Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2016-2017 - Trần Xuân Ngọc

Toán (Tiết 136)

LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu tiêu bài học:

 - Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

 - Rèn luyện kĩ năng: Củng cố đổi đơn vị đo thời gian,

 - GD Học sinh chăm chỉ học Toán.

II. Đồ dùng và pp dạy học chủ yếu:

1, Đồ dùng: Phiếu học tập. thước.

2, Pdạy học chủ yếu: Luyện tập thực hành

III. Các hoạt động dạy học: chủ yếu

1. Kiểm tra bài cũ: Học sinh làm bài tập.

2. Dạy bài mới:

 a)Giới thiệu bài.

 b)Các hoạt động học tập.

 c) Luyện tập thực hành.

Bài 1: Học sinh làm cá nhân.

- Giáo viên nhận xét - đánh giá.

Bài 2:

- Hướng dẫn học sinh trao đổi cặp.

- Giáo viên nhận xét, sửa chữa.

Bài 3:

- Hướng dẫn học sinh thảo luận.

 Đại diện trình bày.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

Bài 4: Học sinh tự làm cá nhân.

- Nhận xét, đánh giá, chữa bài.

 - Học sinh làm cá nhân, trình bày.

4 giờ 30 phút = 4,5 giờ

Mỗi giờ ô tô đi được là:

135 : 3 = 45 (km)

Mỗi giờ xe máy đi được là:

135 : 4,5 = 30 (km)

Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là:

45 : 30 = 15 (km)

 Đáp số: 15 km

- Học sinh trao đổi, trình bày.

Đổi 1 giờ = 60 phút

1250 : 2 = 625 (m/phút)

1 giờ xe máy đi được là:

625 x 60 = 37500 (m)

Đổi 37500 m = 37,5 km

Vận tốc của xe máy là 37,5 km/ giờ

- Học sinh thảo luận, trình bày.

1giờ 45phút=105 phút; 15,75km=15750m

 vận tốc của xe ngựa là

 15750:105=150m/phút

 Đáp số:150 m/phút.

- Học sinh làm cá nhân,

 Bài giải.

72 km/ giờ = 72 000 m/ giờ

Thời gian để cá heo bơi 2400 m là:

2400 : 72000 = (giờ)

 giờ = 60 phút x = 2 phút

Đáp số: 2 phút

 

doc 21 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2016-2017 - Trần Xuân Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh đất ấy thay cho mảnh đất quê hương.
3. Củng cố- dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
 - Giao bài về nhà.
Toán (Tiết 137)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
 - Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian. Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
 - Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
 - GDHS yêu thích môn học
II. Đồ dùng và pp dạy học chủ yếu: 
 1, Đồ dùng: Phiếu học tập. thước.
 2, PP dạy học chủ yếu: Luyện tập thực hành, trao đổi cặp, làm việc cá nhân
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra : 	- Gọi học sinh lên chữa bài 4
	 - Nhận xét, đánh giá, chữa bài.
2. Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động học tập:
 c) Luỵen tập thực hành:
Bài 1: Lên bảng.
- Giáo viên vẽ sơ đồ.
- Giáo viên giải thích: khi ô tô gặp xe máy thì ô tô và xe máy đi hết quãng đường 180 km từ 2 chiều ngược nhau.
Bài 2 (145):
- Nhận xét, đánh giá, chữa bài.
Bài 3: (145)
- Nhận xét đơn vị đo quãng đường trong bài toán.
- Nhận xét, đánh giá, chữa bài.
Bài 4 (145)
 - Giáo viên nhận xét. Chốt kết quả đúng
- Đọc yêu cầu bài 1.
a) Sau mỗi giờ, cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là:
54 + 36 = 90 (km)
Thời gian để ô tô và xe máy gặp nhau là:
180 : 90 = 2 (giờ)
Đáp số:2giờ.
- Đọc yêu cầu bài.
Thời gian đi của ca nô là:
11 giờ 15 phút - 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút
 	 = 3,75 giờ
Quãng đường đi được của ca nô là:
12 x 3,75= 45 (km)
	Đáp số: 45 km
- Đọc yêu cầu bài tập 3.
+ Chưa cùng đơn vị, phải đổi đơn vị đo quãng đường.
Giải 
Cách 1: 15 km = 15000 m
Vận tốc chạy của ngựa là:
15000 : 20 = 750 (m/ phút)
Cách 2: Vận tốc chạy của ngựa là:
15 : 20 = 0,75 (km/ phút)
	0,75 km/ phút = 750 m/ phút
- HS nêu yêu cầu bài nháp 1HS lên chữa 
 Bài giải
 2giờ 30 phút =2.5 giờ
Sau 2 giờ 30 phút xe máy đã đi được :
x 2,5 =105 (km)
 Lúc đó xe máy còn cách B :
 135- 105 =30 (km)
 Đáp số: 30km
3. Củng cố- dặn dò:
 - Hệ thống bài. Nhận xét giờ.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 Âm nhạc: (tiết 28)
(GV bộ môn dạy soạn – giảng)
Tiếng Việt
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (T4)
I. Mục tiêu bài học:
	- Đọc trôi chảy , lưu loát bài tập đọc đã học tốc đọc khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn, thuộc 4- 5 bài thơ ( đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ, hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. Kể tên các bài tập đọc và văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kỳ II.(BT2)
 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
	- GD học sinh tự giác, chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng và pp dạy học chủ yếu:
 1. Đồ dùng: 18 phiếu viết tên 18 bài tập đọc từ tuần 19 – 27.
 2. PPdạy học chủ yếu: Kiểm tra, luyện tập thực hành...	
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ : không
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Các hoạt động học tập.
 * Kiểm tra 1/4 số học sinh trong lớp: Thực hiện như tiết trước.
c) Luyện tập thực hành.	 
Bài tập 2: 
- Giáo viên kết luận: Có 3 bài văn miêu tả. Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ.
Bài 3: 
- Giáo viên phát bút dạ và giấy cho học sinh viết dàn ý cho những bài văn miêu tả khác nhau.
- Cho HS làm bài rồi lần lượt đọc bài trước lớp.
- GV nhân xét bổ sung.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Một số học sinh đọc nối tiếp yêu cầu để .
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- HS chọn viết dàn ý cho bài văn miêu tả mà em thích.
- Học sinh viết dàn ý vào vở bài tập.
1) Phong cảnh đền Hùng:
+ Dàn ý: (Bài tập đọc chỉ có thân bài)
- Đ1: Đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh.
- Đ2: Phong cảnh xung quanh khu đền.
- Đ3: Cảnh vật trong khu đền.
+ Chi tiết hoặc câu văn em thích; Thích chi tiết “Người đi từ đền Thượng toả hương thơm.”
2) Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân.
* Dàn ý:
- Mở bài: Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- Thân bài:
+ Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm.
+ Hoạt động nấu cơm.
- Kết bài: Niềm tự hào của người đạt giả.
* Chi tiết hoặc câu văn em thích: Em thích chi tiết thanh niên của đội thi lấy lửa.
3) Tranh làng Hồ.
* Dàn ý: (Bài tập đọc là một trích đoạn chỉ có thân bài)
- Đ1: Cảm nghĩ của tác giả về tranh làng Hồ và nghệ sĩ dân gian.
- Đ2: Sự độc đaó nội dung tranh làng Hồ.
- Đ 3: Sự độc đáo kĩ thuật tranh làng Hồ.
* Chi tiết hoặc câu văn em thích.
3. Củng cố- dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 -Về nhà chuẩn bị bài giờ sau
Lịch sử ( tiết 28)
	 TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu bài học:
 - Biết ngày 30/4/ 1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến 
chống Mĩ cứu nước, từ đây đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất.	
 - KN:Quan sát lược đồ, nhận biết cho học sinh.
 - GD HS tự hào và khâm phục về truyền thống anh dũng chiến đấu giành độc lập của quân dân ta.
II. Đồ dùng và pp dạy học chủ yếu:
 1, Đồ dùng: Tranh, ảnh tư liệu về đại thắng mùa xuân 1975. lược đồ..
 2, PP dạy học chủ yếu: PP động não, đàm thoại,thảo luận nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Hiệp định Pa- ri về Việt Nam được kí kết vào thời gian nào?
2. Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài.
 b) Các hoạt động học tập.
* Hoạt động 1: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
-Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau hiệp định Pa- ri?
* Hoạt động 2: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tiến công vào Dinh Độc Lập.
- Quân ta tiến vào Sài Gòn theo mấy mũi tiến công? Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì?
- Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập.
- Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng?
- Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì?
- Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện?
- Giờ phút thiêng liêng khi quân ta chiến thắng vào thời khắc nào?
* Hoạt động 3: ý nghĩa của chiến dịch.
- Nêu ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh?
- ý nghĩa: SGK
- Học sinh đọc sgk, thảo luận, phát biểu ý kiến.
- Chính quyền Sài Gòn sau thất bại liên tiếp lại không được sự hỗ trợ của Mĩ như trước trở nên hoang mang, lo sợ, rối loạn và yếu thế. Trong khi đó lực lượng của ta ngày càng lớn mạnh.
- Học sinh thảo luận, trình bày.
- 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn. Lữ đoàn xe 203 đi từ hướng phía Đông và có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị bạn để cắm cờ trên Dinh Độc Lập.
- Xe tăng 843 của đồng chí Bùi Quang Thận đi đầu húc vào cổng phụ và bị kẹt lại.
- Xe tăng 390 do đồng chí Vũ Đăng Toàn chỉ huy đâm thẳng vào cổng chính Dinh Độc Lập
- Lần lượt từng nhóm lên báo cáo một nhóm chỉ báo cáo một vấn đề/ Nhóm sau không lập lại.
- quân địch đã thua trận và cách mạng đã thành công.
- quân đội chính quyền Sài Gòn rệu rã bị quân đội Việt Nam đánh tan, Mĩ cũng tuyên bố thất bại và rút khỏi miền Nam Việt Nam.
- 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 lá cờ cách mạng kiêu hãnh tung bay trên Dinh Độc Lập.
-Chiến thắng này đã đánh tan chính quyền và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh, Đất nước ta thống nhất.
- Học sinh nối tiếp đọc.
3. Củng cố dặn dò: 	
 - Nội dung bài. Liên hệ - nhận xét.
 - Về học bài.
 Ngày soạn: 17/3 /2017
 Ngày giảng: Thứ tư ngày 22 tháng 3 năm 2017
Tiếng Việt
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (t 5)
I. Mục tiêu bài học: 
	- Nghe- viết đúng chính tả đoạn văn tả Bà cụ bán hàng nước chè, tốc dộ viết khoảng100 chữ / 15 phút.Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình của cụ ; biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả.
 - Rèn kĩ năng viết đẹp, ý thức giữ gìn vở sạch đẹp.
 - GD HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng và pp dạy học chủ yếu:
1, Đồ dùng: Một số tranh ảnh về các cụ già.
2, PP dạy học chủ yếu: Trao đổi cặp,Thực hành luyện tập...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ : không
2. Dạy bài mới:
.a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động học tập
* Nghe viết
- Giáo viên đọc bài chính tả “Bà cụ bán hàng nước chè”, giọng thong thả, rõ ràng.
Tóm tắt nội dung bài.
- Giáo viên nhắc chú ý từ dễ sai.
- Giáo viên đọc chậm.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét chung.
 c) Luyện tập thực hành
 Bài 2: 
- Đoạn văn các em vừa miêu tả đặc điểm về ngoại hình hay tính cách của bà cụ bán hàng nước chè?
- Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình?
- Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào?
- Nhận xét.
- Lớp theo dõi.
- Học sinh đọc thầm lại.
- Tả gốc cây bàng gỗ cổ thụ và tả bà cụ bán hàng chè dưới gốc bàng.
+ Tuổi già, tuồng chèo 
- Học sinh viết bài.
- Học sinh soát lỗi.
- Đọc yêu cầu bài 2.
+ Tả ngoại hình.
+ Tả tuổi của bà.
+ Bằng cách so sánh với cây bàng già, đặc biệt tả mái tóc bạc trắng.
- Học sinh viết một đoạn văn.
- Học sinh nối tiếp đọc đoạn văn của mình.
3. Củng cố- dặn dò: 
 - Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ. Chuẩn bị bài sau.
Toán (Tiết 138)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu bài học: 
 - Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều.Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian của một vật.
 - Rèn kĩ năng tính vận tốc, quãng đường.
 - GDHS yêu tích học toán
II. Đồ dùng và pp dạy học chủ yếu:
 1, Đồ dùng: Bảng phụ , thước. 
 2, PP dạy học chủ yếu: Động não,Luyện tập thực hành, trao đổi cặp
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh chữa bài tập.
2. Dạy bài mới:	
 a) Giới thiệu bài.
 b) Các hoạt động học tập:
 c) Luyện tập thực hành.
Bài 2: 
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng giải.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 1: a)
- Có mấy chuyển động đồng thời, chuyển động cùng chiều hay ngược chiều?
- Giáo viên hướng dẫn cách làm như sgk.
-) Giáo viên cho học sinh làm tương tự phần a.
Bài 3: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài tập này.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm vào vở.
Giải
Trong giờ báo gấm đi được số km là:
120 x = 4,8 (km)
	Đáp số: 4,8 km
- Học sinh đọc đầu bài tập.
- Có 2 chuyển động đồng thời.
- 2 chuyển động cùng chiều.
- Học sinh lên bảng làm bài.
Giải
Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp số km:
36 - 12 = 24 (km)
Sau 3 giờ ngời đi xe đạp đi được số km là:
3 x 12 = 36 (km)
Thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp:
36 : 24 = 1,5 (giờ)
	Đáp số: 1,5 giờ
- Học sinh đọc yêu cầu bài toán.
Giải 
 Thời gian xe máy đi trước ô tô là: 
11 giờ 7 phút - 8 giờ 37 phút = 2giờ 30 phút
	 = 2,5 giờ.
đến 11 giờ 7 phút xe máy đã đi được quãng đường AB là: 
 36 x 2,5 = 90 (km)
Vậy lúc 11 giờ 7 phút ô tô đi từ A và xe máy đi từ B, ô tô đuổi kịp xe máy:
 Sau mỗi giờ ô tô đến gần xe máy là:
54 -36 = 18 (km)
Thời gian ô tô đến kịp xe máy là:
90 : 18 = 5 (giờ)
Ô tô đuổi kịp xe máy lúc:
11 giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút.
	Đáp số: 16 giờ 7 phút.
3. Củng cố- dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
 - Giao bài về nhà.
Tiếng Việt
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ( T6)
I. Mục tiêu bài học:
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học tốc đọc khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn, thuộc 4-5 bài thơ( đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ, hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. Củng cố kiến thức về biện pháp liên 
kết câu. Biết sử dụng từ ngữ thích hợp để liên kết các câu theo yêu cầu (BT2).
 - Rèn kĩ năng sử dụng các biện pháp liên kết câu.
 - GD ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học:
1, Đồ dùng: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng.
2, PPdạy học chủ yếu: Trao đổi cặp, Luyện tập thực hành,..
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 	không
2. Dạy bài mới: 	
.a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động học tập.
* Kiểm tra số học sinh còn lại.
 c) Luyện tập thực hành.
Bài 2: 
- Hướng dẫn học sinh chú ý xác định rõ đó là liên kết câu theo cách nào.
- Nhận xét, đánh giá, chữa bài.
- 3 HS đọc nối tiếp nội dung bài tập 2.
a) 3) Nhưng xem ra nó đang say bộng mật ong hơn là tôi (nhưng là từ nối câu 3 với câu 2)
b) 2) Hôm sau, chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tìm (chúng ở câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1)
c) 3) Xóm lưới cũng ngập trong nắng đó.
5) Chị còn thấy rõ những vạt lưới ..
6) Nắng sớm đầm chiếu người Sứ.
7) ánh nắng chiếu vào đôi ..chị, .. của chị.
+ Nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại nắng ở câu 2.
+ Chị ở câu 5 thay thế Sứ ở câu 4.
+ Chị ở câu 7 thay thế cho Sứ ở câu 6.
3. Củng cố- dặn dò:
 - Hệ thống bài. Nhận xét giờ. 
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
Khoa học (tiết 55)
SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu bài học: 
 - Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
 - Rèn kĩ năng quan sát và nhận biết cho HS.
 - GDhs thích tìm hiểu về các loài động vật.
II. Đồ dùng và pp dạy học chủ yếu:
 1. Đồ dùng: - GV:Sưu tầm tranh ảnh những động vật đẻ trứng và động vật đẻ con.
 - HS: SGK.
 2. PP dạy học chủ yếu; Đàm thoại, thực hành thảo luận nhóm 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh.
2. Dạy bài mới:	
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động học tập:
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
Đàm thoại: Giáo viên nêu câu hỏi.
- Đa số động vật được chia thành mấy giống? Đó là những giống nào?
- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
- Nêu kết quả của sự thụ tinh Hợp tử phát triển thành gì?
*Hoạt động 2: Quan sát
 Giáo viên gọi 1 số học sinh trình bày.
- Con nào được nở ra từ trứng?
- Con nào được đẻ ra đã thành con:
Ž Kết luận: Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau.
*Hoạt động 3: Trò chơi:
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- HS đọc mục Bạn cần biết trang 112 sgk.
- Học sinh trả lời:
+ Đa số động vật chia thành 2 giống: đực và cái: Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục tạo ra trứng.
+ Gọi là sự thụ tinh.
+ Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố và mẹ.
- Học sinh trao đổi theo cặp, quan sát hình.
Sâu, thạch sùng, gà, nòng nọc.
Voi, chó.
Có loài đẻ trứng và có loài đẻ con.
“Thi nói tên các con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con.”
- Trong cùng thời gian nhóm nào kể được nhiều hơn thì thắng cuộc.
Tên động vật đẻ trứng
Tên động vật đẻ con
Cá vàng, bướm, cá sấu, rắn, chim, rùa
Chuột, cá heo, thỏ, khỉ, dơi.
3. Củng cố- dặn dò:
 - Hệ thống bài. Nhận xét giờ.
 - Chuẩn bị bài sau.
Đạo đức (tiết 28)
	EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC (Tiết 1)
 ( Theo điều chỉnh không dạy)
 ÔN BÀI: EM YÊU HOÀ BÌNH
I. Mục tiêu bài học:
 - Nêu được những điểm tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em; trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình. Nêu được các biểu hiện hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.
 - GD Yêu hoà bình,tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
* KNS: Xác định giá trị; hợp tác với bạn bè; đảm nhận trách nhiệm; tìm kiếm sử lí thông tin; trình bày suy nghĩ ý tưởng về hoà bình và bảo vệ hoà bình.	
II. Đồ dùng và pp dạy học chủ yếu:
 1, Đồ dùng: Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân nơi có chiến tranh....
 2, PP dạy học chủ yếu: Thảo luận nhóm, động não, dự án,trình bày, hoàn tất một nhiệm vụ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1 Kiểm tra bài cũ: 
 - Tại sao chúng ta phải yêu quê hương?
2. Dạy bài mới:	
 a) Giới thiệu bài.
 b) Các hoạt động học tập. 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em có chiến tranh. (trang 37- 38)
* Kết luận: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học,  vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh
* Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ.
+Bài 1: 	
- Giáo viên đọc từng ý kiến
* Kết luận: (a) (d) - đúng ; (b) (c) – sai
 Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
+Bài 2: Làm cá nhân.
* Kết luận: Để bảo vệ hoà bình, trước hết mỗi người cần phải yêu hoà bình và thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.
Bài 3: Thảo luận nhóm.
Giáo viên kết luận:
- Học sinh quan sát và trả lời.
- Học sinh đọc thông tin Ž trao đổi nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh đọc từng ý kiến bài 1.
- Học sinh bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ 
mầu theo quy ước.
- 1 số học sinh giải thích lí do.
- Học sinh bày tỏ ý kiến trước lớp.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
3. Củng cố- dặn dò: 
 - Củng cố nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học.Về nhà chuẩn bị bài giờ sau 
 Ngày soạn: 17/3 /2017
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 23 tháng 3 năm 2017
Thể dục:
(Giáo viên bộ môn soạn- giảng)
Tiếng Việt
 KIỂM TRA ĐỌC ( đọc - hiểu luyện từ và câu)
(Đề và đáp án do nhà trường ra)
Toán(Tiết 139)
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu bài học:
 - Biết đọc, viết, so sánh số tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
 - Rèn kĩ năng làm toán nhanh chính xác.
 - Giáo dục học sinh yêu môn học.
II. Đồ dùng và pp dạy học chủ yếu:
1, Đồ dùng:Phiếu học tập. Bảng phụ.
2, PP dạy học chủ yếu: PP động não, Trao đổi cặp, Luyện tập thực hành
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ : không
2. Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động học tập.
 c) Luyện tập thực hành.
 Bài 1: Làm miệng
Gọi học sinh nối tiếp đọc.
Cho học sinh nêu giá trị.
- Nhận xét.
 Bài 2:
Học sinh tự làm rồi chữa.
- Nhận xét.
Bài 3: Làm vở.
- trường hợp cùng SCCS và không cùng SC số.
Bài 4: Viết các số theo thứ tự:
Bài 5: Thi ai nhanh nhất.
- Chia lớp làm 2 đội, thảo luận và cử 4 bạn lên thi.
- Mỗi bạn lần lượt làm từng phần rồi trở về chỗ.
- Đọc yêu cầu bài 1.
70815: Bảy mươi nghìn tám trăm mười lăm.
975806: Chín trăm bảy lăm nghìn tám trăm linh sáu.
5720800: Năm triệu bảy trăm hai mươi ba nghìn tám trăm.
- Đọc yêu cầu bài 2.
a) Ba số tự nhiên liên tiếp.
998; 999; 100.	7999 ; 8000 ; 8001
b) Ba số chẵn liên tiếp.
98 ; 100 ; 102	990 ; 998 ; 1000
c) Ba số lẻ liên tiếp:
71 ; 79 ; 81	299 ; 301 ; 303
- Đọc yêu cầu bài 3.
1000 > 997	53 796 < 53800
6978 217 689
7500 : 10 = 750	68 400 = 684 x 100
- Đọc yêu cầu bài 4.
a) 3999 < 4856< 5468 <5486
b) 3762> 3726 > 2763 >2736
- Đọc yêu cầu bài 5.
2
0
0
5
a) 43 chia hết cho 3, có thể là: (2,5,8)
b) 2 7 chia hết cho 9 (0,9)
c) 81 chia hết cho cả 2 và 5 
d) 46 chia hết cho cả 3 và 5
3. Củng cố- dặn dò:
 - Nội dung bài Nhận xét giờ.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
Địa lí ( tiết 28)
	 CHÂU MĨ (T2)
I. Mục tiêu bài học: 
 - Nêu được một số đặc điểm về dân cư , kinh tế châu Mĩ Nêu được một số đặc điểm kinh tế của hoa kì.Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô của Hoa kì. Sử dụng tranh ảnh lược đồ , bản đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân Châu Mĩ
 - KN: nhận biết, Xác định giá trị Hoa Kì sản xuất điện là 1 trong nhiều ngành CN đứng đầu thế giới.Trung và Nam Mĩ khai thác dầu mỏ cần bảo vệ môi trường tốt. 
 - GD HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng và pp dạy học chủ yếu:
 1, Đồ dùng: Bản đồ thế giới.
 2, PP dạy học chủ yếu: Đàm thoại,Thảo luận nhóm, trao đổi cặp,
III. Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm về địa hình châu Mĩ.
2. Dạy bài mới:	
a) Giới thiệu bài.
b) Các hoạt động học tập..
 3. Dân cư châu Mĩ.
* Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
- Châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục?
- Dân cư châu Mĩ có những đặc điểm gì?
 4. Hoạt động kinh tế:
* Hoạt động 2: (Hoạt động nhóm)
- Nền kinh tế ở Bắc Mĩ có gì khác với Trung Mĩ và Nam Mĩ.
 5. Hoa kì:
* Hoạt động 3: (Làm việc theo cặp)
- Giáo viên gọi một số học sinh lên chỉ vị trí thủ đô của Hoa Kì trên bản đồ thế giới.
- Nêu một số đặc điểm của Hoa Kì?
- Giáo viên nhận xét, bổ xung
- Khai thác dầu mỏ cần phải khai thác hợp lý để tiết kiệm tài nguyên và chú ý bảo vệ môi trường
Ž Bài học (SGK)
- HS đọc thông tin sgk
- Trả lời các câu hỏi.
- Châu Mĩ đứng thứ 3 trong các châu lục.
- Phần lớn dân cư châu Mĩ hiện nay là người nhập cư từ các châu lục khác đến. Dân cư sống tập trung ở miền ven biển và miền Đông.
- ở Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển nhất. Còn ở Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, sản xuất nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khoáng trong đó có dầu mỏ
- Học sinh lên chỉ trên bản đồ.
- Hoa kì nằm ở Bắc Mĩ là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa kì nổi tiếng về sản xuất điện, máy móc, thiết bị, 
- Học sinh đọc lại.
3. Củng cố- dặn dò:
 - Nội dung bài Nhận xét giờ học.
 - Giao bài về nhà.
Kỹ thuật (Tiết 28)
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (T2)
I. Mục tiêu bài học: 
- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp máy bay trực thăng 
Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu, máy bay lắp tương đối chắc chắn .
 - Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi lắp ghép.
 - GDHS yêu thích môn học. Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu.
II. Đồ dùng và pp dạy học chủ yếu:
 1, Đồ dùng: Mẫu máy bay trực thăng.
	 Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
 2, PP dạy học chủ yếu: Quan sát, Thực hành theo nhóm,..
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: Ghi nhớ (T1)
2. Dạy bài mới:	
 a)Giới thiệu bài.
 b) Các hoạt động học tập.
c) Luyện tập thực hành.
*Hoạt động 3:Thực hành lắp máy bay trực thăng:
- Học sinh nêu quy trình lắp máy bay trực thăng.
+ Chọn chi tiết
-Học sinh lưa chọn các chi tiết.
+ Lắp từng bộ phận.
- Hướng dẫn học sinh lắp từng bộ phận theo đúng quy trình.
+ Lắp ráp máy bay trực thăng:
- Hướng dẫn học sinh thực hành lắp.
*Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên quan sát, biểu dương.
- Học sinh nối tiếp quy trình
- Học sinh lựa chọn đúng và đủ các chi tiết để riêng từng loại vào nắp hộp theo hướng dẫn SGK (73)
- Học sinh đọc ghi nhớ
- Học sinh thực hành lắp theo đúng quy trình.
- Giữ trật tự, đảm bảo an toàn khi lắp.
- Lưu ý: Khi lắp sàn ca bin cần chú ý vị trí các lỗ của chữ L, thanh thẳng 7 lỗ.
- Học sinh thao tác lắp ráp:
+ Lắp thàn và đuôi máy bay theo những chú ý đã hướng dẫn ở T1
+ Lắp cánh quạt phải lắp đủ số vòng hãm
+ Lắp càng máy phải vị trí thanh dưới các bánh xe còn lại.
- Học sinh trưng bày sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm theo tiêu chí.
- Bình chọn nhóm có sản phẩm tốt.
3. Củng cố dặn dò: 	
 - Liên hệ về ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm hiệu quả,nhận xét giờ học.
 - HD Về học bài.
 Ngày soạn: 17/3 /2017
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 24 tháng 3 năm 2017
Tiếng Việt
KIỂM TRA VIẾT( Chính tả- Tập làm văn)
(Đề và đáp án do nhà trường ra )
Toán (Tiết 140)
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I. Mục tiêu bài học: 
 - Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các số không c

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28.doc