trao đổi theo nhóm 4.
- Mời đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- Gv nhận xét và chốt nội dung.
* Bài 2:
- Cho HS làm vào vở rồi chữa bài.
* Bài 3:
- Cho HS trao đổi nhóm đôi.
- Gọi HS chữa bài và nhận xét.
* Bài 4:
- Cho HS thi giải câu đố.
3. Củng cố- dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc lại.
- Nối tiếp nhau đọc bài tập 1, 2.
- HS làm việc cặp đôi và nêu kết quả.
+ Câu (cá): bắt cá, tôm,... bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) ....
+ Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn ....
- 3 HS đọc lại và lấy ví dụ.
- HS nêu yêu cầu đề bài.
- Đồng trong cánh đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng ... Đồng trong tượng đồng: Kim loại có màu đỏ. Đồng trong một nghìn đồng: Đơn vị tiền VN.......
- HS làm vào vở, lần lượt đọc câu của mình vừa đặt.
- HS trao đổi nhóm đôi
Nam nhầm lẫn giữa từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu (tiền để chi tiêu) với tiếng tiêu trong tiền tiêu.
a) Con chó thui.
b) Cây hoa súng và khẩu súng.
Toán (Tiết 24)
 ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG. HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG 
I. Mục tiêu bài học: 
 - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông
 - Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. Biết mối quan hệ giữa đề- ca- mét vuông với héc- tô- mét vuông. Biết chuyển đổi đơn vị đo DT (cả trường hợp đổi ra hỗn số).
 - Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
 - Thực hành thành thạo cách chuyển đổi đó.
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:
 1. Đồ dùng: - Gv: Hình vẽ SGK. Bộ đồ dùng dạy học.
 - HS: SGK.
 2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, PP làm việc theo cặp, cá nhân
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kết hợp trong giờ học.
2. dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động dạy học:
 * Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề-ca-mét vuông.
- Kể tên các đơn vị đo diện tích đã học?
- Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu? Với ki- lô-mét vuông thì sao?
- Đề- ca- mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài bao nhiêu?
- Nêu cách viết kí hiệu đề- ca- mét vuông?
- Gv cho HS quan sát hình vuông có cạnh dài 1dam
+Diện tích mỗi hình vuông nhỏ bằng bao nhiêu?
+ Hình vuông 1 dam2 gồm bao nhiêu hình vuông 1m2 ? Vậy 1dam2 bằng bao nhiêu m2?
* Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-tô-mét vuông: (Thực hiện tương tự như phần a)
c. Luyện tập - Thực hành:
 * Bài 1, 2 (Tr. 26) 
 - Nêu yêu cầu bài.
 - Cho HS nối tiếp nhau đọc.
- Gv cùng HS nhận xét.
* Bài 3: /a cột 1(Tr. 26)
 - Cho Hs làm vào vở BT.
- Chữa bài và nhận xét..
 * Bài 4 (Tr 27) - HS làm.
- Gọi HS khác phân tích mẫu và nêu cách làm.
- Cho HS làm bài . Chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò: 
 - Gv nhận xét giờ học.
 - Vn chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời.
- Có cạnh dài 1m.
- Có cạnh dài 1km.
- Có cạnh dài 1dam.
- Đề- ca- mét vuông kí hiệu: dam2
- Bằng một mét vuông.
- Gồm 100 hình vuông có cạnh 1m2.
- 1dam2 = 100 m2
- Đọc đề bài.
- HS nối tiếp nhau đọc với bài 1
- Viết với bài 2.
- HS làm bài vào vở BT.
a, 2dam2 = 200m2 b, 1m2 =dam2
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở sau đó lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và Gv nhận xét, bổ sung.
Địa lý ( Tiết 5)
Bài 5: VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I. Mục tiêu bài học: 
 - Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta.
 - Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang , Vũng Tàu,... trên bản đồ (lược đồ).
 - Có ý thức tuyên truyền mọi người biết bảo vệ và khai thác hợp lí vùng biển. 
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:
 1. Đồ dùng: - Gv: Bản đồ địa lí TNVN. SGK. Phiếu cho HĐ 2.
 - HS: SGK.
2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, PP làm việc theo cặp, cá nhân
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu phần bài học.
- Gv nhận xét 
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Vùng biển nước ta. 
 (làm việc cả lớp)
- Gv cho HS quan bản đồ Việt Nam
- Vùng biển nước ta thuộc biển nào?
- Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở những phía nào?
+ Gv kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông.
* Hoạt động 2: Đặc điểm của vùng biển nước ta.
 (Làm việc nhóm 2)
- Gv phát phiếu.
- HS thảo luận theo nhóm 2.
- Gọi một số HS trình bày.
- Cả lớp và Gv nhận xét. Gv Mở rộng thêm (SGV)
* Hoạt động 3: Vai trò của biển.
- Nêu vai trò của biển?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Gv sửa chữa và giúp Hs hoàn thiện phần trình bày.
+ Gv kết luận: Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát.
- Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.
3. Củng cố- dặn dò:
 - Rừng là tài sản quý vì nó cho ta nhiều gỗ do vậy chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ rừng
- Gv nhận xét giờ học. VN chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng trả lời
- HS quan sát bản đồ
- Thuộc Biển Đông.
- Phía Đông và phía Tây Nam.
- HS thảo luận nhóm 2 theo nội dung phiếu 
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- Thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm trả lời.
Vai trò của biển:
- Biển điều hoà khí hậu.
- Biển là nguồn tài nguyên lớn.....
- Biển là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều bãi tắm ....
- HS đọc phần ghi nhớ.
Kĩ Thuật ( Tiết 5)
MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN
VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu bài học: 
+ Sau bài học HS cần phải.
 - Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.
 - Biết giữ vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn, ăn uống.
 - Biết cách bảo quản các dụng cụ đó.
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:
 1. Đồ dùng: - Gv: Một số dụng cụ nấu ăn.
 - HS: SGK.
 2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, PP làm việc theo cặp, cá nhân
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gv kiểm tra sách, vở của HS
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong gia đình.
- Cho HS quan sát dụng cụ nấu ăn và các hình trong SGK
- Kể tên các dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia
đình.
- Gv ghi bảng
* Hoạt động 2: Đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn, uống.
- Gv chia nhóm yêu cầu đọc SGK và thảo luận
- Gv yêu cầu trả lời.
- Cho HS quan sát dụng cụ đun, nấu, ăn uống và kết luận.
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- Em hãy nêu c

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 05.doc