Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2016-2017 - Trần Đức Huân

Tiết 2. Khoa học: Bài 61: TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT

I. Mục tiêu:

- Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các- bo- níc, khí ô xi và thải ra hơi nước, khí ô- xi, chất khoáng khác, .

- Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ.

II. Phương pháp, phương tiện dạy học:

- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan.

- Phương tiện: + Hình minh họa trang 122 (SGK) phóng to.

III. Tiến trình dạy học:

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS

10’

10’

5’

10’

5’ Bước 1: Tình huống xuất phát - nêu vấn đề.

- Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật?

-Vậy sự trao đổi chất ở thực vật như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh

- GV yêu cầu HS nêu những hiểu biết ban đầu của mình về trao đổi chất ở thực vật.

- Cho HS ghi vào vở thí nghiệm, thảo luận nhóm và ghi vào bảng nhóm.

Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thực nghiệm.

- Giáo viên định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi xoay quanh nội dung về về trao đổi chất ở thực vật.

- Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm.

- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học)

+ Trong quá trình sống, cây thường xuyên phải lấy từ môi trường những gì?

+ Trong quá trình hô hấp, cây thải ra môi trường những gì?

+ Sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật diễn ra như thế nào?

+ Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như thế nào?

Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu.

cứu:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất, dự đoán kết quả và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 nhóm để tìm câu trả lời cho câu hỏi ở bước 3 liên quan đến các nội dung:

- Mời trưởng nhóm lên nhận đồ dùng của nhóm.

- GV hướng dẫn các nhóm tiến hành quan sát tranh ảnh.

- YC các nhóm báo cáo kết quả làm TN. So sánh với dự đoán trước khi quan sát được.

Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.

- Kết luận

- Liên hệ giáo dục:

- Dặn dò: Yêu cầu HS ghi lại những điều em biết được về quan sát sau bài học vào vở.

- HS trả lời.

- Học sinh đọc kết quả gắn trên bảng nhóm. Các nhóm ghi và trình bày theo ý hiểu.

- HS trình bày

- Học sinh thảo luận để đưa ra câu hỏi:

- Các nhóm tiến hành quan sát

- Các nhóm lần lượt trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét.

- HS nêu lại kết luận.

 

docx 24 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2016-2017 - Trần Đức Huân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nhóm tiến hành quan sát
- Các nhóm lần lượt trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét.
- HS nêu lại kết luận.
Tiết 3. Ôn Tiếng Việt: Luyện đọc: §62: DÒNG SÔNG MẶC ÁO; ĂNG - CO VÁT
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc đúng, to, rõ ràng hai bài tập đọc: Dòng sông mặc áo và Ăng-co Vát.
- Trả lời được một số câu hỏi và liên hệ thực tế qua bài tập đọc.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Thực hành, luyện tập, 
- Phương tiện: Tài liệu BT củng cố KN môn TV tập 2. 
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS đọc bài: Dòng sông mặc áo
- Qua bài cho chúng ta biết điều gì?
- Nhận xét, đánh giá.
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài lên bảng.
2. Thực hành:
2.1. Luyện đọc bài “Dòng sông mặc áo” 
Bài tập1: GV nêu yêu cầu luyện đọc của bài
- HD cách đọc và luyện đọc một số từ khó.
- Tổ chức luyện đọc theo nhóm đôi.
- Gọi một số HS đọc bài.
- Nhận xét, chỉnh sửa.
Bài tập 2: Đọc thầm và làm bài vào phiếu bài tập.
- Phát phiếu bài tập cho HS, giao nhiệm vụ cho từng em.
- Gọi một số em trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại nội dung câu trả lời đúng và cho điểm.
2.2. Luyện đọc bài “Ăng-co Vát”
Bài tập 3: Luyện đọc đoạn từ Lúc hoàng hôn . Các ngách và hướng dẫn đọc tương tự như bài 1 phần 2.1
Bài tập 4: Cho HS trao đổi theo bàn và trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
C. Kết luận:
- Chốt nội dung ôn tập và giao bài về nhà.
- Nhận xét giờ học. 
- 1HS đọc bài trước lớp và trả lời câu hỏi.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Luyện đọc từ khó.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Đọc bài trước lớp.
- Đọc thầm bài và chọn ý đúng ghi vào phiếu bài tập.
- Trình bày trước lớp.
- Thực hiện làm bài theo yêu cầu của GV.
Ngày soạn: 09/04/ 2017 
Ngày giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 04 năm 2017
Tiết 1: Toán: §152: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu: 
- Đọc viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
- Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.
- Dãy số tự nhiên và 1 số đặc điểm của nó.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
- Phương tiện: SGK
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
30’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập tiết trước.
- Nhận xét chung.
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài lên bảng.
2. Thực hành:
 Bài tập1: Củng cố về cách đọc, viết số và cấu tạo thập phân của một số.
- YC 1 số học sinh đọc số, nêu các hàng, lớp của số tự nhiên đã học.
Bài tập 3: Đọc các số sau và nêu rõ chữ số 5 trong mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào? 
- GV nhận xét bổ sung.
Bài tập 4: Củng cố về dãy số tự nhiên và trả lời các ý a, b, c.
C. Kết luận:
- Nhận xét giờ học.
- HS nghe
- Nêu yêu cầu của bài tập. Tự giải các bài tập.
- HS tự làm bài và chữa bài.
-1 HS lên chữa bài.
- 3 HS lần lượt trả lời.
a) 2 số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
b) Số tự nhiên bé nhất là số 0.
c) Không có số tự nhiên lớn nhất, vì thêm 1 vào bất cứ số nào cũng được số tự nhiên liền sau số đó.
Tiết 2 Luyện từ và câu: §61: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. Mục tiêu: 
- Hiểu được thế nào là trạng ngữ (ND ghi nhớ)
- Nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1 mục III) bước đầu viết được đoạn văn ngắn và trong đó và có ít nhất một câu có sử dụng trạng ngữ.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp.
- Phương tiện: Bảng phụ
 III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs lên bảng xác định câu sau: Bạn Hoa là học sinh giỏi
- Nhận xét - đánh giá
B. Các hoạt động dạy hoc:
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài lên bảng.
2. Kết nối:
a) Nhận xét:
Bài tập 1,2,3: 
- Phần in nghiêng trong câu b là gì?
(Chép bảng câu, gạch chân từ in nghiêng).
- Phần in nghiêng giúp em hiểu điều gì?
- Hãy đặt câu hỏi cho phần in nghiêng?
- Hãy thay đổi phần in nghiêng trong câu?
- Em có nhận xét gì về vị trí của các phần in nghiêng?
- Khi ta thay đổi vị trí của các phần in nghiêng thì nghĩa của câu có bị thay đổi không?
- Trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào? Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu?
 Ghi nhớ (SGK).
3. Thực hành:
Bài tập1: Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
Bài tập 2: Viết 1 đoạn văn ngắn 
- YC HS đọc trước lớp.
- HS nhận xét, chữa bài
C. Kết luận:
- Củng cố nội dung bài học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
-1 HS lên bảng làm bài
- HS nghe.
- 3 HS tiếp nối nhau nêu yêu cầu của 3 bài tập.
- 2 HS đọc.
- Nhờ tinh thần học hỏi giúp em hiểu nguyên nhân vì sao I-ren trở thành nhà khoa học lớn và “Sau này” giúp em xác định được thời gian I-ren trở thành 1 nhà khoa học nổi tiếng.
- HS tiếp nối nhau đặt câu hỏi.
- Ví dụ: Sau này, I-ren trở thành 1 nhà khoa học nổi tiếng nhờ ham học hỏi.
- Phần in nghiêng có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu.
- Nghĩa của câu không thay đổi.
- HS nêu.
- 2 HS nhắc lại.
- 2 HS nêu yêu cầu.
- 1 HS làm trên bảng lớp. Cả lớp làm vào vở bài tập.
- HS nhận xét, bổ sung kết quả làm bài trên lớp của bạn.
a. Ngày xưa (thời gian)
b. Trong vườn (nơi chốn)
- HS nêu yêu cầu. Tự viết đoạn văn ngắn.
- Một số HS đọc trước lớp.
Tiết 4. Chính tả: (Nghe - viết) §31: NGHE LỜI CHIM NÓI
I. Mục tiêu: 
- Nghe viết đúng bài chính tả; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể 5 chữ.
- Làm các bài tập phân biệt phương ngữ bài 2a, 3a.
II. Phương pháp, phương tiện:
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan.
- Phương tiện: Bảng nhóm, bút dạ, vở ghi BT
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS lên bảng viết: cơn giông, rong chơi, nhà rông.
- HS - GV nhận xét:
B. Các hoạt động dạy học.
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài lên bảng.
2. Thực hành:
- GV đọc bài chính tả 
- HS đọc thầm lại bài cho biết nội dung đoạn văn là gì?
- Hướng dẫn viết từ khó: lắng nghe, bận rộn, ngỡ ngàng
- GV đọc cho HS viết bài.
- Soát lỗi nhận xét bài
3. Luyện tập:
Bài tập 2a (125)
- HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT, 2 HS làm bảng nhóm
- Nhận xét,đánh giá
Bài tập 3a (125)
- HS làm VBT,1HS làm bảng nhóm
- Nhận xét,đánh giá
C. Kết luận;
- Nêu các chữ có âm đầu là l/n có trong bài?
- Nhận xét tiết học
- 1 HS viết
- Nghe và xác định mục tiêu bài dạy
- HS đọc thầm bài trả lời
- Bầy chim nói những cảnh đẹp, những đổi thay của đất nước.
 - HS viết chữ khó
- HS viết bài
- HS soát lỗi
- HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT, 2HS làm bảng nhóm
 + là, lạch lẩm
 + này, nãy, nằm 
- Nhận xét,đánh giá
- HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT,1 HS làm bảng nhóm
+ núi, lớn, Nam, năm, này
- Nhận xét,đánh giá
- HS đọc đoạn văn
Ngày soạn: 10/4/2017
Ngày giảng: Thứ tư ngày 12 tháng 4 năm 2017
Buổi sáng
Tiết 1: Toán. §153: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- So sánh được các số có đến sáu chữ số.
- Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
II. Phương pháp, phương tiện:
- Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
- Phương tiện: Bảng nhóm, bút dạ. Vở ghi BT
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS lên bảng viết các số chẵn lớn hơn 12 và nhỏ hơn 32
B. Các hoạt động dạy học.
1. Khám phá: Gv nêu mục tiêu của bài và ghi đầu bài.
2. Thực hành:
Bài tập 1(161)
- HS đọc yêu cầu 
- Muốn so sánh số tự nhiên em phải làm như thế nào? 
- Nhận xét, đánh giá
Bài tập 2 (161)
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vở 2 HS làm phiếu BT
- Nhận xét đánh giá
Bài tập 3 (161)
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vở, 2HS làm phiếu BT
- Nhận xét đánh giá
C. Kết luận:
- Muốn so sánh số tự nhiên em phải làm ntn? 
- Nhận xét tiết học.
- 1- 2 HS lên bảng làm bài.
- Nghe và xác định mục tiêu bài dạy
- HS đọc yêu cầu 
- HS: Số nào có nhiều chữ số hơn thì chữ số đó lớn hơn và ngược lại. Nếu chữ số bằng nhau ta so sánh từ trái sang phải.
- HS làm vở, 2 HS làm bảng nhóm
989 < 1321; 34 579 < 34 601
27 105 > 7 898; 150 482 > 150 409
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vở 2HS làm phiếu BT 
a) 999; 7426; 7624; 7642 
b) 1853; 3158; 3190; 3518
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vở, 2HS làm phiếu BT
 a) 10 261; 1590; 1567; 897
 b) 4207; 2518; 2490; 2467
- Nhận xét, đánh giá
- HS nêu
Tiết 2. Tập đọc: §62: CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm,bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Phương pháp, phương tiện:
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan.
- Phương tiện: + GV:Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn cần luyện đọc.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc của nước nào?
- Nhận xét, đánh giá.
B. Các hoạt động dạy - học.
1. Khám phá: Gv nêu mục tiêu của bài và ghi đầu bài.
2. Kết nối:
2.1. Luyện đọc:
- GV chia đoạn: 2 đoạn
- GVđưa từ khó: lấp lánh, lộc vừng, lặng sóng, luỹ tre, rì rào 
- 2 HS đọc tiếp nối kết hợp giải nghĩa một số từ
- HS tìm câu khó, đoạn khó đọc
- HS đọc theo cặp
- GV đọc mẫu
2.2. Tìm hiểu bài:
HS đọc trả lời câu hỏi
- Chú chuồn chuồn nước được tác giả miêu tả đẹp như thế nào?
- Chú chuồn chuồn nước được tác giả miêu tả rất đẹp nhờ những biện phép nghệ thuật nào? 
- Em thích hình ảnh so sánh nào vì sao?
- Vậy đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Cách miêu tả chú chuồn chuồn nước trong khi bay có gì hay?
- Tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào?
- Đoạn 2 cho em biết điều gì?
- Em đọc cả bài và cho biết bài văn ca ngợi điều gì?
3. Thực hành:
- Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- 2HS đọc nối tiếp 2 đoạn
- Cả lớp lắng nghe tìm giọng đọc
- GV tổ chức cho HS đọc đoạn 1
+ GV đọc mẫu
+ HS luyện đọc theo cặp
+ Một số cặp đọc
- Nhận xét đánh giá
-Tổ chức cho HS đọc diễn cảm bài văn.
- Nhận xét, đánh giá
C. Kết luận:
- Bài văn ca ngợi vẻ đẹp gì?
- Nhận xét tiết học
- Đọc lại bài,chuẩn bị bài sau
- 1 HS lên đọc bài và trả lời, dưới lớp theo dõi nhận xét.
- Nghe và xác định mục tiêu bài dạy
- 1 HS đọc toàn bài
- HS chia đoạn
- 2 HS đọc nối tiếp
- 2 HS đọc
-2 cặp HS đọc
 HS đọc đoạn 1.
- Rất đẹp, bốn cánh mỏng như giấy bóng, hai con mắt long lanh, thân nhỏ. 
- So sánh
- HS nối tiếp nêu
- Vẻ đẹp hình dáng, màu sắc của chú chuồn chuồn nước.
 HS đoạn 2.
- Tả đúng cách bay vọt lên bất ngờ của chú chuồn chuồn nước và theo cánh bay của chú cảnh đẹp của đất nước dần dần hiện ra
- Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng,  cao vút.
- Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.
- Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương.
- 2HS đọc
- Giọng đọc nhẹ nhàng thiết tha xen lẫn ngạc nhiên.
- HS đọc theo cặp
- HS đọc 
- HS tự nêu.
Tiết 3.Tập làm văn: §61: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn
( BT1, BT2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3)
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan.
- Phương tiện: Bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng đọc đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật.
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Gv nêu mục tiêu của bài và ghi đầu bài.
2. Kết nối:
Bài tập1, 2: 
- YC HS dùng bút chì gạch chân dưới các từ ngữ miêu tả những biện pháp của con vật.
- Kẻ bảng: Các biện pháp, từ ngữ miêu tả.
(Chép lên bảng)
 Các bộ phận
- Hai tai
- Hai lỗ mũi
- Hai hàm răng
- Bờm
- Ngực
- Bốn chân
- Cái đuôi
Bài tập3. 
- Lưu ý cho HS khi viết cần sử dụng hình ảnh so sánh, phép nhân hóa
- Nhận xét HS viết bài tốt.
C. Kết luận:
- Nhận xét giờ học
- 2 HS lên bảng đọc.
- HS nghe.
- 2 HS nêu yêu cầu và nội dung của bài tập.
- HS nêu.
Từ ngữ miêu tả
- To, dựng đứng trên cái đầu rất đẹp.
- Ươn ướt, động đậy.
- Trắng muốt.
- Được cắt rất phẳng.
- Nở
- Khi đứng cứ dậm lộp cộp trên đất
- Dài, ve vẩy hết sang phải lại sang trái
- HS nêu yêu cầu.
- HS tự làm vào vở bài tập, 2 HS làm vào giấy khổ to.
- Dán phiếu lên bảng lớp. Nhận xét.
- Một số HS khác đọc bài làm dưới lớp.
Buổi chiều
Tiết 1. ÔnToán: §61: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại những kiến thức đã học về cách đọc, viết và xếp thứ tự các số tự nhiên.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Luyện tập, thực hành
- Phương tiện: Vở bài tập ôn.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
 2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách cộng trừ phân số và cách tìm hai số khi biết tổng hoặc tỉ của hai số đó ?
- Nhận xét.	
B.Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài lên bảng.
2. Kết nối:
Bài tập1.Viết (theo mẫu) :
Đọc số
Viết số
Số gồm có
Ba trăm linh bảy nghìn hai trăm hai mươi ba
307 223
3 trăm nghìn, 7 nghìn, 2 trăm, 2 chục, 3 đơn vị
Năm mươi sáu nghìn ba trăm tám mươi tám
56 388
5 chục nghìn, 6 nghìn, 3 trăm, 8 chục, 8 đơn vị
Bảy trăm nghìn bảy trăm sáu mươi
700760
7trăm nghìn, 7trăm, 6 chục
Bài tập 2: Điền dấu () thích hợp vào chỗ chấm :
a) 992 .. 1023 59 096  59 131
b) 789 415  98 756
429 979 . 429 928
- Nhận xét chữa bài
Bài tập 3.
a) Viết các số 5789; 5763, 78 462; 9021 theo thứ tự từ bé đến lớn.
b) Viết các số 896 902, 82 051; 9949 ; 8735 theo thứ tự từ lớn đến bé.
- GV nhận xét, sửa lỗi.
C. Kết luận:
- GV nhận xét giờ học 
- 2 HS nêu
- HS: Tự làm bài vào vở, theo dõi hướng dẫn thêm cho HS yếu.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lên bảng thực hiện
- Lớp làm vào vở.
- Đáp án: 
a) 992 < 1 023; 59 096 < 59 131
b) 789 415 > 98 756; 429 979 > 429 928 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 HS lên bảng thực hiện
a) 5763, 5789, 9021, 78 462.
b) 896 902, 82051, 9949, 8735
Tiết 2. Ôn Tiếng Viêt: Luyện viết: § 61: BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu:
- Lập dược dàn ý sơ lược bài văn tả con vật nêu trong đề bài
- Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các phần của bài văn tả con vật đã xác định.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Luyện tập thực hành.
- Phương tiện: Tranh ảnh một số con vật.
III.Tiến trình dạy học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
30’
 2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra trong quá trình ôn.
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Gv nêu yêu mục tiêu của bài và ghi đầu bài.
2. Thực hành:
Bài tập1.
Dựa vào hướng dẫn ở cột A, hãy lập giàn ý cột B bài văn tả con vật nuôi trong nhà mà em quan sát được.(vd chó, mèo, lợn, gà ... )
a) Mở bài:
- Giớ thiệu con vật em chọn tả. VD : Đó là con gì, được nuôi từ bao giờ, hiện nay ra sao?
b) Thân bài:
- Hình dáng: Trông cao to hay thấp bé? To nhỏ bằng chừng nào, giống vật gì? Màu da (hoặc lông con vật) thế nào? Các bộ phận chủ yếu (đầu mình, chân đuôi,...) có nét gì đặc biệt ? ...
c) Kết bài:
- Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về con vật định tả.
- Nhận xét.
Bài tập2. Dựa vào dàn ý ở bài tập 1, hãy viết đoạn văn khoảng 5 câu miêu tả đặc điểm nổi bật về hình dáng hoặc hoạt động của con vật nuôi trong nhà.
-Yêu cầu HS viết bài.
- GV nhận xét:
- GV nêu lại cấu tạo của một bài văn miêu tả con vật.
C. Kết luận:
- GV nhận xét tiết học
- HS nghe
- HS đọc đề bài
- 3 HS đọc nối tiếp gợi ý trên.
- HS thực hành viết bài dàn ý.
- 1-3 học sinh đọc dàn ý vừa viết.
- Nhận xét.
- Đọc yêu cầu
- Viết bài
- Đọc bài viết.
Ngày soạn: 11/4/2017
Ngày giảng: Thứ năm ngày 13 tháng 4 năm 2017
Buổi sáng
Tiết 1. Toán: §154: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp theo)
I. Mục tiêu :
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3,9 vào giải toán.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
	- Phương pháp: Thực hành
	- Phương tiện: Bảng phụ
III: Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
lớn hơn 57 và bé hơn 62.
- GV nhận xét đánh giá.
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài lên bảng.
2. Thực hành:
Bài tập1: Gọi HS đọc yêu cầu, tìm hiểu đề bài.
- Làm bài vào vở. 
- GV nhận xét, sửa bài.
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV nhận xét, sửa bài.
Bài tập3: HS đọc yêu cầu: Tìm x, biết 23 < x < 31 và x là số lẻ chia hết cho 5.
- GV nhận xét, chữa bài.
C. Kết luận:
- GV nhận xét tiêt học.
- 2 HS lên bảng thực hiện
a, Các số chẵn lớn hơn 57 và bé
hơn 62 là: 58, 60.
b, Các số lẻ lớn hơn 57 v bé hơn 62 là: 59; 61.
- HS đọc yêu cầu, nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 và củng cố lại. 
 - Làm bài vào vở.
 + Các số chia hết cho 2 là: 7362; 2640; 4136.
 + Các số chia hết cho 5 là: 605; 2640
 + Các số chia hết cho 3 là: 7362; 2640; 20601.
 - Các số chia hết cho 9 là: 7362; 20601.
 - HS làm bài miệng.
 - Lớp nhận xét, sửa bài.
 a. 252; 552; 852. 
 b. 108; 198. c. 920. 
 - HS làm bài vào vở.
 - 1HS lên bảng làm.
 - Lớp nhận xét, sửa.
 Vì 23 < x < 31 nên x là 25.
Tiết 2: Luyện từ và câu. §62: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU
I. Mục tiêu:
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi Ở đâu?)
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1 mục III).
- Bước đầu biết thêm trạng ngữ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT 2).
- Biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước (BT 3).
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành
- Phương tiện: Bảng phụ ghi nội dung các bài tập
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
 2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng trả lời: Như thế nào được gọi là trạng ngữ, lấy ví dụ? 
- Nhận xét.
B. Các hoạt động dạy học
1. Khám phá: 
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
2. Thực hành:
Bài tập1: GV yêu cầu HS đọc nội dung bài.
- Cho HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại: 
 - Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài.
 - Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội.
 - Dưới những mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn ...
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS suy nghĩ làm bài.
- Sau đó cho 3 HS đại diện lên làm trên ba băng giấy.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài tập3: Gọi HS đọc yêu cầu
+ Bộ phận cần điền để hoàn thiện câu văn là bộ phận nào?
- Cho HS suy nghĩ làm bài - gọi 4 HS lên làm phiếu.
- 4 HS đại diện lên làm trên 4 băng giấy.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
C. Kết luận:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện yêu cầu. 
- Lắng nghe 
- HS đọc yêu cầu bài.
- Làm miệng.
- HS nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài.
- HS làm vào vở.
a) Ở nhà, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình.
b) Ở lớp, em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu.
c) Ngoài vườn, hoa đã nở.
- HS đọc yêu cầu bài.
+ Đó là thành phần chính: CN và VN trong câu.
VD: 
a) Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập.
b) Trong nhà, em bé đang ngủ say.
c) Trên đường đến trường, hoa nở rất đẹp.
Tiết 3. Tập làm văn. §62: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ 
CON VẬT
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được đoạn văn và ý nghĩa của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước(BT1), biết sắp xếp các câu cho trước thành 1 đoạn văn(BT2) 
- Bước đầu viết được đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn.(BT3)
II. Phương pháp, phương tiện dạy học.
- Phương pháp. Thực hành
- Phương tiện. Bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng đọc lại những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật.
- Nhận xét, đánh giá.
B. Các hoạt động dạy học.
1. Khám phá: Gv nêu mục tiêu của bài và ghi đầu bài.
2. Thực hành:
Bài tập 1: Bài “Con chuồn chuồn nước” có mấy đoạn văn? Tìm ý chính của mỗi đoạn.
- Giúp đỡ các nhóm thảo luận.
- Tiểu kết câu trả lời đúng.
Bài tập 2: Sắp xếp các câu sau thành 1 đoạn văn.
- YC HS đánh số 1, 2, 3 để tạo thành đoạn văn.
Bài tập 3: Hãy viết đoạn văn có chứa câu mở đoạn như sau:
- YC HS tự làm bài.
C. Kết luận:
- GV nhận xét giờ học.
- 3 HS lên bảng đọc.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS đọc bài “Con chuồn chuồn nước”.
- Thảo luận nhóm đôi.
- HS phát biểu và thống nhất ý kiến:
Đoạn 1: Ôi chao phân vân. (Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu 1 chỗ.)
Đoạn 2: Còn lại: (Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chú chuồn chuồn.)
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS suy nghĩ, thảo luận theo nhóm bàn.
- Các nhóm nêu, thống nhất câu trả lời.
" Đúng: b, a, c.
- 1 HS đọc lại đoạn văn.
- Tự làm bài.
- Một số HS nêu trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Buổi chiều
Tiết 1: Khoa học. Bài 62: ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. Mục tiêu 
- Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật như: nước, thức ăn, không khí, ánh sáng.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Bàn tay năn bột.
- Phương tiện: Tranh minh họa
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10’
10’
5’
10’
5’
Bước 1: Tình huống xuất phát - nêu vấn đề.
- Nêu quá trình trao đổi chất ở thực vật? 
-Vậy thực vật, động vật cần gì để sống chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
- GV yêu cầu HS nêu những hiểu biết ban đầu của mình về động vật cần gì để sống.
- Cho HS ghi vào vở thí nghiệm, thảo luận nhóm và ghi vào bảng nhóm.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi

Tài liệu đính kèm:

  • docxT31.docx