Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 2 (Buổi sáng) - Năm học 2015-2016

TOÁN

 TIẾT 6: LUYỆN TẬP

I/ MỤC TIÊU

- Giúp HS ôn tập, củng cố cách viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số; Chuyển một số phân số thành phân số thập phân; Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước.

- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.

- Giáo dục HS chăm học.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ.

-Yêu cầu HS nêu cách chuyển 1 phân số thành phân số thập phân và cho VD cụ thể

2. Bài mới.

*Giới thiệu bài:Trực tiếp

* Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1.

- HS đọc đề bài.

+ Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?

- Y/c HS làm vào vở bài tập và chữa bài.

- Yêu cầu HS đọc các phân số đó và cho biết đó là phân số gì ?

=> Củng cố viết phân số thập phân.

Bài 2 :

- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài 2.

- HS nhắc lại thế nào là phân số thập phân?

- HS tự làm vào vở.

- Khuyến khích HS tìm nhiều phân số thập phân.

- GV chấm chữa bài cho HS.

=> GV chốt lại 2 cách chuyển thành phân số thập phân.

Bài 3 :

- Y/c HS đọc đề bài và nêu trọng tâm của bài

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài và y/c HS làm bài.

- GV thu vở chấm chữa bài cho HS.

=>Chốt lại cách chuyển thành phân số thập phân.

Bài 4.

- HS tìm cách để so sánh 2 P/s thập phân khác mẫu. HS nêu cách làm.

Bài 5 .

- HS giải vào vở.

- GV thu vở chấm chữa bài.

-> củng cố giải toán có lời văn( Tìm giá trị phân số của một số)

- Bài toán còn cách làm nào khác không ? Nêu cách làm ?

3. Củng cố dặn dò.

- HS nhắc lại các kiến thức đã ôn về phân số và phân số thập phân.

- Nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

 

doc 16 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 378Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 2 (Buổi sáng) - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng số liệu thống kê. HS đọc đúng văn bản. HS đọc đúng, nêu, nhận xét, đánh giá của mình về nền khoa cử của nước ta thời xưa.
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá.
3 . Củng cố dặn dò.
- Nêu nội dung bài ? 
- Để tiếp nối truyền thống hiếu học của nước ta và nền khoa cử nâu đời của dân tộc các em phải làm gì ? 
- Nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị bài sau.
toán
 tiết 6: Luyện tập
I/ Mục tiêu 
- Giúp HS ôn tập, củng cố cách viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số; Chuyển một số phân số thành phân số thập phân; Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
- Giáo dục HS chăm học.
II/ Đồ dùng dạy học.
III/ Các hoạt động dạy -học. 
1. Kiểm tra bài cũ.
-Yêu cầu HS nêu cách chuyển 1 phân số thành phân số thập phân và cho VD cụ thể 
2. Bài mới.
*Giới thiệu bài:Trực tiếp
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1.
- HS đọc đề bài.
+ Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Y/c HS làm vào vở bài tập và chữa bài. 
- Yêu cầu HS đọc các phân số đó và cho biết đó là phân số gì ?
=> Củng cố viết phân số thập phân.
Bài 2 : 
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài 2.
- HS nhắc lại thế nào là phân số thập phân?
- HS tự làm vào vở.
- Khuyến khích HS tìm nhiều phân số thập phân.
- GV chấm chữa bài cho HS.
=> GV chốt lại 2 cách chuyển thành phân số thập phân.
Bài 3 : 
- Y/c HS đọc đề bài và nêu trọng tâm của bài 
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài và y/c HS làm bài.
- GV thu vở chấm chữa bài cho HS.
=>Chốt lại cách chuyển thành phân số thập phân. 
Bài 4.
- HS tìm cách để so sánh 2 P/s thập phân khác mẫu. HS nêu cách làm.
Bài 5 . 
- HS giải vào vở. 
- GV thu vở chấm chữa bài.
-> củng cố giải toán có lời văn( Tìm giá trị phân số của một số)
- Bài toán còn cách làm nào khác không ? Nêu cách làm ? 
3. Củng cố dặn dò.
- HS nhắc lại các kiến thức đã ôn về phân số và phân số thập phân.
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
Chính tả ( nghe - viết)
Lương Ngọc Quyến
I- Mục tiêu
- Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến. Ghi đúng 
phần vần của tiếng (8 - 10 tiếng), chép đúng vần của tiếng vào mô hình.
- Nghe - viết bài Lương Ngọc Quyến. Nắm được mô hình cấu tạo vần. 
- Giáo dục lòng kính trọng các danh nhân.
II- Đồ dùng dạy học (bảng phụ bài tập 3)
III- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS nhắc lại quy tắc chính tả với g / gh, ng / ngh, c / k
- 2-3 HS viết bảng, lớp viết nháp: ghê gớm, chuyên ngành, nghe ngóng, kiên quyết, cống hiến.
2. Bài mới :
a- Giới thiệu bài:
b-Hướng dẫn HS nghe viết:
- GV đọc bài chính tả - HS đọc thầm, giới thiệu về Lương Ngọc Quyến.
- Nội dung bài là gì? (HS nêu)
- HS tìm và nêu từ ngữ khó viết, dễ lẫn trong bài?
- HS luyện viết vào nháp, 2 HS viết bảng.
- Nêu cách trình bày bài viết?
- GV đọc cho HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi .
- Chấm bài 1 số em - Nhận xét rút kinh nghiệm cho HS.
c- Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của BT2
- HS làm vở - Một số em trình bày
- Hướng dẫn HS nhận xét củng cố về các bộ phận của vần.
Bài tập 3:
- Tổ chức cho HS làm bài trên BP, chữa bài.
- HS tự làm bài - HS làm trên bảng phụ.
- Nhận xét nhắc lại các bộ phận của tiếng.
* Hỏi HS :
- Trong các bộ phận của tiếng, bộ phận nào không thể thiếu được?
- Nêu các nguyên âm đôi trong Tiếng Việt?
3. Củng cố dặn dò
- Nhắc lại mô hình cấu tạo của vần.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 1 tháng 9 năm 2015
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Tổ quốc
I- Mục TIÊU
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Tổ quốc.
- HS biết đặt câu với những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương.
- GD học sinh yêu Tổ quốc.
II- Đồ dùng DạY HọC:
- một vài tờ phiếu khổ to.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ minh hoạ?
- GV nhận xét. 
2- Bài mới:
 a - Giới thiệu bài:
 b - Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1: 
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - GV giao việc cho 1 nửa lớp đọc thầm bài: “ Thư gửi các học sinh”. Nửa lớp còn lại đọc thầm bài: “ Việt Nam thân yêu” để tìm từ đồng nghĩa trong mỗi bài.
 - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét.
 Bài tập 2: 
 	 - 1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
- HS trao đổi theo nhóm nội dung bài tập. 
- GV tổ chức cho HS thi tiếp sức. HS cuối cùng của mỗi nhóm thay mặt nhóm đọc kết quả.
- HS bình chọn nhóm thắng cuộc.
 Bài tập 3: 
- HS đọc yêu cầu của bài, trao đổi theo nhóm để làm bài tập.
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào giấy khổ to.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trên bảng lớp.
 Bài tập 4: 
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - HS tự làm bài vào vở.
 - GV gọi HS lên bảng chữa bài.
 - GV cùng HS nhận xét, chốt bài giải đúng.
3- Củng cố, dặn dò:
- 1 HS đọc lại kết quả bài tập 4.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết học sau: Luyện tập về từ đồng nghĩa.
toán
Tiết 7: Ôn tập phép cộng và phép trừ 2 phân số
I - Mục tiêu
- Củng cố cho HS cách cộng, trừ 2 phân số.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ 2 phân số.
- HS yêu thích môn học.
II - Đồ dùng dạy học 
III - Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ:
 - HS nhắc lại cách quy đồng mẫu số 2 phân số.
- GV cùng HS nhận xét.
2- Bài mới:
a - Giới thiệu bài:
b - Ôn tập phép cộng, phép trừ hai phân số:
- GV nêu các ví dụ:
 + và - 
- Gọi HSTB lần lượt lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
- GV cùng HS chữa bài kết hợp hỏi HS về cách trừ ( cộng ) 2 phân số cùng mẫu số.
- HS thực hiện tương tự đối với các phép tính:
 + và - 
- HS nhắc lại cách cộng ( trừ ) 2 phân số khác mẫu số.
c- Thực hành: 
Bài tập 1:
- GV yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 2 HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
- GV gọi HS nhận xét, kết hợp nhắc lại cách cộng ( trừ ) 2 phân số khác mẫu số.
- GV củng cố về cách cộng ( trừ) 2 phân số khác mẫu số. 
Bài tập 2: 
 - HS tự làm bài sau đó GV gọi HS lần lượt lên bảng chữa bài.
 - GV kết hợp hỏi HS cách cộng 1 số tự nhiên với một phân số, trừ một số tự nhiên cho một phân số.
Bài tập 3:
- 1 HS đọc đề bài toán.
- HS tự làm bài sau đó gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS đổi chéo bài của bạn để kiểm tra. 
 GV chấm một số bài làm của HS.
3 - Củng cố, dặn dò:
 - HS nhắc lại cách cộng ( trừ ) 2phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
 - GV nhận xét tiết học. 
 Dặn HS chuẩn bị tiết học sau: Tiết 8: Ôn tập phép nhân và phép chia hai phân số.
Lịch sử
Bài 2: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước
I- Mục tiêu:
- HS biết được những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. Nhân dân đánh giá về Nguyễn Trường Tộ như thế nào?
- GD lòng yêu nước cho HS.
- HS yêu thích môn học.
II- Đồ dùng dạy học:
III- Các hoạt động dạy học: 
 1- Kiểm tra bài cũ:
 2- Bài mới:
 a- Giới thiệu bài:
 b- Các hoạt động:
 * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì?
+ Những đề nghị đó có được triều đình chấp thuận không? Vì sao?
+ Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ.
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia lớp thành 6 nhóm. Các thành viên trong mỗi nhóm trao đổi với nhau về nhiệm vụ học tập 1 và 2 đã nêu ở trên.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt ý đúng.
- GV gọi lần lượt HS trả lời câu hỏi:
?- Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ?
* Hoạt động 4: Làm việc cả lớp.
?- Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng?
- GV gọi HS trả lời, GV củng cố, nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài học trong SGK.
- GV nhận xét tiết học. 
 Dặn HS chuẩn bị tiết học sau: 
 Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
Thứ tư ngày 2 tháng 9 năm 2015
Tập đọc
Sắc màu em yêu
I- Mục tiêu:
- HS đọc trôi chảy , diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết. Học thuộc lòng một số khổ thơ .
- Hiểu nội dung : Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con 
người và sự vật xung quanh, qua đó thể hiện tình yêu của bạn đối với quê hương đất nước.
- GD học sinh yêu những cảnh vật của quê hương .
II- Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoa- Bảng phụ .
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:	
- 1 HS đọc lại bài “Nghìn năm văn hiến ”và trả lời về bài đọc SGK.
- GV nhận xét.
2- Bài mới :
 a- Giới thiệu bài : dùng tranh minh họa GTB
 b- Hướng dẫn HS luyện dọc và tìm hiểu bài.
 * Luyện đọc :
- 1HS đọc toàn bài thơ .
- HS tiếp nối nhau đọc 8 khổ thơ.
- GV kết hợp theo dõi, sửa lỗi phát âm cho HS.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
 * Tìm hiểu bài:
HS đọc thầm bài thơ . Lần lượt trả lời câu hỏi trong SGK
?- Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào ? 
?- Những sắc màu gợi cho ta những hình ảnh nào? 
?- Vì sao bạn nhỏ yêu tất cả các sắc màu đó? 
?- Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với quê hương đất nước? 
HS trả lời GV củng cố nội dung của bài.
 * Đọc diễn cảm và HTL những khổ thơ mà em thích.
- HS tiếp nối nhau đọc lại bài thơ . GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài thơ, cách nhấn giọng , ngắt nhịp. (GV Sử dụng bảng phụ )
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1 và 2.
-HS thi đọc diễn cảm. 
- HS nhẩm học thuộc lòng những khổ thơ mà mình thích.( HS học thuộc bài thơ)
3- Củng cố , dặn dò:
- 1 HS nêu nội dung bài đọc. 
- GV nhận xét tiết học . 
 Dặn HS chuẩn bị bài sau: Lòng dân
Toán
Tiết 8: Ôn tập: phép nhân và phép chia hai phân số
I - Mục TIÊU:
- Củng cố cho HS về phép nhân, phép chia 2 phân số.
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép nhân, phép chia hai phân số.
II - Đồ dùng DạY HọC: 
III - Các hoạt động dạy học: 
1-Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng, trừ 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
- GV cùng HS nhận xét.
2- Bài mới: 
a- Giới thiệu bài:
b- Ôn tập phép nhân và phép chia 2 phân số:
- GV nêu ví dụ:
- GV gọi HS nêu cách tính và thực hiện phép tính ở trên bảng, các HS khác làm bài vào vở rồi chữa bài. GV kết hợp hỏi HS về cách thực hiện phép nhân 2 phân số.
- Hướng dẫn HS làm tương tự với ví dụ:
 : Củng cố cho HS cách thực hiện phép chia 2 phân số.
Qua 2 ví dụ GV cho HS nhắc lại cách nhân, chia 2 phân số.
c- Thực hành:
Bài tập 1: 
	 - GV gọi HS lần lượt lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- GV cùng HS nhận xét.
- GV gọi HS chữa bài. Kết hợp nhắc lại cách nhân 1 số tự nhiên với một phân số, chia 1 số tự nhiên cho 1 phân số , chia 1 phân số cho 1 số tự nhiên, chia 1 phân số cho 1 phân số. 
Bài tập 2: ( HS làm xong làm tiếp phần d)
	 - GV gọi HS đọc yêu cầu của đề bài.
 - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài: rút gọn các phân số trong phép tính rồi mới tính.
 - 2 Hs lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở. 
 - GV gọi HS nhận xét, GV củng cố.
Bài tập 3: 
	 - GV gọi HS nêu bài toán.
 - HS tự làm bài vào vở.
 - GV hướng dẫn HS chữa bài. HS đổi chéo bài cho nhau để kiểm tra.
 - GV chấm một số bài của HS.
3 - Củng cố, dặn dò:
 - HS nhắc lại cách nhân, chia 2 phân số.
 - GV nhận xét tiết học. 
 Dặn HS chuẩn bị tiết học sau: Tiết 9: Hỗn số.
Thứ năm ngày 3 tháng 9 năm 2015
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I - Mục tiêu:
- HS biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong hai bài văn tả cảnh Rừng trưa, Chiều tối
- Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập trong tiết học trước thành một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
- GD HS yêu thiên nhiên.
II - Đồ dùng dạy học: 
- 2, 3 tờ giấy khổ to.
III - Các hoạt động dạy học:
1 - Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh. 
- 1 HS nêu dàn ý đã lập của tiết học trước.
 2 - Bài mới:
 a - Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 b - Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1: 
 - 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập1 ( mỗi em đọc một bài văn trong bài tập)
- GV giới thiệu tranh ảnh rừng Tràm ( Nếu có)
- HS cả lớp đọc thầm bài văn, tìm hình ảnh đẹp mà mình thích và tìm hiểu lí do khiến mình thích hình ảnh đó.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến và nêu lí do mà mình thích hình ảnh đó.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 2: 
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV lưu ý cho HS : Mở bài, Kết bài cũng là một phần của dàn ý, song các em nên chọn viết một đoạn trong phần Thân bài.
- GV gọi 1, 2 HS làm mẫu: Đọc dàn ý và chỉ rõ ý nào sẽ chọn viết thành đoạn văn.
- HS làm bài vào vở. 2, 3 HS làm vào giấy khổ to. 
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình. 2, 3 HS làm vào giấy khổ to trình bày trên bảng lớp.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS có đoạn văn hay.
3 - Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1 HS có đoạn văn hay đọc trước lớp.
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS những bạn nào viết đoạn văn chưa hay về nhà viết lại cho hay hơn Chuẩn bị tiết học sau: Luyện tập làm báo cáo thống kê.
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ đồng nghĩa
I- Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về từ đồng nghĩa.
- HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, phân loại từ thành các nhóm từ đồng nghĩa.
 HS biết viết một đoạn văn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng từ đồng nghĩa.
- HS có ý thức sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi bài tập 2
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi học sinh nêu lại kết quả của bài tập 4 tiết trước.
- Gọi một số HS nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa?
2- Bài mới:
 a - Giới thiệu bài:
 b - Hướng dẫn HS luyện tập
 Bài tập 1: 
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn. HS trao đổi theo cặp nội dung của bài.
- HS lần lượt phát biểu ý kiến. 
- 1 HS làm đúng lên gạch những từ đồng nghĩa có trong đoạn văn.
( Các từ đồng nghĩa là: mẹ, má, u, bu, bầm, mạ)
 Bài tập 2:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2( GV ghi bảng phụ).
- Gọi 1 HS giải thích yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài sau đó 1 số HS TB trình bày kết quả.
- GV cùng HS chốt kết quả đúng.
( + bao la, mênh mông, bát ngát, thêng thang
 + lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh
 + vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt)
 Bài tập 3:
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 số HS đọc đoạn văn đã viết.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn có đoạn văn hay nhất.
3- Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết học sau:
 Mở rộng vốn từ: Nhân dân.
Toán
Tiết 9: Hỗn số
I. Mục tiêu
- Biết cách đọc, viết hỗn số, biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số.
- Đọc, viết đúng hỗn số.( Bài 1, Bài 2a) HS : Bài 2b.
- HS yêu thích học môn Toán.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập ghi nội dung bài 2
 GV+ HS: Đồ dùng trong bộ đồ dùng Toán 5.
III.Các hoạt động dạy -học.
1. Kiểm tra bài cũ.
 - Tính HS : a) x ; HS : b) 3 : 
- 2 HS nêu cách thực hiện nhân chia phân số.
2. Bài mới.
a. GV giới thiệu bài.GV liên hệ về các loại số đã học để giới thiệu về hỗn số.
b. Giới thiệu bước đầu về hỗn số.
- HS bỏ đồ dùng đã chuẩn bị . GV HD cho HS thực hiện.
Việc 1: Chia HT thành 4 phần bằng nhau .
Việc 2 : Cắt ra HT và cất đi.
Việc 3 : Lấy ra 2 HT nguyên và đặt tiếp HT vào bên cạnh.
- HS : Em cho biết có mấy hình tròn và bao nhiêu phần HT?
- GV chốt lại và nói kết quả gọn hơn 2 HT.
- GV giới thiệu 2 gọi là hỗn số.
* GV giới thiệu cách đọc, viết hỗn số và chỉ ra phần nguyên và phân số.
- Vài HS nhắc lại.
- GV chốt lại cách đọc và viết rồi ghi bảng.
c. Thực hành.
Bài 1. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giải thích mẫu.
- HS viết ra giấy nháp, 1 số em viết bảng phụ để chữa bài.
- Củng cố lại cách viết và đọc hỗn số.
Bài 2 GV ghi nôi dung BT ra phiếu
 a) HS đọc yêu cầu của bài , GV hướng dẫn HS nhận xét về các số tự nhiên ghi trên tia số và các phần được chia ra từ 1 đơn vị để HS dễ dàng viết các hỗn số. 
- HS làm cá nhân trong phiếu học tập, 1em ghi trên bảng.
- GV chấm chữa bài cho HS.
b) Dành cho HS: HS tự làm bài, GV gọi vài HS nêu kết quả và giải thích cách làm.
3. Củng cố, dặn dò.
- HS nhắc lại cách đọc hỗn số. và kết luận trong SGK.
- Nhận xét chung tiết học.Dặn chuẩn bị bài sau
Thứ sáu ngày 4 tháng 9 năm 2015
Tập làm văn
Luyện tập làm báo cáo thống kê
I - Mục TIÊU:
- Dựa vào bài Nghìn năm văn hiến, HS hiểu cách trình bày các số liệu thống kê và tác dụng của các số liệu thống kê.
- Biết thống kê đơn giản gắn với số liệu về từng tổ HS trong lớp. Biết trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng.
- HS có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
II - Đồ dùng DạY HọC: 
- 1số tờ phiếu ghi mẫu thống kê bài tập 2. 
III - Các hoạt động dạy học:
1 - Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 số HS đọc đoạn văn tả cảnh đã làm ở tiết học trước.
- GV nhận xét.
 2 - Bài mới:
 a - Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 b - Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1: 
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS trao đổi theo nhóm đôi các câu hỏi trong bài.
- GV gọi HS lần lượt trả lời các ý:
+ Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài. 
+ Các số liệu thống kê được trình bày theo 2 hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng số liệu ( so sánh số khoa thi, số tiến sĩ, số trạng nguyên của các triều đại)
+ Tác dụng của các số liệu thống kê: giúp ngời đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh. Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
Bài tập 2: 
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- GV phát phiếu cho từng nhóm làm bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm làm bài đúng nhất.
- GV gọi 1 HS nêu tác dụng của bảng thống kê.
3 - Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1 số HS nhắc lại cách lập bảng thống kê.
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS ghi nhớ những kiến thức đã học về làm báo cáo thống kê. 
 Chuẩn bị tiết học sau: Luyện tập tả cảnh.
Khoa học
Bài 4: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
I- Mục tiêu:
- HS nắm được cơ thể con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
- HS có khả năng phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
- HS có ý thức học bài.
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Hình trang 10, 11- SGK.
 - Phiếu bài tập.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: 
? Tại sao không nên phân biệt giữa nam và nữ ?
- HS trả lời GV củng cố.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b- Các hoạt động hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
 * Hoạt động 1: Thảo luận.
+ Mục tiêu: HS nhận biết được một số từ khoa học: thụ tinh, hợp tử, phôi , bào thai.
+ Cách tiến hành:
- HS làm việc theo nhóm.
- GV phát phiếu bài tập cho các nhóm. Các bạn trong nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu bài tập.
 Nội dung phiếu bài tập
Điền dấu X vào 	trước câu trả lời đúng nhất.
 1.Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người? 
 Cơ quan tiêu hoá. 
 Cơ quan hô hấp. 
 Cơ quan tuần hoàn. 
 Cơ quan sinh dục.
2. Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì?
 Tạo ra trứng.
 Tạo ra tinh trùng.
3 Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì?
 Tạo ra trứng.
 Tạo ra tinh trùng.
 *Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
+ Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi.+ Cách tiến hành: 
- HS quan sát các hình 1a, 1b, 1c và đọc phần chú thích trang 10- SGK xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào?
- GV gọi vài HS trình bày. GV củng cố, HS quan sát tiếp H 2, 3, 4, 5 để tìm xem hình nào cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
3- Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. 
 Dặn HS chuẩn bị tiết học sau: Bài 5: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ?
toán
Tiết 10: Hỗn số ( Tiếp theo)
I - Mục tiêu:
- HS biết cách chuyển một hỗn số thành phân số và ngược lại.
- Rèn luyện kĩ năng viết hỗn số dưới dạng phân số.
- HS tự giác làm bài, yêu thích môn học.
II - Đồ dùng dạy học: 
III - Các hoạt động dạy học: 
1- Kiểm tra bài cũ:
 - HS nêu các thành phần của hỗn số và cho ví dụ minh hoạ.
- GV cùng HS nhận xét.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài:
b- Hình thành kiến thức:
- GV yêu cầu HS lấy 2 hình vuông tô màu toàn bộ hình và một hình vuông tô màu hình. Sau đó ghi hỗn số chỉ phần tô màu.
- GV hướng dẫn HS viết 2 và hay 2 + 
- Hướng dẫn HS viết: 2 = 2 + 
- Yêu cầu HS thực hiện phép cộng theo quy tắc.
- Hướng dẫn HS viết gọn để phát biểu nhận xét cách chuyển hỗn số thành phân số.
b- Thực hành:
Bài tập 1: 
 - 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài , 2 HS lên bảng chữa bài kết hợp nêu lại cách chuyển 1 hốn số thành phân số. 
- GV củng cố cho HS cách chuyển hỗn số thành phân số.
Bài tập 2: 
 - GV yêu cầu HS phân tích mẫu.
- HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng HS nhận xét, GV củng cố cách cộng, trừ 2 hỗn số: ta đổi hỗn số thành phân số tương ứng rồi thực hiện như phép cộng trừ phân số.
Bài tập 3:( HS khá phần b)
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.
- HS tự làm bài theo mẫu. Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng HS nhận xét.
- GV chốt cách nhân, chia hỗn số ta cũng viết các hỗn số của phép tính dưới dạng phân số để tính.
3 - Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. 
 Dặn HS chuẩn bị tiết học sau: Tiết 11: Luyện tập
An toàn giao thông
 Bài 2: Kĩ năng đi xe đạp an toàn
I/ Mục tiêu
- HS biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường phố theoLuật GTĐB. HS biết cách lên xe, xuống xe và dừng, đỗ xe an toàn trên đường phố.HS thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau( có hoặc không có vòng xuyến).
- Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp. Xây dựng, liệt kê một số phương án và nhân tố để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
- Có ý thức điều khiển xe đạp an toàn
II/ Đồ dùng dạy học 
III/ Các hoạt động chính
	* Hoạt động 1 : Trò chơi đi xe đạp trên sa bàn
	a)Mục tiêu
- Biết cách điều khiển xe an toàn trên đường giao nhau(có hoặc không có vòng xuyến)
- Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp 
	b) Cách tiến hành
- GV giới thiệu bài
 GV hỏi về cách đi xe đạp với các tình huống khác nhau, yêu cầu từng HS trả lời chỉ trên mô hình
1. Để rẽ trái (từ điểm Ađến điểm N ) người đi xe đạp phải đi như thế nào ?
2. Người đi 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.LOP 5.SANG.doc