Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2016-2017 - Trần Xuân Ngọc

Chính tả (Nhớ - viết)

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I. Mục tiêu bài học:

 - Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.

 - Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần.

 - Biết được cách đặt dấu thanh: dấu thanh đặt ở âm chính.

 - Thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.

II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:

1. Đồ dùng: - Gv: VBT . Phấn màu. Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.

 - HS: Vở viết chính tả.

2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, làm việc theo cặp, cá nhân, cả lớp

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu cấu tạo của một tiếng, cho VD?

- Nhận xét.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

 b. Các hoạt độnghọc tập:

* Hướng dẫn HS nhớ - viết:

- Gv nhắc HS chú ý những chữ dễ viết sai, những chữ cần viết hoa, cách viết chữ số (80 năm).

- Gv nhận xét 1/3 số vở của lớp.

- Gv nhận xét, chữa lỗi chung.

 b) Hướng dẫn HS làm BT chính tả:

* Bài 2 (Tr.26).

- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập rồi chữa bài.

- Gv nhận xét, chữa.

* Bài 3 ( Tr.26).

- Khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở đâu?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- Chữa bài và nhận xét.

3. Củng cố- dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- HDVN chuẩn bị bài sau.

- 2 HS trả lời.

- 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thư cần nhớ viết. Lớp lắng nghe và nhẩm lại.

- HS nghe và ghi nhớ.

- HS gấp SGK. Tự nhớ lại đoạn thư và viết bài.

- HS tự soát bài.

- Những HS còn lại đổi vở soát lỗi theo cặp.

- HS đọc yêu cầu. Làm bài vào vở bài tập.

- Cá nhân tiếp nối lên bảng điền vần và dấu thanh vào mô hình.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu.

- HS khá trả lời

- Dấu huyền đặt ở âm chính, dấu nặng đặt ở bên dưới; các dấu khác đặt trên.

- 2 em nhắc lại.

- Làm bài vào vở bài tập. Chữa bài trên bảng lớp và nhận xét.

 

doc 23 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2016-2017 - Trần Xuân Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động học tập:
*Hướng dẫn HS làm bài.
* Bài tập 1(Tr.15). Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân:
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gv n/xét, chữa và nhắc lại cách làm.
* Bài tập 2 (tr.15): Chuyển các hỗn số sau thành phân số:
- Cho HS tự làm bài.
- Gv nhận xét, chữa.
* Bài 3 (tr.15): Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm:
- Hướng dẫn mẫu: 
- Gọi HS chữa bài , nhận xét.
* Bài 4 (tr.15): Viết các số đo độ dài (theo mẫu):
M: 5m 7dm = 5m + m = 5m
- Chữa bài và nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
- HD ôn tập và chuẩn bị bài.
- HS làm bảng lớp.
- HS nêu yêu cầu BT 1.
- Lớp tự làm bài, chữa bài.
- HS nhắc lại cách chuyển phân số thành phân số thập phân.
- HS nêu yêu cầu BT 2.
- Lớp tự làm bài (Hs khá làm cả bài), chữa bài.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Lớp thảo luận nhóm vào phiếu bài tập.
a, 1 dm = m b, 1g = kg
 3 dm = m 8g = kg
 9dm = m 25g = kg
- HS nêu yêu cầu và theo dõi mẫu.
Lớp làm bài tập vào nháp. Chữa.
2m 3dm = 2m + m = 2m
- Học sinh đọc bài tập và làm bài vào vở.
- HS khá, giỏi lên chữa bài, nhận xét.
3m 27cm = 300cm + 27cm = 327 cm.
Âm nhạc:
( GV bộ môn soạn - giảng)
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu bài học:
 - Kể được một câu chuyện đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.
 - Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện đã kể.
 - Có ý thức làm một số việc tốt để góp phần xây dựng quê hương đất nước. 
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:
 1. Đồ dùng: - Gv: Bảng phụ viết tắt gợi ý 3. Tranh về những việc làm tốt.
 - HS: Tranh minh hoạ những việc làm tốt.
 2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, làm việc theo cặp, cá nhân , cả lớp
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc
- Gv nhận xét.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động học tập:
*HD HS hiểu yêu cầu của đề bài. 
 - HD xác định trọng tâm đề bài
- Gv treo tranh minh họa những việc làm tốt.
* Gợi ý kể chuyện. 
- Gv lưu ý HS 2 cách kể chuyện trong gợi ý 3:
c. Luyện tập – thực hành:
* HS thực hành kể chuyện. 
 + Kể chuyện theo cặp.
- Gv đến từng nhóm hướng dẫn.
 + Thi kể chuyện trước lớp.
- Gv nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- HD VN Chuẩn bị bài học giờ sau. 
1 HS lên kể trước lớp.
- HS đọc đề bài trong SGK.
- Lớp quan sát.
- HS đọc tiếp nối 3 gợi ý trên bảng phụ.
- HS giới thiệu câu chuyện mình chọn kể.
- HS kể chuyện theo cặp. Nói suy nghĩ của mình về nhân vật trong câu chuyện.
- Cá nhân thi kể chuyện trước lớp. Tự nói suy nghĩ về nhân vật. 
- Lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất.
Lịch sử ( Tiết 3)
CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I. Mục tiêu bài học:
 - Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở Kinh thành Huế là do Tôn Thất Thuyết và 1 số quan lại yêu nước tổ chức.
 - Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương. 
 - Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiền phong,...ở các địa phương mang tên những nhân vật nói trên.
 - Giáo dục HS biết ơn các danh nhân lịch sử
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:
 1. Đồ dùng:  - Gv: Bản đồ hành chính Việt Nam. SGK, phiếu học tập.
 - HS: SGK.
 2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, làm việc theo cặp, cá nhân, cả lớp
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?
- Gv nhận xét.
2. Dạy bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. các hoạt động học tập:
* Hoat động 1: Làm việc với cả lớp. 
- Gv trình bày một số nét chính về tình hình nước ta năm 1884.
- Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hoà trong triều đình nhà Nguyễn?
- Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp?
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. 
- Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế?
- Gv gợi ý: Thời gian, hành động của Pháp, tinh thần quyết tâm chống Pháp của phái chủ chiến.
- Gv nhận xét, kết luận. Kết hợp giải nghĩa từ.
- Nêu ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế?
- Gv nhấn mạnh: “Trong XHPK, việc đưa vua và đoàn tuỳ tùng ra khỏi kinh thành là một sự kiện hết sức trọng đại”. Tại đây, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu “Cần Vương” .....
- Chiếu Cần Vương có tác dụng gì?
 - Gv nêu 1 số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. 
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- HD về nhà và chuẩn bị bài giờ sau. 
- 2 em trả lời.
- HS đọc phần chữ nhỏ trong SGK.
- Phái chủ hoà: Chủ trương hoà với Pháp.
- Phái chủ chiến: Chủ trương chống Pháp.
- Cho lập căn cứ kháng chiến...; lập các đội nghĩa binh ngày đêm luyện tập.
- HS đọc phần chữ to (Tr.8)
- HS thảo luận nhóm 3.
- Đại diện một số nhóm trình bày trên lược đồ. Lớp nhận xét.
- Thể hiện lòng yêu nước của một bộ phận quan lại trong triều đình Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tranh chống Pháp.
- HS quan sát H.2, 3. Đọc mục chữ nhỏ trong SGK.
- Bùng lên phong trào chống Pháp trong cả nước.
- HS đọc kết luận cuối bài.
Ngày soạn: 16 /9/2016
Ngày giảng: Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2016
Tập đọc
 LÒNG DÂN (Phần II)
 (Nguyễn Văn Xe)
I. Mục tiêu bài học:
 - Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm. Biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách từng nhân vật và tình huống trong đoạn.
 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ.
 - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3. Giáo dục tình quân dân cho HS. 
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:
1. Đồ dùng: - Gv: Bảng phụ viết đoạn 1.
 - HS: SGK.
2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, làm việc theo cặp, cá nhân , cả lớp
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc phân vai đoạn 1 bài Lòng dân (Phần I). Nêu ý nghĩa của bài?
2. Dạy bài mới : 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Các hoạt động học tập:
+ H.dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: 
- Gv chia đoạn. H. dẫn giọng đọc:
- Gv sửa lỗi phát âm kết hợp giải nghĩa từ khó trong SGK.
- Gv đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch.
* Tìm hiểu bài:
- An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
- Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
- Vì sao vở kịch được đặt tên là “Lòng dân”?
- Nêu nội dung ý nghĩa phần II của vở kịch?
- Gv nhận xét, ghi bảng
c. Luyện tập- thực hành:
*Luyện đọc diễn cảm:
- Gv treo bảng phụ, đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc diễn cảm theo cách phân vai. 
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm phân vai trong nhóm.
- Tổ chức cho Hs thi đua đọc trước lớp. 
- Gv nhận xét.
 3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về đọc diễn cảm vở kịch. 
- 3 HS đọc phân vai.
- 1 HS nêu đại ý.
- 2 HS đọc tiếp nối vở kịch. Lớp đọc thầm và quan sát tranh minh hoạ.
- HS luyện đọc tiếp nối đoạn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Lớp đọc thầm, trả lời 3 câu hỏi. 
- An trả lời: “Hổng phải tía”. Giặc hí hửng tưởng An sợ nên khai thật....
- Dì vờ hỏi chú cán bộ giấy tờ để chỗ nào; rồi nói tên, tuổi của chồng,....
- Vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân đối với cách mạng....
- 1 HS nêu
* Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc cứu cán bộ.
- Chú ý lắng nghe.
- HS đọc phân vai đoạn 1 theo nhóm 3.
- Lớp đọc phân vai vở kịch theo nhóm 6.
- Một số nhóm lên trình diễn đóng kịch.
- Lớp bình chọn. 
Toán (Tiết 13)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu bài học:
 - Cộng, trừ phân số, hỗn số. Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo. Giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đó.
 - Rèn kĩ năng làm tính, viết số đo dưới dạng hỗn số và giải toán.
 - Phát huy tính tích cực của HS. 
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:
 1. Đồ dùng: - Gv: Phiếu BT Toán, bảng phụ. Thước.
 - HS: Dụng cụ học tập.
 2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, làm việc theo cặp, cá nhân , cả lớp
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kết hợp trong giờ.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Các họat động dạy học:
* Hướng dẫn HS luyện tập.
* Bài tập 1(Tr.15). Tính:
- Cho HS nêu đề bài, làm bài.
- GV nhận xét, chữa.
* Bài 2 (tr.16): Tính:
- Nêu yêu cầu và làm bài vào phiếu (Hs khá làm cả bài).
- Gv n/ xét, chữa và nhắc lại cách làm.
* Bài 3 (tr.16): Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Bài tập 4 (tr.16): Viết các số đo độ dài theo mẫu. 
M: 9m 5dm = 9m + m = m
- Gv nhận xét, chữa và củng cố.
* Bài 5: ( Tr.16).
- Gv hỏi phân tích đề toán.
 Ta có sơ đồ:
A
12 km
B
? km
- Gv nhận xét, chữa.
 3.Củng cố- dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - HDVN 
- HS nêu yêu cầu. Lớp tự làm bài. Chữa bài.
a.Các phần sau t/ tự
- HS nêu lại cách cộng hai phân số.
- HS nêu yêu cầu. Lớp tự làm bài vào phiếu bài tập và chữa bài.
a. 
- Hs nhắc lại cách trừ phân số; cách chuyển hỗn số thành phân số.
- HS nêu yêu cầu.
- HS trả lời miệng.
- HS nêu yêu cầu. Quan sát mẫu.
- Lớp làm bài tập theo 7 nhóm vào bảng phụ.
7m 3dm = 7m + m =m
- HS đọc bài toán. HS nêu hướng giải.
- Lớp giải vào vở. Cá nhân lên bảng chữa. 
Bài giải
 quãng đường AB là:
 12 : 3 = 4 (km)
 Quãng đường AB dài là:
 4 10 = 40 (km)
 Đáp số: 40 km.	
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu bài học:
 - Học sinh tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài văn Mưa rào; cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả.
 - Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa . 
 - Yêu thích cảnh đẹp Việt Nam.
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu :
 1. Đồ dùng: - Gv: VBT TV lớp 5, tập I. Bảng phụ.
 - HS : Những ghi chép của HS sau khi quan sát một cơn mưa.
 2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, làm việc theo cặp, cá nhân , cả lớp
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
- Gv nhận xét.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động học tập: 
* Bài tập 1 (Tr.31). 
- Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến?
- Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa?
- Tìm những từ ngữ tả cây cối, con vật, bời trời trong và sau trận mưa ?
- Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào ?
- Gv nhận xét, kết luận.
* Bài tập 2: (Tr.32). 
- Gv hướng dẫn cách lập dàn ý.
- Gv phát bảng phụ cho Hs.
- Gv cùng lớp nhận xét, bổ sung, hoàn thiện bài trên giấy khổ lớn.
-Yêu cầu HS đọc lại 
3. Củng cố- dặn dò :
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà hoàn chỉnh dàn ý cho bài sau.
- 1 HS đọc toàn bộ nội dung BT 1.
- Lớp theo dõi SGK. Trả lời câu hỏi.
- Mây: Nặng, đặc xịt, lổm ngổm đầy trời; tản ra....xám xịt.
- Gió: Thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước;....
- Tiếng mưa:
 + Lúc đầu: Lẹt đẹt...lẹt đẹt, lách tách.
 + Về sau: Mưa ù xuống, rào rào, .....
- Hạt mưa: Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa.... 
- Trong mưa :+ Lá đào, na, sói vẩy tai run rẩy
- Sau trận mưa: + Trời dạng dần
 + Chim chào mào hót râm ran.
- Bằng mắt nhìn lên thấy những đám mây, thấy mưa rơi,...
- Bằng tai nghe ..., bằng da..., mũi....
- HS đọc yêu cầu của BT 2.
- Lớp làm vào vở bài tập.
Cá nhân trình bày miệng. Lớp nhận xét.
- 2 HS làm trên bảng phụ trình bày.
- Lớp tự sửa bài của mình.
Khoa học ( Tiết 5)
CẦN LÀM GÌ ĐẺ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE
I. Mục tiêu bài hoc:
 - Nêu những việc nên và không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.
 - Rèn kĩ năng tư duy, KN hợp tác và kĩ năng nhận biết để xác định được nhiệm vụ của mọi người trong gia đình.
 - Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:
 1. Đồ dùng: - Gv: Tranh trong sách giáo khoa.
 - HS: SGK
 2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, làm việc theo cặp, cá nhân, cả lớp
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu quá trình thụ tinh ở người?
- Gv nhận xét.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động học tập:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK. 
* Mục tiêu: Hs nêu được những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ.
* Cách tiến hành:
- Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Tại sao?
- Gv nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp. 
* Mục tiêu: Hs xác định được nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
* Cách tiến hành:
- Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai?
- Gv nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Đóng vai. 
* Mục tiêu: Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai
* Cách tiến hành:
- Gv chia nhóm. Hướng dẫn đóng vai theo chủ đề :  Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai
- Gv nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò : 
 - Nhận xét giờ học.
 - Yêu cầu học bài. Chuẩn bị bài sau.
- 2 em trả lời.
- HS quan sát H.1, 2, 3, 4 (Tr.12)
- Thảo luận cặp.
- HS nêu ý kiến. Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc mục “Bạn cần biết”
- HS quan sát H.5, 6, 7(Tr.13). Nêu nội dung từng hình.
- Thảo luận nhóm.
- Cá nhân nêu ý kiến: quan tâm, săn sóc, nghỉ ngơi,....
 - Nhận xét, bổ sung
- HS đọc mục “Bạn cần biết”.
- HS đọc câu hỏi (Tr.13)
- HS tập đóng vai theo nhóm.
- Các nhóm trình diễn trước lớp.
Đạo đức ( Tiết 3)
BÀI 2: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH 
I. Mục tiêu bài học:
 - Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
 - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
 - Biết ra quyết định, kiên định bảo vệ ý kiến của mình.
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:
 1. Đồ dùng: - Gv: Bảng phụ chép sẵn BT 1. Thẻ màu.
 - HS: 1, 2 mẩu chuyện về những người có trách nhiệm hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa.
2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, làm việc theo cặp, cá nhân , cả lớp
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Em phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
- Gv nhận xét.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
 b. Các hoạt động học tập:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện
* Mục tiêu: HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức; biết phân tích, đưa ra quyết định đúng.
* Cách tiến hành:
- Đức đã gây ra chuyện gì?
- Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào?
- Theo em, Đức nên giải quyết việc này thế nào cho tốt ?
- Gv nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Bài tập 1 (Tr.7)
* Mục tiêu: Hs xác định được những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm.
* Cách tiến hành:
- Gv nhận xét, kết luận: 
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (BT 2) (Tr.8)
* Mục tiêu: HS biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến sai.
* Cách tiến hành:
- Gv nêu từng ý kiến ở BT 2.
- Yêu cầu HS giải thích tại sao?.
- Gv nhận xét, kết luận.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài ở tiết 2. 
- 1 HS nêu phần ghi nhớ của bài trước.
- 1 HS trả lời.
- 1 HS đọc chuyện. Lớp đọc thầm.
- Lớp thảo luận nhóm 2. Trả lời.
- Vô ý đá quả bóng vào bà Doan.
- Đức cảm thấy có lỗi, ăn không ngon,.....
- Các nhóm nêu hướng giải quyết.
- HS đọc tiếp nối ghi nhớ.
- HS nêu yêu cầu BT 1.
- Trao đổi nhóm vào bảng phụ. Báo cáo kết quả.
- HS nêu yêu cầu BT 2.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu. Xanh: sai. Đỏ: đúng.
Ngày soạn: 18/9/2016
Ngày giảng: Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2016
Thể dục:
(GV bộ môn soạn – giảng)
Luyện từ và câu :
LUYỆN TẬP VỀ VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA 
I. Mục tiêu bài học:
 - Sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT 1); hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2).
 - Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu viết được một đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1- 2 từ đồng nghĩa (BT 3).
 - Giáo dục HS ý thức đoàn kết trong công việc chung.
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:
 1. Đồ dùng: - Gv: Bút dạ. Giấy ghi nội dung BT 1.
 - HS: VBT TV lớp 5, tập I. 
 2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, làm việc theo cặp, cá nhân , cả lớp
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng và nêu ý nghĩa những câu thành ngữ, tục ngữ ở giờ trước 
2. Dạy bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Các hoạt động học tập:
* Bài tập 1(Tr.32). 
- Gv nhận xét, kết luận.
(Thứ tự các từ cần điền là: đeo, xách, vác, khiêng, kẹp).
* Bài tập 2 (Tr. 32) Chọn ý thích hợp trong ngoặc đơn để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ sau. 
- Gv nhận xét, kết luận. Chốt lời giải.
- Em hãy đặt câu có sử dụng 1 trong 3 tục ngữ trên?
- Gv nhận xét, chữa.
* Bài tập 3 (Tr.33).
- Yêu cầu Hs suy nghĩ, chọn một khổ thơ trong bài “Sắc màu em yêu” để viết thành một đoạn văn miêu tả.
- Nhắc HS có thể viết về màu sắc của những sự vật có trong bài thơ và cả những sự vật không có trong bài; chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa.
- Gv làm mẫu.
- Gv nhận xét, chữa.
3. Củng cố- dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
- VN chuẩn bị bài :Từ trái nghĩa.
- 2 HS đọc thuộc lòng.
- HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- Đọc thầm nội dung bài. Quan sát tranh.
- HS làm bài vào VBT. Cá nhân lên bảng điền vào giấy Tôki.
- Cá nhân đọc bài văn. Lớp nhận xét.
- HS đọc nội dung BT 2.
- 1 HS đọc lại 3 ý đã cho.
- Lớp thảo luận nhóm 3 vào giấy to.
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến. Lớp nhận xét, cả lớp HTL 3 câu tục ngữ.
- HS khá đặt câu.
- HS đọc yêu cầu BT 3.
- HS nêu khổ thơ định chọn (không chọn khổ thơ cuối).
- Lớp làm vào vở.
- Cá nhân tiếp nối đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
Toán ( Tiết 14)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu bài học: HS Biết : 
 - Nhân, chia hai phân số. Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với một tên đơn vị đo.
 - Rèn kĩ năng làm tính và chuyển đổi đơn vị đo.
 - GD ý thức tích cực,cẩn thận khi học toán.
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:
 1. Đồ dùng: - Gv: Phiếu bài tập cho BT 2, 3.
 - HS: SGK.
 2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, làm việc theo cặp, cá nhân, cả lớp
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nêu cách cộng, trừ hai PS.
- Nhận xét.	
2. Dạy bài mới : 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động học tập:
*Hướng dẫn HS luyện tập:
* Bài tập 1(Tr.16). Tính. 
- Gv nhận xét, chữa.
- Củng cố về phép nhân, chia phân số; chuyển hỗn số về phân số.
* Bài 2 (tr.16): Tìm x. 
a. x + = b. x - 
 x = - x = 
 x = x = 
- Gv nhận xét, chữa.
* Bài 3(tr.16): Viết các số đo độ dài (theo mẫu). 
M: 2m 15cm = 2m + m = m
- Gv nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- HDVN : Ôn tập về giải toán.
- 2 Hs trả lời.
- HS nêu yêu cầu BT.
- Lớp tự làm bài vào nháp, chữa bài.
a. b. 2 
c. d. 1: 1=:==
- HS nêu yêu cầu.
- Lớp thảo luận nhóm 4 vào phiếu.
- Các nhóm trình bày kết quả.
c. x = d. x : 
 x = x = 
 x = x =
- Cá nhân nêu yêu cầu.
- Lớp thảo luận nhóm vào phiếu bài tập.
- Các nhóm trình bày kết quả.
1m 75cm = 1m + m = m
- HS đọc yêu cầu. Quan sát hình vẽ.
- Cá nhân trả lời miệng kết quả từng phần.
Địa lí ( Tiết 3)
KHÍ HẬU
I. Mục tiêu bài học:
 - Nêu được một số đặc điểm của khí hậu VN. Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng tích cực.
 - Chỉ ranh giới khí hậu Bắc -Nam (dãy núi Bạch Mã) trên bản đồ (lược đồ).
 - Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
 - Có ý thức tuyên truyền mọi người biết bảo vệ thiên nhiên.
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:
 1. Đồ dùng: - Gv: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Quả địa cầu. Một số tranh về 
 hậu quả do lũ lụt, hạn hán gây ra.
 - HS: SGK.
 2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, làm việc theo cặp, cá nhân , 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm địa hình của nước ta?
- Gv nhận xét
2. Dạy bài mới: 
 a. Giới thiệu bài:
 b. Các hoạt động học tập:
* Hoạt động 1: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. 
- Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào? ở đó, nước ta có khí hậu nóng hay lạnh?
- Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta? Vì sao lại có khí hậu đó?
- Yêu cầu HS nêu hướng gió tháng 1 và hướng gió tháng 7
- Gv nhận xét, kết luận: 
* Hoạt động 2: Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau
- Gv treo bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
- Giới thiệu dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và m.Nam.
- Tìm sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam? (về nhiệt độ, về các mùa)
- Chỉ trên H.1 miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu nóng quanh năm?
- Gv nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: ảnh hưởng của khí hậu. 
- Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và hoạt động sản xuất?
- Gv treo ảnh về hậu quả do lũ lụt, hạn hán gây ra.
3. Củng cố- dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên chỉ bản đồ và nêu.
- HS quan sát quả địa cầu. 
- Cá nhân tiếp nối lên chỉ vị trí của VN.
- Khí hậu nóng.
- Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
-Tháng 1: Đại diện cho gió mùa Đông Bắc
-Tháng 7: Đại diện cho gió Tây Nam hoặc Đông Nam.
- Quan sát.
- HS lên bảng chỉ dãy núi Bạch Mã.
- HS đọc SGK, quan sát bảng số liệu.
- Thảo luận theo cặp. Cá nhân phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét.
- Cá nhân tiếp nối lên chỉ lược đồ.
+ Khí hậu nước ta thuận lợi cho cây cối phát triển xanh tốt nhưng ....
- Quan sát tranh, ảnh SGK và nhận xét.
- HS đọc kết luận cuối bài.
Kĩ thuật (Tiết 3).
 THÊU DẤU NHÂN ( Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học:
 - Biết cách thêu dấu nhân.
 - Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình. 
 - Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
II.Đồ dùng và PP dạy học chủ yếu:
 1. Đồ dùng: - Gv: Mẫu thêu dấu nhân. Bộ đồ dùng dạy học kĩ thuật lớp 5.
 - HS: Dụng cụ khâu thêu.
 2. PP dạy học chủ yếu: PP động não, làm việc theo cặp, cá nhân, cả lớp
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của Hs.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động học tập:
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. 
- Gv giới thiệu mẫu thêu dấu nhân.
- Nêu đặc điểm của mẫu thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái.
- Gv nhận xét, kết luận.
- Nêu tác dụng của việc thêu dấu nhân?
* Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật. 
- Nêu quy trình thêu dấu nhân?
- Gv thao tác mẫu ( vạch đường dấu).
- Nêu cách thêu dấu nhân.
- Gv thao tác mẫu.
- Tổ chức cho Hs thực hành : Vạch dấu, thêu dấu nhân.
- Quan sát, giúp đỡ HS.
- Cách đánh giá:
 + Thêu theo đúng đường vạch dấu.
 + Các mũi thêu bằng nhau. Không

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc