Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2017-2018

LỊCH SỬ

NƯỚC VĂN LANG

I. Mục tiêu:

 -Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang : thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ :

 +Khoảng năm 700 TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời .

 +Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.

 + Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng bản.

 + Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu ; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật,

HS khá, giỏi :

 + Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang : Nô tì, Lạc dân, Lạc tướng, Lạc hầu,

 + Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay : đua thuyền, đấu vật,

 + Xác định trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống.

II. Chuẩn bị:

- Tranh một số di vật Đông Sơn, Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

 - Phiếu học tập

 - Bảng thống kê ( chưa điền )

 

doc 32 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t khi đi rừng và tạo cảm giác ấm áp.
Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm2017
Đồng chí Thúy soạn giảng
____________________________________________________________________
Thứ tư ngày 13 tháng 9 năm 2017
TOÁN
LUYỆN TẬP ( Tr16)
I. Mục tiêu:
Đọc, viết được các số đến lớp triệu.
Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
BT cần làm: Bài 1,2 bài 3 ( a,b,c) bài 4 ( a,b). HSKG làm nốt các phần còn lại.
 II. Chuẩn bị: SGK, phiếu HT ghi ND bài 1
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Cho HS chơi trò chơi: “Đố bạn”
- Em viết một số bất kì.
- Em đố bạn đọc được số em vừa viết.
- Em và bạn đổi vai cùng chơi.
2.Thực hành kĩ năng:
Bài 1: Viết theo mẫu:
- BT yêu cầu gì?
- Cả lớp làm vào phiếu học tập.
- Y/c HS chia sẻ KQ trước lớp.
- GVNX
Bài 2: 
- Y/c HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở
- Gọi HS chia sẻ trước lớp.
- GVNX.
Bài 3: Viết số
 - BT yêu cầu gì?
- Cho HS viết số vào bảng con.
- HSKG làm nhanh câu d,e.
- GVNX
Bài 4:
- Y/c HS đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở
- Cho HS chia sẻ trước lớp.
- GVNX
3. Ứng dụng - Dặn dò:
- GVNX tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS chơi trò chơi: “Đố bạn”
- Viết theo mẫu:
HS làm bài vào phiếu học tập.
-HS chia sẻ KQ trước lớp.
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở
- HS chia sẻ trước lớp.
+ 32 640 507: Ba mươi hai triệu sáu trăm bốn mươi nghìn năm trăm linh bảy. 
+ 8 500 658: Tám triệu năm trăm nghìn sáu trăm năm mươi tám. 
+ 830 402 960: Tám trăm ba mươi triệu bốn trăm linh hai nghìn chín trăm sáu mươi. 
+ 85 000 120:Tám mươi lăm triệu không nghìn một trăm hai mươi. 
+ 178 320 005: Một trăm bảy mươi tám triệu ba trăm hai mươi nghìn không trăm linh năm. 
+ 1 000 001: Một triệu không nghìn không trăm linh một. 
- Viết số
- HS viết số vào bảng con.
a/ 613.000.000, b/ 131.405.000 , 
 c/ 512 326 103. 
 d. 86 004 302 e. 800 004 712
- HS đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- HS chia sẻ trước lớp.
Số
Giá trị của chữ số 5
715 638
5000
571 638
500 000
836 571
500
______________________________________________
THỂ DỤC
ĐI ĐỀU. TRÒ CHƠI: “KÉO CƯA LỪA XẺ”
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách đi đều, đứng lại và quay sau.
- Biết cách chơi và tham gia được trò chơi đúng luật.
II. Địa điểm- Phương tiện- Địa điểm: Sân trường
- Phương tiện: Còi + bóng
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động
GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
Chấn chỉnh đội ngũ và trang phục tập luyện
Chơi trò chơi: “Làm theo hiệu lệnh”. 
+ GV nhắc lại cách chơi và luật chơi
+ GV cho HS chơi
Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
2. Hình thành kiến thức mới và thực hành kĩ năng:
Đội hình đội ngũ.
Ôn đi đều, đứng lại, quay sau
 Lần 1 + 2: GV điều khiển cả lớp tập
 Lần 3 + 4: GV chia tổ tập luyện
(GV đi quan sát, nhận xét và sửa chữa cho các em tập sai)
GV tập trung cả lớp rồi cho các tổ thi đua với nhau
GV nhận xét, biểu dương các tổ thi đua tốt
GV cho cả lớp tập: 2 lần để củng cố (GV quan sát, sửa chữa cho những em tập sai)
Trò chơi vận động.
Trò chơi: “Kéo cưa lừa xẻ”.
GV tập hợp HS theo đội hình chơi
GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi
Cho HS ôn lại vần điệu 1- 2 lần
Cho 2 HS làm mẫu
Cho 1 tổ chơi thử
Cho cả lớp thi đua
(GV quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi đúng luật, nhiệt tình)
3.Ứng dụng- Dặn dò:
Cho HS cả lớp chạy đều nối tiếp nhau thành 1 vòng tròn kín, sau đó khép dần thành vòng tròn nhỏ.
Cho HS thả lỏng
GV hệ thống lại bài
GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
GV giao bài tập về nhà.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
HS chơi
Cả lớp hát + vỗ tay
HS ôn luyện
HS tập 
HS tập, tổ trưởng điều khiển tổ mình
Các tổ thi đua trình diễn
HS tập
HS tập hợp
HS đọc vần điệu
HS lên làm mẫu
HS chơi thử
HS thi đua
HS chạy
HS thả lỏng.
HS lắng nghe
______________________________________________
	Chính tả
Nghe- viÕt : CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I.Mục tiêu:
 - Nghe – viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ.
 - Làm đúng bài tập (2) a .
II. Chuẩn bị: - bảng phụ có ghi sẵn bài tập 2a .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Cho HS hát bài : “Bà ơi”
- GVNX và GT tên bài
2. Hình thành kiến thức mới:
- Y/c HS đọc đoạn cần viết.
- Cho HS thảo luận theo nhóm bàn CH sau:
- Bài thơ nói lên điều gì? 
- Cho HS chia sẻ trước lớp.
- Em thấy trong bài viết từ nào dễ viết sai chính tả?
- Gọi 1HS lên bảng viết từ khó. Cả lớp viết vào vở nháp
3. Thực hành kĩ năng:
- Y/c HS đọc bài 1 lần.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc lại cho HS soát lỗi chính tả.
- GV thu 5-7 bài chấm và NX, đánh giá.
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2a: Điền vào chỗ trống l hay n
- GV treo bảng phụ
- Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs tự làm
- Dán bảng chuẩn bị sẵn, gọi lần lượt hs lên điền 
- Chốt lại lời giải đúng: trâu, trê, chích, chim, 
- Gọi 1 hs đọc đoạn văn hoàn chỉnh
- Đoạn văn muốn nói với chúng ta điều gì?
4. Ứng dụng - Dặn dò:
- GVNX tiết học. Dặn HS về nhà viết lại những chữ viết sai lỗi chính tả.
- HS hát bài : “Bà ơi”
- HS đọc đoạn cần viết.
- Tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS nêu: mỏi, lạc, bỗng, , gặp, dẫn,
- 1HS lên bảng viết từ khó. Cả lớp viết vào vở nháp
- HS đọc bài 1 lần.
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lỗi chính tả.
- 1 hs đọc y/c
- HS tự làm bài
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS theo dõi, chữa bài
- HS đọc.
- Ca ngợi cây tre thẳng thắng, bất khuất là bạn của con người
______________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. Mục tiêu:
 Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ , phân biệt được từ đơn và từ phức (Nội dung ghi nhớ ).
Nhận biết từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển ( hoặc sở tay từ ngữ ), điển để tìm hiểu về tư ( BT2, BT3).
II. Chuẩn bị: phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: -Cho HS chơi TC: Ai nhanh, Ai đúng.
- Thi viết đoạn văn có sử dụng dấu hai chấm 
- GVNX và GT bài.
2. Hình thành kiến thức mới:
Nhờ / bạn / giúp đỡ / lại / có / chí / học hành /nhiều / năm / liền / Hanh / là / học sinh / tiến tiến
- Y/c hs đọc câu văn trên bảng
- Mỗi từ được phân cách bằng 1 dấu gạch.
- Cho HS thảo luận theo nhóm bán và thảo luận các câu hỏi sau và yêu cầu HS chia sẻ trước lớp.
- Câu văn có bao nhiêu từ?
- Em có nhận xét gì về các từ trong câu văn trên?
+ Từ gồm có mấy tiếng? 
+ Tiếng dùng để làm gì?
+ Từ dùng để làm gì? 
- GV hỏi 1 số câu hỏi để HS rút ra ghi nhớ
+ Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau tìm từ đơn và từ phức. 
- Nhận xét, khen những HS tìm được nhiều từ. 
3. Thực hành kĩ năng:
Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài. 
- Cho HS trao đổi theo cặp để làm bài vào vở.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp.
- Những từ nào là từ đơn? 
- Những từ nào là từ phức?
- GVNX và chốt bài làm đúng.
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c
- Đưa quyển Từ điển TV và nói: Từ điển TV là sách tập hợp các từ TV và giải thích nghĩa của từng từ. Từ đó có thể là từ đơn hoặc từ phức.
- Y/c HS làm việc trong nhóm đôi để tìm từ đơn, từ phức và ghi vào PHT
- Y/c đại diện nhóm lên dán kết quả.
- GVNX và chốt bài làm đúng.
Bài 3: Cho HS chơi TC “ Thi tìm từ và đặt câu”
- Hai đội chơi, GV và HS cả lớp làm trọng tài
- Cách chơi: Đội 1 nêu lên 1 từ, đội 2 phải xác định là từ đơn hay từ phức và đặt câu. Nếu đội 2 làm đúng được 1 điểm và đổi bên
VD: đội 1 nêu từ đoàn kết; đội 2: từ phức, đặt câu: Đoàn kết là truy của truyền thống quí báu của dân tộc ta.
- GVNX và tuyên dương đội thắng cuộc
4. Ứng dụng- Dặn dò:
- Dặn HSVN học bài và chuẩn bị bài sau
- HS chơi TC: Ai nhanh, Ai đúng.
- 2 HS đọc
-HS thảo luận theo nhóm bán và thảo luận các câu hỏi sau và yêu cầu HS chia sẻ trước lớp.
- 14 từ
- Có những từ gồm 1 tiếng, có những từ gồm 2 tiếng.
+ Từ gồm một tiếng hoặc nhiều tiếng. 
+ Tiếng dùng để cấu tạo nên từ. Một tiếng tạo nên từ đơn, hai tiếng trở lên tạo nên từ phức. 
+ Từ dùng để đặt câu. 
+ Từ đơn là từ gồm có 1 tiếng, từ phức là từ gồm có hai hay nhiều tiếng. 
- HS đọc phần Ghi nhớ. 
+ Từ đơn: nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là
+ Từ phức: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
- 1 hs đọc y/c
- HS trao đổi theo cặp để làm bài vào vở.. 
- HS chia sẻ trước lớp.
 Rất /công bằng/ rất/thông minh
Vừa/độlượng/lại/đatình/đa mang./
+ rất, vừa, lại
+ công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.
- HS đọc y/c
- HS làm việc trong nhóm đôi để tìm từ đơn, từ phức .
- Đại diện nhóm lên dán và đọc kết quả 
+ Từ đơn: vui, buồn, ngủ, xem, gió
+ Từ phức: ác độc, nhân hậu, đoàn kết,
HS chơi TC “ Thi tìm từ và đặt câu”
VD
+ Hôm qua em ăn rất no. 
+ Bọn nhện thật độc ác. 
+ Nhân dân ta có truyền thống đoàn kết. 
+ Em bé đang ngủ. 
+ Em nghe dự báo thời tiết. 
+ Bà em rất nhân hậu. 
_______________________________________________
KHOA HỌC
VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM, CHẤT BÉO
I. Mục tiêu:
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng,tôm, cua,..), chất béo (mỡ, dầu, bơ,.).
- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
+ Chất béo giúp năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A,D,E,K.
II. Chuẩn bị:Hình trang 12,13
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Cho HS chơi TC : “ Truyền điện” 
- Em hãy kể tên những thức ăn hằng ngày có chứa chất đạm, chất béo.
- GVNX và dẫn dắt GT bài
2. Hình thành kiến thức mới:
*Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo.
- Cho HSQST hình trong SGK trang 12,13 và thảo luận theo nhóm bàn. Hai em ngồi cùng bàn hãy nói cho nhau nghe tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (chất béo) có trong hình trang 12,13 SGK 
- Y/C HS chia sẻ trước lớp.
- Khi ăn cơm với thịt, cá, rau xào em cảm thấy thế nào?
Kết luận: mục bạn cần biết/12,13SGK
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
3. Thực hành kĩ năng:
Cho HS chơi trò chơi "Đi tìm nguồn gốc của các loại thức ăn"
 - Hỏi: Thịt gà có nguồn gốc từ đâu?
- Đậu đũa có nguồn gốc từ đâu?
- Để biết mỗi loại thức ăn thuộc nhóm nào và có nguồn gốc từ đâu cả lớp mình sẽ thi xem nhóm nào biết chính xác điều đó nhé.
- Các em hãy làm việc nhóm 4 lựa chọn và viết đúng tên thức ăn vào cột thích hợp. 
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Tổng kết cuộc thi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Pho-mát là một loại thức ăn được chế biến từ sữa bò, chứa nhiều chất đạm. Bơ cũng là một thức ăn được chế biến từ sữa bò nhưng lại chứa nhiều chất béo.
- Thức ăn có chứa chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ đâu?
Kết luận: Thức ăn chứa nhiều chất béo và chất đạm đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
4. Ứng dụng - Dặn dò:
- GVNX tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS chơi TC : “ Truyền điện” 
- HS chia sẻ trước lớp.
+ Những thức ăn chứa nhiều chất đạm: trứng, cua, thịt heo, đậu, cá, ốc, tôm, vịt.
+ Những thức ăn chứa nhiều chất béo: dầu ăn, mỡ, đậu, lạc, dừa, vừng.
- Rất ngon miệng.
- 3 HS đọc
- Từ động vật
- Từ thực vật
- HS lắng nghe và tiến hành hoạt động trong nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày:
+ Thức ăn chứa nhiều chất đạm có nguồn gốc từ thực vật: đậu cô-ve, đậu phụ, đậu đũa
+ Thức ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc thực vật: dầu ăn, lạc, vừng.
+ Thức ăn chứa nhiều chất đạm có nguồn gốc từ động vật: thịt bò, tương, thịt lợn, pho mát, thịt gà, tôm.
+ Thức ăn nhiều chất béo có nguồn gốc động vật: bơ, mỡ
____________________________________________________________________
Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2017
MĨ THUẬT
Đồng chí Thơ soạn giảng.
Toán
DÃY SỐ TỰ NHIÊN ( tr 19)
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
- BT cần làm bài 1,2,3,4a. HSKG làm nhanh bài 4(b,c)
II. Chuẩn bị: - Vẽ sẵn tia số lên bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Cho HS hát 1 bài
2. Hình thành kiến thức mới:
- Em hãy kể những số đã học. 
- Ghi bảng các số HS kể là số tự nhiên, không phải thì ghi riêng ra một góc.
- Gọi HS đọc các số vừa kể
- Giới thiệu: Các số 5,8,13,45,567,... được gọi là các số tự nhiên
- Hãy kể thêm một vài STN khác
- Chỉ các số đã viết riêng và nói: Đây không phải là STN
- Yêu cầu HS viết các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0?
- Gọi HS chia sẻ trước lớp
- Giới thiệu: Các STN sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0 được gọi là dãy STN.
- GV viết bảng một số dãy số và gọi hs nhận biết đâu là dãy STN.
+ 1,2,3,4,5,6,7,8,9,....
+ 0,1,2,3,4,5,6.
+ 0,5,10,15,20,25,30,...
+ 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,...
- Cho HS quan sát tia số trên bảng phụ, giới thiệu: Đây là tia số biểu diễn STN
- Điểm gốc của tia số ứng với số nào?
- Mỗi điểm trên tia số ứng với gì?
- Các STN được biểu diễn trên tia số theo thứ tự nào?
- Cuối tia số có dấu gì?
* Giới thiệu một số đặc điểm của dãy STN
- Y/c HS nhìn tia số, hỏi:
+ Khi thêm 1 vào số 0 ta được số nào?
+ Số 1 đứng ở đâu so với số 0?
....Giới thiệu: Khi thêm 1 vào bất kì số nào trong dãy STN ta cũng được số liền sau của số đó. Như vậy dãy STN có thể kéo dài mãi. Như vậy không có STN lớn nhất.
- Gọi HS nêu ví dụ
- Bớt 1 ở 2 được mấy? số này đứng ở đâu so với 2?
- Bớt 1 ở 1 được mấy?
- Bớt 0 ở 0 được số nào?
KL: Vậy số 0 là STN nhỏ nhất, không có STN nào nhỏ hơn 0.
- 7+1 = mấy? , 8 - 1 = mấy?
- Vậy 2 STN liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị?
3.Thực hành kĩ năng:
Bài 1: - Gọi HS đọc bài tập 1
Cho HS tự làm vào vở.
- Yêu cầu HS chia sẻ trước lớp.
- Muốn tìm số liền sau của một số ta làm thế nào?
- GVNX
Bài 2: - Gọi HS đọc YCBT.
- BT yêu cầu gì?
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Yêu cầu HS chia sẻ trước lớp.
- Muốn tìm số liền trước của một số ta làm thế nào?
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- BT yêu cầu gì?
 - Cho HS làm vào vở.
- Gọi HS chia sẻ cách làm.
- Hai STN liên tiếp hơn kém bao nhiêu đơn vị?
- GVNX và chốt kết quả đúng.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- HS tự làm câu a vào vở và HSKG làm nhanh câu b,c
- Gọi HS chia sẻ cách làm của câu a
- Gọi HSKG chia sẻ cách làm của câu b,c
- GVNX và chốt KQ đúng.
4. Ứng dụng - Dặn dò:
- GVNX tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS hát 1 bài
 - 2,3 hs kể: 5, 8 , 13, 45, 567,...
- 3 hs lần lượt đọc
- lắng nghe
- 4,5 HS kể trước lớp
-HS viết các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0
0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,....98,99,100,...
- HS lắng nghe
- HSTL:
+ Không phải là dãy STN vì thiếu số 0
+ Không phải là dãy STN vì sau số 6 có dấu (.). Dãy số này thiếu các STN lớn hơn 6
+ Không phải là dãy STN vì thiếu các số ở giữa 5 và 10, giữa 10 và 15,...
+ Là dãy STN
- Số 0
- Ứng với 1 STN
- Theo thứ tự từ bé đến lớn
- Cuối tia số có dấu mũi tên thể hiện tia số còn tiếp tục biểu diễn các số lớn hơn.
+ Thêm 1 vào số 0 ta được số 1
+ Số 1 là số đứng liền sau số 0
- HS nêu ví dụ: thêm 1 vào 100 được 101, thêm 1 vào 101 được 102,...
- Bớt 1 ở 2 được 1, số này đứng liền trước 2
- Bớt 1 ở 1 được 0
- Không bớt được 
- 7 + 1 = 8, 8 - 1 = 7.
- Hai STN liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.
- HS đọc y/c BT
HS tự làm vào vở.
- HS chia sẻ trước lớp
6, 7 29, 30 99, 100 
100, 101 1000, 1001
- Ta lấy số đó cộng với 1 1
HS nêu
- HS đọc y/c BT
- HSTL
- HS thảo luận
- HS chia sẻ trước lớp.
- Ta lấy số đó trừ đi 1
- HS đọc y/c BT
- HSTL
- HS làm vào vở.
- HS chia sẻ cách làm
a. 4, 5, 6 b. 86, 87, 88 
 c. 896, 897, 898 d, 9, 10, 11 
 e. 99, 100, 101 g. 9998, 9999, 10000 - Hai STN liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
- HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài 
- HS chia sẻ cách làm của câu a
a. 909, 910, 911, 912, 913, 914, 915, 916
- HSKG chia sẻ cách của câu b,c
b. 0,2, 4, 6, 8, 10,12,14,16,18,20.
c. 1,3,5,7,9,11,13,15,17,19,21.
- HSNX
______________________________________________
Tập làm văn
KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT
I. Mục tiêu:
- Biết được hai cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện ( ND ghi nhớ ).
- Bước đầu biết kể lại lời nói , ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp ( BT mục III ).
II. Chuẩn bị : phiếu học tập 
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Cho HS vận động theo bài hát
2. Hình thành kiến thức mới:
 Bài 1: Cho HS thảo luận theo nhóm 4 để tìm những câu văn ghi lại lời nói, ý nghĩ của cậu bé trong câu chuyện Người ăn xin vào PHT. 
- Y/c HS chia sẻ trước lớp
- Nhận xét, khen những HS tìm đúng các câu văn. 
 Bài 2: Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu?
+ Nhờ đâu mà em đánh giá được tính nết của cậu bé?
Bài 3
- Y/c HS thảo luận nhóm đôi để hoàn thành y/c.
- Gọi HS trình bày kết quả
- Nhận xét, kết luận và viết câu TL vào cạnh lời dẫn.
Cách a) Tác giả dẫn trực tiếp - Các từ xưng hô (ông - cháu)
Cách b) Tác giả thuật lại gián tiếp - người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão
- Ta cần kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để làm gì?
- Có những cách nào để kể lại lới nói và ý nghĩ của nhân vật?
- GVNX và gợi ý để HS rút ra ghi nhớ
- Y/c HS đọc lại ghi nhớ
3. Thực hành kĩ năng:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc y/c
- Các em dùng viết chì gạch 1 gạch dưới lời dẫn trực tiếp, 2 gạch dưới lời dẫn gián tiếp.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp.
- Dựa vào đâu em nhận ra lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?
- GVNX
Bài 2: Gọi HS đọc y/c
- Khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp cần chú ý những gì?
- Y/c hs thảo luận nhóm đôi để hoàn thành
- Gọi đại diện nhóm lên dán bài làm của mình
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bài 3: 
- Gọi hs đọc y/c
- Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp cần chú ý những gì?
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp.
- GVNX
4. Ứng dụng - Dặn dò:
- Ta cần kể lời nói, ý nghĩ của nhân vật để làm gì?
- GVNX tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS vận động theo bài hát
- HS thảo luận theo nhóm 4 để tìm những câu văn ghi lại lời nói, ý nghĩ của cậu bé trong câu chuyện Người ăn xin vào PHT.
- HS chia sẻ trước lớp
- Lời nói của cậu bé: Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. 
- Ý nghĩ của cậu bé:
+ Chao ôi ! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
+ Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão 
- HSNX
- Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên cậu là người nhân hậu, giàu tình thương yêu con người và thông cảm với nỗi khốn khổ của ông lão.
+ Nhờ lời nói và suy nghĩ của cậu
- 2 HS nối tiếp nhau đọc
- HS làm việc nhóm đôi
- HS nối tiếp nhau phát biểu:
- Để thấy rõ tính cách của nhân vật
- Có 2 cách: Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
- HS rút ra ghi nhớ.
- 3,4 HS đọc trước lớp
- HS đọc lại ghi nhớ
- HSđọc y/c
- HS làm bài
+ Lời dẫn gián tiếp: Bị chó sói đuổi
+ Lời dẫn trực tiếp:
Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại
+Theo tớ, tốt nhật là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ.
- HS chia sẻ trước lớp.
+ Lời dẫn trực tiếp là câu trọn vẹn được đặt sau dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch ngang đầu dòng hay dấu ngoặc kép.
+ Lời dẫn gián tiếp đứng sau các từ: rằng, là và dấu hai chấm
- HS đọc y/c
- Thay đổi từ xưng hô và đặt lời nói trực tiếp vào sau dấu hain chấm kết hợp với dấu gạch đầu dòng hoặc dấu ngoặc kép.
- HS làm việc nhóm đôi
- HS nêu bài làm của mình
- HS đọc y/c
- Thay đổi từ xưng hô, bỏ dấu ngợac kép hoặc dấu gạch đầu dòng, gộp lại lời kể với nhân vật.
- HS tự làm bài.
- HS chia sẻ trước lớp.
- Bác thợ hỏi Hòe là cậu có thích làm thợ xây không. Hòe đáp rằng Hòe thích lắm.
- HSNX
- HS nêu.
______________________________________________
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT
I. Mục tiêu: 
- Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả tục ngữ, thành ngữ và từ Hán việt thông dụng ) về chủ điểm Nhân hậu – Đoàn kết ( BT2, BT3, BT4); biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác (BT1).
II. Chuẩn bị: PHT 
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: Cho HS hát
2. Thực hành kĩ năng:
Bài 1:
- Cho HS thi tìm nhanh các từ có chứa tiếng hiền và các từ có chứa tiếng ác.
- Mỗi đội sẽ cử người chơi tiếp sức lên viết từ chứa tiếng ác và từ chứa tiếng hiền. Các từ cần viết là từ phức. Trò chơi diễn ra trong vòng 5 -6 phút. Đội nào viết đúng nhiều từ là đội đó sẽ chiến thắng.
- Hỏi HS về nghĩa của các từ vừa tìm được.
- Gv tổng kết . tuyên dương đội thắng cuộc
* Từ chứa tiếng hiền
Hiền dịu, hiền đức, hiền lành, hiền hậu, hiền thảo, hiền khô, hiền thục, hiền lương, hiền từ.
* Từ chứa tiếng ác
Hung ác, ác độc, ác nghiệt, ác chiến, tội ác, ác quỷ, ác mộng, tàn ác, ác hiểm, ác tâm,
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c
- Y/c HS thảo luận nhóm đôi làm bài 
- Gọi HS nêu kết quả bài làm của mình.
- GVNX
Bài 3: 
- Gọi HS đọc y/c 
- Y/c HS tự làm bài
- Gọi HS đọc lần lượt từng câu
- GV chốt lại lời giải đúng
Bài 4: 
- Gọi HS đọc y/c
- Muốn hiểu được các thành ngữ, tục ngữ em phải hiểu được cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
+ Nghĩa đen là nghĩa nổi lên trong câu
+ Nghĩa bóng là nghĩa suy ra từ nghĩa đen (khuyên ta)
- Gọi lần lượt hs nêu nghĩa đen và nghĩa bóng của từng câu
- Cả 4 câu thành ngữ trên nằm trong chủ điểm nào?
- Gọi hs đọc câu thành ngữ.
4. Ứng dụng- Dặn dò:
- Dặn HSVN học bài và chuẩn bị bài sau
- HS hát
- HS thi tìm nhanh các từ có chứa tiếng hiền và các từ có chứa tiếng ác.
+ hiền thục: 
+ hiền lương: 
+ hiền đức: 
+ ác khẩu: 
+ ác chiến: 
- 1HS đọc y/c
- HS thực hiện trong nhóm đôi
- Đại diện nhóm đọc kết quả của mình.
tàn ác, hung ác, độc ác, tàn bạo, đè nén, áp bức, chia rẽ
- 1 HSđọc 
- HS tự làm bài 
- Lần lượt HS đọc từng câu,
 a) Hiền như bụt. (hoặc đất) 
b) Lành như đất. (hoặc bụt)
c) Dữ như cọp. 
d) Thương nhau như chị em ruột. 
- HSNX
- HS đọc YC
- lắng nghe
- HS lần lượt nêu, hs khác nhận xét.
- Nhân hậu-đoàn kết
- 4 hs đọc lần lượt các câu thành ngữ
____________________________________________
KHOA HỌC
VAI TRÒ CỦA VI-TA-MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ
I. M

Tài liệu đính kèm:

  • docBang_don_vi_do_khoi_luong.doc