Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2012-2013

 Tập đọc (Tiết 5 )

THƯ THĂM BẠN

I - MỤC TIU:

 -Bước đầu biết đọc diễn cảm 1 đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nổi đau của bạn

- Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.( trả lời dược các câu hỏi SGK)

- Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.

-GDBVMT: Lũ lụt gy ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.(Phần Củng cố).

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh học bài đọc.

Bảng phụ viết câu cần hướng dẫn đọc.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS

1/ Kiểm tra bài cũ:

Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình và trả lời câu hỏi:Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối bài ý nói gì?

Nhận xt.

2/Bài mới:

*Giới thiệu bài: Thư thăm bạn.

*Luyện đọc và đọc và tìm hiểu bài:

 Luyện đọc:

HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài

+Đoạn 1: từ đầu đến chia buồn với bạn.

+Đoạn 2: tiếp theo đến những người bạn mới như mình.

+Đoạn 3: phần còn lại.

+Kết hợp giải nghĩa từ:

- GV đọc diễn cảm bài văn

 Tìm hiểu bài:

+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.

Các hoạt động cụ thể:

Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.

Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.

 -Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?

 -Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì

Tìm những từ cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?

 Tìm những câu thơ cho biết bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?

Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư?

*Hướng dẫn đọc diễn cảm

+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài. (từ đầu cho đến chia buồn với bạn)

- GV đọc mẫu

3/Củng cố:

Bức thư cho em điều gì về tình cảm của bạn Lương đối với bạn Hồng?

-GDBVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.

4/Tổng kết dặn dò:

Nhận xét tiết học.

Chuẩn bị bài tiếp theo.

-3 HS đọc và trả lời cu hỏi.

-Lắng nghe.

-Học sinh đọc 2-3 lượt.

-Học sinh đọc nối tiếp đoạn.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Một, hai HS đọc bài.

Các nhóm đọc thầm.

Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS trả lời.

Đọc 6 dòng đầu.

+Không. Lương chỉ biết bạn Hồng khi đọc báo Thiếu niên Tiền phong.

+Để chia buồn với Hồng.

+Hôm nay đọc báo Tiền phong, mình rất xúc động biết ba của Hồng đã hy sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn. Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi

+Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm: Chắc là Hồng cũng tự hào nước lũ.

Lương khuyên Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau : Mình tin rằng theo gương ba nỗi đau này.

Lương làm cho Hồng yên tâm: Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình.

+Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi ngườinhận thư. Những dòng cuối thư ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cảm ơn, hứa hẹn, kí tên, ghi rõ tên người viết thư

- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.

Đọc đoạn còn lại.

-Từng cặp HS luyện đọc

-Một vài HS thi đọc diễn cảm.

3 học sinh đọc

+Giàu tình cảm, biết giúp bạn

-Lắng nghe.

-Lắng nghe.

 

doc 44 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Cho học sinh xem xét và trả lời.
Kết luận .
* Từ chỉ gồm 1 tiếng là từ đơn 
* Từ phức là từ gồm nhiều tiếng
- Giáo viên lưu ý học sinh 
* Từ có nghĩa khác có một số từ không có nghĩa do đó phải kết hợp với một số tiếng khác mới có nghĩa .
Ví dụ : bỏng – xuý
- Theo em tiếng dùng để làm gì ?
- Từ dùng để làm gì ?
- Sau khi học sinh trả lời giáo viên nhận xét và kết luận .
* Tiếng cấu tạo nên từ .Từ dùng để tạo thành câu .
Hoạt động 2: Hướng dẫn học phần ghi nhớ
- Giáo viên cho học sinh đọc nhiều lần phần ghi nhớ .
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1: 
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập .
- Cả lớp trao đổi và làm theo nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày từ nào một tiếng, từ nào hai tiếng và đọc to từ đó .
Bài tập 2: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tra từ điển và ghi lại 3 từ đơn , 3 từ phức .
- Giáo viên nhận xét và yêu cầu học sinh đặt câu.
Bài tập 3: 
HS đặt câu với một từ đơn và một từ phức vừa tìm được . 
3/Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ
Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ
-HS báo cáo bài làm ở nhà.
-Lắng nghe
- Nhóm thực hiện thảo luận .
- Học sinh đếm và nêu lên 
- Học sinh nhận xét 
- Nhiều học sinh nhắc lại
-Tiếng dùng để cấu tạo từ.
-Từ dùng để tạo thành câu.
- Học sinh nhận xét và nêu theo ý mình.
- 5 học sinh đọc phần ghi nhớ.
- 1 học sinh đọc .
- Nhóm trình bày
Học sinh tra từ điển.
HS nối tiếp nhau làm bài của mình. 
-Lắng nghe.
MÔN:KHOA HỌC
BÀI 5: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO 
I-MỤC TIÊU:
-Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt cá, trứng, tơm, cua), chất béo (mỡ, dầu bơ, ).
- Nêu được vai trị của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
 + Chất đạm giúp xây dựng và đởi mới cơ thể.
 + Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thu vi-ta-min A, D, E, K.
THBVMT: Con người cần đến khơng khí, thức ăn, nước uống từ mơi trường.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 12, 13 SGK.
-Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
1. Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất đạm
Thứ tự
Tên thức ăn chứa nhiều chất đạm
Nguồn gốc thực vật
Nguồn gốc động vật
1
Đậu nành (Đậu tương)
x
2
Thịt lợn 
x
3
Trứng 
x
4
Thịt vịt 
x
5
Cá 
x
6
Đậu phụ 
x
7
Tôm 
x
8
Thịt bò 
x
9
Đậu Hà Lan 
x
10
Cua, ốc
x
2. Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất béo 
Thứ tự
Tên thức ăn chứa nhiều chất béo
Nguồn gốc thực vật
Nguồn gốc động vật
1
Mỡ lợn 
x
2
Lạc 
x
3
Dầu ăn 
x
4
Vừng (mè) 
x
5
Dừa 
x
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1/Bài cũ:
Có mấy cách để phân loại thức ăn? Đó là những cách nào?Chất bột đường có vai trò như thế nào?
2/ Bài mới:
*Giới thiệu: Bài “Vai trò của chất đạm và chất béo”
*Phát triển:
Hoạt động 1:Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo 
-Hãy nhìn vào hình ở trang 12,13 và xem có những loại thức ăn nào và thức ăn nào chứa nhiều chất đạm và chất béo.
-Ở hình trang 12 có những thức ăn nào giàu chất đạm?
-Hằng ngày em ăn những thức ăn giàu chất đạm nào?
-Tại sao hằng ngày chúng ta cần ăn những thức ăn giàu chất đạm?
-Ở hình trang 13 có những thức ăn nào giàu chất béo?
-Kể tên những thức ăn hằng ngày giàu chất béo mà em thích ?
-Thức ăn giàu chất béo có vai trò như thế nào?
Kết luận:
-Chất đạm tham gia xay dựng và đổi mới cơ thể :làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị huỷ hoại và tiêu mòn trong hoạt động sống. Vì vậy, chất đạmrất cần cho sự phát triển của trẻ em. Chất đạm có nhiều ở thịt, ca,ù trứng, sữa, sữa chua,pho mát, đậu, lạc, vừng.
-Chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min:A, D, E, K.Thức ăn giàu chất béo là dầu ăn, mỡ lợn, bơ, một số thịt cá và một số hạt có nhiều dầu như vừng, lạc, đậu nành.
*Hoạt động 2:Xác định nguồn gốc thức ăn chứa nhều chất đạm và chất béo 
-Chia nhóm phát phiếu học tập (Kèm theo)
3/Củng cố:
-Chất đạm có vai trò thế nào?
-Chất béo có vai trò thế nào?
GD: Con người cần đến khơng khí, thức ăn, nước uống từ mơi trường.
4/Dặn dò:
Chuẩn bị bài sau: Vai trị vi-ta-min, chất khống và chất xơ. 
nhận xét tiết học.
-Cĩ 2 cách phân loại thức ăn. Đĩ là phân theo nguồn gốc (ĐV-TV) và theo lượng các chất dinh dưỡng. Chất bộ đường cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hỗt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.
-Lắng nghe
-Kể ra: thịt lợn, vịt quay, dậu nành, mỡ lợn, dầu thực vật,..
-thịt lợn, vịt quay, dậu nành 
-thịt, cá, trứng-
-Cĩ nhiều dinh dưỡng
-Mỡ lợn, dầu thực vật, lạc, vừng, dừa
-HS tự nêu
-Đọc mục “Bạn cần biết “
-Lắng nghe.
-Họp nhóm hoàn thành phiếu học tập.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm phiếu, các nhóm khác bổ sung.
-Chất đạm tạo ra những tế bào mới cho cơ thể.
-Chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K.
-Lắng nghe.
Tập đọc (Tiết 6 )
 NGƯỜI ĂN XIN
I - MỤC TIÊU: 
 - Giọng đọc nhẹ nhàng,bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật
 - Hiểu được nội dung ý nghĩa truyện: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.( Trả lời đượcCH 1,2,3 SGK)
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh hoạ bài đọc.
Bảng phụ ghi sẵn câu hỏi luyện đọc diễn cảm. 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
1/ Kiểm tra bài cũ: 
Học sinh đọc bài Thư thăm bạn và trả lời câu hỏi 1.2.3 trong bài.
2/ Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Người ăn xin.
* Luyện đọc: 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: Từ đầu đến cầu xin cưới giúp.
+Đoạn 2: Tiếp theo đến không có gì để cho ông cả.
+Đoạn 3: Phần còn lại.
HS đọc phần chú thích cuối bài.
+Kết hợp giải nghĩa từ: tài sản, lẩy bẩy, khản đặc, 
- GV đọc diễn cảm bài văn giọng nhẹ nhàng, thương cảm, đọc phân biệt lời nhân vật. 
* Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
Các hoạt động cụ thể:
-Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào
-Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin như thế nào? 
-Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói “Như vậy là cháu đã cho lão rồi ”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? 
Sau câu nói của ông lão, cậu bé cũng cảm thấy nhận được gì từ ông ?
Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- GV đọc mẫu
3/ Củng cố: 
Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
4/ Tổng kết dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Một người chính trực. 
-3 HS thực hiện
-Học sinh đọc 2-3 lượt.
-Học sinh đọc nối tiếp đoạn
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
-HS đọc đoạn 1
+Oâng lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay sưng húp bẩn thỉu, giọng rên rĩ cầu xin.
-HS đọc đoạn 2 
Hành động: Rất muốn cho ông lão một thứ gì đó nên cố gắng lục tìm hết túi nọ, túi kia. Nắm chặt lấy bàn tay ông lão. Lời nói: Xin ông lão đừng giận.Hành động và lời nói của câu bé chứng tỏ cậu chân thành thương xót ông lão, tôn trọng ông lão, muốn giúp đỡ ông. 
+Oâng lão nhận được tình thương, sự thông cảm và tôn trọng của cậu bé qua hành động cố gắng tìm quà tặng, qua lời xin lỗi chân thành, qua cái nắm tay rất chặt. 
+Nhận được lòng biết ơn, sự đồng cảm: hiểu tấm lòng của cậu. 
HS đọc đoạn còn lại.
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
3 học sinh đọc 
-Con người phải biết thương yêu nhau.
-Lắng nghe.
TOÁN
TIẾT 13: LUYỆN TẬP (TR17)
I - MỤC TIÊU:
- Đọc viết thành thạo các số đến lớp triệu.
- Nhận biết được giá trị của mỡi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	Bảng phụ viết BT3, bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/Bài cũ: Luyện tập
2/Bài mới: 
*Giới thiệu: 
Hoạt động 1: Thực hành
Bài tập 1: Nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số
HS tự làm, sau đó giáo viên sửa một số phần. 
Bài tập 2 a,b:
GV cho HS tự phân tích và viết số vào vở. Sau đó học sinh kiểm tra chéo lẫn nhau. 
Bài tập 3 a:
HS đọc số liệu về số dân của từng nước. Sau đó trả lời trong sách giáo khoa.
Bài tập 4:
HS đếm thêm từ 100 triệu đến 900 triệu
Nếu đếm như trên thì số tiếp theo số 900 triệu là số nào? 
1000 triệu còn gọi là 1 tỷ. 1tỷ được viết là 1000 000 000.
Nếu nói 1 tỷ đồng, tức là nói bao nhiêu triệu đồng 
 Các bài tập còn lại dành cho Hskhá, giỏi.
3/Củng cố-Dặn dị:
 GV ghi 4 số có sáu, bảy, tám, chín chữ số vào thăm
Đại diện nhóm lên ghi số, đọc số & nêu các chữ số ở hàng nào, lớp nào?
Chuẩn bị bài: Dãy số tự nhiên
-Lắng nghe.
-HS đứng tại chỗ đĩc và nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số, lớp theo dõi. 
-HS làm bài vào vở,
HS sửa & thống nhất kết quả
-HS lên bảng làm bài, lớp NX.
HS sửa
-HS thực hiện trong SGK
1000 triệu 
HS làm bài
HS sửa bài
Tức nói 1000 triệu đồng. 
HS làm bài. 
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV
-lắng nghe.
ĐỊA (Tiết 3)
BÀI: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một số tên dân tộc ít người ở Hoang Liên Sơn: Thái, Nông, Dao,
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn:
+ Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng. Trang phục các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ,
THBVMT: Gd hs biết bảo vệ mơi trường để mơi trường khơng chống lại con người.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở vùng núi 
 Hoàng Liên Sơn
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/Bài cũ: Dãy núi Hoàng Liên Sơn
Hãy chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ tự nhiên Việt Nam & cho biết nó có đặc điểm gì?
Khí hậu ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn như thế nào?
GV nhận xét
2/Bài mới: 
*Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
Dân cư ở vùng núi Hoàng Liên Sơn đông đúc hơn hay thưa thớt hơn so với vùng đồng bằng?
Kể tên các dân tộc ít người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
Hãy giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được gọi là các dân tộc ít người?
Người dân ở khu vực núi cao thường đi bằng phương tiện gì ? Vì sao?
GVsửa chữa & giúpHS hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
 -Bản làng thường nằm ở đâu?
 -Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
 -Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
- Vì sao họ làm nhà sàn để ở?( HSKG)
-Hiện nay nhà sàn ở vùng núi đã có gì thay đổi so với trước đây?
GVsửa chữa &giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
-Chợ phiên là gì? Nêu những hoạt động trong chợ phiên?
-Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ? Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hoá này? (dựa hình 3)
- Lễ hội của các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì?
- Mô tả trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 4, 5, 6
- GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 3/Củng cố 
GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn
Gd hs biết bảo vệ mơi trường để mơi trường khơng chống lại con người
4/Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hồng Liên Sơn.
-2 HS chỉ vị trí của dãy núi HLS và đặc điểm là dãy núi cao, đồ sộ, đủinh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng hẹp và sâu.
- Khí hậu lạnh quanh năm
-Lắng nghe.
HS trả lời kết quả trước lớp
+Sống thưa thớt
+Xếp thứ tự các dân tộc (Dao, Thái, Mông) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
+Số dân sống thưa thớt
+Đi bằng ngưa hoặc đi bộ vì giao thơng chủ yếu là đường mịn, núi cao đi lậi khĩ khăn.
HS hoạt động nhóm
Đại diện nhóm trình bày trước lớp
+Bàn làng nằm ở sườn núi
+Bản cĩ ít nhà.
+Vật liệu nhà sàn gồm cĩ: gỗ, tre, nứa
+Phịng ẩm thấp và tránh thú dữ.
HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn.
-3Hs nêu
-Lắng nghe.
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 5 : KỂ LẠI LỜI NÓI , Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT 
I - MỤC TIÊU :
 - Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện (NDghi nhớ)
-Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách :trực tiếp và gián tiếp .BT1 MỤC 3)
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ & 2 màu phấn khác nhau để viết 2 cách dẫn lời khác nhau: lời nói trực tiếp & lời nói gián tiếp ở câu 3 phần Nhận xét.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/Bài cũ: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ?
Khi cần tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì?
Lấy ví dụ về cách tả ngoại hình nhân vật trong truyện “Người ăn xin”?
GV nhận xét
2/Bài mới: 
*Giới thiệu: 
Trong văn kể chuyện, nhiều khi cần miêu tả ngoại hình nhân vật, kể hành động của nhân vật, đặc biệt còn phải kể lại lời nói & ý nghĩ của nhân vật. Lời nói & ý nghĩ của nhân vật đóng vai trò quan trọng như thế nào trong một bài văn kể chuyện, tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu điều đó.
Hoạt động1: Hướng dẫn học phần nhận xét
Bài 1:
Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu cả lớp đọc bài Người ăn xin, viết nhanh ra nháp những câu ghi lại lời nói, ý nghĩ của cậu bé.
Bài 2:
Yêu cầu HS đọc đề bài
- Lời nói & ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu?
Bài 3:
- Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong 2 cách kể đã cho có gì khác nhau?
Chú ý: GV sử dụng bảng đã ghi sẵn 2 cách kể lại lời nói, ý nghĩ của ông lão bằng 2 loại phấn màu khác nhau để HS dễ phân biệt.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học phần ghi nhớ
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:	
- GV gợi ý: Câu văn nào có từ xưng hô ở ngôi thứ nhất chỉ chính người nói (tớ) – đó là lời nói trực tiếp. Câu văn nào có từ xưng hô ở ngôi thứ 3 (ba cậu bé) – đó là lời nói gián tiếp.
Bài tập 2:
GV gợi ý: Muốn chuyển lời nói gián tiếp thành lời nói trực tiếp thì phải nắm vững đó là lời nói của ai, nói với ai. Khi chuyển:
+ Phải thay đổi từ xưng hô, nếu người nói nói về mình.
+ Phải đặt lời nói trực tiếp vào dấu hai chấm & ngoặc kép, hoặc dùng dấu hai chấm, (xuống dòng) rồi gạch đầu dòng.
GV nhận xét.
Bài tập 3:
GV gợi ý: Muốn chuyển lời nói trực tiếp thành lời nói gián tiếp cần xác định rõ đó là lời của ai với ai & tiến hành:
+ Thay đổi từ xưng hô.
+ Bỏ các dấu ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng, gộp lại lời kể chuyện với lời nói của nhân vật.
GV nhận xét.
3/ Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung bài học cần ghi nhớ. Làm lại vào vở các bài tập 2, 3.
-2HS nêu.
-Những nét tiêu biểu.
-Nghèo khổ, túng thiếu về vật chất
-Lắng nghe
1 HS đọc yêu cầu của bài
Cả lớp đọc bài, viết nhanh ra nháp, nêu:
+ Câu ghi lại ý nghĩ:
Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
Cả tôi nữa.của ông lão.
+ Câu ghi lại lời nói: Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
-1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp trao đổi, trả lời câu hỏi: Cậu là một con người nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn, thương người.
-2 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại
+ Cách 1: Tác giả dẫn trực tiếp, nguyên văn lời của ông lão. Do đó các từ xưng hô của chính ông lão với cậu bé (cháu – lão)
+ Cách 2: Tác giả (nhân vật xưng hô tôi) thuật lại gián tiếp lời của ông lão. Người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão
Vài HS đọc ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại.
1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài.
HS trao đổi nhóm để tìm lời nói trực tiếp & gián tiếp của các nhân vật trong đoạn văn.
+ Lời của cậu bé thứ nhất được kể theo cách gián tiếp: Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi. Lời bàn nhau của 3 cậu bé cũng được kể theo cách gián tiếp: Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng.
+ Lời của cậu bé thứ hai: Còn tớ, tớ.ông ngoại; & lời của cậu bé thứ ba: Theo tớ, bố mẹ được kể theo cách trực tiếp.
1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài.
2 HS khá, giỏi làm bài miệng. Cả lớp nhận xét.
Cả lớp làm vào vở.
1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài.
-2 HS khá giỏi làm bài miệng. Cả lớp nhận xét.
Cả lớp làm bài vào vở.
-Lắng nghe.
	MÔN : KĨ THUẬT ( Tiết: 3)
BÀI: CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU
I. MỤC TIÊU :
 HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu . Vạch được đường dấu trên vải(vạch đường thẳng, đường cong) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Dường cắt có thể map mô( HSkhéo tay cắt vải theo đường vạch dấu ít map mô)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên :
 Mẫu 1 mảnh vải ø đã được vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn may và đã cắt 1 đoạn khoảng 7-8 cm theo đường vạch dấu thẳng; 
 Vật liệu và dụng cụ như : 1 mảnh vải có kích thước 20 cm x 30 cm; Kéo cắt vải; 
 Phấn vạch trên vải, thước . 
Học sinh :
 1 số mẫu vật liệu và dụng cụ như GV . 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1/.Bài cũ:
-Yêu cầu hs nói về tác dụng của một số dụng cụ.
2/.Bài mới:
*.Giới thiệu bài:
Bài “Cắt vải theo đường vạch dấu”
*.Phát triển:
*Hoạt động 1:Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét mẫu 
-GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn hs quan sát.
-Vạch dấu trước khi cắt để có đường cắt chính xác.
*Hoạt động 2:GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
-Yêu cầu hs quan sát hình 1a, 1b nêu cách thực hiện.
-Hướng dẫn những điểm cần lưu ý.
-Yêu cầu hs quan sát hình 2 a, 2b nêu cách cắt vải theo đường dấu.
-Lưu ý hs cần tì kéo lên mặt bàn, luồn lưỡi kéo nhỏ bên dưới, tay trái nâng nhẹ vải, đưa lưỡi theo đường cắt.
*Hoạt động 3:Hs thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu 
-Quan sát uốn nắn.
*Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
-Nêu các tiêu chuẩn cho hs tự đánh giá.
3/.Củng cố:
Cho hs xem những sản phẩm đẹp.
4/.Dặn dò:
Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau
-Quan sát.
-Thực hiện theo hướng dẫn GV vạch đường thẳng giữa hai điểm.
-Nêu cách cắt.
-Quan sát và làm mẫu theo hướng dẫn.
-Thực hành vạch dấu.
-Lắng nghe.
KỂ CHUYỆN (Tiết 3)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I – MỤC TIÊU:
 - Kể được câu chuyện( đoạn chuyện, mẫu chuyện) đã nghe, đã đọccĩ nhân vật, cĩ ý nghĩa, nĩi về lịng nhân hậu( theo gợi ý của SGK)
 - Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-Một số truyện viết về lòng nhân hậu (GV và HS sưu tầm) : truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cưới, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4 (nếu có).
-Bảng lớp viết Đề bài.
-Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý KC), tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1/ Bài cũ
2/Bài mới
*Giới thiệu bài:
*Các hoạt động:
*Hoạt động 1:Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu hs đọc lại đề và gạch dưới những từ quan trọng của đề.
-Yêu cầu hs đọc bốn gợi ý của bài
-Yêu cầu hs làm theo gợi ý, hs nên kể các câu chuyện ngoài dựa trên hiểu biết về biể hiện của lòng nhân hậu, hs cũng có thể kể các truyện trong sách. Yêu cầu hs giới thiệu câu chuyện của mình.
-Da

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc