Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017 - Trần Đức Huân

Tiết 2. Khoa học: Bài 59: NHU CẦU KHOÁNG CHẤT CỦA THỰC VẬT

I. Mục tiêu:

- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.

II. Phương pháp, phương tiện dạy học:

- Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp.

- Phương tiện: + Tranh minh họa trang 118 - 119 phóng to (nếu có điều kiện).

 + Tranh ảnh hoặc bao bì các loại phân bón.

III. Tiến trình dạy học:

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS

 5’

33’

2’ A. Mở đầu:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu nhu cầu nước của thực vật ? Cho ví dụ

- Nhận xét đánh giá.

B. Các hoạt động dạy học:

1. Khám phá: GT, ghi đầu bài lên bảng.

2. Kết nối:

HĐ1: Tìm hiểu vai trò của chất khoáng đối với thực vật.

- Trong đất có các yếu tố nào cần cho sự sống và phát triển của thực vật?

- Khi trồng cây, người ta có phải bón thêm phân cho cây trồng không? Làm như vậy để nhằm mục đích gì?

- Em biết những loài phân nào thường bón cho cây?

- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trang 118.

- Cây cà chua ở hình vẽ trên phát triển như thế nào? Hãy giải thích tại sao?

- Trong quá trình sống, nếu không được cung cấp đầy đủ các chất khoáng, cây sẽ phát triển kém, không ra hoa kết quả được hoặc nếu có, sẽ cho năng suất thấp. Nitơ là chất khoáng quan trọng mà cây cần nhiều.

HĐ2: Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật.

- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết trang 119.

- Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều nitơ?

- Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều phốt pho hơn?

- Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều Kali hơn?

- Em có nhận xét gì về nhu cầu chất khoáng của cây?

- Hãy giải thích vì sao giai đoạn lúa vào hạt không cần bón nhiều phân đạm?

- Quan sát hình 2, nêu cách bón phân cho cây?

- Người ta thường ứng dụng nhu cầu về chất khoáng của cây trồng trong trồng trọt như thế nào?

C. Kết luận:

- Nhận xét giờ học

- 2 HS lên bảng trả lời.

- HS nghe.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi.

- Trong đất có mùn, cát, đất sét, các chất khoáng, xác chết động vật, không khí, nước cần cho sự sống và phát triển của cây.

- Khi trồng cây người ta phải bón thêm các loại phân cho cây vì khoáng chất không đủ cho cây sinh trưởng và phát triển tốt được.

- Đạm, Lân, Kali, NPK, Bắc, Xanh

- HS quan sát và trả lời.

- Cây a phát triển tốt nhất: Cây cao, lá xanh, nhiều quả, quả to và mọng vì cây được bón đủ chất khoáng.

- Cây b phát triển kém nhất: Cây còi cọc, lá bé, thân mềm rũ xuống, cây không thể ra hoa kết quả được vì cây thiếu ni tơ.

- Cây phát triển chậm: Thân gầy, lá bé, cây không quang hợp hay tổng hợp chất hữu cơ được nên ít quả, còi cọc, chậm lớn là do thiếu can xi.

- 2 HS đọc.

- Lúa, ngô, cà chua, rau đay, rau muống, cần nhiều nitơ hơn.

- Lúa, ngô, cà chua cần nhiều phốt pho hơn.

- Cà rốt, khoai lang, khoai tây

- Mỗi loài cây khác nhau có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.

- Vì phân đạm có chứa nitơ. Nitơ cần cho sự phát triển của lá. Lúc này nếu lá lúa quá tốt sẽ dẫn tới sâu bệnh, thân nặng, khi gặp gió to dễ bị gẫy.

- 2 HS nêu.

- Người ta bón phân thích hợp để cho cây phát triển tốt. Bón phân vào giai đoạn thích hợp để cây cho năng suất cao.

 

docx 30 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017 - Trần Đức Huân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề cách tìm tỉ lệ bản đồ 
- GV nhận xét.
Bài tập 2: Viết số thích hợp vào ô chấm.
C. Kết luận:
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng làm bài tập.
- HS nghe.
- Một số HS đọc.
- 2 HS lên bảng nêu
- HS nêu yêu cầu của từng bài tập, tự giải các bài tập.
-1 HS nêu miệng kết quả.
Tiết 2 Luyện từ và câu: §59: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH - THÁM HIỂM
I. Mục tiêu: 
- Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm 
( BT1, BT2); bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm Du lịch - Thám hiểm để viết được đoạn văn viết về du lịch hay thám hiểm(BT3).
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp.
- Phương tiện: Giấy khổ to + bút dạ.
 III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
 2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao phải giữ lịch sự khi yêu cầu đề nghị người khác? Nêu ví dụ
- Nhận xét.
B. Các hoạt động dạy học.
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài lên bảng.
2. Kết nối:
Bài tập1: Cho HS nêu yêu cầu BT.
a. Đồ dùng cần cho chuyến du lịch là:
b. Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan: 
c. Tổ chức nhân viên phục vụ 
d. Địa diểm tham quan du lịch:
Bài tập 2: Cho HS nêu yêu cầu và mẫu:
- Gv n/x chốt câu trả lời đúng.
Bài tập 3: Cho HS nêu y/c.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
C. Kết luận.
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng trả lời.
- HS nghe.
- HS nêu và làm bài theo nhóm.
a. Lều trại, giày thể thao, mũ, quần áo bơi, thiết bị nghe nhạc,
b. Tàu hỏa, ô tô, máy bay, tàu điện, xe buýt, ga tàu, sân bay, 
c. Nhà nghỉ, phòng nghỉ, tuyến du lịch
d. Công viên, hồ, núi, thác nước
- HS nêu yêu cầu của bài tập, thảo luận nhóm bàn.
- Các nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
a. Quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, dao, bật lửa, diêm, vũ khí.
b. Núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa, gió, rát, nóng, ...
c. Can đảm, táo bạo, bền gan, bền chí, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, mạo hiểm.
- HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp tự làm bài.
- Một số HS đọc đoạn văn trước lớp. 
Tiết 3 Chính tả: (Nhớ - viết) §30: ĐƯỜNG ĐI SA PA 
I. Mục tiêu: 
- Nhớ - viết đúng bài CT; biết trình bày đoạn văn trích. 
- Làm đúng các bài tập CT phương ngữ 2 a, bài 3 a. 
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2a
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 1 HS 5 – 6 tiếng có nghĩa bắt đầu bằng tr/ch hoặc có vần ết/ếch
- Nhận xét.
B. Các hoạt động dạyhọc:
1. Khám phá:
 2. Kết nối:
Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn từ Hôm sau  đến hết của bài Đường lên Sa Pa
- GV nhắc các em chú ý cách trình bày đoạn văn, những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả.
- Cho HS nhớ lại đoạn văn, viết bài.
- Yêu cầu HS tự soát lỗi bài
- GV thu nhận xét, chữa 7-10 bài.
- Nhận xét chung bài viết của HS, tuyên dương những HS viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch đẹp
3. Thực hành: 
Bài tập 2 a): Gọi HS đọc yêu cầu của bài
Cho HS trao đổi theo nhóm làm bài
Dán 3 - 4 tờ phiếu cho các nhóm thi tiếp sức
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Bài tập 3 a
- GV tổ chức cho HS thi tiếp sức 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
C. Kết luận:
- Ghi nhớ các từ vừa ôn luyện
- Nhận xét tiết học
-1 HS đọc
- HS lắng nghe, theo dõi SGK.
- 2 – 3 HS đọc thuộc lòng đoạn văn
- thoắt, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn, 
- HS gấp SGK, nhớ và viết chính tả.
- HS đổi chéo vở cho nhau để sóat lỗi.
- HS lắng nghe
- HS đọc đề bài
HS trao đổi làm bài theo nhóm: thêm dấu thanh cho vần để tạo nhiều tiếng có nghĩa
- HS nêu y/c.
- Tổ chức cho hs thi theo tổ.
- Đáp án
a) Thế giới – rộng – biên giới –biên giới – dài
Ngày soạn: 03/04/2017 
Ngày giảng: Thứ tư ngày 05 tháng 4 năm 2017
Buổi sáng
Tiết 1: Toán. §148: ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ
 I. Mục tiêu: 
 - Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
 - Bài tập cần làm bài 1, bài 2 và bài 3 dành cho HS khá giỏi.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
	- Phương pháp: Trực quan, thực hành
	- Phương tiện: Bản đồ
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét bổ sung:
Viết vào ô trống:
Tỉ lệ bản đồ
1 : 100 000
1 :2 000 000
Độ dài thu nhỏ
1 mm
Độ dài thật
 2 000 000m
- Nhận xét.
B. Các hoạt động dạy học
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài lên bảng.
2. Kết nối:
a) Bài toán 1
 - YC hs xem bản đồ trường Mầm Non và nêu bài toán.
+ Trên bản đồ, độ rộng của cổng trường thu nhỏ là bao nhiêu?
+ Tỉ lệ bản đồ là bao nhiêu? 
+ 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
+ 2 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu ngoài thực tế? 
- YC hs trình bày bài giải.
b. Bài toán 2:
- YC hs đọc đề toán
+ Độ dài thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu?
+ Tỉ lệ bản đồ là bao nhiêu? 
+ 1mm trên bản đồ ứng với độ dài thực là bao nhiêu? 
+ 102 mm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu? 
3. Thực hành:
Bài tập1: YC hs làm vào SGK, sau đó đọc kết quả 
Bài tập2: Yc hs làm vào vở, hs lên bảng giải 
C. Kết luận:
- GV nhËn xÐt tiÕt häc.
- 1 HS lên bảng làm bài
- Xem bản đồ 
- Là 2 cm
- Tỉ lệ 1 : 300 
- 300 cm
- 600 cm
- HS giải 
Bài giải
 Chiều rộng thật của cổng trường:
 2 × 300 = 600 (cm)
 600 cm = 6m 
 Đáp số: 6m 
- HS đọc đề toán.
+ Là 102 mm
+ 1 : 1 000 000 
+ 1 mm trên bản đồ ứng với độ dài thực là 1 000 000 mm.
+ Là 102 × 1 000 000 
- Trình bày bài giải 
Bài giải
 Quãng đường Hà Nội - Hải Phòng dài là:
102 ×1 000 000 = 102 000000(km) 
 102 000 000 mm = 102 km 
 Đáp số: 102 km 
- Tự làm bài, sau đó nêu kết quả: 1 000 000 cm; 45 000dm; 100000mm 
- Tự làm bài
 Chiều dài thật của phòng học là:
 4 x 200 = 800 (cm) 
 800 cm = 8m 
 Đáp số: 8m 
Tiết 2. Tập đọc: §60: DÒNG SÔNG MẶC ÁO
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc được đoạn thơ khoảng 8 dòng).
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp.
- Phương tiện: Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.
III. Tiến trình dạy học.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh đọc bài: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất. 
 1) Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? 
2) Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì? 
- Nhận xét.
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài lên bảng.
2. Kết nối:
2.1. Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài.
+ Lượt 1: Luyện phát âm: khuya, nhòa ,vầng trăng, ráng vàng.
- HD nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ
 Nép trong rừng bưởi / lặng yên đôi bờ
 Sáng ra / thơm đến ngẩn ngơ
 Dòng sông đã mặc bao giờ / áo hoa
 Ngước lên / bỗng gặp la đà
 Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai...//
+ Lượt 2: Hd giảng từ : điệu, hây hây, ráng
- Bài đọc với giọng như thế nào?
- Yc hs luyện đọc trong nhóm đôi
- Gọi hs đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm 
2.2. Tìm hiểu bài:
- Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu?
- Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?
- Cách nói "dòng sông mặc áo" có gì hay? 
- Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao? 
3.Thực hành: 
- Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
- Gọi hs đọc lại 2 đoạn của bài
- YC hs lắng nghe, tìm các từ cần nhấn giọng trong bài. 
- Khi đọc cần nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả vẻ đẹp của dòng sông, sự thay đổi màu sắc đến bất ngờ của dòng sông.
- HD hs đọc diễn cảm đoạn 2 
- YC hs nhẩm bài thơ.
- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm. 
C. Kết luận.
- Nêu nội dung bài thơ.
- GV nhận xét giờ học.
- 2 HS ®äc bµi và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe 
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài 
- Luyện cá nhân 
- HS đọc 
- Lắng nghe, giải nghĩa 
- Nhẹ nhàng, ngạc nhiên
- Luyện đọc trong nhóm đôi 
- HS đọc cả bài 
- Lắng nghe 
- Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người đổi màu áo.
- Nắng lên- áo lụa đào thướt tha; trưa - xanh như mới may; chiều tối - màu áo hây hây ráng vàng; Tối - áo nhung tím thêu trăm ngàn sao lên; đêm khuya - sông mặc áo đen; Sáng ra - lại mặc áo hoa ...
- Đây là hình ảnh nhân hóa làm cho con sông trở nên gần gũi với con người. 
- Hình ảnh nhân hóa làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian, theo màu trời. màu nắng, mu cỏ cây.
- Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha. Vì hình ảnh sông mặc áo lụa đào gợi cảm giác mềm mại, thướt tha, rất đúng với một dòng sông.
- HS đọc lại bài thơ 
- Lắng nghe, trả lời: điệu làm sao, thướt tha, bao la, thơ thẩn, hây hây ráng vàng, ngẩn ngơ, áo hoa, nở nhòa, ...
- Nhẩm bài thơ 
- Vài hs thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- Bài thơ là sự phát hiện của tác giả về vẻ đẹp của dòng sông quê hương. Qua bài thơ, mỗi người thấy thêm yêu dòng sông của quê hương mình. 
- HS lắng nghe và thực hiện
Tiết 3. Tập làm văn: §59: LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT
I. Mục tiêu: 
- Nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở (BT1, BT2); 
- Bước đầu biết cách quan sát một con vật để chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó (BT3, BT4)
II. Phương pháp, phương tiện dạy học.
- Phương pháp: Quan sát. thực hành.
- Phương tiện: + Tranh minh họa bài tập đọc 
 + Một tờ giấy khổ rộng viết bài Đàn ngan mới nở 
 + Một số tranh ảnh chó, mèo.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
 2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs lên bảng đọc nội dung cần ghi nhớ, đọc lại dàn ý chi tiết tả một vật nuôi trong nhà. 
- Nhận xét - đánh giá.
B. Các hoạt động dạy học.
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài lên bảng.
2. Kết nối:
HD quan sát
Bài tập 1,2: Gọi hs đọc nội dung BT
- Treo tranh đàn ngan: Đàn ngan mới nở thật là đẹp. Tác giả sử dụng các từ ngữ hình ảnh làm cho đàn ngan trở nên sinh động và đáng yêu thế nào? Chúng ta cùng phân tích.
- Để miêu tả đàn ngan tác giả đã quan sát những bộ phận nào của chúng (HS trả lời, GV gạch chân bằng phấn màu các bộ phận tác giả quan sát) 
- Những câu văn nào miêu tả đàn ngan mà em cho là hay? 
- YC hs ghi vào vở những hình ảnh, từ ngữ miêu tả mà mình thích. 
Bài tập3: Gọi hs đọc yêu cầu
- Kiểm tra việc lập dàn ý của hs
- Khi tả ngoại hình của con chó hoặc con mèo, em cần tả những bộ phận nào? 
- Gợi ý: Các em viết lại kết quả quan sát cần chú ý những đặc điểm để phân biệt con vật em tả khác những con vật cùng loại ở những nét đặc biệt như màu lông, ci tai, bộ ria,... khi tả chú ý chỉ chọn những nét nổi bật. 
Bài tập 4: Gọi hs đọc yc
- Gợi ý: Khi miêu tả con vật ngoài miêu tả ngoại hình, các em còn phải quan sát thật kĩ hoạt động của con vật đó. Mỗi con vật cũng có những tính ...
- Gọi hs đọc kết quả quan sát, ghi kết quả vào 2 cột.
C. Kết luận.
- GD và liên hệ thực tế. 
- Nhận xét giờ học.
Đọc bài và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe 
- HS đọc to trước lớp 
- Quan sát, lắng nghe 
- Hình dáng, bộ lông, đôi mắt, cái mỏ, cái đầu, hai cái chân
- Hình dáng: chỉ to hơn cái trứng một tí.
- Bộ lông: vàng óng, như màu của những con tơ nõn ...
- Đôi mắt: chỉ bằng hạt cườm, đen nhánh hạt huyền, long lanh đưa đi đưa lại như có nước.
- Cái mỏ: màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẻ cũng mềm như thế, ngăn ngắn. 
- Cái đầu: xinh xinh, vàng mượt
- Hai cái chân: lủn chủn, bé tí màu đỏ hồng. 
- Ghi vào vở. 
- HS đọc y/c
- Bộ lông, cái đầu, hai tai, đôi mắt, bộ ria, bốn chân, cái đuôi
- Lắng nghe , ghi nhớ 
- HS đọc y/c
- Lắng nghe, thực hiện 
Hoạt động của con chó
- mỗi lần có người về là vẫy đuôi mừng rối rít
- nhảy chồm lên em
- chạy rất nhanh, hay đuổi gà, vịt ...
- HS lắng nghe và thực hiện
Buổi chiều
Tiết 1. ÔnToán: §59: ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỀ PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại những kiến thức đã học về phân số và tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Luyện tập, thực hành
- Phương tiện: Vở bài tập ôn.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách cộng trừ phân số và cách tìm hai số khi biết tổng hoặc tỉ của hai số đó ?
- Nhận xét.
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài lên bảng.
2. Thực hành:
Bài tập 1: Viết các số thích hợp vào ô trống:
Bài tập 2: Mẹ hơn con 28 tuổi. Tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con. Tính tuổi của mỗi người.
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của bài và làm bài vào vở bài tập.
Bài tập 4:
- HS đọc yêu cầu của bài và làm bài vào vở bài tập.
C. Kết luận:
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS nêu
- HS: Tự làm bài vào vở, theo dõi hướng dẫn thêm cho HS yếu
Hiêu của hai số
12
25
6
Tỉ số của hai số
3/5
1/6
5/3
Số bé
18
5
9
Số lớn
30
30
15
- HS: 1em chữa bài bảng lớp, lớp cùng nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài giải:
 Tổng số phần là:
 5 – 1 = 4 (Phần)
 Tuổi của mẹ là:
 28 : 4 x 5 = 35 (Tuổi)
 Tuổi của con là:
 35 - 28 = 7 Tuổi)
 Đáp số: Mẹ:35; con:7 T
- HS: 1em chữa bài bảng lớp, lớp cùng nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài giải
Hiệu số phần bằng nhau là:
7 - 4 = 3 (phần)
Lớp 4 a trồng được số cây là:
33 : 3 x 4 = 44(cây)
Lớp 4b trồng được số cây là:
44 + 33 = 77 (cây)
 Đáp số: 4a:44; 4b: 77 Cây
- HS: 1em chữa bài bảng lớp, lớp cùng nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài giải
Tổng sô phần bằng nhau là:
5 + 6 = 11 (phần)
Số gạo trong kho thứ nhất là:
121 : 11 x 5 = 55 (Tấn)
Số gạo trong kho thứ hai là:
121 – 55 = 66 (tấn)
 Đáp số: Kho thứ nhất:55 tấn
 Kho thứ hai:66 tấn
Tiết 2: Ôn Tiếng Việt: Luyện viết: VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu:
- Lập dược dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài
- Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn tả cây cối đã xác định.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Luyện tập thực hành.
- Phương tiện: Tranh ảnh một số loài cây.
III.Tiến trình dạy học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
30’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Gv nêu mục tiêu của bài và ghi đầu bài.
2. Thực hành:
- Hướng dẫn hiểu yêu cầu của bài tập:
- GV chép đề bài lên bảng. Gạch dưới những từ quan trọng.
Lưu ý: Chọn tả chỉ một cây trong 3 loại cây trên, một cây thực sự đã quan sát, có tình cảm với cây đó.
- GV yêu cầu hs nêu cây mình định chọn tả.
- Yêu cầu học sinh đọc gợi ý
- GV nêu lại cấu tạo của một bài văn miêu tả đồ vật.
+ Học sinh thực hành viết bài:
- GV quan sát động viên học sinh viết bài.
- Thu và nhận xét.
C. Kết luận.
- GV nhận xét tiết học:
- ChuÈn bÞ bµi sau.
- HS nghe
 Đề bài: Tả một cây có bóng mát 
(hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
- HS nối tiếp nhau nêu cây mình định tả.
- HS đọc nối tiếp các đề bài gợi ý trên.
- Mở bài: 
+ Mở bài gián tiếp
- Thân bài.
+ Tả bao quát chung.
+ Tả chi tiết từng bộ phận.
- Kết bài.
+ Kết bài mở rộng.
- HS thực hành viết bài.
Ngày soạn: 04/4/2017
Ngày giảng: Thứ năm ngày 06 tháng 04 năm 2017
Buổi sáng
Tiết 1. Toán: §149: ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
- Bài tập cần làm bài 1, bài 2 và bài 3 dành cho HS năng khiếu.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
	- Phương pháp: Trực quan, thực hành
	- Phương tiện: Bản đồ
III.Tiến trình dạy học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs lên bảng làm bài tập 3
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài lên bảng.
2. Kết nối:
a) Bài toán 1
- Độ dài thật (khoảng cách giữa 2 điểm A và B trên sân trường) là bao nhiêu mét? 
- Trên bản đồ có tỉ lệ nào?
- Phải tính độ dài nào? Theo đơn vị nào? 
- Làm thế nào để tính? 
- Vì sao phải đổi đơn vị đo của độ dài thật ra xăng-ti-mét? 
- YC hs tự giải bài toán
- Giải thích: Có thể hiểu tỉ lệ bản đồ 
1 : 500 cho biết cứ độ dài thật là 500 cm thì ứng với độ dài trên bản đồ là 1cm. Vậy 2000cm thì ứng với 4 cm trên bản đồ 
b) Bài toán 2
- Gọi hs đọc bài toán
- Bài toán cho biết những gì? 
- Bài toán hỏi gì? 
- Khi giải các em chú ý điều gì? 
- YC hs tự làm bài 
3. Thực hành:
Bài tập1: Gọi hs đọc đề toán
- Các em tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ theo độ dài thật và tỉ lệ bản đồ đã cho rồi viết kết quả vào ô trống tương ứng. Các em lưu ý phải đổi số đo của độ dài thật ra số đo cùng đơn vị đo của độ dài trên bản đồ tương ứng. 
Bài tập 2: Gọi hs đọc đề bài 
- YC hs tự làm bài 
C. Kết luận:
- GD và liên hệ thực tế.
- Nhận xét giờ học.
- HS lên bảng thực hiện
- Lắng nghe 
- Là 20 mét 
- 1 : 500 
- Tính độ dài thu nhỏ tương ứng trên bản đồ, theo đơn vị xăng-ti-mét. 
- Lấy độ dài thật chia cho 500
- Độ dài thu nhỏ theo đơn vị cm thì độ dài thật tương ứng phải là đơn vi cm
- HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp
 Đổi 20 = 2000 cm 
 Khoảng cách giữa hai điểm A và B trên bản đồ là: 2000 : 500 = 4 (cm) 
 Đáp số: 4 cm 
- Lắng nghe 
- HS đọc to trước lớp 
- Quãng đường HN-Sơn Tây dài 41km.
- Tỉ lệ bản đồ là 1 : 1 000 000 
- Quãng đường HN-Sơn Tây thu nhỏ trên bản đồ di bao nhiêu mi-li-mét? 
- Độ dài của quãng đường thật và quãng đường thu nhỏ phải cùng đơn vị đo
- HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp : 41 km = 41 000 000 mm
Quãng đường HN-Sơn Tây trên bản đồ dài là: 
 41 000 000 : 1 000 000 = 41 (mm) 
 Đáp số : 41 mm
- HS đọc đề toán
- Lắng nghe, ghi nhớ thực hiện 
- 5 km = 500 000cm
500 000 : 10 000 = 50 (cm) 
Viết 50 vào chỗ chấm ở cột 1
- 25 m = 25000mm
25 000 : 5 000 = 5 (mm) viết 50 mm vào chỗ trống thứ hai
- 2km = 20000 dm
20 000 : 20 000 = 1 (dm), viết 1 dm vào chỗ trống thứ ba
- HS đọc to trước lớp 
- Tự làm bài 
Bài giải
 12km = 1 200 000 cm 
 Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ dài là:
 1 200 000 : 100 000 = 12 (cm) 
 Đáp số: 12cm 
- Lấy độ dài thật chia cho tỉ lệ trên bản đồ (cùng đơn vị đo) 
Tiết 2: Luyện từ và câu: §60: CÂU CẢM
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND Ghi nhớ).
- Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2), nêu được cảm xúc được bộ lộ qua câu cảm (BT3).
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành
- Phương tiện: Bảng phụ ghi nội dung các bài tập
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
 2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
MRVT: Du lịch-Thám hiểm
- Gọi hs làm lại bài tập 3
- Nhận xét - đánh giá.
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Giớ thiệu mục tiêu bài
2. Kết nối:
2.1. Nhận xét.
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc các BT1,2,3 
- Hai câu văn trên dùng để làm gì? 
- Cuối các câu trên có dấu gì? 
2.2. Ghi nhớ
- Gọi hs đọc ghi nhớ 
3. Thực hành:
Bài tập1: Gọi hs đọc yc BT
- YC hs tự làm bài (phát bảng nhóm cho 2 hs)
- Gọi hs phát biểu ý kiến
- Mời hs dán bảng nhóm, nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Câu kể 
a) Con mèo này bắt chuột giỏi.
b) Trời rét.
c) Bạn Ngân chăm chỉ.
d) Bạn Giang học giỏi 
Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c
- YC hs làm bài theo cặp 
Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c
- Nhắc nhở: Các em cần nói cảm xúc bộc lộ trong mỗi câu cảm. Có thể nêu thêm tình huống nói những câu đó. 
a) Ôi, bạn Nam đến kìa! 
b) Ồ, bạn Nam thông minh quá
c) Trời, thật là kinh khủng! 
C. Kết luận:
- GVnhận xét giờ học
- HS đọc đoạn văn đã viết về hoạt động du lịch hay thám hiểm 
- Lắng nghe 
- HS nối tiếp nhau đọc 
- Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao! dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bô lông mèo
- A! con mèo này khôn thật! dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông mèo. 
- Cuối câu có dùng dấu chấm than 
- Vài hs đọc trước lớp 
- HS đọc y/c
- Tự làm bài 
- Lần lượt phát biểu 
Câu cảm
 - Chà, con mèo này bắt chuột giỏi quá!
- Ôi, trời rét quá!
- Bạn Ngân chăm chỉ quá!
- Chà, bạn Giang học giỏi ghê!
- HS đọc y/c
- HS làm bài nhóm đôi 
a) Trời, cậu giỏi thật! 
- Bạn thật là tuyệt !
- Bạn giỏi quá!...
b) Ôi, cậu cũng nhớ ngày sinh nhật của mình à, thật tuyệt!
- Trời ơi, lâu quá rồi mình mới gặp cậu!
- Trời, bạn làm mình cảm động quá! 
- HS đọc y/c
- Lắng nghe, thực hiện 
a) Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ.
b) Bộc lộ cảm xúc thán phục. 
c) Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.!) 
- Lắng nghe, thực hiện
Tiết 3. Tập làm văn: §60: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu: 
 	- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (BT1); hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng (BT2).
	KNS: - Thu thập, xử lí thông tin.
	- Đảm nhận trách nhiệm công dân.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp. Thực hành
- Phương tiện. Bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
30’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs đọc lại đoạn văn tả ngoại hình con mèo (hoặc con chó) đã viết BT3, hs đọc đoạn văn tả hoạt động của con mèo (hoặc cho chó) đã viết ở BT4 
- Nhận xét - đánh giá.
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: 
- GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng
2. Thực hành:
Bài tập1: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của phiếu 
KNS: - Thu thập, xử lí thông tin.
- Treo tờ phiếu phô tô phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt: CMND ( chứng minh nhân dân) 
- Gợi ý: BT này đặt trong 1 tình huống là em và mẹ đến chơi nhà một bà con ở tỉnh khác. Vì vậy:
+ Ở mục Địa chỉ, em phải ghi địa chỉ của người họ hàng.
+ Ở mục Họ và tên chủ hộ, em phải ghi tên chủ nhà nơi mẹ con em đến chơi.
+ Ở mục 1. Họ và tên, em phải ghi họ, tên của mẹ em.

Tài liệu đính kèm:

  • docxT30 (Đã sửa chữa).docx