TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
- Tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc và HTL rèn kĩ năng đọc lưu loát và đọc hiểu cho HS . Nghe - viết đúng đoạn văn : Nỗi niềm giữ nước, giữ rừng, tốc độ viết đạt 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
- Nghe - Viết cả đoạn trong bài Nỗi niềm giữ nước, giữ rừng, hiểu nội dung của bài chính tả. Củng cố nội dung các bài tập đọc.
- Tự giác ôn tập chuẩn bị cho thi giữa học kì I.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Phiếu ghi các bài tập đọc - HTL.
III.CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ: - Lồng ghép trong phần ôn tập.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn ôn tập:
a/ Kiểm tra tập đọc và HTL (khoảng 1/4 HS trong lớp)
- Tổ chức cho HS bốc thăm chọn bài (được chuẩn bị 1-2 phút )
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn bài vừa đọc.
- Nhận xét đánh giá
b/ Nghe – viết chính tả
- GV đọc bài viết Nỗi niềm giữ nước, giữ rừng 1 lần.
+ Em hiểu nghĩa từ : cầm trịch, canh cánh, cơ man là như thế nào?
+ Nội dung đoạn văn muốn nói lên điều gì?
+ Tìm trong bài những từ khó viết dễ lẫn?
- HS luyện viết các tiếng khó ra giấy nháp.
+ Nêu cách trình bày bài viết?
- GV đọc - HS viết
- GV đọc lại bài 1 lần để HS soát lỗi
- Chấm bài nhận xét.
C- Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại các nội dung đã ôn tập.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
Tuần 10: Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2015 Tiếng Việt Ôn tập giữa học kì 1 ( tiết 1 ) I. Mục tiêu - HS đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng / phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - HS lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu(SGK). + KNS: Rèn kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin; kĩ năng hợp tác; thể hiện sự tự tin trong thuyết trình kết quả. - HS có ý thức rèn đọc thường xuyên. II. Đồ dùng dạy học: 17 phiếu ghi tên các bài TĐ - HTL đã học, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài "Đất Cà Mau". B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học. 2. Hướng dẫn ôn tập: a. Ôn tập kiểm tra TĐ- HTL - GV gọi HS lần lượt lên bốc thăm bài đọc( chuẩn bị bài trong 2 phút). - HS nối tiếp nhau lên đọc bài trước lớp. - GV kết hợp nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung. - Lớp nhận xét, bổ sung; GV đánh giá. b.Lập bảng thống kê các bài thơ đã học từ tuần 1 đến tuần 9 - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm việc theo nhóm 4, thống kê các bài thơ đã học vào phiếu học tập theo mẫu: - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp. - Lớp, GV nhận xét, so sánh với đáp án. Chủ điểm Tên bài Tác giả Nội dung Việt Nam - Tổ quốc em Sắc màu em yêu Phạm đình Ân Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam Cánh chim hoà bình Con người với thiên nhiên - GV yêu cầu HS dưới lớp nêu lại nội dung của một số bài thơ đã học. - 1- 2 HS đọc lại đáp án. C. Củng cố, dặn dò: Củng cố, hệ thống kiến thức vừa cho HS ôn tập. - Nhận xét, đánh giá giờ học. - Nhắc HS tiếp tục ôn tập các bài TĐ- HTL đã học. Toán Tiết 46: Luyện tập chung I. Mục tiêu - HS biết chuyển phân số thập phân thành số thập phân; So sánh các số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau và giải toán liên quan đến “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. - HS có kĩ năng chuyển đúng phân số thập phân thành số thập phân; so sánh số thập phân; giải bài toán liên quan đến "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số"đúng. - Rèn luyện cho HS tính cẩn thận trong tính toán. II. Đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: HS viết số thích hợp vào chỗ chấm: 17dm 4cm = ...dm 7m 2cm =....m 30g =.....kg 3,7 kg =....g - 2 HS lên bảng làm bài - Lớp làm vở háp; Nhận xét, giải thích cách làm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học. 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: - HS đọc yêu cầu. + Nêu cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân? - 2 HS lên bảng làm bài - Lớp làm bài vào vở. - Nhận xét, sửa chữa bài bảng lớp. - HS đổi vở kiểm tra chéo, giải thích cách làm. - GV củng cố cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS nêu cách làm (Đưa các đơn vị đo về đơn vị km sau đó so sánh) - 1 HS lên bảng làm bài - Lớp làm bài vào vở. - Nhận xét bài bảng lớp - Lớp đổi vở kiểm ra chéo, báo cáo kết quả. - GV củng cố cách so sánh số thập phân. Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 4m 85 cm =....m 72 ha =...km2 - GV ghi bảng bài tập - HS xác định yêu cầu. - 2 HS lên bảng làm bài - Nêu cách làm. - Lớp làm bài vào vở - Nhận xét. - GV củng cố cho HS cách viết số đo độ dài, diện tích dưới dạng số thập phân. Bài 4: - HS đọc, xác định yêu cầu, tóm tắt bài toán. + Bài toán thuộc dạng toán gì? (Bài toán về quan hệ tỉ lệ) + Nêu các cách giải dạng toán quan hệ tỉ lệ? - HS giải bài toán - GV khuyến khích HS tìm nhiều cách giải khác nhau. - 1 HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét, tìm cách làm thuận tiện nhất.(Phương pháp tìm tỉ số) C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét, đánh giá giờ học. - Nhắc HS ôn tập tốt. Tiếng Việt ôn tập giữa học kì I ( Tiết 2) I. Mục TIÊU - Tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc và HTL rèn kĩ năng đọc lưu loát và đọc hiểu cho HS . Nghe - viết đúng đoạn văn : Nỗi niềm giữ nước, giữ rừng, tốc độ viết đạt 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi. - Nghe - Viết cả đoạn trong bài Nỗi niềm giữ nước, giữ rừng, hiểu nội dung của bài chính tả. Củng cố nội dung các bài tập đọc. - Tự giác ôn tập chuẩn bị cho thi giữa học kì I. II. Đồ dùng dạy học:- Phiếu ghi các bài tập đọc - HTL. III.Các hoạt đông dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Lồng ghép trong phần ôn tập. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học. 2. Hướng dẫn ôn tập: a/ Kiểm tra tập đọc và HTL (khoảng 1/4 HS trong lớp) - Tổ chức cho HS bốc thăm chọn bài (được chuẩn bị 1-2 phút ) - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn bài vừa đọc. - Nhận xét đánh giá b/ Nghe – viết chính tả - GV đọc bài viết Nỗi niềm giữ nước, giữ rừng 1 lần. + Em hiểu nghĩa từ : cầm trịch, canh cánh, cơ man là như thế nào? + Nội dung đoạn văn muốn nói lên điều gì? + Tìm trong bài những từ khó viết dễ lẫn? - HS luyện viết các tiếng khó ra giấy nháp. + Nêu cách trình bày bài viết? - GV đọc - HS viết - GV đọc lại bài 1 lần để HS soát lỗi - Chấm bài nhận xét. C- Củng cố dặn dò: - Nhắc lại các nội dung đã ôn tập. - Nhận xét tiết học - Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2015 Tiếng Việt Ôn tập giữa học kì I (tiết 4) I. Mục TIÊU - HS lập được bảng từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học. - HS tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa theo yêu cầu BT2. - HS vận dung linh hoạt vốn từ khi nói, viết. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu, bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là đại từ? Lấy VD minh hoạ. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học. 2. Hướng dẫn ôn tập Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm việc nhóm 4, tìm những danh từ, động từ, thành ngữ, tục ngữ thuộc 3 chủ điểm đã học, ghi lại trên phiếu học tập, vở nháp. - HS làm bài trên phiếu khổ to trình bày kết quả trước lớp. - Lớp nhận xét, bổ sung. - GV củng cố cho HS về danh từ, động từ, tính từ. Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập. - HS thảo luận cặp đôi làm bài. - GV yêu cầu một nhóm làm bảng nhóm gắn kết quả lên bảng - Lớp nhận xét, bổ sung. - GV củng cố cho HS về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. C. Củng cố, dặn dò - GV hệ thống kiến thức vừa ôn tập. - Nhận xét, đánh giá giờ học. - Nhắc HS ghi nhớ các thành ngữ, tục ngữ vừa ôn. Tiếp tục ôn tập. ***************************************** Toán Tiết 47: KIỂM TRA giữa học kì I Lịch sử Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập I. Mục tiêu - HS biết ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 2-9 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta. - Nêu được 1 số nét về cuộc mít tinh ngày 2/9/ 1945làm nổi bật không khí tưng bừng của buổi lễ Tuyên bố Độc lập. Ghi nhớ được đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. - HS kính yêu và biết ơn Đảng, Bác Hồ. II. Đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Tường thuật lại sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi? - Nêu ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945? B.Bài mới 1. Giới thiệu bài: Dùng tranh ảnh dẫn dắt đến sự kiện lịch sử trọng đại. - GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài a. Quang cảnh, diễn biến của buổi lễ Tuyên ngôn Độc lập. - HS đọc thầm SGK( Từ đầu đến...bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn Độc lập) + Quang cảnh ngày 2-9-1945 ở Hà Nội và quảng trường Ba Đình như thế nào? - GV kết hợp cho HS quan sát tranh, giúp HS thấy được không khí phấn khởi trang trọng của buổi lễ. - HS nêu 1 số nét về giai đoạn đầu của buổi lễ. - GV cho HS quan sát tranh, ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. b. Nội dung chính của bản Tuyên ngôn Độc lập. - HS đọc thầm phần tiếp theo của SGK, thảo luận cặp đôi, ghi lại 2 nội dung chính của bản trích Tuyên ngôn Độc lập trên phiếu. - HS báo cáo kết quả thảo luận - Lớp nhận xét. - GV kết luận: Bản Tuyên ngôn Độc lập đã: + Khẳng định quyền độc lập tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. + Dân tộc Viêt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. - 1 số HS nêu 1 số nét về cuộc mít tinh ngày 2- 9- 1945 tại Quảng trường Ba Đình. c. ý nhĩa sự kiện ngày 2-9-1945 - Sự kiện ngày 2-9-1945 có tác động như thế nào đối với lich sử nước ta? ( Khẳng định quyền độc lập dân tộc, khai sinh chế độ mới) C. Củng cố, dặn dò: - GV cho HS tóm tắt nội dung bài học. - HS nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh Bác trong buổi lễ tuyên bố độc lập. - Tại sao ngày 2- 9 -1945 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta? - GV nhận xét tiết học. - Giáo dục HS kính trọng và biết ơn Đảng, Bác Hồ. Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2015 Tiếng Việt Ôn tập giữa học kì I (tiết 5) I. Mục tiêu - Tiếp tục ôn tập kiểm tra TĐ- HTL theo yêu cầu tiết 1. - HS nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp. - Giáo dục HS lòng yêu nước. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi tên các bài TĐ - HTL( Tuần 1- 9) III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong quá trình ôn tập. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học. 2. Hướng dẫn ôn tập a. Ôn tập kiểm tra TĐ - HTL - GV gọi HS lần lượt lên bốc thăm, đọc bài, kết hợp trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. - Lớp, GV nhận xét, đánh giá. b. Luyện tập Bài 2:- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Một HS đọc to vở kịch "Lòng dân". - Lớp đọc thầm, xác định các nhân vật. - Vở kịch có mấy nhân vật? - Tính cách của mỗi nhân vật như thế nào? - HS trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung. - GV chốt kết quả đúng. + Dì Năm: Bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo vệ các bộ. + An: Thông minh, nhanh trí làm cho kẻ địch không nghi ngờ. + Chú cán bộ: Bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân. + Lính: Hống hách + Cai: Xảo quyệt, vòi vĩnh. - Các tổ thảo luận, phân vai diễn 1 trong 2 đoạn của vở kịch. - 3 tổ lần lượt lên thực hành đóng kịch. - Lớp, GV nhận xét, bình chọn nhóm diễn kịch giỏi nhất, diễn viên xuất sắc nhất. C. Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống kiến thức và ôn tập. - Nhận xét, đánh giá giờ học. - Nhắc HS chuẩn bị ôn tập tiếp theo. ****************************************** toán Tiết 48: Cộng hai số thập phân I. Mục tiêu - HS biết cách thực hiện phép cộng 2 số thập phân. - HS thực hành giải toán có liên quan đến phép cộng các số thập phân đúng. - HS cẩn thận trong tính toán. II. Đồ dùng dạy học II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 1,84m =...cm 245cm =...m - HS đặt tính và tính: 159 + 857 184 + 245 1014 + 372 - 2 HS lên bảng làm bài - Lớp làm bài vào vở - Nhận xét. - HS nhắc lại các bước thực hiện phép cộng 2 số tự nhiên. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: a. Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng 2 số thập phân. Ví dụ 1: Đường gấp khúc ABC có đoạn AB dài 1,15m; đoạn CD dài 2,93 m. Tính độ dài đường gấp khúc. - HS đọc, xác định yêu cầu bài. + Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào? 1,15 + 2,93 = ? (m) - HS nhận xét phép cộng. + Em có thể chuyển phép cộng trên về phép cộng 2 số tự nhiên được không? - HS thực hiện chuyển đổi đơn vị đo và cộng: 1,15 m = 115cm 2,93m = 293cm 115 + 293 = 408( cm) 408cm = 4,08m => 1,15 + 2,93 = 4,08 - GV hướng dẫn HS thực hiện đặt tính theo cột dọc. 115 1,15 + 293 + 2,93 408 4,08 - GV chốt lại cách cộng 2 số thập phân. Ví dụ 2: 15,9 + 7,85 =? - 1HS đặt tính và thực hiện phép cộng trên bảng lớp - Lớp làm bài vở nháp. Nhận xét. - HS nhắc lại các bước thực hiện cộng 2 số thập phân. + Muốn cộng 2 số thập phân ta làm như thế nào? c. Ghi nhớ: SGK-50. - Một số HS đọc. 3. Thực hành luyện tập Bài 1: GV ghi bảng phép tính phần a; b. - 2 HS lên bảng làm bài - Lớp làm bài vào vở - Nhận xét, nêu cách thực hiện. - HS làm xong làm tiếp phần c phần d, nêu kết quả. - GV lưu ý HS phần c ta có thể thay đổi vị trí các số hạng để đặt tính. Bài 2: HS đọc yêu cầu. - 2 HS lên bảng làm phần a; b - Lớp làm bài vào vở. - HS đổi vở kiểm tra chéo, đối chiếu bài bảng lớp; nhận xét. - GV lưu ý HS cách đặt tính và trình tự thực hiện. - HS nêu kết quả phần c. - GV củng cố cách đặt tính và thực hiện tính cộng số thập phân. Bài 3: - HS đọc yêu cầu, tóm tắt bài toán. - 1 HS lên bảng giải bài toán - Lớp làm bài vào vở. - Nhận xét, sửa chữa bài bảng lớp - HS đổi vở kiểm tra chéo báo cáo kết quả. - GV củng cố cách giải toán có lời văn liên quan đến phép cộng. C. Củng cố, dặn dò: - HS nêu quy tắc cộng 2 số thập phân. - Nhận xét, đánh giá giờ học. Chuẩn bị tiết học sau: Luyện tập. Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2015 Tiếng Việt Ôn tập giữa học kì I (tiết 6) I. Mục tiêu - HS tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu BT1, BT2 (chọn 3 trong 5 mục a,b,c,d,e). - HS đặt được câu để phân biệt được, từ trái nghĩa. - HS say mê, yêu thích học Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung BT2; BT4 III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm ra bài cũ: - HS hệ thống các bài luyện từ và câu đã học từ tuần 1 đến tuần 9. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học. 2. Hướng dẫn ôn tập: Bài 1: -1 HS đọc nội dung bài tập. - GV gợi ý, hướng dẫn HS làm bài. - HS xác định các từ in đậm. + Từ đó dùng chưa chính xác vì sao? + Từ đó cần thay bằng từ nào cho phù hợp? - Lớp nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 2: - GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập. - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS tự tìm từ trái nghĩa thích hợp cho 3 trong 5 phần trong bài. - HS làm xong làm toàn bài. - HS nối tiếp nhau lên bảng chữa bài - Lớp nhận xét. - HS thi đọc thuộc lòng các câu tục ngữ trong bài. Bài 4: GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập. - HS đọc, xác định yêu cầu bài. - 3 HS lên bảng đặt câu tương ứng với 3 nghĩa. - Lớp làm bài vào vở - Nhận xét. - GV chốt lại nội dung đúng. C. Củng cố, dặn dò: - GV củng cố kiến thức vừa ôn tập. - Nhận xét, đánh giá giờ học. - Nhắc HS ôn tập . ******************************************* Tiếng việt KIểM TRA ĐọC Toán Tiết 49: Luyện tập I. Mục tiêu - HS biết cộng số thập phân; tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân. - HS thực hành cộng các số thập phân đúng, vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân để tính tổng bằng cách thuận tiện - HS cẩn thận trong tính toán. II. Đồ dùng dạy học II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS đặt tính và tính: 15,09 + 83,57 13,84 + 21,45 10,14 + 37,02 - 2 HS lên bảng làm bài - Lớp làm bài vào vở - Nhận xét. - HS nhắc lại các bước thực hiện phép cộng 2 số thập phân. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học. 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: GV kể bảng như SGK. - GV hướng dẫn phép tín mẫu. - 2 HS lên bảng làm các phép tính còn lại. - GV cho HS nhận xét giá trị của hai biểu thức a+b và b+ a khi thay a ,b bằng số. - GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét: Khi đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. => Tính chất giao hoán của phép cộng số thập phân. Bài 2: HS đọc yêu cầu. - 2 HS lên bảng làm phần a; b và dùng tính chất giao hoán để thử lại . - Lớp làm bài vào vở. - HS đổi vở kiểm tra chéo, đối chiếu bài bảng lớp; nhận xét. - HS nêu kết quả phần c. - GV củng cố cách cộng số thập phân và thử lại phép cộng bằng tính chất giao hoán.. Bài 3: - HS đọc yêu cầu, tóm tắt bài toán. - 1 HS lên bảng giải bài toán. - Lớp làm bài vào vở. - Nhận xét, sửa chữa bài bảng lớp. - HS đổi vở kiểm tra chéo báo cáo kết quả. - GV củng cố cách giải toán có lời văn liên quan đến phép cộng. C. Củng cố, dặn dò: - HS nêu quy tắc cộng 2 số thập phân. - Nhận xét, đánh giá giờ học. Chuẩn bị tiết học sau: Tổng nhiều số thập phân. ****************************************** Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2015 Tiếng Việt KIểM TRA VIếT Khoa học Ôn tập: Con người và sức khỏe( tiết 1) I. Mục tiêu - Củng cố một số kiến thức trong các bài Nam hay nữ; Từ lúc mới sinh đến tuổi dạy thì; phòng tránh bệnh : sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/ AIDS. - Xác định được giai đoạn tuổi dạy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh. Vẽ hoặc viết sơ đồ phòng tránh bệnh : sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/ AIDS. - Có ý thức trong việc phòng tránh một số bệnh dễ lây nhiễm. II. Đồ dùng dạy học - Thông tin và hình trang 42, 43 SGK - Giấy khổ to. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy kể một số quy định đường bộ đối với người đi bộ và điều khiến xe thô sơ ? B. Bài mới. a. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích y/c của tiết học. b. Làm việc với SGK * Mục tiêu: Ôn lại một số kiến thức trong bài : Nam hay nữ ; Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì * Cách tiến hành.: Bước 1: Làm việc cá nhân. - HS đọc kĩ thông tin SGK và làm bài tập trang 42 SGK. Bước 2 : Làm việc cả lớp. - Một số HS trả lời - GV - HS nhận xét. GV giảng và kết luận. HĐ3: Trò chơi " Ai nhanh. Ai đúng ". * Mục tiêu: HS viết hoặc vẽ được sơ đồ cách phòng tránh một trong các bệnh đã học. * Cách tiến hành: Bước 1. : Làm việc theo nhóm. - GVphát giấy khổ to và bút dạ YC các nhóm quan sát hình SGK và thảo luận nhóm. N1: Vẽ sơ đồ cách phòng tránh bệnh sốt rét N2: Vẽ sơ đồ cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết N3: Vẽ sơ đồ cách phòng tránh bệnh viêm não N4: Vẽ sơ đồ cách phòng tránh nhiễm HIV/ AIDS Bước 2: Làm việc cả lớp. - Các nhóm treo sản phẩm và cử người trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, góp ý và có thể nêu ý tưởng mới. - GV chốt lại kiến thức mà HS cần ghi nhớ ở mỗi nội dung. C. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét chung tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Toán Tiết 50: Tổng nhiều số thập phân I. Mục tiêu - HS biết tính tổng của nhiều số thập phân. Biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân. - HS tính đúng tổng của nhiều số thập phân và vận dụng tính chất kết hợp phép cộng số thập phân để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất chính xác. - HS cẩn thận trong tính toán. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ khung bảng BT2 III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: HS đặt tính và tính: 316,7 + 23.75 - 1 HS lên bảng làm bài - Lớp làm bài vào vở - Nhận xét. - HS nêu kết quả của phép cộng 23,75 + 316,7 và giải thích cách tính. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học 2. Nội dung *HĐ1: Hướng dẫn HS tính tổng của nhiều số thập phân - GVghi bảng bài toán SGK. - HS đọc, xác định yêu cầu bài. - Để tính số dầu có ở cả 3 thùng ta làm như thế nào? - 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện - Lớp làm bài vào vở nháp - Nhận xét. - Muốn tính tổng của nhiều số thập phân ta làm như thế nào? - GV nêu VD2 - 1 HS lên bảng làm bài - Lớp làm bài vào vở nháp - Nhận xét. - GV lưu ý HS về kĩ thuật đặt tính( Các chữ số trong cùng một hàng thẳng cột với nhau, dấu phẩy thẳng dấu phẩy) *HĐ2: Luyện tập Bài tập1: - GV nêu yêu cầu bài tập; ghi bảng phần a, b - 2 HS lên bảng làm bài - Lớp làm bài vào vở - Nhận xét. - HS làm cả bài, nêu kết quả 2 phần còn lại. Bài tập 2: GV treo bảng phụ ghi bài tập. - Yêu cầu HS tính ( a + b) + c và a + ( b + c) - 2 HS lên bảng làm bài - Lớp làm bài vở nháp - Nhận xét. - Hãy so sánh kết quả ( a + b) + c và a + ( b + c) => ( a + b) + c = a + ( b + c) - Đây là tính chất nào của phép cộng số thập phân? => Phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp. - 1 HS phát biểu tích chất(SGK) Bài tập 3: GV ghi bảng phần a; c - Yêu cầu HS vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính nhanh giá trị biểu thức( tạo ra các phép cộng có thể dễ dàng nhẩm được) - 2 HS lên bảng làm bài Lớp làm bài vào vở - Nhận xét - HS nêu kết quả 2 phần còn lại. C. Củng cố, dặn dò: - Em đã học được những tính chất nào của phép cộng? - Nhận xét, đánh giá giờ học.
Tài liệu đính kèm: